Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quyển 494: Phẩm Thiện Hiện 13

21/07/201513:39(Xem: 13480)
Quyển 494: Phẩm Thiện Hiện 13

Tập 09

 Quyển 494

 Phẩm Thiện Hiện 13

Bản dịch của HT Thích Trí Nghiêm
Diễn đọc: Cư Sĩ Chánh Trí


 

 

Lại nữa, Thiện Hiện! Ngã cho đến người thấy vô sở hữu, nên biết nhãn thức giới cho đến ý thức giới lần lượt cũng vô sở hữu. Nhãn thức giới cho đến ý thức giới vô sở hữu, nên biết hư không cũng vô sở hữu. Hư không vô sở hữu, nên biết Đại thừa cũng vô sở hữu. Đại thừa vô sở hữu, nên biết vô lượng, vô số, vô biên lần lượt cũng vô sở hữu. Vô lượng, vô số, vô biên vô sở hữu, nên biết tất cả pháp cũng vô sở hữu. Do nghĩa như vậy, cho nên nói Đại thừa ví như hư không, có thể dung nạp khắp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình. Vì sao? Vì hoặc ngã cho đến người thấy, hoặc nhãn thức giới cho đến ý thức giới, hoặc hư không, hoặc Đại thừa, hoặc vô lượng, vô số, vô biên, hoặc tất cả pháp, tất cả như vậy đều vô sở hữu, bất khả đắc.

Lại nữa, Thiện Hiện! Ngã cho đến người thấy vô sở hữu, nên biết nhãn xúc cho đến ý xúc lần lượt cũng vô sở hữu. Nhãn xúc cho đến ý xúc vô sở hữu, nên biết hư không cũng vô sở hữu. Hư không vô sở hữu, nên biết Đại thừa cũng vô sở hữu. Đại thừa vô sở hữu, nên biết vô lượng, vô số, vô biên lần lượt cũng vô sở hữu. Vô lượng, vô số, vô biên vô sở hữu, nên biết tất cả pháp cũng vô sở hữu. Do nghĩa như vậy, cho nên nói Đại thừa ví như hư không, có thể dung nạp khắp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình. Vì sao? Vì hoặc ngã cho đến người thấy, hoặc nhãn xúc cho đến ý xúc, hoặc hư không, hoặc Đại thừa, hoặc vô lượng, vô số, vô biên, hoặc tất cả pháp, tất cả như vậy đều vô sở hữu, bất khả đắc.

Lại nữa, Thiện Hiện! Ngã cho đến người thấy vô sở hữu, nên biết các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra lần lượt cũng vô sở hữu. Các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra vô sở hữu, nên biết hư không cũng vô sở hữu. Hư không vô sở hữu, nên biết Đại thừa cũng vô sở hữu. Đại thừa vô sở hữu, nên biết vô lượng, vô số, vô biên lần lượt cũng vô sở hữu. Vô lượng, vô số, vô biên vô sở hữu, nên biết tất cả pháp cũng vô sở hữu. Do nghĩa như vậy, cho nên nói Đại thừa ví như hư không, có thể dung nạp khắp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình. Vì sao? Vì hoặc ngã cho đến người thấy, hoặc các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, hoặc hư không, hoặc Đại thừa, hoặc vô lượng, vô số, vô biên, hoặc tất cả pháp, tất cả như vậy đều vô sở hữu, bất khả đắc.

Lại nữa, Thiện Hiện! Ngã cho đến người thấy vô sở hữu, nên biết địa giới cho đến thức giới lần lượt cũng vô sở hữu. Địa giới cho đến thức giới vô sở hữu, nên biết hư không cũng vô sở hữu. Hư không vô sở hữu, nên biết Đại thừa cũng vô sở hữu. Đại thừa vô sở hữu, nên biết vô lượng, vô số, vô biên lần lượt cũng vô sở hữu. Vô lượng, vô số, vô biên vô sở hữu, nên biết tất cả pháp cũng vô sở hữu. Do nghĩa như vậy, cho nên nói Đại thừa ví như hư không, có thể dung nạp khắp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình. Vì sao? Vì hoặc ngã cho đến người thấy, hoặc địa giới cho đến thức giới, hoặc hư không, hoặc Đại thừa, hoặc vô lượng, vô số, vô biên, hoặc tất cả pháp, tất cả như vậy đều vô sở hữu, bất khả đắc.

Lại nữa, Thiện Hiện! Ngã cho đến người thấy vô sở hữu, nên biết nhân duyên cho đến tăng thượng duyên lần lượt cũng vô sở hữu. Nhân duyên cho đến tăng thượng duyên vô sở hữu, nên biết hư không cũng vô sở hữu. Hư không vô sở hữu, nên biết Đại thừa cũng vô sở hữu. Đại thừa vô sở hữu, nên biết vô lượng, vô số, vô biên lần lượt cũng vô sở hữu. Vô lượng, vô số, vô biên vô sở hữu, nên biết tất cả pháp cũng vô sở hữu. Do nghĩa như vậy, cho nên nói Đại thừa ví như hư không, có thể dung nạp khắp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình. Vì sao? Vì hoặc ngã cho đến người thấy, hoặc nhân duyên cho đến tăng thượng duyên, hoặc hư không, hoặc Đại thừa, hoặc vô lượng, vô số, vô biên, hoặc tất cả pháp, tất cả như vậy đều vô sở hữu, bất khả đắc.

Lại nữa, Thiện Hiện! Ngã cho đến người thấy vô sở hữu, nên biết vô minh cho đến lão tử lần lượt cũng vô sở hữu. Vô minh cho đến lão tử vô sở hữu, nên biết hư không cũng vô sở hữu. Hư không vô sở hữu, nên biết Đại thừa cũng vô sở hữu. Đại thừa vô sở hữu, nên biết vô lượng, vô số, vô biên lần lượt cũng vô sở hữu. Vô lượng, vô số, vô biên vô sở hữu, nên biết tất cả pháp cũng vô sở hữu. Do nghĩa như vậy, cho nên nói Đại thừa ví như hư không, có thể dung nạp khắp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình. Vì sao? Vì hoặc ngã cho đến người thấy, hoặc vô minh cho đến lão tử, hoặc hư không, hoặc Đại thừa, hoặc vô lượng, vô số, vô biên, hoặc tất cả pháp, tất cả như vậy đều vô sở hữu, bất khả đắc.

Lại nữa, Thiện Hiện! Ngã cho đến người thấy vô sở hữu, nên biết bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa lần lượt cũng vô sở hữu. Bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã ba la mật vô sở hữu, nên biết hư không cũng vô sở hữu. Hư không vô sở hữu, nên biết Đại thừa cũng vô sở hữu. Đại thừa vô sở hữu, nên biết vô lượng, vô số, vô biên lần lượt cũng vô sở hữu. Vô lượng, vô số, vô biên vô sở hữu, nên biết tất cả pháp cũng vô sở hữu. Do nghĩa như vậy, cho nên nói Đại thừa ví như hư không, có thể dung nạp khắp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình. Vì sao? Vì hoặc ngã cho đến người thấy, hoặc bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa, hoặc hư không, hoặc Đại thừa, hoặc vô lượng, vô số, vô biên, hoặc tất cả pháp, tất cả như vậy đều vô sở hữu, bất khả đắc.

Lại nữa, Thiện Hiện! Ngã cho đến người thấy vô sở hữu, nên biết pháp nội Không cho đến pháp vô tính tự tính Không lần lượt cũng vô sở hữu. Pháp nội Không cho đến pháp vô tính tự tính Không vô sở hữu, nên biết hư không cũng vô sở hữu. Hư không vô sở hữu, nên biết Đại thừa cũng vô sở hữu. Đại thừa vô sở hữu, nên biết vô lượng, vô số, vô biên lần lượt cũng vô sở hữu. Vô lượng, vô số, vô biên vô sở hữu, nên biết tất cả pháp cũng vô sở hữu. Do nghĩa như vậy, cho nên nói Đại thừa ví như hư không, có thể dung nạp khắp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình. Vì sao? Vì hoặc ngã cho đến người thấy, hoặc pháp nội Không cho đến pháp vô tính tự tính Không, hoặc hư không, hoặc Đại thừa, hoặc vô lượng, vô số, vô biên, hoặc tất cả pháp, tất cả như vậy đều vô sở hữu, bất khả đắc.

Lại nữa, Thiện Hiện! Ngã cho đến người thấy vô sở hữu, nên biết Thánh đế khổ cho đến Thánh đế đạo lần lượt cũng vô sở hữu. Thánh đế khổ cho đến Thánh đế đạo vô sở hữu, nên biết hư không cũng vô sở hữu. Hư không vô sở hữu, nên biết Đại thừa cũng vô sở hữu. Đại thừa vô sở hữu, nên biết vô lượng, vô số, vô biên lần lượt cũng vô sở hữu. Vô lượng, vô số, vô biên vô sở hữu, nên biết tất cả pháp cũng vô sở hữu. Do nghĩa như vậy, cho nên nói Đại thừa ví như hư không, có thể dung nạp khắp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình. Vì sao? Vì hoặc ngã cho đến người thấy, hoặc Thánh đế khổ cho đến Thánh đế đạo, hoặc hư không, hoặc Đại thừa, hoặc vô lượng, vô số, vô biên, hoặc tất cả pháp, tất cả như vậy đều vô sở hữu, bất khả đắc.

Lại nữa, Thiện Hiện! Ngã cho đến người thấy vô sở hữu, nên biết bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo lần lượt cũng vô sở hữu. Bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo vô sở hữu, nên biết hư không cũng vô sở hữu. Hư không vô sở hữu, nên biết Đại thừa cũng vô sở hữu. Đại thừa vô sở hữu, nên biết vô lượng, vô số, vô biên lần lượt cũng vô sở hữu. Vô lượng, vô số, vô biên vô sở hữu, nên biết tất cả pháp cũng vô sở hữu. Do nghĩa như vậy, cho nên nói Đại thừa ví như hư không, có thể dung nạp khắp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình. Vì sao? Vì hoặc ngã cho đến người thấy, hoặc bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo, hoặc hư không, hoặc Đại thừa, hoặc vô lượng, vô số, vô biên, hoặc tất cả pháp, tất cả như vậy đều vô sở hữu, bất khả đắc.

Lại nữa, Thiện Hiện! Ngã cho đến người thấy vô sở hữu, cho nên biết bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc lần lượt cũng vô sở hữu. Bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc vô sở hữu, nên biết hư không cũng vô sở hữu. Hư không vô sở hữu, nên biết Đại thừa cũng vô sở hữu. Đại thừa vô sở hữu, nên biết vô lượng, vô số, vô biên lần lượt cũng vô sở hữu. Vô lượng, vô số, vô biên vô sở hữu, nên biết tất cả pháp cũng vô sở hữu. Do nghĩa như vậy, cho nên nói Đại thừa ví như hư không, có thể dung nạp khắp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình. Vì sao? Vì hoặc ngã cho đến người thấy, hoặc bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, hoặc hư không, hoặc Đại thừa, hoặc vô lượng, vô số, vô biên, hoặc tất cả pháp, tất cả như vậy đều vô sở hữu, bất khả đắc.

Lại nữa, Thiện Hiện! Ngã cho đến người thấy vô sở hữu, nên biết pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện lần lượt cũng vô sở hữu. Pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện vô sở hữu, nên biết hư không cũng vô sở hữu. Hư không vô sở hữu, nên biết Đại thừa cũng vô sở hữu. Đại thừa vô sở hữu, nên biết vô lượng, vô số, vô biên lần lượt cũng vô sở hữu. Vô lượng, vô số, vô biên vô sở hữu, nên biết tất cả pháp cũng vô sở hữu. Do nghĩa như vậy, cho nên nói Đại thừa ví như hư không, có thể dung nạp khắp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình. Vì sao? Vì hoặc ngã cho đến người thấy, hoặc pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện, hoặc hư không, hoặc Đại thừa, hoặc vô lượng, vô số, vô biên, hoặc tất cả pháp, tất cả như vậy đều vô sở hữu, bất khả đắc.

Lại nữa, Thiện Hiện! Ngã cho đến người thấy vô sở hữu, nên biết tám giải thoát, chín định thứ đệ lần lượt cũng vô ở hữu. Tám giải thoát, chín định thứ đệ vô sở hữu, nên biết hư không cũng vô sở hữu. Hư không vô sở hữu, nên biết Đại thừa cũng vô sở hữu. Đại thừa vô sở hữu, nên biết vô lượng, vô số, vô biên lần lượt cũng vô sở hữu. Vô lượng, vô số, vô biên vô sở hữu, nên biết tất cả pháp cũng vô sở hữu. Do nghĩa như vậy, cho nên nói Đại thừa ví như hư không, có thể dung nạp khắp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình. Vì sao? Vì hoặc ngã cho đến người thấy, hoặc tám giải thoát, chín định thứ đệ, hoặc hư không, hoặc Đại thừa, hoặc vô lượng, vô số, vô biên, hoặc tất cả pháp, tất cả như vậy đều vô sở hữu, bất khả đắc.

Lại nữa, Thiện Hiện! Ngã cho đến người thấy vô sở hữu, nên biết Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa lần lượt cũng vô sở hữu. Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa vô sở hữu, nên biết hư không cũng vô sở hữu. Hư không vô sở hữu, nên biết Đại thừa cũng vô sở hữu. Đại thừa vô sở hữu, nên biết vô lượng, vô số, vô biên lần lượt cũng vô sở hữu. Vô lượng, vô số, vô biên vô sở hữu, nên biết tất cả pháp cũng vô sở hữu. Do nghĩa như vậy, cho nên nói Đại thừa ví như hư không, có thể dung nạp khắp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình. Vì sao? Vì hoặc ngã cho đến người thấy, hoặc Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa, hoặc hư không, hoặc Đại thừa, hoặc vô lượng, vô số, vô biên, hoặc tất cả pháp, tất cả như vậy đều vô sở hữu, bất khả đắc.

Lại nữa, Thiện Hiện! Ngã cho đến người thấy vô sở hữu, nên biết Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa lần lượt cũng vô sở hữu. Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa vô sở hữu, nên biết hư không cũng vô sở hữu. Hư không vô sở hữu, nên biết Đại thừa cũng vô sở hữu. Đại thừa vô sở hữu, nên biết vô lượng, vô số, vô biên lần lượt cũng vô sở hữu. Vô lượng, vô số, vô biên vô sở hữu, nên biết tất cả pháp cũng vô sở hữu. Do nghĩa như vậy, cho nên nói Đại thừa ví như hư không, có thể dung nạp khắp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình. Vì sao? Vì hoặc ngã cho đến người thấy, hoặc Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa, hoặc hư không, hoặc Đại thừa, hoặc vô lượng, vô số, vô biên, hoặc tất cả pháp, tất cả như vậy đều vô sở hữu, bất khả đắc.

Lại nữa, Thiện Hiện! Ngã cho đến người thấy vô sở hữu, nên biết pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa lần lượt cũng vô sở hữu. Pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa vô sở hữu, nên biết hư không cũng vô sở hữu. Hư không vô sở hữu, nên biết Đại thừa cũng vô sở hữu. Đại thừa vô sở hữu, nên biết vô lượng, vô số, vô biên lần lượt cũng vô sở hữu. Vô lượng, vô số, vô biên vô sở hữu, nên biết tất cả pháp cũng vô sở hữu. Do nghĩa như vậy, cho nên nói Đại thừa ví như hư không, có thể dung nạp khắp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình. Vì sao? Vì hoặc ngã cho đến người thấy, hoặc pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa, hoặc hư không, hoặc Đại thừa, hoặc vô lượng, vô số, vô biên, hoặc tất cả pháp, tất cả như vậy đều vô sở hữu, bất khả đắc.

Lại nữa, Thiện Hiện! Ngã cho đến người thấy vô sở hữu, nên biết năm loại mắt, sáu phép thần thông lần lượt cũng vô sở hữu. Năm loại mắt, sáu phép thần thông vô sở hữu, nên biết hư không cũng vô sở hữu. Hư không vô sở hữu, nên biết Đại thừa cũng vô sở hữu. Đại thừa vô sở hữu, nên biết vô lượng, vô số, vô biên lần lượt cũng vô sở hữu. Vô lượng, vô số, vô biên vô sở hữu, nên biết tất cả pháp cũng vô sở hữu. Do nghĩa như vậy, cho nên nói Đại thừa ví như hư không, có thể dung nạp khắp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình. Vì sao? Vì hoặc ngã cho đến người thấy, hoặc năm loại mắt, sáu phép thần thông, hoặc hư không, hoặc Đại thừa, hoặc vô lượng, vô số, vô biên, hoặc tất cả pháp, tất cả như vậy đều vô sở hữu, bất khả đắc.

Lại nữa, Thiện Hiện! Ngã cho đến người thấy vô sở hữu, nên biết mười lực Như Lai cho đến mười tám pháp Phật bất cộng lần lượt cũng vô sở hữu. Mười lực Như Lai cho đến mười tám pháp pháp Phật bất cộng vô sở hữu, nên biết hư không cũng vô sở hữu. Hư không vô sở hữu, nên biết Đại thừa cũng vô sở hữu. Đại thừa vô sở hữu, nên biết vô lượng, vô số, vô biên lần lượt cũng vô sở hữu. Vô lượng, vô số, vô biên vô sở hữu, nên biết tất cả pháp cũng vô sở hữu. Do nghĩa như vậy, cho nên nói Đại thừa ví như hư không, có thể dung nạp khắp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình. Vì sao? Vì hoặc ngã cho đến người thấy, hoặc mười lực Như Lai cho đến mười tám pháp Phật bất cộng, hoặc hư không, hoặc Đại thừa, hoặc vô lượng, vô số, vô biên, hoặc tất cả pháp, tất cả như vậy đều vô sở hữu, bất khả đắc.

Lại nữa, Thiện Hiện! Ngã cho đến người thấy vô sở hữu, nên biết pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả lần lượt cũng vô sở hữu. Pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả vô sở hữu, nên biết hư không cũng vô sở hữu. Hư không vô sở hữu, nên biết Đại thừa cũng vô sở hữu. Đại thừa vô sở hữu, nên biết vô lượng, vô số, vô biên lần lượt cũng vô sở hữu. Vô lượng, vô số, vô biên vô sở hữu, nên biết tất cả pháp cũng vô sở hữu. Do nghĩa như vậy, cho nên nói Đại thừa ví như hư không, có thể dung nạp khắp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình. Vì sao? Vì hoặc ngã cho đến người thấy, hoặc pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả, hoặc hư không, hoặc Đại thừa, hoặc vô lượng, vô số, vô biên, hoặc tất cả pháp, tất cả như vậy đều vô sở hữu, bất khả đắc.

Lại nữa, Thiện Hiện! Ngã cho đến người thấy vô sở hữu, nên biết trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng lần lượt cũng vô sở hữu. Trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng vô sở hữu, nên biết hư không cũng vô sở hữu. Hư không vô sở hữu, nên biết Đại thừa cũng vô sở hữu. Đại thừa vô sở hữu, nên biết vô lượng, vô số, vô biên lần lượt cũng vô sở hữu. Vô lượng, vô số, vô biên vô sở hữu, nên biết tất cả pháp cũng vô sở hữu. Do nghĩa như vậy, cho nên nói Đại thừa ví như hư không, có thể dung nạp khắp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình. Vì sao? Vì hoặc ngã cho đến người thấy, hoặc trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, hoặc hư không, hoặc Đại thừa, hoặc vô lượng, vô số, vô biên, hoặc tất cả pháp, tất cả như vậy đều vô sở hữu, bất khả đắc.

Lại nữa, Thiện Hiện! Ngã cho đến người thấy vô sở hữu, nên biết Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, Độc giác, Bồ-tát, Như Lai lần lượt cũng vô sở hữu. Dự lưu cho đến Như Lai vô sở hữu, nên biết hư không cũng vô sở hữu. Hư không vô sở hữu, nên biết Đại thừa cũng vô sở hữu. Đại thừa vô sở hữu, nên biết vô lượng, vô số, vô biên lần lượt cũng vô sở hữu. Vô lượng, vô số, vô biên vô sở hữu, nên biết tất cả pháp cũng vô sở hữu. Do nghĩa như vậy, cho nên nói Đại thừa ví như hư không, có thể dung nạp khắp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình. Vì sao? Vì hoặc ngã cho đến người thấy, hoặc Dự lưu cho đến Như Lai, hoặc hư không, hoặc Đại thừa, hoặc vô lượng, vô số, vô biên, hoặc tất cả pháp, tất cả như vậy đều vô sở hữu, bất khả đắc.

Lại nữa, Thiện Hiện! Ngã cho đến người thấy vô sở hữu, nên biết Thanh văn thừa, Độc giác thừa, Như Lai thừa lần lượt cũng vô sở hữu. Thanh văn thừa, Độc giác thừa, Như Lai thừa vô sở hữu, nên biết hư không cũng vô sở hữu. Hư không vô sở hữu, nên biết Đại thừa cũng vô sở hữu. Đại thừa vô sở hữu, nên biết vô lượng, vô số, vô biên lần lượt cũng vô sở hữu. Vô lượng, vô số, vô biên vô sở hữu, nên biết tất cả pháp cũng vô sở hữu. Do nghĩa như vậy, cho nên nói Đại thừa ví như hư không, có thể dung nạp khắp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình. Vì sao? Vì hoặc ngã cho đến người thấy, hoặc Thanh văn thừa, Độc giác thừa, Như Lai thừa, hoặc hư không, hoặc Đại thừa, hoặc vô lượng, vô số, vô biên, hoặc tất cả pháp, tất cả như vậy đều vô sở hữu, bất khả đắc.

Lại nữa, Thiện Hiện! Như cõi Niết-bàn có thể dung nạp khắp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình. Đại thừa cũng vậy, có thể dung nạp khắp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình. Do nhân duyên này nên nói: Ví như hư không, có thể dung nạp khắp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình. Đại thừa cũng vậy, có thể dung nạp khắp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình.

Lại nữa, Thiện Hiện! Theo lời ông nói: Hư không, không đến, không đi, không trụ có thể thấy. Đại thừa cũng vậy, không đến, không đi, không trụ có thể thấy. Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như lời ông nói. Vì sao? Vì tất cả pháp không đến, không đi cũng lại không trụ. Vì sao? Vì tất cả pháp hoặc động, hoặc trụ, bất khả đắc. Do nhân duyên này, nên Đại thừa cũng không có chỗ đến, không chỗ đi, không chỗ trụ có thể đắc. Vì sao? Vì sắc cho đến thức không đến, không đi, cũng lại không trụ. Bản tánh của sắc cho đến thức không đến, không đi, cũng lại không trụ. Chơn như của sắc cho đến thức không đến, không đi, cũng lại không trụ. Tự tánh của sắc cho đến thức không đến, không đi, cũng lại không trụ. Tự tướng của sắc cho đến thức không đến, không đi, cũng lại không trụ. Vì sao? Vì bản tánh, chơn như, tự tánh, tự tướng của sắc cho đến thức hoặc động, hoặc trụ, bất khả đắc.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nhãn xứ cho đến ý xứ không đến, không đi, cũng lại không trụ. Bản tánh của nhãn xứ cho đến ý xứ không đến, không đi, cũng lại không trụ. Chơn như của nhãn xứ cho đến ý xứ không đến, không đi, cũng lại không trụ. Tự tánh của nhãn xứ cho đến ý xứ không đến, không đi, cũng lại không trụ. Tự tướng của nhãn xứ cho đến ý xứ không đến, không đi, cũng lại không trụ. Vì sao? Vì bản tánh, chơn như, tự tánh, tự tướng của nhãn xứ cho đến ý xứ, hoặc động, hoặc trụ, bất khả đắc.

Lại nữa, Thiện Hiện! Sắc xứ cho đến pháp xứ không đến, không đi, cũng lại không trụ. Bản tánh của sắc xứ cho đến pháp xứ không đến, không đi, cũng lại không trụ. Chơn như của sắc xứ cho đến pháp xứ không đến, không đi, cũng lại không trụ. Tự tánh của sắc xứ cho đến pháp xứ không đến, không đi, cũng lại không trụ. Tự tướng của sắc xứ cho đến pháp xứ không đến, không đi, cũng lại không trụ. Vì sao? Vì bản tánh, chơn như, tự tánh, tự tướng của sắc xứ cho đến pháp xứ, hoặc động, hoặc trụ, bất khả đắc.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nhãn giới cho đến ý giới không đến, không đi, cũng lại không trụ. Bản tánh của nhãn giới cho đến ý giới không đến, không đi, cũng lại không trụ. Chơn như của nhãn giới cho đến ý giới không đến, không đi, cũng lại không trụ. Tự tánh của nhãn giới cho đến ý giới không đến, không đi, cũng lại không trụ. Tự tướng của nhãn giới cho đến ý giới không đến, không đi, cũng lại không trụ. Vì sao? Vì bản tánh, chơn như, tự tánh, tự tướng của nhãn giới cho đến ý giới, hoặc động, hoặc trụ, bất khả đắc.

Lại nữa, Thiện Hiện! Sắc giới cho đến pháp giới không đến, không đi, cũng lại không trụ. Bản tánh của sắc giới cho đến pháp giới không đến, không đi, cũng lại không trụ. Chơn như của sắc giới cho đến pháp giới không đến, không đi, cũng lại không trụ. Tự tánh của sắc giới cho đến pháp giới không đến, không đi, cũng lại không trụ. Tự tướng của sắc giới cho đến pháp giới không đến, không đi, cũng lại không trụ. Vì sao? Vì bản tánh, chơn như, tự tánh, tự tướng của sắc giới cho đến pháp giới, hoặc động, hoặc trụ, bất khả đắc.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nhãn thức giới cho đến ý thức giới không đến, không đi, cũng lại không trụ. Bản tánh của nhãn thức giới cho đến ý thức giới không đến, không đi, cũng lại không trụ. Chơn như của nhãn thức giới cho đến ý thức giới không đến, không đi, cũng lại không trụ. Tự tánh của nhãn thức giới cho đến ý thức giới không đến, không đi, cũng lại không trụ. Tự tướng của nhãn thức giới cho đến ý thức giới không đến, không đi, cũng lại không trụ. Vì sao? Vì bản tánh, chơn như, tự tánh, tự tướng của nhãn thức giới cho đến ý thức giới, hoặc động, hoặc trụ, bất khả đắc.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nhãn xúc cho đến ý xúc không đến, không đi, cũng lại không trụ. Bản tánh của nhãn xúc cho đến ý xúc không đến, không đi, cũng lại không trụ. Chơn như của nhãn xúc cho đến ý xúc không đến, không đi, cũng lại không trụ. Tự tánh của nhãn xúc cho đến ý xúc không đến, không đi, cũng lại không trụ. Tự tướng của nhãn xúc cho đến ý xúc không đến, không đi, cũng lại không trụ. Vì sao? Vì bản tánh, chơn như, tự tánh, tự tướng của nhãn xúc cho đến ý xúc, hoặc động, hoặc trụ, bất khả đắc.

Lại nữa, Thiện Hiện! Các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra không đến, không đi, cũng lại không trụ. Bản tánh của các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra không đến, không đi, cũng lại không trụ. Chơn như của các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra không đến, không đi, cũng lại không trụ. Tự tánh của các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra không đến, không đi, cũng lại không trụ. Tự tướng của các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra không đến, không đi, cũng lại không trụ. Vì sao? Vì bản tánh, chơn như, tự tánh, tự tướng của các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, hoặc động, hoặc trụ, bất khả đắc.

Lại nữa, Thiện Hiện! Địa giới cho đến thức giới không đến, không đi, cũng lại không trụ. Bản tánh của địa giới cho đến thức giới không đến, không đi, cũng lại không trụ. Chơn như của địa giới cho đến thức giới không đến, không đi, cũng lại không trụ. Tự tánh của địa giới cho đến thức giới không đến, không đi, cũng lại không trụ. Tự tướng của địa giới cho đến thức giới không đến, không đi, cũng lại không trụ. Vì sao? Vì bản tánh, chơn như, tự tánh, tự tướng của địa giới cho đến thức giới, hoặc động, hoặc trụ, bất khả đắc.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nhân duyên cho đến tăng thượng duyên không đến, không đi, cũng lại không trụ. Bản tánh của nhân duyên cho đến tăng thượng duyên không đến, không đi, cũng lại không trụ. Chơn như của nhân duyên cho đến tăng thượng duyên không đến, không đi, cũng lại không trụ. Tự tánh của nhân duyên cho đến tăng thượng duyên không đến, không đi, cũng lại không trụ. Tự tướng của nhân duyên cho đến tăng thượng duyên không đến, không đi, cũng lại không trụ. Vì sao? Vì bản tánh, chơn như, tự tánh, tự tướng của nhân duyên cho đến tăng thượng duyên, hoặc động, hoặc trụ, bất khả đắc.

Lại nữa, Thiện Hiện! Vô minh cho đến lão tử không đến, không đi, cũng lại không trụ. Bản tánh của vô minh cho đến lão tử không đến, không đi, cũng lại không trụ. Chơn như của vô minh cho đến lão tử không đến, không đi, cũng lại không trụ. Tự tánh của vô minh cho đến lão tử không đến, không đi, cũng lại không trụ. Tự tướng của vô minh cho đến lão tử không đến, không đi, cũng lại không trụ. Vì sao? Vì bản tánh, chơn như, tự tánh, tự tướng của vô minh cho đến lão tử, hoặc động, hoặc trụ, bất khả đắc.

Lại nữa, Thiện Hiện! Chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì không đến, không đi, cũng lại không trụ. Bản tánh của chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì không đến, không đi, cũng lại không trụ. Chơn như của chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì không đến, không đi, cũng lại không trụ. Tự tánh của chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì không đến, không đi, cũng lại không trụ. Tự tướng của chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì không đến, không đi, cũng lại không trụ. Vì sao? Vì bản tánh, chơn như, tự tánh, tự tướng của chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì, hoặc động, hoặc trụ, bất khả đắc.

Lại nữa, Thiện Hiện! Cảnh giới đoạn, cảnh giới ly, cảnh giới diệt, cảnh giới an ổn, cảnh giới tịch tĩnh, cảnh giới vô sanh, cảnh giới vô diệt, cảnh giới vô nhiễm, cảnh giới vô tịnh, cảnh giới vô tác, cảnh giới vô vi không đến, không đi, cũng lại không trụ. Bản tánh của cảnh giới đoạn cho đến cảnh giới vô vi không đến, không đi, cũng lại không trụ. Chơn như của cảnh giới đoạn cho đến cảnh giới vô vi không đến, không đi, cũng lại không trụ. Tự tánh của cảnh giới đoạn cho đến cảnh giới vô vi không đến, không đi, cũng lại không trụ. Tự tướng của cảnh giới đoạn cho đến cảnh giới vô vi không đến, không đi, cũng lại không trụ. Vì sao? Vì bản tánh, chơn như, tự tánh, tự tướng của cảnh giới đoạn cho đến cảnh giới vô vi, hoặc động, hoặc trụ, bất khả đắc.

Lại nữa, Thiện Hiện! Pháp nội Không cho đến pháp vô tính tự tính Không không đến, không đi, cũng lại không trụ. Bản tánh của pháp nội Không cho đến pháp vô tính tự tính Không không đến, không đi, cũng lại không trụ. Chơn như của pháp nội Không cho đến pháp vô tính tự tính Không không đến, không đi, cũng lại không trụ. Tự tánh của pháp nội Không cho đến pháp vô tính tự tính Không không đến, không đi, cũng lại không trụ. Tự tướng của pháp nội Không cho đến pháp vô tính tự tính Không không đến, không đi, cũng lại không trụ. Vì sao? Vì bản tánh, chơn như, tự tánh, tự tướng của pháp nội Không cho đến pháp vô tính tự tính Không, hoặc động, hoặc trụ, bất khả đắc.

Lại nữa, Thiện Hiện! Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo không đến, không đi, cũng lại không trụ. Bản tánh của Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo không đến, không đi, cũng lại không trụ. Chơn như của Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo không đến, không đi, cũng lại không trụ. Tự tánh của Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo không đến, không đi, cũng lại không trụ. Tự tướng của Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo không đến, không đi, cũng lại không trụ. Vì sao? Vì bản tánh, chơn như, tự tánh, tự tướng của Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo, hoặc động, hoặc trụ, bất khả đắc.

Lại nữa, Thiện Hiện! Bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa không đến, không đi, cũng lại không trụ. Bản tánh của bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa không đến, không đi, cũng lại không trụ. Chơn như của bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa không đến, không đi, cũng lại không trụ. Tự tánh của bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa không đến, không đi, cũng lại không trụ. Tự tướng của bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa không đến, không đi, cũng lại không trụ. Vì sao? Vì bản tánh, chơn như, tự tánh, tự tướng của bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa, hoặc động, hoặc trụ, bất khả đắc.

Lại nữa, Thiện Hiện! Bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo không đến, không đi, cũng lại không trụ. Bản tánh của bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo không đến, không đi, cũng lại không trụ. Chơn như của bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo không đến, không đi, cũng lại không trụ. Tự tánh của bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo không đến, không đi, cũng lại không trụ. Tự tướng của bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo không đến, không đi, cũng lại không trụ. Vì sao? Vì bản tánh, chơn như, tự tánh, tự tướng của bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo, hoặc động, hoặc trụ, bất khả đắc.

Lại nữa, Thiện Hiện! Bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc không đến, không đi, cũng lại không trụ. Bản tánh của bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc không đến, không đi, cũng lại không trụ. Chơn như của bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc không đến, không đi, cũng lại không trụ. Tự tánh của bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc không đến, không đi, cũng lại không trụ. Tự tướng của bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc không đến, không đi, cũng lại không trụ. Vì sao? Vì bản tánh, chơn như, tự tánh, tự tướng của bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, hoặc động, hoặc trụ, bất khả đắc.

Lại nữa, Thiện Hiện! Tám giải thoát, chín định thứ đệ không đến, không đi, cũng lại không trụ. Bản tánh của tám giải thoát, chín định thứ đệ không đến, không đi, cũng lại không trụ. Chơn như của tám giải thoát, chín định thứ đệ không đến, không đi, cũng lại không trụ. Tự tánh của tám giải thoát, chín định thứ đệ không đến, không đi, cũng lại không trụ. Tự tướng của tám giải thoát, chín định thứ đệ không đến, không đi, cũng lại không trụ. Vì sao? Vì bản tánh, chơn như, tự tánh, tự tướng của tám giải thoát, chín định thứ đệ, hoặc động, hoặc trụ, bất khả đắc.

Lại nữa, Thiện Hiện! Pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện không đến, không đi, cũng lại không trụ. Bản tánh của pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện không đến, không đi, cũng lại không trụ. Chơn như của pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện không đến, không đi, cũng lại không trụ. Tự tánh của pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện không đến, không đi, cũng lại không trụ. Tự tướng của pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện không đến, không đi, cũng lại không trụ. Vì sao? Vì bản tánh, chơn như, tự tánh, tự tướng của pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện, hoặc động, hoặc trụ, bất khả đắc.

Lại nữa, Thiện Hiện! Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa không đến, không đi, cũng lại không trụ. Bản tánh của Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa không đến, không đi, cũng lại không trụ. Chơn như của Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa không đến, không đi, cũng lại không trụ. Tự tánh của Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa không đến, không đi, cũng lại không trụ. Tự tướng của Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa không đến, không đi, cũng lại không trụ. Vì sao? Vì bản tánh, chơn như, tự tánh, tự tướng của Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa, hoặc động, hoặc trụ, bất khả đắc.

Lại nữa, Thiện Hiện! Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa không đến, không đi, cũng lại không trụ. Bản tánh của Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa không đến, không đi, cũng lại không trụ. Chơn như của Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa không đến, không đi, cũng lại không trụ. Tự tánh của Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa không đến, không đi, cũng lại không trụ. Tự tướng của Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa không đến, không đi, cũng lại không trụ. Vì sao? Vì bản tánh, chơn như, tự tánh, tự tướng của Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa, hoặc động, hoặc trụ, bất khả đắc.

Lại nữa, Thiện Hiện! Pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa không đến, không đi, cũng lại không trụ. Bản tánh của pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa không đến, không đi, cũng lại không trụ. Chơn như của pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa không đến, không đi, cũng lại không trụ. Tự tánh của pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa không đến, không đi, cũng lại không trụ. Tự tướng của pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa không đến, không đi, cũng lại không trụ. Vì sao? Vì bản tánh, chơn như, tự tánh, tự tướng của pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa, hoặc động, hoặc trụ, bất khả đắc.

Lại nữa, Thiện Hiện! Năm loại mắt, sáu phép thần thông không đến, không đi, cũng lại không trụ. Bản tánh của năm loại mắt, sáu phép thần thông không đến, không đi, cũng lại không trụ. Chơn như của năm loại mắt, sáu phép thần thông không đến, không đi, cũng lại không trụ. Tự tánh của năm loại mắt, sáu phép thần thông không đến, không đi, cũng lại không trụ. Tự tướng của năm loại mắt, sáu phép thần thông không đến, không đi, cũng lại không trụ. Vì sao? Vì bản tánh, chơn như, tự tánh, tự tướng của năm loại mắt, sáu phép thần thông, hoặc động, hoặc trụ, bất khả đắc.

Lại nữa, Thiện Hiện! Mười lực Như Lai cho đến mười tám pháp Phật bất cộng không đến, không đi, cũng lại không trụ. Bản tánh của mười lực Như Lai cho đến mười tám pháp Phật bất cộng không đến, không đi, cũng lại không trụ. Chơn như của mười lực Như Lai cho đến mười tám pháp Phật bất cộng không đến, không đi, cũng lại không trụ. Tự tánh của mười lực Như Lai cho đến mười tám pháp Phật bất cộng không đến, không đi, cũng lại không trụ. Tự tướng của mười lực Như Lai cho đến mười tám pháp Phật bất cộng không đến, không đi, cũng lại không trụ. Vì sao? Vì bản tánh, chơn như, tự tánh, tự tướng của mười lực Như Lai cho đến mười tám pháp Phật bất cộng, hoặc động, hoặc trụ, bất khả đắc.

Lại nữa, Thiện Hiện! Pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả không đến, không đi, cũng lại không trụ. Bản tánh của pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả không đến, không đi, cũng lại không trụ. Chơn như của pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả không đến, không đi, cũng lại không trụ. Tự tánh của pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả không đến, không đi, cũng lại không trụ. Tự tướng của pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả không đến, không đi, cũng lại không trụ. Vì sao? Vì bản tánh, chơn như, tự tánh, tự tướng của pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả, hoặc động, hoặc trụ, bất khả đắc.

Lại nữa, Thiện Hiện! Trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng không đến, không đi, cũng lại không trụ. Bản tánh của trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng không đến, không đi, cũng lại không trụ. Chơn như của trí nhất thiết, trí đạo tướng, nhất thiế tướng trí không đến, không đi, cũng lại không trụ. Tự tánh của trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng không đến, không đi, cũng lại không trụ. Tự tướng của trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng không đến, không đi, cũng lại không trụ. Vì sao? Vì bản tánh, chơn như, tự tánh, tự tướng của trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, hoặc động, hoặc trụ, bất khả đắc.

Lại nữa, Thiện Hiện! Bồ-tát, pháp Bồ-tát không đến, không đi, cũng lại không trụ. Bản tánh của Bồ-tát, pháp Bồ-tát không đến, không đi, cũng lại không trụ. Chơn như của Bồ-tát, pháp Bồ-tát không đến, không đi, cũng lại không trụ. Tự tánh của Bồ-tát, pháp Bồ-tát không đến, không đi, cũng lại không trụ. Tự tướng của Bồ-tát, pháp Bồ-tát không đến, không đi, cũng lại không trụ. Vì sao? Vì bản tánh, chơn như, tự tánh, tự tướng của Bồ-tát, pháp Bồ-tát, hoặc động, hoặc trụ, bất khả đắc.

Lại nữa, Thiện Hiện! Bồ-đề Phật-đà không đến, không đi, cũng lại không trụ. Bản tánh của Bồ-đề Phật-đà không đến, không đi, cũng lại không trụ. Chơn như của Bồ-đề Phật-đà không đến, không đi, cũng lại không trụ. Tự tánh của Bồ-đề Phật-đà không đến, không đi, cũng lại không trụ. Tự tướng của Bồ-đề Phật-đà không đến, không đi, cũng lại không trụ. Vì sao? Vì bản tánh, chơn như, tự tánh, tự tướng của Bồ-đề Phật-đà, hoặc động, hoặc trụ, bất khả đắc.

Lại nữa, Thiện Hiện! Hữu vi, vô vi không đến, không đi, cũng lại không trụ. Bản tánh hữu vi, vô vi không đến, không đi, cũng lại không trụ. Chơn như hữu vi, vô vi không đến, không đi, cũng lại không trụ. Tự tánh hữu vi, vô vi không đến, không đi, cũng lại không trụ. Tự tướng hữu vi, vô vi không đến, không đi, cũng lại không trụ. Vì sao? Vì bản tánh, chơn như, tự tánh, tự tướng của hữu vi, vô vi, hoặc động, hoặc trụ, bất khả đắc.

Thiện Hiện nên biết: Do nghĩa như vậy, nên nói cũng như hư không, không đến, không đi, không trụ, có thể thấy. Đại thừa cũng vậy, không đến, không đi, không trụ, có thể thấy.

 

 

   Quyển thứ 494

Hết

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/02/2019(Xem: 5481)
Trong cuộc sống, người ta thường chọn cho mình một mục tiêu để tiến tới. Riêng tôi, thường tìm về những mưu cầu tâm linh để thăng hoa cuộc sống của mình. Điều làm cho cuộc đời tôi thay đổi khi tôi cảm nhận được ánh sáng nhiệm mầu của Phật pháp đã sáng soi khởi nguồn từ thuở ấu thơ. Có thể nói sự đưa đẩy tìm về ánh sáng Phật pháp đã đến với tôi rất sớm bắt nguồn từ sự thiếu thốn tình thương một người Mẹ của đứa bé vừa lên một tuổi đã mồ côi.
29/01/2019(Xem: 9649)
Tiểu La Nguyễn Thành, nhân vật kiệt xuất của đất Quảng Nam, người khai sáng Duy Tân Hội, nhà lãnh đạo xuất sắc đồng thời cũng là người tri âm, tri kỉ của chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu.
27/01/2019(Xem: 9922)
Thông Điệp Xuân Kỷ Hợi 2019 của Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ
19/01/2019(Xem: 6691)
Thời gian là cái gì thật mầu nhiệm, không hình không tướng, tưởng như nó dửng dưng, lạnh lùng trước muôn sự, nhưng lại thầm lặng ân cần cất giữ những gì đã đi qua, rồi tùy đối tượng mà hoài niệm. Không ai nắm bắt lại được những tờ lịch đã rơi, nhưng bước chân của bao bậc hiền nhân quân tửđều như còn in hằn trong không gian khi thời điểm luân lưu trở lại theo vận hành của trời đất.
12/01/2019(Xem: 15165)
Thông Bạch Tết Kỷ Hợi 2019 Của Hội Đồng Giáo Phẩm Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ Sa Môn Thích Thắng Hoan
11/01/2019(Xem: 10557)
Co lẽ mùa trăng Thành Đạo 2562 – 2018 sẽ khó quên đối với nhạc sĩ Hằng Vang và gia đình, khi giữa bao cơn lốc thực dụng xâm chiếm nhiều ngõ ngách cuộc sống và lấn sang cả khu vực luôn được bảo trọng của tâm hồn trong từng con người: Trái tim ! Nếu nói về một sự tưởng thưởng hay tri ân thì nhạc sĩ Hằng Vang có thể còn đi bên trên những khuôn sáo, danh vọng đó. Hơn thế nữa sẽ không ai có thể nhân danh để ghi nhận sự tận tâm , cống hiến gần cả cuộc đời cho âm nhạc Phật giáo mà không hề đòi hỏi một đồng lương, một phần thưởng nào trong suốt 86 năm dài tận tụy của người nhạc sĩ lão thành hiện đang còn sống duy nhất bên chúng ta.
01/01/2019(Xem: 8480)
Hòa Thượng Thích Mãn Giác, pháp danh Nguyên Cao, đạo hiệu Huyền Không, thế danh Võ Viết Tín, sinh năm Kỷ Tỵ, 1929 tại Cố đô Huế, trong một gia đình mà Nội Ngoại đều tin Phật và nhiều nguời trong thân quyến đã có duyên xuất gia và nổi tiếng thân danh trên đường tác thành Phật sự. Cố đô Huế chỉ là sinh quán, còn nguyên quán thuộc làng Phương Lang, quận Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.
16/12/2018(Xem: 8495)
1.Bảo An Hòa Thượng Nhất Đại Tôn Sư Đại Hỷ Đại Từ Trung Nam Bắc Phái Tề Tâm Kính Ngưởng. 2. Phổ Bảo Danh Lam Thiên Ban Diệu Dụng Ban Tuệ Ban Ân Thượng Hạ Biên Phương Chí niệm Quy Y.
07/12/2018(Xem: 6823)
Trong diễn văn của Chủ tịch nước Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Minh Triết tại buổi khai mạc Đại lễ Phật Đản Liên Hợp Quốc 2008 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình Hà Nội, sáng ngày 14.5.2008 đã khẳng định: “Việt Nam là đất nước đa tôn giáo mà đạo Phật là tôn giáo có mặt rất sớm từ gần 2000 năm trước. Ngay từ buổi đầu tiên, với tư tưởng Từ bi, hỷ xả, Phật giáo đã được nhân dân Việt Nam đón nhận, luôn đồng hành cùng dân tộc với phương châm nhập thế, gắn bó giữa Đạo và Đời phấn đấu vì hạnh phúc an vui cho con người. Trong các thời đại, thời nào lịch sử Việt Nam cũng ghi nhận những nhà Sư đại đức, đại trí đứng ra giúp đời, hộ quốc, an dân.
28/11/2018(Xem: 6305)
Thế là đã tròn 15 năm kể từ ngày Thầy giã từ cuộc mộng. Chuyến hóa duyên này của Thầy khá là dài.... Con bây giờ đi gần hết đời người, quá nửa việc ngày xưa lẫn ngày nay gần như quên bẵng, nửa còn lại nhập nhằng giữa đôi bờ mộng thực chông chênh. Thếmà, từng chi tiết về lớp học năm xưa vẫn sáng ngời, vẹn nguyên trên đỉnh đồi tâm thức.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]