Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quyển 40: Phẩm Bát Nhã Hành Tướng 3

07/07/201510:25(Xem: 13641)
Quyển 40: Phẩm Bát Nhã Hành Tướng 3

Phat Thich Ca Quang Duc

Tập 01 
Quyển 40 
Phẩm Bát Nhã Hành Tướng 3
Bản dịch của HT Thích Trí Nghiêm
Diễn đọc: Cư Sĩ Chánh Trí

 

 

Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát có phương tiện thiện xảo, thì khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng tu hành nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; chẳng tu hành cái tướng nhãn giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái thường, vô thường của nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; chẳng tu hành cái tướng thường, vô thường của nhãn giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái lạc, khổ của nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; chẳng tu hành cái tướng lạc, khổ của nhãn giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái ngã, vô ngã của nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; chẳng tu hành cái tướng ngã, vô ngã của nhãn giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịnh, bất tịnh của nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; chẳng tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của nhãn giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái không, bất không của nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; chẳng tu hành cái tướng không, bất không của nhãn giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô tướng, hữu tướng của nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; chẳng tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của nhãn giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; chẳng tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của nhãn giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; chẳng tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của nhãn giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; chẳng tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của nhãn giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Xá Lợi Tử! Nên biết đó là đại Bồ-tát tu hành bát nhã Bát-nhã-ba-la-mật-đa, có phương tiện thiện xảo. Vì sao? Xá Lợi Tử! Vì nhãn giới và tánh của nhãn giới là không; sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra và tánh của Sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra là không. Xá Lợi Tử! Nhãn giới ấy chẳng phải là nhãn giới; không là nhãn giới; không chẳng phải là nhãn giới; nhãn giới chẳng lìa không, không chẳng lìa nhãn giới; nhãn giới tức là không, không tức là nhãn giới; sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, cũng lại như vậy.

Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát có phương tiện thiện xảo, thì khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng tu hành nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng nhĩ giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái thường, vô thường của nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng thường, vô thường của nhĩ giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái lạc, khổ của nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng lạc, khổ của nhĩ giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái ngã, vô ngã của nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng ngã, vô ngã của nhĩ giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịnh, bất tịnh của nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của nhĩ giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái không, bất không của nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng không, bất không của nhĩ giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô tướng, hữu tướng của nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của nhĩ giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của nhĩ giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của nhĩ giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của nhĩ giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Xá Lợi Tử! Nên biết đó là đại Bồ-tát tu hành bát nhã Bát-nhã-ba-la-mật-đa, có phương tiện thiện xảo. Vì sao? Xá Lợi Tử! Vì nhĩ giới và tánh của nhĩ giới là không; thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra và tánh của thanh giới  cho đến nhĩ xúc, cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra là không. Xá Lợi Tử! Nhĩ giới ấy chẳng phải là nhĩ giới; không là nhĩ giới; không chẳng phải là nhĩ giới; nhĩ giới chẳng lìa không, không chẳng lìa nhĩ giới; nhĩ giới tức là không, không tức là nhĩ giới; thanh hương, vị, xúc, pháp giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, cũng lại như vậy.

Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát có phương tiện thiện xảo, thì khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng tu hành tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng tỷ giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái thường, vô thường của tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng thường, vô thường của tỷ giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái lạc, khổ của tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng lạc, khổ của tỷ giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái ngã, vô ngã của tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng ngã, vô ngã của tỷ giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịnh, bất tịnh của tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của tỷ giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái không, bất không của tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng không, bất không của tỷ giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô tướng, hữu tướng của tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của tỷ giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của tỷ giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của tỷ giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của tỷ giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Xá Lợi Tử! Nên biết đó là đại Bồ-tát tu hành bát nhã Bát-nhã-ba-la-mật-đa, có phương tiện thiện xảo. Vì sao? Xá Lợi Tử! Vì tỷ giới và tánh của tỷ giới là không; hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra và tánh của hương giới  cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra là không. Xá Lợi Tử! Tỷ giới ấy chẳng phải là tỷ giới; không là tỷ giới; không chẳng phải là tỷ giới; tỷ giới chẳng lìa không, không chẳng lìa tỷ giới; tỷ giới tức là không, không tức là tỷ giới; hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, cũng lại như vậy.

Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát có phương tiện thiện xảo, thì khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng tu hành thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng thiệt giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái thường, vô thường của thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng thường, vô thường của thiệt giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái lạc, khổ của thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng lạc, khổ của thiệt giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái ngã, vô ngã của thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng ngã, vô ngã của thiệt giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịnh, bất tịnh của thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của thiệt giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái không, bất không của thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng không, bất không của thiệt giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô tướng, hữu tướng của thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của thiệt giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của thiệt giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của thiệt giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của thiệt giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Xá Lợi Tử! Nên biết, đó là đại Bồ-tát tu hành bát nhã Bát-nhã-ba-la-mật-đa, có phương tiện thiện xảo. Vì sao? Xá Lợi Tử! Vì thiệt giới và tánh của thiệt giới là không; vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra và tánh của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra là không. Xá Lợi Tử! Thiệt giới ấy chẳng phải là thiệt giới; không là thiệt giới; không chẳng phải là thiệt giới; thiệt giới chẳng lìa không, không chẳng lìa thiệt giới; thiệt giới tức là không, không tức là thiệt giới; vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, cũng lại như vậy.

Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát có phương tiện thiện xảo, thì khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng tu hành thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng thân giới, cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái thường, vô thường của thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng thường, vô thường của thân giới, cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái lạc, khổ của thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng lạc, khổ của thân giới, cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái ngã, vô ngã của thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng ngã, vô ngã của thân giới, cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịnh, bất tịnh của thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của thân giới, cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái không, bất không của thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng không, bất không của thân giới, cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô tướng, hữu tướng của thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của thân giới, cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của thân giới, cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của thân giới, cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của thân giới, xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của thân giới, cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Xá Lợi Tử! Nên biết đó là đại Bồ-tát tu hành bát nhã Bát-nhã-ba-la-mật-đa, có phương tiện thiện xảo. Vì sao? Xá Lợi Tử! Vì thân giới và tánh của thân giới là không; xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra và tánh của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra là không. Xá Lợi Tử! Thân giới ấy chẳng phải là thân giới; không là thân giới; không chẳng phải là thân giới; thân giới chẳng lìa không, không chẳng lìa thân giới; thân giới tức là không, không tức là thân giới; xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, cũng lại như vậy.

Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát có phương tiện thiện xảo, thì khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng tu hành ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng ý giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái thường, vô thường của ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng thường, vô thường của ý giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái lạc, khổ của ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng lạc, khổ của ý giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái ngã, vô ngã của ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng ngã, vô ngã của ý giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịnh, bất tịnh của ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của ý giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái không, bất không của ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng không, bất không của ý giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô tướng, hữu tướng của ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của ý giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của ý giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của ý giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, chẳng tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của ý giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Xá Lợi Tử! Nên biết, đó là đại Bồ-tát tu hành bát nhã Bát-nhã-ba-la-mật-đa, có phương tiện thiện xảo. Vì sao? Xá Lợi Tử! Vì ý giới và tánh của ý giới là không; pháp giới, ý thức giới và ý xúc, cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra và tánh của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra là không. Xá Lợi Tử! Ý giới ấy chẳng phải là ý giới; không là ý giới; không chẳng phải là ý giới; ý giới chẳng lìa không, không chẳng lìa ý giới; ý giới tức là không, không tức là ý giới; pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, cũng lại như vậy.

Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát có phương tiện thiện xảo, thì khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng tu hành địa giới, chẳng tu hành cái tướng địa giới, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành thủy, hỏa, phong, không, thức giới, chẳng tu hành cái tướng thủy, hỏa, phong, không, thức giới, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái thường, vô thường của địa giới, chẳng tu hành cái tướng thường, vô thường của địa giới, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái thường, vô thường của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, chẳng tu hành cái tướng thường, vô thường của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái lạc, khổ của địa giới, chẳng tu hành cái tướng lạc, khổ của địa giới, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái lạc, khổ của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, chẳng tu hành cái tướng lạc, khổ của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái ngã, vô ngã của địa giới, chẳng tu hành cái tướng ngã, vô ngã của địa giới, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái ngã, vô ngã của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, chẳng tu hành cái tướng ngã, vô ngã của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịnh, bất tịnh của địa giới, chẳng tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của địa giới, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịnh, bất tịnh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, chẳng tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái không, bất không của địa giới, chẳng tu hành cái tướng không, bất không của địa giới, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái không, bất không của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, chẳng tu hành cái tướng không, bất không của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô tướng, hữu tướng của địa giới, chẳng tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của địa giới, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô tướng, hữu tướng của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, chẳng tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của địa giới, chẳng tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của địa giới, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, chẳng tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của địa giới, chẳng tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của địa giới, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, chẳng tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của địa giới, chẳng tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của địa giới, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, chẳng tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Xá Lợi Tử! Nên biết, đó là đại Bồ-tát tu hành bát nhã Bát-nhã-ba-la-mật-đa, có phương tiện thiện xảo. Vì sao? Xá Lợi Tử! Vì địa giới và tánh của địa giới là không; thủy, hỏa, phong, không, thức giới và tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới là không. Xá Lợi Tử! Địa giới ấy chẳng phải là địa giới; không là địa giới; không chẳng phải là địa giới; địa giới chẳng lìa không, không chẳng lìa địa giới; địa giới tức là không, không tức là địa giới; thủy, hỏa, phong, không, thức giới, cũng lại như vậy.

Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát có phương tiện thiện xảo, thì khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng tu hành thánh đế khổ, chẳng tu hành cái tướng thánh đế khổ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành thánh đế tập, diệt, đạo, chẳng tu hành cái tướng thánh đế tập, diệt, đạo, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái thường, vô thường của thánh đế khổ, chẳng tu hành cái tướng thường, vô thường của thánh đế khổ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái thường, vô thường của thánh đế tập, diệt, đạo, chẳng tu hành cái tướng thường, vô thường của thánh đế tập, diệt, đạo, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái lạc, khổ của thánh đế khổ, chẳng tu hành cái tướng lạc, khổ của thánh đế khổ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái lạc, khổ của thánh đế tập, diệt, đạo, chẳng tu hành cái tướng lạc, khổ của thánh đế tập, diệt, đạo, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái ngã, vô ngã của thánh đế khổ, chẳng tu hành cái tướng ngã, vô ngã của thánh đế khổ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái ngã, vô ngã của thánh đế tập, diệt, đạo, chẳng tu hành cái tướng ngã, vô ngã của thánh đế tập, diệt, đạo, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịnh, bất tịnh của thánh đế khổ, chẳng tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của thánh đế khổ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịnh, bất tịnh của thánh đế tập, diệt, đạo, chẳng tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của thánh đế tập, diệt, đạo, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái không, bất không của thánh đế khổ, chẳng tu hành cái tướng không, bất không của thánh đế khổ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái không, bất không của thánh đế tập, diệt, đạo, chẳng tu hành cái tướng không, bất không của thánh đế tập, diệt, đạo, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô tướng, hữu tướng của thánh đế khổ, chẳng tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của thánh đế khổ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô tướng, hữu tướng của thánh đế tập, diệt, đạo, chẳng tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của thánh đế tập, diệt, đạo, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của thánh đế khổ, chẳng tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của thánh đế khổ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của thánh đế tập, diệt, đạo, chẳng tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của thánh đế tập, diệt, đạo, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của thánh đế khổ, chẳng tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của thánh đế khổ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của thánh đế tập, diệt, đạo, chẳng tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của thánh đế tập, diệt, đạo, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của thánh đế khổ, chẳng tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của thánh đế khổ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của thánh đế tập, diệt, đạo, chẳng tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của thánh đế tập, diệt, đạo, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Xá Lợi Tử! Nên biết, đó là đại Bồ-tát tu hành bát nhã Bát-nhã-ba-la-mật-đa, có phương tiện thiện xảo. Vì sao? Xá Lợi Tử! Vì thánh đế khổ và tánh của thánh đế khổ là không; thánh đế tập, diệt, đạo và tánh của thánh đế tập, diệt, đạo là không. Xá Lợi Tử! Thánh đế khổ ấy chẳng phải là thánh đế khổ; không là thánh đế khổ; không chẳng phải là thánh đế khổ; thánh đế khổ chẳng lìa không, không chẳng lìa thánh đế khổ; thánh đế khổ tức là không, không tức là thánh đế khổ; thánh đế tập, diệt, đạo, cũng lại như vậy.

Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát có phương tiện thiện xảo, thì khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng tu hành vô minh, chẳng tu hành cái tướng vô minh, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, chẳng tu hành cái tướng hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái thường, vô thường của vô minh, chẳng tu hành cái tướng thường, vô thường của vô minh, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái thường, vô thường của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, chẳng tu hành cái tướng thường, vô thường của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái lạc, khổ của vô minh, chẳng tu hành cái tướng lạc, khổ của vô minh, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái lạc, khổ của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, chẳng tu hành cái tướng lạc, khổ của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái ngã, vô ngã của vô minh, chẳng tu hành cái tướng ngã, vô ngã của vô minh, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái ngã, vô ngã của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, chẳng tu hành cái tướng ngã, vô ngã của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịnh, bất tịnh của vô minh, chẳng tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của vô minh, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịnh, bất tịnh của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, chẳng tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái không, bất không của vô minh, chẳng tu hành cái tướng không, bất không của vô minh, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái không, bất không của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, chẳng tu hành cái tướng không, bất không của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô tướng, hữu tướng của vô minh, chẳng tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của vô minh, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô tướng, hữu tướng của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, chẳng tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của vô minh, chẳng tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của vô minh, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, chẳng tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của vô minh, chẳng tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của vô minh, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, chẳng tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của vô minh, chẳng tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của vô minh, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, chẳng tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Xá Lợi Tử! Nên biết, đó là đại Bồ-tát tu hành bát nhã Bát-nhã-ba-la-mật-đa, có phương tiện thiện xảo. Vì sao? Xá Lợi Tử! Vì vô minh và tánh của vô minh là không; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não; và tánh của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não là không. Xá Lợi Tử! Vô minh ấy chẳng phải là vô minh; không là vô minh; không chẳng phải là vô minh; vô minh chẳng lìa không, không chẳng lìa vô minh; vô minh tức là không, không tức là vô minh; hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, cũng lại như vậy.

Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát có phương tiện thiện xảo, thì khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng tu hành bốn tịnh lự, chẳng tu hành cái tướng bốn tịnh lự, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành bốn vô lượng, bốn định vô sắc, chẳng tu hành cái tướng bốn lượng, bốn định vô sắc, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái thường, vô thường của bốn tịnh lự, chẳng tu hành cái tướng thường, vô thường của bốn tịnh lự, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái thường, vô thường của bốn vô lượng, bốn định vô sắc, chẳng tu hành cái tướng thường, vô thường của bốn lượng, bốn định vô sắc, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái lạc, khổ của bốn tịnh lự, chẳng tu hành cái tướng lạc, khổ của bốn tịnh lự, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái lạc, khổ của bốn vô lượng, bốn định vô sắc, chẳng tu hành cái tướng lạc, khổ của bốn lượng, bốn định vô sắc, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái ngã, vô ngã của bốn tịnh lự, chẳng tu hành cái tướng ngã, vô ngã của bốn tịnh lự, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái ngã, vô ngã của bốn vô lượng, bốn định vô sắc, chẳng tu hành cái tướng ngã, vô ngã của bốn lượng, bốn định vô sắc, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịnh, bất tịnh của bốn tịnh lự, chẳng tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của bốn tịnh lự, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịnh, bất tịnh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc, chẳng tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của bốn lượng, bốn định vô sắc, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái không, bất không của bốn tịnh lự, chẳng tu hành cái tướng không, bất không của bốn tịnh lự, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái không, bất không của bốn vô lượng, bốn định vô sắc, chẳng tu hành cái tướng không, bất không của bốn lượng, bốn định vô sắc, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô tướng, hữu tướng của bốn tịnh lự, chẳng tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của bốn tịnh lự, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô tướng, hữu tướng của bốn vô lượng, bốn định vô sắc, chẳng tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của bốn lượng, bốn định vô sắc, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của bốn tịnh lự, chẳng tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của bốn tịnh lự, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của bốn vô lượng, bốn định vô sắc, chẳng tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của bốn lượng, bốn định vô sắc, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của bốn tịnh lự, chẳng tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của bốn tịnh lự, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc, chẳng tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của bốn lượng, bốn định vô sắc, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của bốn tịnh lự, chẳng tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của bốn tịnh lự, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của bốn vô lượng, bốn định vô sắc, chẳng tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của bốn lượng, bốn định vô sắc, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Xá Lợi Tử! Nên biết, đó là đại Bồ-tát tu hành bát nhã Bát-nhã-ba-la-mật-đa, có phương tiện thiện xảo. Vì sao? Xá Lợi Tử! Vì bốn tịnh lự và tánh của bốn tịnh lự là không; bốn vô lượng, bốn định vô sắc và tánh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc là không. Xá Lợi Tử! Bốn tịnh lự ấy chẳng phải là bốn tịnh lự; không là bốn tịnh lự; không chẳng phải là bốn tịnh lự; bốn tịnh lự chẳng lìa không, không chẳng lìa bốn tịnh lự; bốn tịnh lự tức là không, không tức là bốn tịnh lự; bốn vô lượng, bốn định vô sắc, cũng lại như vậy.

Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát có phương tiện thiện xảo, thì khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng tu hành bốn niệm trụ, chẳng tu hành cái tướng bốn niệm trụ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, chẳng tu hành cái tướng bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái thường, vô thường của bốn niệm trụ, chẳng tu hành cái tướng thường, vô thường của bốn niệm trụ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái thường, vô thường của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, chẳng tu hành cái tướng thường, vô thường của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái lạc, khổ của bốn niệm trụ, chẳng tu hành cái tướng lạc, khổ của bốn niệm trụ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái lạc, khổ của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, chẳng tu hành cái tướng lạc, khổ của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái ngã, vô ngã của bốn niệm trụ, chẳng tu hành cái tướng ngã, vô ngã của bốn niệm trụ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái ngã, vô ngã của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, chẳng tu hành cái tướng ngã, vô ngã của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịnh, bất tịnh của bốn niệm trụ, chẳng tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của bốn niệm trụ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịnh, bất tịnh của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, chẳng tu hành cái tướng tịnh, bất tịnh của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái không, bất không của bốn niệm trụ, chẳng tu hành cái tướng không, bất không của bốn niệm trụ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái không, bất không của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, chẳng tu hành cái tướng không, bất không của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô tướng, hữu tướng của bốn niệm trụ, chẳng tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của bốn niệm trụ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô tướng, hữu tướng của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, chẳng tu hành cái tướng vô tướng, hữu tướng của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của bốn niệm trụ, chẳng tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của bốn niệm trụ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái vô nguyện, hữu nguyện của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, chẳng tu hành cái tướng vô nguyện, hữu nguyện của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của bốn niệm trụ, chẳng tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của bốn niệm trụ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái tịch tịnh, bất tịch tịnh của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, chẳng tu hành cái tướng tịch tịnh, bất tịch tịnh của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của bốn niệm trụ, chẳng tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của bốn niệm trụ, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa; chẳng tu hành cái viễn ly, bất viễn ly của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, chẳng tu hành cái tướng viễn ly, bất viễn ly của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo, là tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Xá Lợi Tử! Nên biết, đó là đại Bồ-tát tu hành bát nhã Bát-nhã-ba-la-mật-đa, có phương tiện thiện xảo. Vì sao? Xá Lợi Tử! Vì bốn niệm trụ và tánh của bốn niệm trụ là không; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo và tánh của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo là không. Xá Lợi Tử! Bốn niệm trụ ấy chẳng phải là bốn niệm trụ; không là bốn niệm trụ; không chẳng phải là bốn niệm trụ; bốn niệm trụ chẳng lìa không, không chẳng lìa bốn niệm trụ; bốn niệm trụ tức là không, không tức là bốn niệm trụ; bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo, cũng lại như vậy.

Quyển thứ 40
Hết

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/10/2019(Xem: 4576)
Viện chủ TỔ ĐÌNH SẮC TỨ TỪ QUANG (Đá Trắng - Phú Yên) Hòa thượng Thích Phúc Hộ, thế danh là Huỳnh Văn Nghĩa, sinh ngày 24 tháng 7 năm Giáp Thìn (1904) đời vua Thành Thái năm thứ 16 tại làng Triều Sơn, xã Xuân Thọ, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Song thân của Ngài là cụ ông Huỳnh Trung và cụ bà Trần Thị Nho.
20/10/2019(Xem: 6718)
Thân thế: Cố Đại đức thế danh Lê Quý Trúc Bảo, sanh vào ngày 23/3/1975 trong một gia đình nhiều đời theo Phật. Trong lần gia đình di cư đầu tiên vào Nam, song thân đã sinh Đại đức (ĐĐ) tại Tam Bình, Thủ Đức, Gia Định. Thân phụ là ông Lê Quý Triết, Thân mẫu là bà Hoàng Thị Tựu; nguyên quán Trà Trì, Hải Xuân, Hải Lăng, Quảng Trị. ĐĐ sinh ra trong gia đình có 8 anh em gồm 3 người anh trai, 2 em gái và 2 người em trai. Sau 30/4/1975 gia đình trở về nguyên quán Trà Trì, Quảng Trị. Đến tháng 7/1977 gia đình của cố ĐĐ lại một lần nữa di cư vào Nam và trú ở vùng kinh tế mới tại Châu Thành, Đồng Nai. - năm 1981-1986, cố ĐĐ học trường Tiểu học Quảng Thành, Châu Thành, Đồng Nai - năm 1986-1990, cố ĐĐ học trường Trung học cơ sở Kim Long, Châu Thành, Đồng Nai.
20/10/2019(Xem: 4615)
Hòa thượng sinh ra và lớn lên trong một gia đình khoa bảng nho học, nhưng dường như vốn có túc duyên nhiều đời với Phật pháp nên từ lúc thiếu thời khi còn đi học tại trường Trung học Dũng Lạc Hà Tây, Hòa thượng đã có xu hướng tìm hiểu Phật giáo. Đến năm 19 tuổi (1953) Ngài lặng lẽ từ biệt gia đình cùng người thân, từ giã nơi chôn nhau cắt rốn lần bước đi tìm thầy xuất gia cầu Đạo để hoàn thành ước nguyện của mình.
20/10/2019(Xem: 4982)
CỐ TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ HẢI Thành viên Hội Đồng Chứng Minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Trị Nguyên Phó trưởng ban Thường trực BTS GHPGVN tỉnh Quảng Trị Trú trì Tổ đình Sắc tứ Tịnh Quang – Quảng Trị; Tổ đình Hải Đức – Huế THÂN THẾ Hòa thượng họ Võ, húy Viết Hữu, nối pháp dòng Lâm Tế Chánh Tông đời thứ 41, pháp danh Không Cẩn, tự Trí Hải. Hòa thượng sinh năm Tân Tỵ [1941] tại thôn Phương Lang, xã Hải Ba, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Hòa Thượng xuất thân trong một gia đình nhiều đời thâm tín Tam Bảo, thân phụ là Cụ ông Võ Viết Linh – pháp danh Nguyên Minh, thân mẫu là Cụ bà Nguyễn Thị Diệm – pháp danh Nguyên Huệ. Ngài là người con út trong gia đình có 8 anh chị em.
20/10/2019(Xem: 7574)
Hòa thượng là người làng Triều Thủy, xã Phú An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Tên thật là Nguyễn Đình Hiệp, sinh năm 1938, mất năm 1973 tại Sài Gòn. Sinh trong một gia đình thuần Phật có 9 anh em 4 trai 5 gái mà Hòa thượng là con út. Thân phụ là cụ Nguyễn Đình Thắng, pháp danh Tâm Minh, tự Diệu Dụng. Thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Lang, pháp danh Tâm Lạc.
20/10/2019(Xem: 5099)
Cố Đại Lão Hoà Thượng Thích Hộ Giác (1928 – 2012) – Phó Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. – Tăng Thống Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam. – Nguyên Tổng Thư Ký Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam. – Nguyên Thành Viên Ủy Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo. – Nguyên Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Cư Sỹ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. – Nguyên Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Hoằng Pháp Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. – Nguyên Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Xã Hội Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. – Nguyên Phó Giám Đốc Nha Tuyên Úy Phật Giáo Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. – Nguyên Tổng Thư Ký Hội Đồng Lãnh Đạo GHPGVNTN Hải Ngoại. – Nguyên Chủ Tịch Văn Phòng II Viện Hoá Đạo GHPGVNTN Hải Ngoại Tại Hoa Kỳ. – Nguyên Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam Tại Hoa Kỳ. – Viện chủ Tổ Đình (PHV) Pháp Quang; chùa Nam Tông; chùa Xá Lợi Phật Đài (Việt Nam). – Viện chủ Pháp Luân Tự, tiểu bang Texas, Hoa Kỳ.
20/10/2019(Xem: 5151)
Hòa thượng đạo hiệu Thích Minh Cảnh, thuộc dòng Lâm Tế Chánh Tông đời thứ 40. Hòa thượng thế danh Nguyễn Hữu Danh, sinh ngày 12-11-Đinh Sửu (1937) tại làng Mỹ Tho, quận Cao Lãnh (Đồng Tháp). Hòa thượng xuất thân trong gia đình kính tin Tam bảo, thân phụ là cụ ông Nguyễn Minh Biện, pháp danh Minh Chiếu, thân mẫu là cụ bà Trần Thị Mậu, pháp danh Diệu Thiệt. Hòa thượng là người con út, là con thứ 9 (miền Nam gọi là thứ 10) trong gia đình có 9 anh chị em, với bốn người anh, chị xuất gia tu học.
20/10/2019(Xem: 4569)
TIỂU SỬ HÒA THƯỢNG GIỚI NGHIÊM (THITASÌLA MAHATHERA) (1921 - 1984) Nguyên: - Tăng Thống Giáo Hội Tăng Già Phật Giáo Nguyên Thủy (Theravàda) Việt Nam. - Thành viên Hội Đồng Chứng Minh Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam. - Phó Chủ Tịch Hội Đồng Trị Sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam. - Phó Chủ Tịch Hội Hữu Nghị Việt Nam - Campuchia.
20/10/2019(Xem: 16693)
Hòa thượng Giác Khang thế danh Tô Văn Vinh sinh năm 1941 tại tỉnh Bạc Liêu. Thân sinh là cụ ông Tô Khanh. Thân mẫu là cụ bà Trần Thị Vén. Gia đình có 5 trai, 5 gái. Hòa thượng là con thứ 8 trong gia đình. Hòa thượng tốt nghiệp Tú Tài và học Cao đẳng Sư phạm. Ra trường đi dạy học ở Cái Côn – Cần Thơ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]