Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quyển 9: Phẩm Chuyển Sanh 03

22/06/201520:04(Xem: 13767)
Quyển 9: Phẩm Chuyển Sanh 03

Tập 01 
Quyển 09 
Phẩm Chuyển Sanh 03

Bản dịch của HT Thích Trí Nghiêm
Diễn đọc: Cư Sĩ Chánh Trí



 

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Có đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, có thể dẫn phát sáu thần thông Ba-la-mật-đa. Sáu thần thông đó là gì? Một là Thần cảnh trí chứng thông Ba-la-mật-đa, hai là Thiên nhĩ trí chứng thông Ba-la-mật-đa, ba là Tha tâm trí chứng thông Ba-la-mật-đa, bốn là Túc trụ tùy niệm trí chứng thông Ba-la-mật-đa, năm là Thiên nhãn trí chứng thông Ba-la-mật-đa và sáu là Lậu tận trí chứng thông Ba-la-mật-đa.

Lúc bầy giờ, Xá Lợi Tử bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đã dẫn phát Thần cảnh trí chứng thông Ba-la-mật-đa như thế nào?

Phật bảo cụ thọ Xá Lợi Tử: Xá Lợi Tử! Có đại Bồ-tát, dùng Thần cảnh trí chứng thông, khởi vô lượng các việc đại thần biến. Đó là làm chấn động mọi vật trên đại địa, ở vô số thế giới trong mười phương: Biến một thành nhiều, biến nhiều thành một, hoặc hiện hoặc ẩn, nhanh chóng không trở ngại; xuyên qua vách núi, bờ tường như đi trong khoảng không; vọt lên cao, qua lại như chim bay; ra vào trong đất như lặn hụp trong nước; lướt đi trên nước như đi trên đất; thân phát khói lửa như cao nguyên cháy; mình tuôn ra nước như núi tuyết; oai lực của thần đức nhật nguyệt khó sánh; dùng tay đưa lên, ánh sáng ẩn mất; chuyển thân tự tại cho đến cõi Tịnh cư, hiện vô lượng vô biên thần biến như vậy.

Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy, tuy dùng đủ Thần cảnh trí như vậy, nhưng ở trong đó, chẳng tự đề cao, chẳng đắm tánh Thần cảnh trí chứng thông, chẳng đắm việc Thần cảnh trí chứng thông, chẳng đắm khả năng chứng đắc Thần cảnh trí chứng thông ấy; đối với việc đắm, chẳng đắm đều không đắm. Vì sao? Xá Lợi Tử! Vì đại Bồ-tát ấy, đã đạt được tánh không của tất cả các pháp, tánh ly của tự tánh, tánh vốn chẳng nắm bắt được của tự  tánh.

Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy, chẳng khởi lên ý nghĩ thế này: Ta nay dẫn phát Thần cảnh trí thông, để làm vui cho mình, làm vui cho người, mà chỉ khởi lên ý nghĩ là để chứng đắc trí nhất thiết trí.

Xá Lợi Tử! Như vậy là đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đã dẫn phát Thần cảnh trí chứng thông Ba-la-mật-đa.

Lúc bấy giờ, Xá Lợi Tử bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đã dẫn phát Thiên nhĩ trí chứng thông Ba-la-mật-đa như thế nào?

Phật bảo cụ thọ Xá Lợi Tử: Xá Lợi Tử! Có đại Bồ-tát, dùng Thiên nhĩ trí chứng thông, hết sức thanh tịnh, hơn hẳn tai của trời, người, có thể nghe như thật đủ các thứ âm thanh, của các loại tình, phi tình trong vô số thế giới ở mười phương. Đó là nghe khắp tất cả tiếng địa ngục, tiếng bàng sanh, tiếng quỷ giới, tiếng người, tiếng trời, tiếng Thanh-văn, tiếng Độc-giác, tiếng Bồ-tát, tiếng Như Lai, tiếng chê mắng sanh tử, tiếng ngợi khen Niết-bàn, tiếng vứt bỏ hữu vi, tiếng hướng đến Bồ-đề, tiếng nhàm ghét hữu lậu, tiếng vui thích vô lậu, tiếng xưng dương Tam bảo, tiếng hàng phục dị đạo, tiếng bàn luận quyết trạch, tiếng phúng tụng kinh điển, tiếng khuyên đoạn ác, tiếng dạy tu thiện, tiếng cứu giúp khổ nạn, tiếng vui vẻ an ủi, chúc mừng. Các thứ tiếng như vậy, hoặc lớn, hoặc nhỏ, đều có thể nghe khắp, không bị chướng ngại.

Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy, tuy tác dụng đầy đủ thiên nhĩ như vậy,  nhưng ở trong đó, chẳng tự đề cao, chẳng đắm tánh thiên nhĩ trí chứng thông, chẳng đắm việc thiên nhĩ trí chứng thông, chẳng đắm khả năng chứng đắc thiên nhĩ trí chứng thông ấy; đối với việc đắm, chẳng đắm, đều không đắm. Vì sao? Xá Lợi Tử! Vì đại Bồ-tát ấy, đã đạt được tánh không của tất cả các pháp, tánh ly của tự tánh, tánh vốn chẳng nắm bắt được của tự  tánh.

Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy, chẳng khởi lên ý nghĩ thế này: Ta nay dẫn phát thiên nhĩ trí thông, để làm vui cho mình, làm vui cho người, mà chỉ khởi lên ý nghĩ là để chứng đắc trí nhất thiết trí.

Xá Lợi Tử! Như vậy là đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đã dẫn phát thiên nhĩ trí chứng thông Ba-la-mật-đa.

Lúc bấy giờ, Xá Lợi Tử lại bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đã dẫn phát Tha tâm trí chứng thông Ba-la-mật-đa như thế nào?

Phật bảo cụ thọ Xá Lợi Tử: Xá Lợi Tử! Có đại Bồ-tát, dùng Tha tâm trí chứng thông, có thể biết như thật tâm và tâm sở pháp của các loại hữu tình khác, trong vô số thế giới ở mười phương. Đó là biết khắp các loại hữu tình khác, nếu có tâm tham, thì biết như thật là có tâm tham; nếu lìa tâm tham, thì biết như thật là lìa tâm tham; nếu có tâm sân, thì biết như thật là có tâm sân; nếu lìa tâm sân, thì biết như thật là lìa tâm sân; nếu có tâm nghi, thì biết như thật là có tâm nghi; nếu lìa tâm nghi, thì biết như thật là lìa tâm nghi; nếu có tâm ái, thì biết như thật là có tâm ái; nếu lìa tâm ái, thì biết như thật là lìa tâm ái; nếu có tâm thủ, thì biết như thật là có tâm thủ; nếu lìa tâm thủ, thì biết như thật là lìa tâm thủ; nếu tâm tập trung, thì biết như thật là tâm tập trung; nếu tâm phân tán, thì biết như thật là tâm phân tán; nếu tâm hẹp hòi, thì biết như thật là tâm hẹp hòi; nếu tâm rộng rãi, thì biết như thật là tâm rộng rãi; nếu tâm khởi, thì biết như thật là tâm khởi; nếu tâm móng khởi, thì biết như thật là tâm móng khởi; nếu tâm lắng xuống, thì biết như thật là tâm lắng xuống; nếu tâm tịch tịnh, thì biết như thật là tâm tịch tịnh; nếu tâm chẳng tịch tịnh, thì biết như thật là tâm chẳng tịch tịnh; nếu tâm dấy động, thì biết như thật là tâm dấy động; nếu tâm chẳng dấy động, thì biết như thật là tâm chẳng dấy động; nếu tâm định, thì biết như thật là tâm định; nếu tâm chẳng định, thì biết như thật là tâm chẳng định; nếu tâm giải thoát, thì biết như thật là tâm giải thoát; nếu tâm chẳng giải thoát, thì biết như thật là tâm chẳng giải thoát; nếu tâm hữu lậu, thì biết như thật là tâm hữu lậu; nếu tâm vô lậu, thì biết như thật là tâm vô lậu; nếu tâm có chấn động, thì biết như thật là tâm có chấn động; nếu tâm không chấn động, thì biết như thật là tâm không chấn động; nếu có tâm cao thượng, thì biết như thật là tâm cao thượng; nếu không có tâm cao thượng, thì biết như thật là không có tâm cao thượng.

Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy, tuy dùng đầy đủ Tha tâm trí như vậy, nhưng ở trong đó, chẳng tự đề cao, chẳng đắm tánh Tha tâm trí chứng thông, chẳng đắm việc Tha tâm trí chứng thông, chẳng đắm khả năng chứng đắc Tha tâm trí chứng thông ấy; đối với việc đắm, chẳng đắm, đều không đắm. Vì sao? Xá Lợi Tử! Vì đại Bồ-tát ấy, đã đạt được tánh không của tất cả các pháp, tánh ly của tự tánh, tánh vốn chẳng nắm bắt được của tự  tánh. Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy, chẳng khởi lên ý nghĩ thế này: Ta nay đã dẫn phát Tha tâm trí thông, để làm vui cho mình, làm vui cho người, mà chỉ khởi lên ý nghĩ là để chứng đắc trí nhất thiết trí.

Xá Lợi Tử! Như vậy là đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đã dẫn phát Tha tâm trí chứng thông Ba-la-mật-đa.

Lúc bầy giờ, Xá Lợi Tử lại bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đã dẫn phát Túc trụ tùy niệm trí chứng thông Ba-la-mật-đa như thế nào?

Phật bảo cụ thọ Xá Lợi Tử: Xá Lợi Tử! Có đại Bồ-tát, dùng Túc trụ tùy niệm trí chứng thông, có thể biết như thật, các việc làm đời trước, của tất cả hữu tình trong vô số thế giới ở mười phương. Đó là theo ý nghĩ nhớ lại các việc đời trước, hoặc của mình hoặc của người, một tâm, mười tâm, trăm tâm, ngàn tâm, nhiều ngàn tâm; hoặc lại theo ý nghĩ nhớ lại các việc đời trước, một ngày, mười ngày, trăm ngày, ngàn ngày, nhiều trăm ngàn ngày; hoặc lại theo ý nghĩ nhớ các việc đời trước, một tháng, mười tháng, trăm tháng, ngàn tháng, nhiều trăm ngàn tháng; hoặc lại theo ý nghĩ nhớ các việc đời trước, một năm, mười năm, trăm năm, ngàn năm, nhiều trăm ngàn năm; hoặc lại theo ý nghĩ nhớ các việc đời trước, một kiếp, mười kiếp, trăm kiếp, ngàn kiếp, nhiều trăm ngàn kiếp, cho đến vô lượng, vô số trăm ngàn muôn ức kiếp; hoặc lại theo ý nghĩ nhớ các việc đời trước, đó là thời gian như vậy, xứ sở như vậy, tên như vậy, họ như vậy, cuộc sống như vậy, chủng loại như vậy, thức ăn như vậy, ở lâu như vậy, hạn tuổi như vậy, sống lâu như vậy, hưởng lạc như vậy, chịu khổ như vậy; chết từ nơi kia đến sanh nơi này, chết từ nơi này, đến sanh nơi kia; tướng mạo như vậy, tiếng nói như vậy; các việc đời trước, hoặc sơ lược, hoặc dài dòng, hoặc của mình, hoặc của người, đều có thể theo ý nghĩ nhớ lại.

Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy, tuy dùng đầy đủ Túc trụ trí như vậy, nhưng ở trong đó, chẳng tự đề cao, chẳng đắm tánh Túc trụ tùy niệm trí chứng thông, chẳng đắm sự Túc trụ tùy niệm trí chứng thông, chẳng đắm khả năng chứng đắc Túc trụ tùy niệm trí chứng thông ấy; đối với việc đắm, chẳng đắm, đều không đắm. Vì sao? Xá Lợi Tử! Vì đại Bồ-tát ấy, đã đạt được tánh không của tất cả các pháp, tánh ly của tự tánh, tánh vốn chẳng nắm bắt được của tự  tánh.

Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy, chẳng khởi lên ý nghĩ thế này: Ta nay dẫn phát Túc trụ trí thông, để làm vui cho mình, làm vui cho người, mà chỉ khởi lên ý nghĩ là để chứng đắc trí nhất thiết trí.

Xá Lợi Tử! Như vậy là đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đã dẫn phát Túc trụ tùy niệm trí chứng thông Ba-la-mật-đa.

Lúc bầy giờ, Xá Lợi Tử lại bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đã dẫn phát Thiên nhãn trí chứng thông Ba-la-mật-đa như thế nào?

Phật bảo cụ thọ Xá Lợi Tử: Xá Lợi Tử! Có đại Bồ-tát, dùng Thiên nhãn trí chứng thông, hết sức thanh tịnh, vượt hơn mắt trời, người, có thể thấy như thật, các loại màu sắc, hình tượng của các loại hữu tình, phi tình trong vô số thế giới ở mười phương. Đó là thấy khắp các loại sắc tượng lúc sanh, lúc chết, sắc đẹp, sắc thô, hoặc hơn, hoặc kém, đường thiện, đường ác, của các loại hữu tình. Nhân đây, lại biết các loại hữu tình, tùy theo nghiệp lực vận dụng mà thọ sanh sai khác; có loại hữu tình thành tựu thân diệu hạnh, thành tựu ngữ diệu hạnh, thành tựu ý diệu hạnh, ngợi khen Hiền Thánh, thấy đúng nhân duyên, khi thân hoại, mạng chung, sẽ sanh vào đường thiện, hoặc sanh cõi trời, hoặc sanh cõi người, hưởng các niềm vui thanh thoát; có loại hữu tình, thành tựu thân ác hạnh, thành tựu ngữ ác hạnh, thành tựu ý ác hạnh, chê bai Hiền Thánh, thấy sai nhân duyên, khi thân hoại, mạng chung, sẽ đọa xuống đường ác, hoặc sanh vào địa ngục, hoặc sanh vào bàng sanh, hoặc sanh vào quỷ giới, hoặc sanh nơi biên địa hạ tiện dơ bẩn, xấu ác; ở trong loại hữu tình, chịu các khổ cùng cực.

Tùy theo các loại nghiệp của hữu tình, mà thọ quả sai khác như vậy, đều biết như thật.

Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy, tuy dùng đầy đủ Thiên nhãn như vậy, nhưng ở trong đó, chẳng tự đề cao, chẳng đắm tánh Thiên nhãn trí chứng thông, chẳng đắm sự Thiên nhãn trí chứng thông, chẳng đắm khả năng chứng đắc Thiên nhãn trí chứng thông ấy; đối với việc đắm, chẳng đắm, đều không đắm. Vì sao? Xá Lợi Tử! Vì đại Bồ-tát ấy, đã đạt được tánh không của tất cả các pháp, tánh ly của tự tánh, tánh vốn chẳng nắm bắt được của tự  tánh.

Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy, chẳng khởi lên ý nghĩ thế này: Ta nay đã dẫn phát Thiên nhãn trí chứng thông, để làm vui cho mình, làm vui cho người, mà chỉ khởi lên ý nghĩ là để chứng đắc trí nhất thiết trí.

Xá Lợi Tử! Như vậy là đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đã dẫn phát Thiên nhãn trí chứng thông Ba-la-mật-đa.

Lúc bấy giờ, Xá Lợi Tử lại bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đã dẫn phát Lậu tận trí chứng thông Ba-la-mật-đa như thế nào?

Phật bảo cụ thọ Xá Lợi Tử: Xá Lợi Tử! Có đại Bồ-tát, dùng Lậu tận trí chứng thông, có thể biết như thật, tất cả hữu tình trong vô số thế giới ở trong mười phương, hoặc mình, hoặc người, lậu hết hay chẳng hết. Loại thần thông này, nương vào định Kim-cương-dụ, đoạn các chướng tập, mới được viên mãn. Khi chứng đắc bậc Bất thối chuyển Bồ-tát, thì đối với tất cả lậu được gọi là hết, vì rốt ráo không còn hiện khởi nữa. Bồ-tát chứng đắc Lậu tận thông này, chẳng đọa vào bậc Thanh-văn, Độc-giác, chỉ hướng đến quả vị Giác ngộ cao tột, vì chẳng còn mong cầu các nghĩa lợi khác.

Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy, tuy dùng đầy đủ Lậu tận trí như vậy, nhưng ở trong đó, chẳng tự đề cao, chẳng đắm tánh Lậu tận trí chứng thông, chẳng đắm sự Lậu tận trí chứng thông, chẳng đắm khả năng chứng đắc Lậu tận trí chứng thông ấy; đối với việc đắm, chẳng đắm, đều không đắm. Vì sao? Xá Lợi Tử! Vì đại Bồ-tát ấy, đã đạt được tánh không của tất cả các pháp, tánh ly của tự tánh, tánh vốn chẳng nắm bắt được của tự  tánh. Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy, chẳng khởi lên ý nghĩ thế này: Ta nay dẫn phát Lậu tận trí chứng thông, để làm vui cho mình, hay làm vui cho người, mà chỉ khởi lên ý nghĩ là để chứng đắc trí nhất thiết trí.

Xá Lợi Tử! Như vậy là đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đã dẫn phát Lậu tận trí chứng thông Ba-la-mật-đa.

Như vậy Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, có thể viên mãn thanh tịnh sáu thần thông Ba-la-mật-đa. Do sáu thần thông này viên mãn thanh tịnh, nên liền được viên mãn trí nhất thiết trí, đó là trí nhất thiết và trí nhất thiết tướng.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Có đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, an trụ bố thí Ba-la-mật-đa, nghiêm tịnh trí nhất thiết, trí nhất thiết đạo tướng. Do rốt ráo không, nên chẳng khởi tâm huệ thí, tâm xan tham.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Có đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, an trụ tịnh giới Ba-la-mật-đa, nghiêm tịnh trí nhất thiết, trí nhất thiết đạo tướng. Do rốt ráo không, nên chẳng khởi tâm trì giới, tâm phạm giới.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Có đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, an trụ an nhẫn Ba-la-mật-đa, nghiêm tịnh trí nhất thiết, trí nhất thiết đạo tướng. Do rốt ráo không, nên chẳng khởi tâm từ bi, tâm sân nhuế.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Có đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, an trụ tinh tấn Ba-la-mật-đa, nghiêm tịnh trí nhất thiết, trí nhất thiết đạo tướng. Do rốt ráo không, nên chẳng khởi tâm siêng năng, tâm lười biếng.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Có đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, an trụ tịnh lự Ba-la-mật-đa, nghiêm tịnh trí nhất thiết, trí nhất thiết đạo tướng. Do rốt ráo không, nên chẳng khởi tâm tịch tịnh, tâm tán loạn.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Có đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, trở lại an trụ Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nghiêm tịnh trí nhất thiết, trí nhất thiết đạo tướng. Do rốt ráo không, nên chẳng khởi tâm trí tuệ, tâm ngu si.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Có đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, an trụ bố thí, tịnh giới Ba-la-mật-đa, nghiêm tịnh trí nhất thiết, trí nhất thiết đạo tướng. Do rốt ráo không, nên chẳng khởi tâm huệ thí, xan tham, trì giới, phạm giới.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Có đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, an trụ bố thí, an nhẫn Ba-la-mật-đa, nghiêm tịnh trí nhất thiết, trí nhất thiết đạo tướng. Do rốt ráo không, nên chẳng khởi tâm huệ thí, xan tham, từ bi, sân nhuế.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Có đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, an trụ bố thí, tinh tấn Ba-la-mật-đa, nghiêm tịnh trí nhất thiết, trí nhất thiết đạo tướng. Do rốt ráo không, nên chẳng khởi tâm huệ thí, xan tham, siêng năng, lười biếng.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Có đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa an trụ bố thí, tịnh lự Ba-la-mật-đa, nghiêm tịnh trí nhất thiết, trí nhất thiết đạo tướng. Do rốt ráo không, nên chẳng khởi tâm huệ thí, xan tham, tịch tịnh, tán loạn.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Có đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa an trụ bố thí, Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nghiêm tịnh trí nhất thiết, trí nhất thiết đạo tướng. Do rốt ráo không, nên chẳng khởi tâm huệ thí, xan tham, trí tuệ, ngu si.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Có đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, an trụ tịnh giới, an nhẫn Ba-la-mật-đa, nghiêm tịnh trí nhất thiết, trí nhất thiết đạo tướng. Do rốt ráo không, nên chẳng khởi tâm trì giới, phạm giới, từ bi, sân nhuế.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Có đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, an trụ tịnh giới, tinh tấn Ba-la-mật-đa, nghiêm tịnh trí nhất thiết, trí nhất thiết đạo tướng. Do rốt ráo không, nên chẳng khởi tâm trì giới, phạm giới, siêng năng, lười biếng.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Có đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, an trụ tịnh giới, tịnh lự Ba-la-mật-đa, nghiêm tịnh trí nhất thiết, trí nhất thiết đạo tướng. Do rốt ráo không, nên chẳng khởi tâm trì giới, phạm giới, tịch tịnh, tán loạn.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Có đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, an trụ tịnh giới, Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nghiêm tịnh trí nhất thiết, trí nhất thiết đạo tướng. Do rốt ráo không, nên chẳng khởi tâm trì giới, phạm giới, trí tuệ, ngu si.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Có đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, an trụ an nhẫn, tinh tấn Ba-la-mật-đa, nghiêm tịnh trí nhất thiết, trí nhất thiết đạo tướng. Do rốt ráo không, nên chẳng khởi tâm từ bi, sân nhuế, siêng năng, lười biếng.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Có đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, an trụ an nhẫn, tịnh lự Ba-la-mật-đa, nghiêm tịnh trí nhất thiết, trí nhất thiết đạo tướng. Do rốt ráo không, nên chẳng khởi tâm từ bi, sân nhuế, tịch tịnh, tán loạn.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Có đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, an trụ an nhẫn, Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nghiêm tịnh trí nhất thiết, trí nhất thiết đạo tướng. Do rốt ráo không, nên chẳng khởi tâm từ bi, sân nhuế, trí tuệ, ngu si.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Có đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, an trụ tinh tấn, tịnh lự Ba-la-mật-đa, nghiêm tịnh trí nhất thiết, trí nhất thiết đạo tướng. Do rốt ráo không, nên chẳng khởi tâm siêng năng, lười biếng, tịch tịnh, tán loạn.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Có đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, an trụ tinh tấn, Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nghiêm tịnh trí nhất thiết, trí nhất thiết đạo tướng. Do rốt ráo không, nên chẳng khởi tâm siêng năng, lười biếng, trí tuệ, ngu si.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Có đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, an trụ tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nghiêm tịnh trí nhất thiết, trí nhất thiết đạo tướng. Do rốt ráo không, nên chẳng khởi tâm tịch tịnh, tán loạn, trí tuệ, ngu si.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Có đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, an trụ bố thí, tịnh giới, an nhẫn Ba-la-mật-đa, nghiêm tịnh trí nhất thiết, trí nhất thiết đạo tướng. Do rốt ráo không, nên chẳng khởi tâm huệ thí, xan tham, trì giới. phạm giới, từ bi, sân nhuế.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Có đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, an trụ bố thí, tịnh giới, tinh tấn Ba-la-mật-đa, nghiêm tịnh nhất thiết trí, nhất thiết trí đạo. Do rốt ráo không, nên chẳng khởi tâm huệ thí, xan tham, trì giới, phạm giới, siêng năng, lười biếng.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Có đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, an trụ bố thí, tịnh giới, tịnh lự Ba-la-mật-đa, nghiêm tịnh trí nhất thiết, trí nhất thiết đạo tướng. Do rốt ráo không, nên chẳng khởi tâm huệ thí, xan tham, trì giới, phạm giới, tịch tịnh, tán loạn.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Có đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, an trụ bố thí, tịnh giới, Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nghiêm tịnh trí nhất thiết, trí nhất thiết đạo tướng. Do rốt ráo không, nên chẳng khởi tâm huệ thí, xan tham, trì giới, phạm giới, trí tuệ, ngu si.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Có đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, an trụ bố thí, an nhẫn, tinh tấn Ba-la-mật-đa, nghiêm tịnh trí nhất thiết, trí nhất thiết đạo tướng. Do rốt ráo không, nên chẳng khởi tâm huệ thí, xan tham, từ bi, sân nhuế, siêng năng, lười biếng.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Có đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, an trụ bố thí, an nhẫn, tịnh lự Ba-la-mật-đa, nghiêm tịnh trí nhất thiết, trí nhất thiết đạo tướng. Do rốt ráo không, nên chẳng khởi tâm huệ thí, xan tham, từ bi, sân nhuế, tịch tịnh, tán loạn.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Có đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, an trụ bố thí, an nhẫn, Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nghiêm tịnh trí nhất thiết, trí nhất thiết đạo tướng. Do rốt ráo không, nên chẳng khởi tâm huệ thí, xan tham, từ bi, sân nhuế, trí tuệ, ngu si.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Có đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, an trụ bố thí, tinh tấn, tịnh lự Ba-la-mật-đa, nghiêm tịnh trí nhất thiết, trí nhất thiết đạo tướng. Do rốt ráo không, nên chẳng khởi tâm huệ thí, xan tham, siêng năng, lười biếng, tịch tịnh, tán loạn.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Có đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, an trụ bố thí, tinh tấn, Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nghiêm tịnh trí nhất thiết, trí nhất thiết đạo tướng. Do rốt ráo không, nên chẳng khởi tâm huệ thí, xan tham, siêng năng, lười biếng, trí tuệ, ngu si.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Có đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, an trụ bố thí, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nghiêm tịnh trí nhất thiết, trí nhất thiết đạo tướng. Do rốt ráo không, nên chẳng khởi tâm huệ thí, xan tham, tịch tịnh, tán loạn, trí tuệ, ngu si.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Có đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, an trụ tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn Ba-la-mật-đa, nghiêm tịnh trí nhất thiết, trí nhất thiết đạo tướng. Do rốt ráo không, nên chẳng khởi tâm trì giới, phạm giới, từ bi, sân nhuế, siêng năng, lười biếng.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Có đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, an trụ tịnh giới, an nhẫn, tịnh lự Ba-la-mật-đa, nghiêm tịnh trí nhất thiết, trí nhất thiết đạo tướng. Do rốt ráo không, nên chẳng khởi tâm trì giới, phạm giới, từ bi, sân nhuế, tịch tịnh, tán loạn.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Có đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, an trụ tịnh giới, an nhẫn, Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nghiêm tịnh trí nhất thiết, trí nhất thiết đạo tướng. Do rốt ráo không, nên chẳng khởi tâm trì giới, phạm giới, từ bi, sân nhuế, trí tuệ, ngu si.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Có đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, an trụ tịnh giới, tinh tấn, tịnh lự Ba-la-mật-đa, nghiêm tịnh trí nhất thiết, trí nhất thiết đạo tướng. Do rốt ráo không, nên chẳng khởi tâm trì giới, phạm giới, siêng năng, lười biếng, tịch tịnh, tán loạn.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Có đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, an trụ tịnh giới, tinh tấn, Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nghiêm tịnh trí nhất thiết, trí nhất thiết đạo tướng. Do rốt ráo không, nên chẳng khởi tâm trì giới. phạm giới, siêng năng, lười biếng, trí tuệ, ngu si.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Có đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, an trụ tịnh giới, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nghiêm tịnh trí nhất thiết, trí nhất thiết đạo tướng. Do rốt ráo không, nên chẳng khởi tâm trì giới, phạm giới, tịch tịnh, tán loạn, trí tuệ, ngu si.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Có đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, an trụ an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự Ba-la-mật-đa, nghiêm tịnh trí nhất thiết, trí nhất thiết đạo tướng. Do rốt ráo không, nên chẳng khởi tâm từ bi, sân nhuế, siêng năng, lười biếng, tịch tịnh, tán loạn.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Có đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, an trụ an nhẫn, tinh tấn, Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nghiêm tịnh trí nhất thiết, trí nhất thiết đạo tướng. Do rốt ráo không, nên chẳng khởi tâm từ bi, sân nhuế, siêng năng, lười biếng, trí tuệ, ngu si.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Có đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, an trụ an nhẫn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nghiêm tịnh trí nhất thiết, trí nhất thiết đạo tướng. Do rốt ráo không, nên chẳng khởi tâm từ bi, sân nhuế, tịch tịnh, tán loạn, trí tuệ, ngu si.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Có đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, an trụ tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nghiêm tịnh trí nhất thiết, trí nhất thiết đạo tướng. Do rốt ráo không, nên chẳng khởi tâm siêng năng, lười biếng, tịch tịnh, tán loạn, trí tuệ, ngu si.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Có đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, an trụ bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn Ba-la-mật-đa, nghiêm tịnh trí nhất thiết, trí nhất thiết đạo tướng. Do rốt ráo không, nên chẳng khởi tâm huệ thí, xan tham, trì giới, phạm giới, từ bi, sân nhuế, siêng năng, lười biếng.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Có đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, an trụ bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tịnh lự Ba-la-mật-đa, nghiêm tịnh trí nhất thiết, trí nhất thiết đạo tướng. Do rốt ráo không, nên chẳng khởi tâm huệ thí, xan tham, trì giới, phạm giới, từ bi, sân nhuế, tịch tịnh, tán loạn.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Có đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, an trụ bố thí, tịnh giới, an nhẫn, Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nghiêm tịnh trí nhất thiết, trí nhất thiết đạo tướng. Do rốt ráo không, nên chẳng khởi tâm huệ thí, xan tham, trì giới, phạm giới, từ bi, sân nhuế, trí tuệ, ngu si.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Có đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, an trụ bố thí, tịnh giới, tinh tấn, tịnh lự Ba-la-mật-đa, nghiêm tịnh trí nhất thiết, trí nhất thiết đạo tướng. Do rốt ráo không, nên chẳng khởi tâm huệ thí, xan tham, trì giới, phạm giới, siêng năng, lười biếng, tịch tịnh, tán loạn.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Có đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, an trụ bố thí, tịnh giới, tinh tấn, Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nghiêm tịnh trí nhất thiết, trí nhất thiết đạo tướng. Do rốt ráo không, nên chẳng khởi tâm huệ thí, xan tham, trì giới, phạm giới, siêng năng, lười biếng, trí tuệ, ngu si.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Có đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, an trụ bố thí, tịnh giới, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nghiêm tịnh trí nhất thiết, trí nhất thiết đạo tướng. Do rốt ráo không, nên chẳng khởi tâm huệ thí, xan tham, trì giới, phạm giới, tịch tịnh, tán loạn, trí tuệ, ngu si.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Có đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, an trụ bố thí, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự Ba-la-mật-đa, nghiêm tịnh trí nhất thiết, trí nhất thiết đạo tướng. Do rốt ráo không, nên chẳng khởi tâm huệ thí, xan tham, từ bi, sân nhuế, siêng năng, lười biếng, tịch tịnh, tán loạn.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Có đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, an trụ bố thí, an nhẫn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nghiêm tịnh trí nhất thiết, trí nhất thiết đạo tướng. Do rốt ráo không, nên chẳng khởi tâm huệ thí, xan tham, từ bi, sân nhuế, tịch tịnh, tán loạn, trí tuệ, ngu si.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Có đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, an trụ bố thí, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nghiêm tịnh trí nhất thiết, trí nhất thiết đạo tướng. Do rốt ráo không, nên chẳng khởi tâm huệ thí, xan tham, siêng năng, lười biếng, tịch tịnh, tán loạn, trí tuệ, ngu si.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Có đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, an trụ tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự Ba-la-mật-đa, nghiêm tịnh trí nhất thiết, trí nhất thiết đạo tướng. Do rốt ráo không, nên chẳng khởi tâm trì giới, phạm giới, từ bi, sân nhuế, siêng năng, lười biếng, tịch tịnh, tán loạn.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Có đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, an trụ tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nghiêm tịnh trí nhất thiết, trí nhất thiết đạo tướng. Do rốt ráo không, nên chẳng khởi tâm trì giới, phạm giới, từ bi, sân nhuế, siêng năng, lười biếng, trí tuệ, ngu si.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Có đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, an trụ tịnh giới, an nhẫn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nghiêm tịnh trí nhất thiết, trí nhất thiết đạo tướng. Do rốt ráo không, nên chẳng khởi tâm trì giới, phạm giới, từ bi, sân nhuế, tịch tịnh, tán loạn, trí tuệ, ngu si.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Có đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, an trụ tịnh giới, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nghiêm tịnh trí nhất thiết, trí nhất thiết đạo tướng. Do rốt ráo không, nên chẳng khởi tâm trì giới, phạm giới, siêng năng, lười biếng, tịch tịnh, tán loạn, trí tuệ, ngu si.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Có đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, an trụ an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nghiêm tịnh nhất thiết trí, trí nhất thiết đạo tướng. Do rốt ráo không, nên chẳng khởi tâm từ bi, sân nhuế, siêng năng, lười biếng, tịch tịnh, tán loạn, trí tuệ, ngu si.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Có đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, an trụ bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự Ba-la-mật-đa, nghiêm tịnh trí nhất thiết, trí nhất thiết đạo tướng. Do rốt ráo không, nên chẳng khởi tâm huệ thí, xan tham, trì giới, phạm giới, từ bi, sân nhuế, siêng năng, lười biếng, tịch tịnh, tán loạn.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Có đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, an trụ bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nghiêm tịnh trí nhất thiết, trí nhất thiết đạo tướng. Do rốt ráo không, nên chẳng khởi tâm huệ thí, xan tham, trì giới, phạm giới, từ bi, sân nhuế, siêng năng, lười biếng, trí tuệ, ngu si.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Có đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, an trụ bố thí, tịnh giới, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nghiêm tịnh trí nhất thiết, trí nhất thiết đạo tướng. Do rốt ráo không, nên chẳng khởi tâm huệ thí, xan tham, trì giới, phạm giới, siêng năng, lười biếng, tịch tịnh, tán loạn, trí tuệ, ngu si.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Có đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, an trụ bố thí, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nghiêm tịnh trí nhất thiết, trí nhất thiết đạo tướng. Do rốt ráo không, nên chẳng khởi tâm huệ thí, xan tham, từ bi, sân nhuế, siêng năng, lười biếng, tịch tịnh, tán loạn, trí tuệ, ngu si.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Có đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, an trụ tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nghiêm tịnh trí nhất thiết, trí nhất thiết đạo tướng. Do rốt ráo không, nên chẳng khởi tâm trì giới, phạm giới, từ bi, sân nhuế, siêng năng, lười biếng, tịch tịnh, tán loạn, trí tuệ, ngu si.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Có đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, an trụ bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nghiêm tịnh trí nhất thiết, trí nhất thiết đạo tướng. Do rốt ráo không, nên chẳng khởi tâm huệ thí, xan tham, trì giới, phạm giới, từ bi, sân nhuế, siêng năng, lười biếng, tịch tịnh, tán loạn, trí tuệ, ngu si.

Như vậy, Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, an trụ sáu phép Ba-la-mật-đa, nghiêm tịnh trí nhất thiết, trí nhất thiết đạo tướng. Do rốt ráo không, nên không đi, không đến; không bố thí, không xan tham, vì chỉ giả bày ra; không tịnh giới, không phạm giới, chỉ vì giả bày ra; không an nhẫn, không sân nhuế, vì chỉ giả bày ra; không tinh tấn, không giải đãi, vì chỉ giả bày ra; không tịnh lự, không tán loạn, vì chỉ giả bày ra; không Bát nhã, không ngu si, vì chỉ giả bày ra.

Đại Bồ-tát ấy, chẳng đắm chấp trước, chẳng đắm chẳng chấp trước, chẳng đắm đã độ, chẳng đắm chẳng phải đã độ, chẳng đắm bố thí, chẳng đắm xan tham, chẳng đắm tịnh giới, chẳng đắm phạm giới, chẳng đắm an nhẫn, chẳng đắm sân nhuế, chẳng đắm tinh tấn, chẳng đắm giải đãi, chẳng đắm tịnh lự, chẳng đắm tán loạn, chẳng đắm Bát nhã, chẳng đắm ngu si.

Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy, ngay trong lúc đó, cũng chẳng đắm việc bố thí, chẳng đắm việc xan tham, chẳng đắm việc tịnh giới, chẳng đắm việc phạm giới, chẳng đắm việc an nhẫn, chẳng đắm việc sân nhuế, chẳng đắm việc tinh tấn, chẳng đắm việc giải đãi, chẳng đắm việc tịnh lự, chẳng đắm việc tán loạn, chẳng đắm việc bát nhã, chẳng đắm việc ngu si.

Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy, ngay trong lúc đó, đối với việc đắm, chẳng đắm, cũng điều không đắm. Vì sao? Xá Lợi Tử! Vì đại Bồ-tát ấy, đã đạt được cái rốt ráo không của tất cả các pháp.

Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy, ngay trong lúc đó, chẳng đắm chửi mắng, chẳng đắm ngợi khen, chẳng đắm tổn hại, chẳng đắm nhiêu ích, chẳng đắm khinh mạn, chẳng đắm cung kính. Vì sao? Xá Lợi Tử! Vì đại Bồ-tát ấy, đã đạt được cái rốt ráo bất sanh của tất cả các pháp; vì trong pháp vô sanh, không có pháp mắng chửi, ngợi khen; không có pháp tổn hại, nhiêu ích; không có pháp khinh mạn, cung kính.

Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy, ngay trong lúc đó, chẳng đắm việc chửi mắng, chẳng đắm việc ngợi khen, chẳng đắm việc tổn hại, chẳng đắm việc nhiêu ích, chẳng đắm việc khinh mạn, chẳng đắm việc cung kính. Vì sao? Xá Lợi Tử! Vì đại Bồ-tát ấy, đã đạt được bản tính không của tất cả các pháp; vì trong bản tánh không, không có việc mắng chửi, ngợi khen; vì không có việc tổn hại, nhiêu ích; vì không có việc khinh mạn, cung kính.

Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy, ngay trong lúc đó, đối với sự đắm, chẳng đắm, cũng điều không đắm. Vì sao? Xá Lợi Tử! Vì đại Bồ-tát ấy, tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đoạn trừ vĩnh viễn tất cả đắm và chẳng đắm.

Như vậy, Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, công đức đã đạt được rất cao, rất quí, chẳng thể nghĩ bàn; tất cả Thanh-văn, Độc-giác đều chẳng có được.

Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy, công đức như vậy đã viên mãn rồi, lại dùng bố thí, ái ngữ, lợi hành và đồng sự thù thắng để thành thục hữu tình; lại đem các đại nguyện kiên cố, dũng mãnh, tinh tấn, để nghiêm tịnh cõi Phật. Do đó mà mau chứng điều mong cầu là quả vị Giác ngộ cao tột.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát, khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đối với tất cả hữu tình, hoặc kém, hoặc hơn, hoặc tốt, hoặc xấu, đều khởi tâm bình đẳng. Đại Bồ-tát ấy, đối với tất cả hữu tình, đã khởi tâm bình đẳng rồi, lại khởi tâm lợi ích an lạc. Đại Bồ-tát ấy, đối với tất cả hữu tình, khởi tâm lợi ích an lạc rồi, đối với tất cả pháp tánh đều được bình đẳng. Đại Bồ-tát ấy, đối với tất cả pháp tánh đã được bình đẳng rồi, có thể an lập khắp tất cả hữu tình, ở trong tánh bình đẳng của tất cả các pháp, làm việc lợi ích lớn.

Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy, do nhân duyên này, ở trong hiện pháp, được tất cả đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, trong mười phương thế giới, đều cùng hộ niệm; được tất cả chúng đại Bồ-tát trong mười phương, đều cùng khen ngợi; cũng được tất cả Thanh-văn, Độc-giác, người tu phạm hạnh, cùng kính ái; cũng được tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v… trong thế gian, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen.

Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy, do nhân duyên này, tùy theo chỗ sanh, mắt thường chẳng thấy sắc khó ưa nhìn, tai thường chẳng nghe tiếng khó nghe, mũi thường chẳng ngửi mùi khó ngửi, lưỡi thường chẳng nếm vị chẳng ngon, thân thường chẳng tiếp xúc cái khó chịu, ý thường chẳng thủ pháp chẳng ưa.

Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy, do nhân duyên này, mà công đức đạt được, thêm nhiều, thêm thù thắng, cho đến quả vị Giác ngộ cao tột, thường không thối chuyển.

Trong khi, Phật đang thuyết công đức thù thắng của Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa này, trong hội, vô lượng chúng đại Bí-sô, từ chỗ ngồi đứng dậy, mỗi vị đều cầm các loại y phục mới, sạch, quí giá, dâng lên Thế Tôn; dâng xong rồi, đều phát tâm cầu quả vị Giác ngộ cao tột.

Lúc bấy giờ, Đức Thế Tôn, liền mỉm cười, từ diện môn phóng các loại hào quang nhiều màu; khi ấy, A-Nan-Đà liền rời chỗ ngối đứng dậy, che kín vai trái, gối phải quì xuống đất, chấp tay cung kính bạch Phật: Bạch Thế Tôn, do nhân duyên gì mà Ngài mỉm cười như thế? Vì chư Phật mỉm cười chẳng phải là không duyên cớ. Cúi xin Thế Tôn thương xót dạy cho.

Lúc bầy giờ, Phật bảo A-Nan-Đà: Vô lượng Bí-sô từ chỗ ngồi này đứng dậy, từ nay về sau, sáu mươi mốt kiếp, trong kiếp Tinh Dụ, sẽ được thành Phật, đều có cùng danh hiệu, là Đại Tràng Tướng Như Lai, Ứng Chánh Đẳng Giác, Minh Hạnh Viên mãn, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Trượng Phu, Điều Ngự Sĩ, Thiên Nhân Sư, Phật, Bạt-già-phạm. Các Bí-sô này, từ nơi này chết rồi, sẽ sanh vào cõi Phật Bất Động ở phương Đông; ở cõi Phật đó, siêng tu phạm hạnh.

Lúc bấy giờ, lại có sáu mươi trăm ngàn các chúng Thiên tử, nghe Phật đã thuyết công đức thù thắng, lợi ích của Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa, đều phát tâm cầu quả vị Giác ngộ cao tột. Đức Thế Tôn thọ ký cho họ, sẽ ở trong pháp hội của đức Như Lai Từ Thị, xuất gia với lòng tin thanh tịnh, siêng tu phạm hạnh. Đức Như Lai Từ Thị thọ ký cho họ, đều sẽ chứng đắc quả vị Giác ngộ cao tột, chuyển bánh xe pháp, độ vô lượng chúng sanh, khiến đều chứng đắc Niết-bàn thường vui.

Lúc bấy giờ, tất cả chúng hội ở đây, nhờ thần lực Phật, đều thấy chư Phật Thế Tôn và chúng hội của các Ngài, ở hàng ngàn cõi Phật trong mười phương; cõi Phật của các Ngài, công đức trang nghiêm, vi diệu, thù thắng.

Ngay khi ấy, ở thế giới Kham Nhẫn này, công đức trang nghiêm, không gì sánh kịp. Khi ấy, tại chúng hội này, vô lượng trăm ngàn các loại hữu tình, đều phát nguyện rằng: Xin đem các nghiệp thuần tịnh của chúng con đã tu, nguyện sẽ được vãng sanh về các cõi Phật kia.

Lúc bấy giờ, Thế Tôn biết tâm nguyện của họ, liền lại mỉm cười, từ diện môn, phóng các loại hào quang nhiều màu; khi ấy, A-Nan-Đà, lại từ chỗ ngồi đứng dậy, cung kính hỏi Phật về lý do mỉm cười.

Lúc bấy giờ, Phật bảo A-Nan-Đà: Hiện Ngươi có thấy vô lượng trăm ngàn các hữu tình này, từ tòa đứng dậy không? A-Nan-Đà bạch Phật: Dạ, con có thấy.

Phật bảo A-Nan-Đà: Các hữu tình này, từ cõi này, thọ mạng hết, tùy theo nghiệp lực của họ, đều được vãng sanh về các cõi Phật kia. Ở các cõi Phật đó, tu hạnh Bồ-tát, cho đến chứng quả vị Giác ngộ cao tột. Ở nơi sanh ra, thường chẳng xa Phật, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, siêng năng tu tập bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa; an trụ cái không nội, cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bổn tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không không nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh; an trụ chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cõi hư không, cõi không thể nghĩ bàn; tu hành bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; an trụ thánh đế khổ, tập, diệt, đạo; tu hành bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc; tu hành tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; tu hành pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện; tu hành tất cả pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa; tu hành bậc đại Bồ-tát; tu hành năm nhãn, sáu thần thông; tu hành mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; tu hành pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả; tu hành trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng và các hạnh đại Bồ-tát, được viên mãn rồi, đều cùng lúc thành Phật, đồng một danh hiệu là Trang Nghiêm Vương Như Lai, Ứng Chánh Đẳng Giác, Minh Hạnh Viên Mãn, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Trượng Phu, Điều Ngự Sĩ, Thiên Nhân Sư, Phật, Bạt-già-phạm.

 

Quyển thứ 09
HẾT
 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/10/2019(Xem: 6600)
Thân thế: Cố Đại đức thế danh Lê Quý Trúc Bảo, sanh vào ngày 23/3/1975 trong một gia đình nhiều đời theo Phật. Trong lần gia đình di cư đầu tiên vào Nam, song thân đã sinh Đại đức (ĐĐ) tại Tam Bình, Thủ Đức, Gia Định. Thân phụ là ông Lê Quý Triết, Thân mẫu là bà Hoàng Thị Tựu; nguyên quán Trà Trì, Hải Xuân, Hải Lăng, Quảng Trị. ĐĐ sinh ra trong gia đình có 8 anh em gồm 3 người anh trai, 2 em gái và 2 người em trai. Sau 30/4/1975 gia đình trở về nguyên quán Trà Trì, Quảng Trị. Đến tháng 7/1977 gia đình của cố ĐĐ lại một lần nữa di cư vào Nam và trú ở vùng kinh tế mới tại Châu Thành, Đồng Nai. - năm 1981-1986, cố ĐĐ học trường Tiểu học Quảng Thành, Châu Thành, Đồng Nai - năm 1986-1990, cố ĐĐ học trường Trung học cơ sở Kim Long, Châu Thành, Đồng Nai.
20/10/2019(Xem: 4539)
Hòa thượng sinh ra và lớn lên trong một gia đình khoa bảng nho học, nhưng dường như vốn có túc duyên nhiều đời với Phật pháp nên từ lúc thiếu thời khi còn đi học tại trường Trung học Dũng Lạc Hà Tây, Hòa thượng đã có xu hướng tìm hiểu Phật giáo. Đến năm 19 tuổi (1953) Ngài lặng lẽ từ biệt gia đình cùng người thân, từ giã nơi chôn nhau cắt rốn lần bước đi tìm thầy xuất gia cầu Đạo để hoàn thành ước nguyện của mình.
20/10/2019(Xem: 4928)
CỐ TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ HẢI Thành viên Hội Đồng Chứng Minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Trị Nguyên Phó trưởng ban Thường trực BTS GHPGVN tỉnh Quảng Trị Trú trì Tổ đình Sắc tứ Tịnh Quang – Quảng Trị; Tổ đình Hải Đức – Huế THÂN THẾ Hòa thượng họ Võ, húy Viết Hữu, nối pháp dòng Lâm Tế Chánh Tông đời thứ 41, pháp danh Không Cẩn, tự Trí Hải. Hòa thượng sinh năm Tân Tỵ [1941] tại thôn Phương Lang, xã Hải Ba, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Hòa Thượng xuất thân trong một gia đình nhiều đời thâm tín Tam Bảo, thân phụ là Cụ ông Võ Viết Linh – pháp danh Nguyên Minh, thân mẫu là Cụ bà Nguyễn Thị Diệm – pháp danh Nguyên Huệ. Ngài là người con út trong gia đình có 8 anh chị em.
20/10/2019(Xem: 7468)
Hòa thượng là người làng Triều Thủy, xã Phú An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Tên thật là Nguyễn Đình Hiệp, sinh năm 1938, mất năm 1973 tại Sài Gòn. Sinh trong một gia đình thuần Phật có 9 anh em 4 trai 5 gái mà Hòa thượng là con út. Thân phụ là cụ Nguyễn Đình Thắng, pháp danh Tâm Minh, tự Diệu Dụng. Thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Lang, pháp danh Tâm Lạc.
20/10/2019(Xem: 5018)
Cố Đại Lão Hoà Thượng Thích Hộ Giác (1928 – 2012) – Phó Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. – Tăng Thống Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam. – Nguyên Tổng Thư Ký Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam. – Nguyên Thành Viên Ủy Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo. – Nguyên Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Cư Sỹ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. – Nguyên Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Hoằng Pháp Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. – Nguyên Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Xã Hội Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. – Nguyên Phó Giám Đốc Nha Tuyên Úy Phật Giáo Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. – Nguyên Tổng Thư Ký Hội Đồng Lãnh Đạo GHPGVNTN Hải Ngoại. – Nguyên Chủ Tịch Văn Phòng II Viện Hoá Đạo GHPGVNTN Hải Ngoại Tại Hoa Kỳ. – Nguyên Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam Tại Hoa Kỳ. – Viện chủ Tổ Đình (PHV) Pháp Quang; chùa Nam Tông; chùa Xá Lợi Phật Đài (Việt Nam). – Viện chủ Pháp Luân Tự, tiểu bang Texas, Hoa Kỳ.
20/10/2019(Xem: 5067)
Hòa thượng đạo hiệu Thích Minh Cảnh, thuộc dòng Lâm Tế Chánh Tông đời thứ 40. Hòa thượng thế danh Nguyễn Hữu Danh, sinh ngày 12-11-Đinh Sửu (1937) tại làng Mỹ Tho, quận Cao Lãnh (Đồng Tháp). Hòa thượng xuất thân trong gia đình kính tin Tam bảo, thân phụ là cụ ông Nguyễn Minh Biện, pháp danh Minh Chiếu, thân mẫu là cụ bà Trần Thị Mậu, pháp danh Diệu Thiệt. Hòa thượng là người con út, là con thứ 9 (miền Nam gọi là thứ 10) trong gia đình có 9 anh chị em, với bốn người anh, chị xuất gia tu học.
20/10/2019(Xem: 4468)
TIỂU SỬ HÒA THƯỢNG GIỚI NGHIÊM (THITASÌLA MAHATHERA) (1921 - 1984) Nguyên: - Tăng Thống Giáo Hội Tăng Già Phật Giáo Nguyên Thủy (Theravàda) Việt Nam. - Thành viên Hội Đồng Chứng Minh Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam. - Phó Chủ Tịch Hội Đồng Trị Sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam. - Phó Chủ Tịch Hội Hữu Nghị Việt Nam - Campuchia.
20/10/2019(Xem: 16296)
Hòa thượng Giác Khang thế danh Tô Văn Vinh sinh năm 1941 tại tỉnh Bạc Liêu. Thân sinh là cụ ông Tô Khanh. Thân mẫu là cụ bà Trần Thị Vén. Gia đình có 5 trai, 5 gái. Hòa thượng là con thứ 8 trong gia đình. Hòa thượng tốt nghiệp Tú Tài và học Cao đẳng Sư phạm. Ra trường đi dạy học ở Cái Côn – Cần Thơ.
20/10/2019(Xem: 3728)
Hòa Thượng Thích Huệ Quang (1927 - 2009) - Thành viên Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam - Chứng minh Ban trị sự Phật giáo tỉnh Khánh Hòa - Huynh Trưởng Môn phong Tổ đình Nghĩa Phương - Viện chủ Chùa Đông Phước, Phước Long, TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]