Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cung tiễn Thầy về cảnh Tây Phương

07/12/201521:38(Xem: 8826)
Cung tiễn Thầy về cảnh Tây Phương


thichhanhtuan
 
 CUNG TIỄN THẦY VỀ CẢNH TÂY PHƯƠNG

 

Sáng 19 tháng 9 âm lịch, sau giờ chấp tác để chuẩn bị cho lễ vía đức Bồ tát Quán Thế Âm, tôi nhận được điện thoại của quý Thầy báo tin Thượng tọa Thích Hạnh Tuấn đã mãn duyên trần thế sau khi thọ nạn tại Hoa Kỳ. Thượng tọa Thích Hải Tạng từ Quảng Trị cũng điện vào hỏi tin ấy có thật không? Và tôi thưa: “Chờ con hỏi thăm tin tức quý Thầy lớn xem sự tình thực hư như thế nào?”.

Sau gần một tiếng đồng hồ liên lạc vì máy bận, tôi được Thượng tọa Thích Đồng Mẫn xác nhận tin ấy đúng là sự thật và Thượng tọa Hạnh Tuấn đã qua đời vì sự cố nổ bình ga. Quả thật là một tin đột ngột đầy thương cảm. Dẫu biết rằng trên thế gian này không có việc gì là không thể xảy ra, nhưng không ngờ sự việc thương tâm như thế lại xảy ra với một người con tài hoa của quê hương xứ Quảng.

Trong những tháng ngày hành điệu, tôi thường được Hòa thượng Bổn sư cũng như chư Tôn Đức thường nhắc đến cái tên Thầy Hạnh Tuấn. Mỗi khi nhắc đến tên Thầy thì chư Tôn Đức dành rất nhiều tình cảm và khen ngợi sự chịu khó cầu tiến học hỏi của Thầy. Từ một nông Tăng nơi xứ Quảng, Thầy vượt biên sang Mỹ và phấn đấu học để vào Đại học Harvard, một trường Đại học danh tiếng của Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ. Vì thế, Thầy là niềm tự hào và là niềm kỳ vọng vào sự kế thừa mà chư Tôn Đức trong Môn phái tại quê nhà cũng như hải ngoại gởi gắm.

Năm 1998, Hòa thượng Bổn sư lâm trọng bệnh, tôi từ Đà Lạt về chăm sóc. Cũng dịp này, Thượng tọa Hạnh Tuấn từ Mỹ về đi khảo cứu ván khắc các chùa miền Trung và miền Bắc để làm luận án Tiến sĩ. Thượng tọa đã đến Viên Giác thăm Thầy chúng tôi và lần đầu tiên tôi diện kiến Thượng tọa. Từ đó, thỉnh thoảng mỗi lần có dịp về quê, Thượng tọa đến thắp hương Thầy chúng tôi và thăm hỏi tình hình sinh hoạt của chùa, động viên chúng tôi phấn đấu trên con đường tu học. Tình cảm của Thượng tọa ân cần gần gũi như một người anh trưởng, luôn quan tâm nhắc nhở đến các em thơ dại.

Năm 2007, để có kinh phí góp phần vào việc đại trùng tu Tổ đình Chúc Thánh, Thượng tọa đã bảo lãnh Thượng tọa Đồng Mẫn và tôi sang Mỹ, tháp tùng phái đoàn hoằng pháp Châu Âu của Hòa thượng Thích Như Điển để vận động tài chánh. Mọi việc sắp xếp đều do Hòa thượng Như Điển và Thượng tọa chủ trì; Thượng tọa Đồng Mẫn đọc Tâm Thư kêu gọi của Hòa thượng Thích Trí Giác, Trưởng Môn phái Chúc Thánh và tôi có nhiệm vụ thuyết trình Lịch sử Thiền phái Chúc Thánh. Gần 3 tháng tại Mỹ, tôi có thời gian gần gũi, hiểu biết thêm về sự tu học và hành hoạt của Thượng tọa nhiều hơn.

Đứng về mặt Giáo Hội, Thầy đã dốc hết tâm huyết để xây dựng nên GHPGVNTN Hoa Kỳ. Năm 1991, Thượng tọa phát nguyện cầu pháp với Đức Đại lão Hòa thượng Thích Đôn Hậu và được Hòa thượng ban cho pháp hiệu Hải Như. Đồng thời, Hòa thượng cũng ân cần khuyến tấn Thượng tọa cố gắng vận động chư Tăng Ni tại Hoa Kỳ ngồi lại với nhau để có tiếng nói chung, yểm trợ cho những Phật sự tại quê nhà. Thượng tọa đã lãnh thọ lời di huấn của Đức Đệ tam Tăng Thống và đã làm tròn bổn phận của một người đệ tử. Sau khi Đại hội thành lập GHPGVNTN Hoa Kỳ thành công vào tháng 9 năm 1992, vì muốn dành nhiều thời gian cho sự nghiên cứu tu học, Thượng tọa đã không đảm nhận chức vụ nào trong Giáo hội. Mãi đến năm 2006, Thượng tọa đảm nhiệm trụ trì Chùa Trúc Lâm tại Chicago và năm 2008 mới giữ chức vụ Tổng vụ trưởng tổng vụ Thanh niên thuộc GHPGVNTNHK.

Đứng về Môn phái Chúc Thánh, Thầy đã đóng góp công sức rất nhiều. Đặc biệt trong việc vận động trùng tu Tổ đình Chúc Thánh vào năm 2007, Thầy đã vất vả ngược xuôi hai miền Nam, Bắc Cali để chuẩn bị cho các buổi tiệc chay gây quỹ. Trong việc thành lập môn phái Chúc Thánh tại Hải ngoại, Thầy là một nhân tố tích cực và cũng đã một lần tổ chức Lễ giỗ Tổ sư Minh Hải Pháp Bảo tại Chùa Trúc Lâm để chư Tăng Ni trong Tông môn có dịp ngồi lại với nhau. Quý Hòa thượng trong Tông môn ai cũng đều thương yêu quý mến Thầy. Hòa thượng Như Huệ đã từng mời Thầy sang Úc hành đạo và sẽ kế thừa Ngài trụ trì chùa Pháp Hoa; Cố Hòa thượng Thích Như Thọ cũng đã có lần tâm sự, sẽ giao cho Thầy Trụ trì chùa Bửu Đà nếu như sau này Thầy trở về quê hương hành đạo. Nhưng có lẽ Phật bổ xứ Thầy ở Mỹ để hướng dẫn tinh thần cho đồng bào Việt tha hương và Thầy đã tận tụy với trách nhiệm của mình cho đến ngày mãn duyên trần thế.

Đối với Tổ đình Phước Lâm, nơi Thầy sơ tâm xuất gia học đạo, Thầy luôn ưu tư khắc khoải cho việc xây dựng lại ngôi Già lam lịch sử. Thỉnh thoảng, trong điều kiện có thể của mình, Thầy đã gởi về trợ duyên cùng với Thượng tọa trụ trì Thích Hạnh Hoa chỉnh trang chốn Tổ ngày một khang trang hơn.

Với chúng tôi, Thầy luôn có một sự quan tâm đặc biệt. Bởi lẽ mối nhân duyên sâu đậm trước đây giữa Hòa thượng Bổn sư của tôi với Thầy. Tôi nhớ vào năm 2003, tôi được Hòa thượng Thích Như Điển bảo lãnh sang Đức để dự Lễ kỷ niệm 25 năm thành lập và bổ nhiệm Thầy Hạnh Tấn trụ trì chùa Viên Giác. Trong một phiên họp nội bộ chư Tăng Ni môn phái (chủ yếu là môn hạ chùa Viên Giác tại Đức) và có Thầy tham dự. Thượng tọa Như Điển có nói: “Năm nay tôi cử Thầy Hạnh Tấn làm Trụ trì chùa Viên Giác và tôi lui về ngôi Phương trượng. Đối với chùa Viên Giác tại Hội An cũng vậy, Sư phụ giao cho tôi Trụ trì nhưng tôi không về được, nên nay tôi mời Như Tịnh sang để truyền trao việc Trụ trì chùa Viên Giác.”

Chư Tăng lúc đó đều tán đồng và không có ý kiến gì, chỉ có Thượng tọa Hạnh Tuấn đứng lên phát biểu: “Thượng tọa giao việc Trụ trì cho Thầy Như Tịnh cũng tốt. Tuy nhiên, Thầy Như Tịnh còn quá trẻ và còn phải đi học, rồi việc trùng tu sửa sang tự viện thì ai là người sẽ đứng ra lo?”

Lúc đó Thượng tọa Như Điển có nói: “Tôi lên ngôi Phương trượng tại Viên Giác, Đức quốc thì dĩ nhiên cũng là Phương trượng Viên Giác tại Hội An, vì thế việc sửa sang chùa Thầy Tổ thì tôi phải có trách nhiệm gánh vác, xin Thầy yên tâm”.

Qua lời phát biểu của Thượng tọa, tôi cảm nhận được những tình cảm ưu ái và quan tâm không những đối với cá nhân tôi mà đối với sự phát triển của chùa Viên Giác tại Hội An trong tương lai. Trong lần tổ chức Lễ giỗ Tổ Minh Hải Pháp Bảo được tổ chức tại Chùa Trúc Lâm, Thượng tọa cũng có nhã ý mời tôi sang thuyết trình về Thiền phái Chúc Thánh. Tuy nhiên, chưa hội đủ nhân duyên nên không tái ngộ cùng Thầy tại Chùa Trúc Lâm, Chicago. Lần cuối cùng tôi gặp Thượng tọa là trong dịp dự Lễ khánh thành Cực Lạc Cảnh Giới Tự tại Chaingmai, Thái Lan. Những năm sau này, nghe chư huynh đệ nói Thượng tọa giao chùa Trúc Lâm cho Thầy Thông Viên chăm sóc, còn Thượng tọa lập Tịnh thất Trúc Lâm để ẩn tu và nghiên cứu Phật học.

Thế rồi, buồn thay! Vô thường chợt đến, Thầy đã giã từ tất cả để trở về với cảnh giới an nhiên tự tại. Kể từ đây, con đường xưa phố Hội, nơi đã từng lưu dấu biết bao kỷ niệm ngày nào, không còn được đón bước chân Thầy về thăm lại. Tăng Ni trong Tông môn không còn có cơ hội được nhìn thấy tôn dung Thầy nữa. Và, bao nhiêu sự kỳ vọng của lớp hậu học chúng con đã từng gởi gắm ở nơi Thầy, một bậc Thầy đi trước, mà mỗi một lần nghĩ đến là mỗi một niềm kính ngưỡng, tự hào …Ôi thôi, coi như đã lịm tắt từ đây!

Viết đến đây, tôi chợt nhớ lại, có một lần nghe Thầy giảng. Thầy nói rằng: “Là người con Phật, chúng ta ai cũng có tâm nguyện sanh về Cảnh giới Tây phương của Đức Phật A Di Đà. Thế mà khi chúng ta bỏ thân ở cõi Ta Bà để sanh về Tịnh Độ thì đáng lý mình phải vui, phải chúc mừng mới đúng, chứ sao lại thành kính phân ưu, khóc lóc thở than….” Tinh thần tu và học Phật của Thầy là như thế. Hy vọng giờ nầy, Thầy sẽ thanh thản mỉm cười nơi cõi Tịnh.

Thầy ơi, vẫn biết đó là niềm vui, là sở nguyện của Thầy, nhưng lòng con sao bỗng thấy nghẹn ngào …!

Cung kính tiễn biệt Thầy!

Chùa Viên Giác, đêm 23 tháng 9 năm Ất Mùi (4/11/2015)

Hậu học Như Tịnh  kính ghi.

 

Ý kiến bạn đọc
07/12/201511:50
Khách
Nguyện cầu Giác Linh của Cố Thượng Tọa Trụ trì chùa Viên Giác
Cao Đăng về Phật Quốc
Nam Mô tiếp dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/12/2010(Xem: 8487)
Xin cầu nguyện cho tất cả chúng sinh được hạnh phúc, bình an và giải thoát. Tác giả mang ơn sâu đối với Thiền Sư Thích Thanh Từ và Giáo Sư Tiến Sĩ Trí Siêu Lê Mạnh Thát vì các công trình nghiên cứu và dịch thuật của hai thầy mà tác phẩm này đã dựa vào để tham khảo; và đối với bổn sư tác giả là Thiền Sư Thích Tịch Chiếu. Tác phẩm này được đặc biệt dâng tặng tới các thế hệ trẻ, và phổ quát dâng tặng cho tất cả chúng sinh.
16/12/2010(Xem: 5635)
Lời Phát Biểu của HT Huyền Quang tại Tang Lễ Ôn Đôn Hậu ngày 3-5-1992
10/12/2010(Xem: 9357)
Hoà Thượng thế danh Diệp Quang Tiền, pháp danh Tâm Khai, tự Thiện Giác, hiệu Trí Ấn Nhật Liên. Ngài sanh ngày 13 tháng 10 năm Quý Hợi (1923) tại thôn Xuân Yên, xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, trong một gia đình thâm tín Phật Giáo. Thân phụ là cụ Diệp Chí Hoan; thân mẫu là cụ bà Phan Thị Đường. Hai cụ sinh hạ được 5 người con : 4 nam, 1 nữ - Ngài là con thứ trong gia đình, sau anh trưởng là Thầy Diệp Tôn (Thích Thiện Liên). Năm lên 6 tuổi (1928) gia đình Ngài dời về thôn Diên Sanh, xã Hải Thọ, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Thân sinh Ngài đã rước thầy Đồ Nho danh tiếng về nhà để dạy chữ Hán cho hai con. Hai anh em Ngài thường được cụ Đồ khen là thông minh, hứa hẹn một tương lai tốt đẹp. Năm lên 10 tuổi (1932), Ngài theo học Việt Văn tại thôn Diên Sanh.
04/12/2010(Xem: 6008)
Thái Tử Tất Đạt Đa từ bỏ cung vàng điện ngọc vợ đẹp con thơ, để ra đi tìm phương giải thoát cho chính mình và chúng sanh. Lối 1332 năm sau Thái Tử Trần Khâm (1258-1308) cũng giã từ cung vàng tìm đến núi Yên Tử để xin xuất gia, mong trở thành sơn tăng sống cuộc đời thanh thoát. Nhưng vì vua cha ép buộc nên phải trở về để kế nghiệp trị dân. Ngay từ lúc nhỏ ông dốc lòng mộ đạo Phật ước muốn được đi tu, năm lên 16 tuổi Trần Khâm đã nhường ngôi vị Đông Cung Thái Tử cho em, vua cha nài ép mãi ông mới nhận lời. Dù không được đi xuất gia lúc bấy giờ, nhưng nơi ông đã thể hiện được con người siêu việt khác thường.
25/11/2010(Xem: 26694)
Trần Thái Tông là vị vua đầu của triều Trần. Ngài là đệ tử của thiền sư Viên Chứng trên núi Yên Tử. Ngài vừa làm vua vừa thực tập thiền. Ngài cũng từng thực tập thiền công án. Đây là 43 công án Vua đưa ra để cùng thực tập với tăng thân của Vua, gồm có giới xuất gia và tại gia. Thầy Làng Mai đã dịch những công án này ra tiếng Việt và tiếng Pháp năm 1968. Bản dịch tiếng Pháp xin xem ở phần phụ lục cuốn Clé Pour Le Zen, tác giả Nhất Hạnh, do nhà xuất bản JC Lattes ấn hành. Bản Hán Việt có trong Thơ Văn Lý Trần quyển II (Quyển thượng, trang 108-121), NXB Khoa Học Xã Hội.
24/11/2010(Xem: 11043)
Tiểu sử nhà văn Quách Tấn
15/11/2010(Xem: 8050)
Vào ngày 1-11-1963 khi quân đội đứng lên làm cuộc đảo chánh lật đổ chế độ của gia đình Ô. Ngô Đình Diệm - mà Hội Đồng Quân Dân Cách Mạng do Đại Tướng Dương Văn Minh cầm đầu gọi đó là cuộc “Cách Mạng” thì tôi là cậu sinh viên Luật Khoa Năm Thứ Nhất, chuẩn bị thi lên Năm Thứ Hai của Đại Học Luật Khoa Sài Gòn. Bố tôi sính đọc sách báo, vả lại gia đình cư ngụ ở xóm lao động cho nên Radio hàng xóm mở ầm ầm cả ngày khiến dù không muốn nghe nhưng cũng phải nghe tin tức từng giờ của đài phát thanh. Hơn thế nữa khi Sài Gòn nổ ra cuộc đấu tranh của Phật Giáo thì hầu như các đại học, trung học đều đóng của hoặc tự động bãi khóa.
10/11/2010(Xem: 7998)
Hoà Thượng thế danh Diệp Quang Tiền, pháp danh Tâm Khai, tự Thiện Giác, hiệu Trí Ấn Nhật Liên. Ngài sanh ngày 13 tháng 10 năm Quý Hợi (1923) tại thôn Xuân Yên, xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, trong một gia đình thâm tín Phật Giáo. Thân phụ là cụ Diệp Chí Hoan; thân mẫu là cụ bà Phan Thị Đường. Hai cụ sinh hạ được 5 người con : 4 nam, 1 nữ - Ngài là con thứ trong gia đình, sau anh trưởng là Thầy Diệp Tôn (Thích Thiện Liên). Năm lên 6 tuổi (1928) gia đình Ngài dời về thôn Diên Sanh, xã Hải Thọ, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Thân sinh Ngài đã rước thầy Đồ Nho danh tiếng về nhà để dạy chữ Hán cho hai con. Hai anh em Ngài thường được cụ Đồ khen là thông minh, hứa hẹn một tương lai tốt đẹp. Năm lên 10 tuổi (1932), Ngài theo học Việt Văn tại thôn Diên Sanh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]