Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vượt lên hoài niệm vô thường…

10/02/201705:50(Xem: 6364)
Vượt lên hoài niệm vô thường…

Vượt lên hoài niệm vô thường…

Hoài niệm cuộc đời là những kỷ niệm thăng trầm biến động, để trở thành động lực hiện tại đến tương lai; nhưng cũng không hoàn toàn hướng thượng, mà lắm khi tồn đọng mặc cảm, tự ty mất đi lý sống thực tại nếu không nỗ lực vươn lên.

Hoài niệm về Đời và Đạo cũng không khác. Hoài niệm đời sống một cá nhân hay tập thể đã và đang xảy ra từ khi con người bắt đầu văn minh tiến bộ. Sự tiến bộ chính là những hoài niệm trở thành kinh nghiệm, được ghi lại, học lại từ kết quả quá khứ, để hoàn chỉnh cải tiến hiện tại. Và đạo, hoài niệm là nỗ lực gìn giữ truyền thống giải thoát mà Đức Phật đã hoằng hóa hơn hai ngàn sáu trăm năm.

Từ khi làn sóng người Việt tha hương đất khách, mang theo không biết bao nhiêu hoài niệm cuộc đời. Những cuộc đời nghiệt ngã tưởng đã chấm dứt ở quê hương khi đặt chân lên đất nước xa lạ, nào ngờ lại tiếp tục đối đầu với bao cay nghiệt của đời sống mới. Trong cuộc ly hương quá cảnh, trước khi đến quốc gia định cư, không ít người đổ lệ chia ly, buộc phải bỏ lại người thân yêu, thương mến... Đó là những ngôi mồ chôn tạm ở vùng đất xa lạ, hay sẽ thành vĩnh viễn cũng không chừng, vì tương lai hãy còn mờ mịt.

Cho đến bây giờ người Việt ly hương đã ổn định, hay vẫn còn đang vất vả an cư! Như thế tại các quốc gia người Việt định cư khắp nơi trên thế giới, hoài niệm mới, ước mong mới vẫn còn, vẫn diễn tiến trong tâm cảm, tâm thức của mọi người không ngừng nghỉ. Bởi vì sao? Vì cuộc sống là vậy! Nơi nào, không gian ở đâu, con người cũng phải tranh đấu, tranh đấu cho gia đình xã hội, tranh đấu miếng ăn, chỗ ở. Nếu may mắn thoát được sự tranh đấu lớn của chiến tranh, mà kết quả phải tha phương hôm nay, thì cuộc chiến ổn định hài hòa với nền văn hóa truyền thống mới vẫn còn là một cuộc chiến nội tâm không phải nhỏ. Và cuộc chiến nào cũng là cuộc chiến, chỉ khác ở mức độ cảm thọ mà thôi.

Với hàng Tăng sĩ đạo giải thoát, cũng vì lý tưởng và phương tiện tự hành, tự hóa đền đáp ân đức Tam Bảo nên cũng ly hương. Không phải ly hương vì cầu sống yên thân, vì miếng ăn chỗ ở. Tất nhiên ổn định hai việc ăn và ở là căn bản, giải quyết được các việc khác; nhưng nó không là tuyệt đối lý sống của người Phật tử xuất gia. Nó chỉ là một vài phần tri ân trong tứ ân, đó là ân chúng sanh, ân quốc gia thầy bạn. Nhưng ân nghĩa đó có thế nào, thì cũng phải trọn vẹn con đường giác ngộ giải thoát, như vậy mới đền đáp được ân đức Tam Bảo.

Cho nên sự ly hương là để thuận duyên hoằng hóa, làm rõ và lan rộng giáo pháp và hình ảnh Thế Tôn, hoặc vì để tránh nghịch duyên giữ gìn Chánh Pháp .

Trong vô số lời dạy của đạo giải thoát có câu “Duy tuệ thị nghiệp”, có nghĩa dành trọn đời sống của một hành giả bằng tư duy Chánh Pháp, và sự thọ nhận tri ân vạn vật hữu tình, vô tình nhiều ít ra sao, cũng không thể đánh mất đi tri kiến giác ngộ chứng đạo giải thoát.

Như thế hoài niệm của người tu sĩ Phật Giáo chỉ là vọng động từ tâm thức hướng cầu giải thoát, chứ không hoài niệm vì hình ảnh kỷ niệm, hay ân tình thầy trò, tông phái. Cho đến hoài niệm giác ngộ giải thoát phải được hiểu theo lý duyên khởi nhân duyên, chứ cũng không phải bám chấp, để sinh ra chấp pháp chấp ngã, ngược lại lời Phật dạy.

Thế thì hoài niệm nếu có của người Phật tử xuất gia, hay cư sĩ tại gia, chỉ là tri ân thuận duyên hành đạo. Hơn nữa ngày nào còn là phàm tục, chưa chứng Thánh quả, việc tri ân hoài niệm vẫn là điều hay đẹp, đạo đức thế gian, sẽ giúp được nhiều người noi theo, mà chính bản thân hành giả không rơi vào phân biệt khi hành pháp.

Chúng tôi có đôi lời phân giải như trên, đó cũng chính là hoài niệm và tri ân những bậc tiền bối, những vị tăng sĩ tiền nhân của nhiều thời đại trước và cũng ngay trong thời đại này. Hơn ba thập niên qua, hàng tu sĩ xuất gia rời khỏi quê hương, mang hình ảnh Tăng Già, mang sắc thái văn hóa Phật Giáo Việt Nam đã có mặt nhiều nơi trên thế giới. Từ Châu Mỹ, Châu Âu đến Châu Úc. Và cho đến nay gần một thập niên trở lại, một số chư vị đã lần lượt ra đi theo luật vô thường. Bản thân chúng tôi hàng Tăng Sĩ trẻ xuất gia hải ngoại hơn hai thập niên qua, cũng chứng kiến và ghi niệm xót xa sự vắng bóng nhiều vị tôn túc.


HT Nhu Hue
Tác giả cùng quý Sư Cô, Phật tử Chùa Pháp Bảo về thăm Hòa Thượng
trước 3 tuần Ngài viên tịch (tháng 6-2016)



Nay đến Hòa Thượng Thích Như Huệ, Ngài là cố Hội Chủ GHPGVNTN Hải Ngoại tại Úc Đại Lợi – Tân Tây Lan, chính thức ra đi đã gần một năm. Hòa Thượng là một trong những tăng sĩ đến Úc sớm nhất trong đầu thập niên 80. Ngài không chỉ gần gũi gắn bó tình huynh đệ với Thầy Bổn Sư Chúng tôi, mà đối với đạo tràng tu học chùa Pháp Bảo thì năm nào Thầy cũng có mặt. Ngài tham dự không phải để chứng minh, mà còn hướng dẫn tu học; khi sức khỏe không còn tốt nữa thì Thầy chỉ còn dự khai mạc, hoặc bế mạc; và vài năm trước khi mất Hòa Thượng tỏ ra buồn tiếc vì thân bệnh già yếu không còn tham dự thăm viếng đạo tràng khóa tu Gieo Duyên nữa.

Nhớ lại khi nghe tin Ngài sắp mất vì bệnh nan y, chỉ còn khoảng 1 tháng nữa; Tăng Ni Chúng Phật tử cư sĩ Tự viện Pháp Bảo có đến lễ thăm Hòa Thượng. Khi chúng tôi bước vào Trai Đường nhìn thấy Thầy, đang nhờ người giúp mặt áo tràng vào để tiếp khách; với chúng tôi tuổi đời và đạo chỉ là hàng con cháu, mà Ngài cũng trịnh trọng nghi cách, khiến tôi cảm thấy cảm động. Nhất là sắc diện của Thầy hoàn toàn đổi khác, hiện báo cho biết ngũ uẩn sắp suy tàn. Và cảm động hơn nữa là Thầy vẫn không hề biết cơn bệnh Thầy sẽ không qua khỏi ít tháng nữa. Tuy nhiên Thầy vẫn sáng suốt thăm hỏi sinh hoạt chùa viện. Hầu chuyện trà nước với Thầy không lâu, chúng tôi xin thỉnh Thầy vào phòng Tổ trước lễ lạy, sau lưu lại hình ảnh cuối của Thầy!



Hôm nay cận ngày Tiểu Tường của Hòa Thượng, chúng con xin dâng lên vài lời thô thiển để hoài niệm tri ân Ngài, đã để lại một ít tình thâm với Đạo Tràng Pháp Bảo, và một hình dáng vị tu sĩ cao niên, cho hàng hậu học thâm hiểu giáo nghĩa vô thường của chân lý Khổ Tập Diệt Đạo. Cầu nguyện, thế gian dù sinh diệt, nhưng người thực hành Chánh Pháp vẫn mãi mãi xuất hiện ở thế gian. Cầu nguyện Hòa Thượng sẽ tùy duyên hội nhập Ta Bà thuận duyên hoằng hóa.

Thiền Lâm Pháp Bảo, đầu Xuân Đinh Dậu 2017

Kính bái Giác Linh Hòa Thượng.

Đệ tử Thích Phổ Huân.

 

Xem bài cùng 1 tác giả:

n4-lopb-tphohuan-3

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/04/2024(Xem: 28843)
Phật giáo Việt Nam trong hai thế kỷ cận đại và hiện đại, xuất hiện một số nhân vật đạo hạnh cao vời, kỳ tài xuất chúng, có những cống hiến to lớn, dài lâu cho Đạo pháp và Dân tộc. Ngôn ngữ nhà Thiền xưng tụng những vị này là Bồ-tát, Đại sĩ, Thánh Tăng, hay Long Tượng, là những tôn danh chỉ được tìm thấy trong kinh điển, sử sách, trong lịch sử truyền miệng hoặc trên những bia đá ngàn năm nơi cổ tháp. Triết gia Phạm Công Thiện trong buổi ra mắt tác phẩm “Huyền Thoại Duy Ma Cật” của Hòa thượng Tuệ Sỹ tại thành phố Houston, tiểu bang Texas ngày 04 tháng 11 năm 2007, đã gọi tác giả là “bậc Long Tượng: Tuệ Sỹ” và diễn giải thêm, “Long Tượng là bậc Thầy của cả một dân tộc, nếu chưa muốn nói là bậc Thầy của thế giới.”
13/08/2024(Xem: 667)
"Vu Lan – nhớ Tứ Trọng Ân" - âm thanh ấm cúng ấy đã trở về, báo hiệu mùa tri ân và báo ân của năm 2024 đang trở về cho tất cả người con Phật khắp năm châu. Trong kinh, Đức Phật dạy có bốn ân lớn nhất đời người là: Ân Cha Mẹ Ân Sư Trưởng Ân Đất Nước Xã Hội Ân Chúng Sanh
12/08/2024(Xem: 724)
Thứ 4, Ngày 07 Tháng 8 Năm 2024 (04/07 Năm Giáp Thìn) 18 Giờ 00: Lễ Nhập Kim Quan Tại Nhà Tang Lễ Hanatomo, Higashi-matsuyama 19 Giờ 00: Lễ Bạch Phật Khai Kinh Lễ Thỉnh Giác Linh An Vị 20 Giờ 00: Lễ Viếng 21 Giờ 00: Luân Phiên Tụng Niệm
26/07/2024(Xem: 1138)
Từ trong quyền quý cao sang Bước chân Trưởng nữ nhẹ nhàng thoát ly Viên Âm lật giở diệu kỳ Duyên sinh huyễn ảo đó đây vô thường Lăng Nghiêm bừng sáng đêm trường Xuất trần nuôi chí chọn đường tầm sư
24/07/2024(Xem: 1258)
Lời thương gởi, một vầng mây thầm lặng. Nhắn chút tình, Thầy giả biệt đi xa, Trời Sài Thành, mưa buồn tuông vô định, Khóc tiễn Thầy, vọng tiếng niệm Di Đà. Lời thương gởi, vùng quê xưa Quảng Trị. Tuổi thanh Xuân, bập bẹ mới lên Năm. Theo chân bước, vào Cố Đô nuôi dưỡng. Chốn Không môn, nung khí tiết Ân thâm.
24/07/2024(Xem: 479)
Kính bạch giác linh Sư Phụ, giữa đêm trăng thanh tịnh, ngồi yên bên thiền thất, nghe dư âm tiếng vọng về hai chữ: Sư Phụ kính thương của chúng con, tâm con như nghẹn lại vì hình dáng ngày xưa của Sư Phụ, đã đi về chốn huyền tịnh lạc bang, chúng con giờ đây không tìm được hình hài dung nghi đức hạnh, nụ cười và những pháp âm vang vọng khuất dần, xa mãi giữa chốn hồng Trần vắng lặng tịch không, trong khoảnh khắc giờ này mãi là những Hoài niệm ký ức xưa. Sau 14 ngày Sư Phụ về Bên Phật Tổ, thời gian ơi ... xin hãy ngừng trôi cho chúng con được phước duyên phụng sự Sư Phụ ân Sư. Tiếng gọi ấy dường như vô vọng, trong cuộc đời này và mãi về sau, nhưng niềm tin mãi bên Phật, và niềm tin mãi bên Sư Phụ là có thật trong con.
15/07/2024(Xem: 2478)
Ba Mươi Năm vun bồi ngôi nhà Tâm Linh Phước Huệ Hạt giống Phật tưới tẩm thương yêu hiểu biết đơm hoa Chữ Duyên trong đạo Phật thật thâm trầm áo nghĩa, đất Thục-quỳnh-mai, nơi Đạo Tràng Phước Huệ thành lập và sinh hoạt đến nay đã tròn Ba Mươi Năm, cũng từ chữ “duyên” đó. Khởi đi là, vào một ngày đẹp trời đầu tháng 8, năm 1994, Thầy Tâm Ngoạn lái xe từ Seattle về Los Angles, mời chúng tôi lên xe, cùng Thầy thăm viếng miền Tây Bắc Hoa Kỳ vì, trước đây đã ba lần, mỗi lần về LA, Thầy rất chân thành mời chúng tôi đến Seattle lập chùa, nhưng, chúng tôi đều một mực từ chối
10/07/2024(Xem: 1313)
Giáo sư Cao Huy Thuần - tác giả nhiều sách như "Thấy Phật", "Nắng và hoa", "Khi tựa gối khi cúi đầu" - mất ở tuổi 87, tại Paris, Pháp. Ông Cao Huy Hóa, em trai Giáo sư Cao Huy Thuần, thông báo ông mất lúc 5h ngày 8/7 (giờ Hà Nội). Hòa thượng Thích Hải Ấn - Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế - cho biết chờ thông tin từ gia đình, sau đó sẽ tổ chức buổi tưởng niệm giáo sư. Ông từng thỉnh giảng một số chuyên đề tại học viện.
28/06/2024(Xem: 839)
Cung trời cũ, Thầy ung dung dạo bước, Chốn Hồng Trần, xin tạm gác niềm thương. Như Huyền nhiệm, đến đi trong tự tại. Diệt tang bồng, soi ảnh độ Tây phương. Thầy lặng lẽ, như hành thâm đại nguyện. Pháp Đại Bi, mật trú dạ Huân tu. Trong thiền thất, Thầy an nhiên thiền tọa. Thở và cười, chốn Bát Nhã Chơn như.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com 
KHÁCH VIẾNG THĂM
50,000,000