Hòa Thượng Thích Thiện Minh
-Viết thêm một bài về Ngài Thiện Minh, dù nhiều vị đã viết -Viết, vì thấy thêm một bài của Tâm Nguyên trên diễn đàn baovechanhphap -Viết, vì Mùa Hạ 2009, tịnh niệm An Cư, tưởng nhớ tiền nhân, làm gì cho hôm nay, và nhắc nhở hậu bối mai sauTương chao nhà quê Tăng Lữ Một cái chết, Sau 30 năm vẫn chưa sáng tỏ Biết bao văn thư, đòi hỏi chế độ Biết bao văn kiện, yêu cầu nhà cầm quyền Cả Đảng, cả nhà nước, miệng ngậm kín như nêm Không dám trả lời một câu thật cụ thể Một cái chết Sau 30 năm vẫn đen ngòm như bóng tối Bóng tối của vô minh, sắt máu, bạo tàn Bóng tối của ngục tù, rừng rú, dã man Của khỉ, vượn, đười ươi đội lốt con người làm đau cả nước Ngài, chỉ mặc áo nâu sồng, đầu trần, chân đất Ngài, chỉ chiếc gậy trên tay, chống đỡ tấm thân Chế độ trước, bị tù ngục phong trần Chế độ sau, bị đập đầu bức tử Vì Thầy là bộ óc cầm cân nẩy mực Vì Thầy là bộ não tuyệt thế vô song Ai nói tiếng tổ quốc tồn vong Ai nói tiếng dân tộc anh hùng Dù cây gậy hay củ cà rốt Dù tư bản đỏ hay tư bản đen Trời đất rộng nhưng không có chỗ đứng Trước 1975, vì thể chế tự do, nên Ngài còn sống Sau 1975, vì thể chế cộng sản, nên Ngài tiêu ma Cái chữ lịch sử, văn hiến, quốc gia Không thể nói với phường phi nhân vong bản Họ chỉ nói, súng với đạn Họ chỉ nói, ngục với tù Cái ô nhục, nghĩa gì với thiên thu Cái ô danh, sá chi tranh vân cẩu « Giải phóng Miền Nam », chỉ là danh từ trống rỗng « Chống Thực, phản Đế », chỉ là mị nước mị dân Họ đã là Cộng Sản từ thập niên 1930 Mà cứ chính trị sa lông, mê ngủ, lựa lần Hết Pháp, tới Nhật, rồi 9 năm kháng chiến, chui đầu vô rọ Hiệp định Genève năm 1954 Một nửa đất nước Miền Bắc, tận cùng khốn khổ Hai mươi mốt năm, một nửa Miền Nam, Quốc-Cộng mù mờ Đấu tranh là chân chính, đường đường, nhưng như đi trong mộng trong mơ Đến 30 tháng 4 năm 1975 Mắt không mở vẫn phơi bày sáng quắc Vì Phật Giáo và Dân Tộc, nên Ngài phải chết Vì Đất Nước và Quê Hương, nên Ngài cam phần Dù bức tử tại Chí Hòa, rồi ép nhẹm ra Hàm Tân Hay bất cứ nơi đâu, chỉ là địa điểm Bởi, Ngài là một trong những bậc cột trụ Bởi, Ngài là một trong những bậc cương thường Thượng sách là triệt tiêu Không có chuyện suy lường Hơn nữa, đối với Cộng Sản, đâu có hạ hồi phân giải Một cái chết, sau ba mươi năm Thịt xương Thầy, đã trả về tứ đại Một cái chết, sau ba mươi năm Thân xác Thầy, đã cát bụi mù bay Nhưng Trường Sơn, đỉnh núi tỏa cay cay Nhưng Biển Đông, sóng triều loang muối mặn Đạo Pháp và Dân Tộc, tràn đầy vị đắng Đất Nước và Quê Hương, chìm ngập niềm đau Mẹ Âu Cơ, tóc phơi bạc trắng hoa cau Cha Long Quân, cau mặt đền thờ Tổ Quốc Ba mươi năm, mà còn viết về Ngài Bởi non nước nầy vẫn chưa hết khổ Ba mươi năm, mà còn thương tiếc Ngài Bởi, phải chi Ngài sống, để thấm nỗi niềm chung Quê hương mình, chưa ra khỏi đường cùng Dân tộc mình, bình minh chưa ló dạng. Thích Nhật Tân vọng bái, (1922 – 1978) Cách đây 24 năm, ngày 15 tháng 9 âm lịch (17 tháng 10 năm 1978), Hòa Thượng Thích Thiện Minh, một người đã tận tuỵ vì đạo pháp và dân tộc đã âm thầm nằm xuống. Khi đã chọn thế đứng trong lòng dân tộc, sống và chết cho dân tộc, thì sự vắng mặt sau cùng của một con người tự nó, để lại nỗi nhớ tưởng sâu sắc cho những người còn sống. Trong niền tưởng nhớ chân thành về những hình bóng đã ngả dài trên chiều dài của lịch sử Phật Giáo và lịch sử Việt Nam hiện đại ấy, ban biên tập www.thuvienhoasen.orgtrang trọng ghi lại nơi đây Tiểu Sử Hòa Thượng và bài thơ “Mây Trắng Thong Dong” của Hòa Thượng Nhất Hạnh viết tưởng niệm khi nhận được tin báo tử; như là để tưởng niệm ngày giỗ thứ 24 của Ngài. Ngày nghe thầy Thiện Minh tịch, tôi viết một bài thơ cho thầy, đó là bài Mây Trắng Thong Dong. Thầy Thiện Minh ngày xưa học ở Phật học viện chùa Báo Quốc tốt nghiệp cùng một lớp với thầy Trí Quang. Thầy Thiện Minh là người rất thông minh, mau lẹ, tổ chức rất hay. Nếu cần một thầy ngồi chủ tọa một đại hội để giải quyết những vấn đề khó khăn thì người làm chủ tọa giỏi nhất, đưa đại hội đi tới sự thành công mau nhất đó là thầy Thiện Minh. Rất mau nhạy, rất thông minh. Trong cuộc tranh đấu của Phật Giáo Việt Nam cho nhân quyền dưới quyền ông Ngô Ðình Diệm, thầy Thiện Minh đã được cử làm trưởng phái đoàn Liên Tông, gồm đại diện của Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam và các tổ chức Phật giáo khác, đứng ra thương thuyết với phái đoàn Liên Bộ của chính phủ. Bên phía chính phủ phái đoàn Liên Bộ (bộ Nội Vụ, bộ Xã Hội, v.v..) có Phó Tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ làm trưởng đoàn. Chúng ta biết thầy Thiện Minh mà hướng dẫn một phái đoàn như vậy là hay nhất. Trong khi họp, phái đoàn Phật giáo đã thành công. Bên chính phủ phải ký vào một thông cáo chung, tôn trọng quyền tự do của Phật giáo. Khi thông cáo chung được công bố, mọi người thấy đây là một thắng lợi lớn của phía Phật Giáo. Nhưng chính quyền không có thiện chí. Họ ký xong lại âm thầm phản bội lại thông cáo chung ấy. Trong cuộc tranh đấu của Phật giáo để chống chế độ độc tài, thầy Thiện Minh đã đóng một vai trò rất lớn. Khi chính phủ của xã hội chủ nghĩa lên, họ sợ thầy Thiện Minh nên đã bức tử thầy. Họ bắt thầy và ép thầy tự tử trong một nhà tù tại Sài Gòn. Thầy Thiện Minh phải xé áo làm dây để tự tử. Khi thầy tịch rồi, sợ quần chúng phản ứng mạnh nên họ đã chở thầy về Hàm Tân, một hai ngày sau mới báo tử. Thầy Trí Thủ và các thầy khác phải về Hàm Tân mới nhận xác được. Lúc đó tôi đang ở Phương Vân Am. (Pháp) Tôi nhớ buổi chiều hôm .đó, nhận được tin bên nhà, thầy trò làm việc suất đêm tìm những dữ kiện có được về thầy Thiện Minh, tổ chức họp báo, làm press release, báo cáo về cái chết của thầy Thiện Minh. Buổi sáng, khi làm xong công việc, tôi ngồi lại, tưởng niệm thầy Thiện Minh và viết bài Mây Trắng Thong Dong để cúng dường thầy. Mây trắng thong dong là một đám mây tự do. Thầy Thiện Minh bây giờ đã trở thành một đám mây trắng, thầy đã có sự thong dong rồi. Trong bài thơ, tôi dùng hai hình ảnh: đám mây và dòng suối; giống như hai người bạn. Mây và suối là hai cái khác nhau nhưng cùng một bản chất. Tôi nói ngày xưa tôi là dòng suối còn thầy Thiện Minh là đám mây. Một bên thì đi xuống để tìm ra biển Ðông, một bên thì thong thả rong chơi trên trời. Cả hai đều hẹn nhau đi về biển Ðông. Nhưng vì hoàn cảnh khổ đau, khó khăn cho nên đám mây đã biến thành mưa, rơi xuống: MÂY TRẮNG THONG DONG Nhớ thuớ xưa - khi ngươi còn là đám bạch vân bay thong dong Kịp đến khi thầy trần gian quằn quại lệ chảy thành dòng Lòng thảnh thơi đâu, Hai bàn tay ngươi dập nát, thương ôi, Hiên ngang không lùi bước chừ, Sống Chết là chi chừ, ép uổng nhau sao được ? Bây giờ thoát đi, xiềng xích không còn buộc nổi chân thân, (*) Ðám mây gọi dòng suối về, tổ chức cuộc tranh đấu HT. Thích Nhất Hạnh
|
----o0o---