Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

HT Thích Hạnh Tuấn, bông mai quý trong vườn xuân đạo hạnh

06/11/201513:10(Xem: 8638)
HT Thích Hạnh Tuấn, bông mai quý trong vườn xuân đạo hạnh
HT Thích Hạnh Tuấn,
bông mai quý trong vườn xuân đạo hạnh
Trần Trung Đạo
Kính đảnh lễ và tiễn đưa Giác Linh HT Thích Hạnh Tuấn

Tôi đi Texas về và đang chuẩn bị đi tiếp thì nghe tin Hòa Thượng Thích Hạnh Tuấn, trụ trì chùa Trúc Lâm ở Chicago, viên tịch. Thật quá bất ngờ và đau xót. Vẫn biết Sinh Trụ Dị Diệt là một chu kỳ diễn ra trong từng sát na của vạn vật và đời sống nhưng khi còn là một con người biết vui mừng, biết đau khổ, cuộc chia tay với người mình thân thương nào cũng đều kèm theo nỗi xót xa.

Chùa Trúc Lâm ở Chicago chỉ cách Boston một chuyến bay rất ngắn nhưng tôi không thể đến để đảnh lễ giác linh thầy. Công việc do công ty giao đã có kế hoạch từ trước, tôi đang cố gắng nhưng vẫn chưa tìm ra người thay thế. Cũng may, một lễ cầu siêu và tưởng niệm Hòa Thượng sẽ được trang nghiêm tổ chức tại chùa Phật Giáo ở Roslindale, Massachusetts vào Chủ Nhật 8 tháng 11, 2015. Gia đình tôi sẽ đảnh lễ giác linh Hòa Thượng ở Boston. Ở đâu rồi cũng chia tay, tôi tự an ủi mình như thế. Chúng tôi sẽ ngồi nơi thầy đã ngồi, sẽ tụng những bài kinh mà thầy đã từng tụng mỗi Chủ Nhật của nhiều năm trước.

Hòa Thượng sinh năm 1956 tại thôn Giáo Đông, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam và xuất gia từ thuở nhỏ với Hòa Thượng Thích Như Vạn, Trụ trì Tổ Đình Phước Lâm, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Ngôi tổ đình uy nghiêm cổ kính đó từng ghi dấu chân của nhiều bậc cao tăng, thạc đức. Năm 1917 tại tổ đình Phước Lâm, hai tăng sĩ trẻ từ Huế vào thọ Tỳ Kheo trong Đại Giới Đàn Minh Hải. Hơn nửa thế kỷ sau, hai vị tăng sĩ trẻ đó đã trở thành Đệ Nhất Tăng Thống Thích Tịnh Khiết và Đệ Nhị Tăng Thống Thích Giác Nhiên của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Và hôm nay, Tổ Đình Phước Lâm cũng là nơi đào tạo nên Hòa Thượng Thích Hạnh Tuấn, một bậc tăng tài. Từ những ngày gặt lúa trên cánh đồng khô cháy ngoài thị xã Hội An và theo học Trung Học Trần Quý Cáp cho đến khi ngồi trong giảng đường của Harvard Divinity School là một chặng đường dài gian nan, thử thách nhưng cũng chứa đầy ý chí vươn lên không phải ai cũng làm được.

Quảng Nam cũng là nơi chôn nhau cắt rốn của người đã góp phần lớn nhất để tạo dựng nên Gia Đình Phật Hóa Phổ, tiền thân của Gia Đình Phật Tử Việt Nam, một tổ chức mà Hòa Thượng Hạnh Tuấn mang hoài bão thống hợp. Hòa Thượng ra đi sớm và nguyện ước chưa thành, nhưng đã gieo xuống một hạt giống tốt và tôi tin hạt giống đó sẽ nảy mầm, lớn lên và nở hoa thơm ngát. Những giọt máu dù tuần hoàn khắp nơi trong cơ thể môt ngày đều trở về tim. Trong môt thế giới nhiễu nhương và thù hận, Phật giáo với các giá trị từ bi và trí tuệ sẽ là niềm hy vọng cuối cùng của nhân loại, trong đó có Việt Nam.

Bổn sư của Hòa Thượng cũng là bổn sư của tôi và đương nhiên cùng có Pháp Danh bắt đầu bằng chữ Thị. Thầy là Thị Trạm và tôi là Thị Nghĩa. Ngày chúng tôi gặp nhau trên nước Mỹ, Thượng Tọa báo tin bổn sư của chúng tôi đã viên tịch. Tôi cảm thấy lòng buồn. Có thể Bổn Sư chẳng hề nghĩ đến tôi, một đệ tử trong hàng ngàn đệ tử tại gia của Thầy. Nhưng đó không phải là điều quan trọng, mà quan trọng vì ngài là một trong Tam Bảo mà mỗi người Phật Tử nên tôn kính. Thầy trò chúng tôi đã nối nhau bằng một mối dây đạo tính thiêng liêng. Sợi dây đó đứt đi trong kiếp nầy, tự nhiên tôi cảm thấy đau buồn. Hòa Thượng Hạnh Tuấn tặng tôi tấm hình của bổn sư chúng tôi. Tôi thỉnh bức hình về thờ để nhớ đến ngài, nhớ đến những kỷ niệm không thể nào quên trong thời thơ ấu đầy nước mắt ở quê hương.

Chín năm trước, tôi được Hòa Thượng gọi đến dự khánh thành Chùa Trúc Lâm. Trong dịp này tôi may mắn được đảnh lễ rất nhiều bậc tôn đức, trong đó có Đại Lão Hòa Thượng Thích Như Huệ mà tôi thường được dâng trà khi còn rất nhỏ ở chùa Viên Giác, Hội An. Dù rất bận, Hòa Thượng cũng dành một sáng sớm để đưa tôi đi dạo một vòng quanh chùa và trao đổi với nhau vài chuyện về Giáo Hội, về quê hương và về Gia Đình Phật Tử. Thầy tặng tôi bức hình thầy được chụp chung với đức Đệ Tứ Tăng Thống Thích Huyền Quang trong những ngày khó khăn và can đảm ở Quảng Ngãi. Ước mơ của Hòa Thượng về tương lai Phật Giáo và GĐPT cũng là mơ ước của tôi. Có khác chăng, ngài an nhiên tự tại trong đại nguyện cứu đời còn tôi vẫn bước thấp bước cao trên con đường đầy gai góc đã qua, đang đi và có thể còn dài.


 

 HT Hanh Tuan cung Duc Tang Thong2
(Ảnh HT Thích Hạnh Tuấn và Đức Đệ Tứ Tăng Thống)


Hôm khánh thành Chùa Trúc Lâm, Hòa Thượng tổ chức một đêm Thơ thiền với nội dung rất hay và hình thức sáng tạo. Trong không gian đầy thi vị và đạo vị, chư tôn đức tăng ni và cư sĩ Phật Tử ngồi chung quanh những chiếc bàn nhỏ, mỗi bàn có thắp một ngọn nến. Các thầy đọc thơ của Đại lão Hòa Thượng Thích Mãn Giác và của Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ. Tôi còn nhớ đêm đó Hòa Thượng Thích Như Điển ngâm bài “Nhớ Chùa” của Thi Sĩ Huyền Không thật cảm động vì Đại lão Hòa Thượng vừa viên tịch vài hôm trước. Chín năm qua rồi nhưng tôi vẫn còn nghe đâu đây lời giảng của Hòa Thượng Thích Nguyên Siêu về thơ Tuệ Sỹ và âm thanh trầm bổng của Thượng Tọa Thích Tâm Hòa qua những bài thơ “Khung Trời Cũ”, “Hận Thu Cao” của Hòa Thượng Tuệ Sỹ. Hòa Thượng Hạnh Tuấn thích thơ và cũng thích ngâm thơ. Những bài thơ thầy thường ngâm là những bài tôi viết về Chùa Viên Giác và quê hương xứ Quảng của chúng tôi.

Hòa Thượng thuộc thế hệ tăng sĩ tài năng đức độ trẻ được đào tạo tại Việt Nam trước 1975 và Hoa Kỳ sau 1985. Trong thời gian theo học tại Đại Học Harvard, thầy thường đến giảng pháp tại các chùa Phật Giáo vùng New England, nhiều nhất là Chùa Phật Giáo Việt Nam tại Roslindale, thuộc tiểu bang Massachusetts. Hòa Thượng cũng thường đến tham dự các sinh hoạt của các đồng hương Quảng Nam Đà Nẵng và Cộng Đồng Việt Nam tại Massachusetts trong các dịp lễ.


HT Hanh Tuan 29

 

Thầy Hạnh Tuấn và gia đình của Trần Trung Đạo



Một ngày, những đám mây đen sẽ tan và giông bão sẽ qua đi. Có thể rất gần hay còn xa, nhưng tôi tin ngày đó sẽ đến. Chư tôn đức tăng ni, các cư sĩ, các huynh trưởng GĐPT sẽ ngồi xuống, lắng lòng ôn lại một chặng đường đầy khó khăn của Phật Giáo Việt Nam. Con đường mà hơn hai ngàn năm trước ngài Phú Lâu Na đã từng đi qua, sẽ mãi mãi còn in dấu chân của chư tôn đức, trong đó có Hòa Thượng Thích Hạnh Tuấn. Hòa Thượng đã cống hiến rất nhiều cho đạo pháp và cho tương lai của các thế hệ GĐPT Việt Nam. Thầy là một trong những bông mai quý hiếm đã nở ra trong mùa xuân đạo hạnh. Không nhiều người biết và thầy cũng ít kể ai nghe nhưng những người biết đều thừa nhận sự đóng góp của Hòa Thượng đối với Phật Giáo Việt Nam trong những năm đầu thập niên 1990 thật to lớn và ảnh hưởng lâu dài trong lịch sử Phật Giáo Việt Nam.

Con kính đảnh lễ và tiễn đưa giác linh thầy.

Thị Nghĩa Trần Trung Đạo

http://www.trantrungdao.com/

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/12/2010(Xem: 8486)
Xin cầu nguyện cho tất cả chúng sinh được hạnh phúc, bình an và giải thoát. Tác giả mang ơn sâu đối với Thiền Sư Thích Thanh Từ và Giáo Sư Tiến Sĩ Trí Siêu Lê Mạnh Thát vì các công trình nghiên cứu và dịch thuật của hai thầy mà tác phẩm này đã dựa vào để tham khảo; và đối với bổn sư tác giả là Thiền Sư Thích Tịch Chiếu. Tác phẩm này được đặc biệt dâng tặng tới các thế hệ trẻ, và phổ quát dâng tặng cho tất cả chúng sinh.
16/12/2010(Xem: 5635)
Lời Phát Biểu của HT Huyền Quang tại Tang Lễ Ôn Đôn Hậu ngày 3-5-1992
10/12/2010(Xem: 9348)
Hoà Thượng thế danh Diệp Quang Tiền, pháp danh Tâm Khai, tự Thiện Giác, hiệu Trí Ấn Nhật Liên. Ngài sanh ngày 13 tháng 10 năm Quý Hợi (1923) tại thôn Xuân Yên, xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, trong một gia đình thâm tín Phật Giáo. Thân phụ là cụ Diệp Chí Hoan; thân mẫu là cụ bà Phan Thị Đường. Hai cụ sinh hạ được 5 người con : 4 nam, 1 nữ - Ngài là con thứ trong gia đình, sau anh trưởng là Thầy Diệp Tôn (Thích Thiện Liên). Năm lên 6 tuổi (1928) gia đình Ngài dời về thôn Diên Sanh, xã Hải Thọ, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Thân sinh Ngài đã rước thầy Đồ Nho danh tiếng về nhà để dạy chữ Hán cho hai con. Hai anh em Ngài thường được cụ Đồ khen là thông minh, hứa hẹn một tương lai tốt đẹp. Năm lên 10 tuổi (1932), Ngài theo học Việt Văn tại thôn Diên Sanh.
04/12/2010(Xem: 6007)
Thái Tử Tất Đạt Đa từ bỏ cung vàng điện ngọc vợ đẹp con thơ, để ra đi tìm phương giải thoát cho chính mình và chúng sanh. Lối 1332 năm sau Thái Tử Trần Khâm (1258-1308) cũng giã từ cung vàng tìm đến núi Yên Tử để xin xuất gia, mong trở thành sơn tăng sống cuộc đời thanh thoát. Nhưng vì vua cha ép buộc nên phải trở về để kế nghiệp trị dân. Ngay từ lúc nhỏ ông dốc lòng mộ đạo Phật ước muốn được đi tu, năm lên 16 tuổi Trần Khâm đã nhường ngôi vị Đông Cung Thái Tử cho em, vua cha nài ép mãi ông mới nhận lời. Dù không được đi xuất gia lúc bấy giờ, nhưng nơi ông đã thể hiện được con người siêu việt khác thường.
25/11/2010(Xem: 26691)
Trần Thái Tông là vị vua đầu của triều Trần. Ngài là đệ tử của thiền sư Viên Chứng trên núi Yên Tử. Ngài vừa làm vua vừa thực tập thiền. Ngài cũng từng thực tập thiền công án. Đây là 43 công án Vua đưa ra để cùng thực tập với tăng thân của Vua, gồm có giới xuất gia và tại gia. Thầy Làng Mai đã dịch những công án này ra tiếng Việt và tiếng Pháp năm 1968. Bản dịch tiếng Pháp xin xem ở phần phụ lục cuốn Clé Pour Le Zen, tác giả Nhất Hạnh, do nhà xuất bản JC Lattes ấn hành. Bản Hán Việt có trong Thơ Văn Lý Trần quyển II (Quyển thượng, trang 108-121), NXB Khoa Học Xã Hội.
24/11/2010(Xem: 11043)
Tiểu sử nhà văn Quách Tấn
15/11/2010(Xem: 8050)
Vào ngày 1-11-1963 khi quân đội đứng lên làm cuộc đảo chánh lật đổ chế độ của gia đình Ô. Ngô Đình Diệm - mà Hội Đồng Quân Dân Cách Mạng do Đại Tướng Dương Văn Minh cầm đầu gọi đó là cuộc “Cách Mạng” thì tôi là cậu sinh viên Luật Khoa Năm Thứ Nhất, chuẩn bị thi lên Năm Thứ Hai của Đại Học Luật Khoa Sài Gòn. Bố tôi sính đọc sách báo, vả lại gia đình cư ngụ ở xóm lao động cho nên Radio hàng xóm mở ầm ầm cả ngày khiến dù không muốn nghe nhưng cũng phải nghe tin tức từng giờ của đài phát thanh. Hơn thế nữa khi Sài Gòn nổ ra cuộc đấu tranh của Phật Giáo thì hầu như các đại học, trung học đều đóng của hoặc tự động bãi khóa.
10/11/2010(Xem: 7998)
Hoà Thượng thế danh Diệp Quang Tiền, pháp danh Tâm Khai, tự Thiện Giác, hiệu Trí Ấn Nhật Liên. Ngài sanh ngày 13 tháng 10 năm Quý Hợi (1923) tại thôn Xuân Yên, xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, trong một gia đình thâm tín Phật Giáo. Thân phụ là cụ Diệp Chí Hoan; thân mẫu là cụ bà Phan Thị Đường. Hai cụ sinh hạ được 5 người con : 4 nam, 1 nữ - Ngài là con thứ trong gia đình, sau anh trưởng là Thầy Diệp Tôn (Thích Thiện Liên). Năm lên 6 tuổi (1928) gia đình Ngài dời về thôn Diên Sanh, xã Hải Thọ, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Thân sinh Ngài đã rước thầy Đồ Nho danh tiếng về nhà để dạy chữ Hán cho hai con. Hai anh em Ngài thường được cụ Đồ khen là thông minh, hứa hẹn một tương lai tốt đẹp. Năm lên 10 tuổi (1932), Ngài theo học Việt Văn tại thôn Diên Sanh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]