Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quyển 33: Phẩm Dạy Bảo Trao Truyền 23

07/07/201510:09(Xem: 14048)
Quyển 33: Phẩm Dạy Bảo Trao Truyền 23

Phat Thich Ca 3
Tập 01 
Quyển 33 
Phẩm Dạy Bảo Trao Truyền 23
Bản dịch của HT Thích Trí Nghiêm
Diễn đọc: Cư Sĩ Chánh Trí





 

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh hữu nguyện, hoặc vô nguyện của mười lực của Phật chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh hữu nguyện, hoặc vô nguyện của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc hữu nguyện, vô nguyện của mười lực của Phật; hoặc hữu nguyện, vô nguyện của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh hữu nguyện, vô nguyện của mười lực của Phật và cái danh hữu nguyện, vô nguyện của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh hữu nguyện, hoặc vô nguyện của mười lực của Phật là đại Bồ-tát; chính cái danh hữu nguyện, hoặc vô nguyện của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh tịch tịnh, hoặc bất tịch tịnh của mười lực của Phật chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh tịch tịnh, hoặc bất tịch tịnh của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc tịch tịnh, bất tịch tịnh của mười lực của Phật; hoặc tịch tịnh, bất tịch tịnh của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh tịch tịnh, bất tịch tịnh của mười lực của Phật và cái danh tịch tịnh, bất tịch tịnh của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh tịch tịnh, hoặc bất tịch tịnh của mười lực của Phật là đại Bồ-tát; chính cái danh tịch tịnh, hoặc bất tịch tịnh của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh viễn ly, hoặc bất viễn ly của mười lực của Phật chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh viễn ly, hoặc bất viễn ly của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc viễn ly, bất viễn ly của mười lực của Phật; hoặc viễn ly, bất viễn ly của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh viễn ly, bất viễn ly của mười lực của Phật và cái danh viễn ly, bất viễn ly của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh viễn ly, hoặc bất viễn ly của mười lực của Phật là đại Bồ-tát; chính cái danh viễn ly, hoặc bất viễn ly của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh hữu vi, hoặc vô vi của mười lực của Phật chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh hữu vi, hoặc vô vi của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc hữu vi, vô vi của mười lực của Phật; hoặc hữu vi, vô vi của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh hữu vi, vô vi của mười lực của Phật và cái danh hữu vi, vô vi của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh hữu vi, hoặc vô vi của mười lực của Phật là đại Bồ-tát; chính cái danh hữu vi, hoặc vô vi của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh hữu lậu, hoặc vô lậu của mười lực của Phật chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh hữu lậu, hoặc vô lậu của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc hữu lậu, vô lậu của mười lực của Phật; hoặc hữu lậu, vô lậu của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh hữu lậu, vô lậu của mười lực của Phật và cái danh hữu lậu, vô lậu của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh hữu lậu, hoặc vô lậu của mười lực của Phật là đại Bồ-tát; chính cái danh hữu lậu, hoặc vô lậu của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh sanh, hoặc diệt của mười lực của Phật chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh sanh, hoặc diệt của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc sanh, diệt của mười lực của Phật; hoặc sanh, diệt của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh sanh, diệt của mười lực của Phật và cái danh sanh, diệt của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh sanh, hoặc diệt của mười lực của Phật là đại Bồ-tát; chính cái danh sanh, hoặc diệt của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh thiện, hoặc phi thiện của mười lực của Phật chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh thiện, hoặc phi thiện của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc thiện, phi thiện của mười lực của Phật; hoặc thiện, phi thiện của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh thiện, phi thiện của mười lực của Phật và cái danh thiện, phi thiện của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh thiện, hoặc phi thiện của mười lực của Phật là đại Bồ-tát; chính cái danh thiện, hoặc phi thiện của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh hữu tội, hoặc vô tội của mười lực của Phật chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh hữu tội, hoặc vô tội của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc hữu tội, vô tội của mười lực của Phật; hoặc hữu tội, vô tội của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh hữu tội, vô tội của mười lực của Phật và cái danh hữu tội, vô tội của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh hữu tội, hoặc vô tội của mười lực của Phật là đại Bồ-tát; chính cái danh hữu tội, hoặc vô tội của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh hữu phiền não, hoặc vô phiền não của mười lực của Phật chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh hữu phiền não, hoặc vô phiền não của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc hữu phiền não, vô phiền não của mười lực của Phật; hoặc hữu phiền não, vô phiền não của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh hữu phiền não, vô phiền não của mười lực của Phật và cái danh hữu phiền não, vô phiền não của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh hữu phiền não, hoặc vô phiền não của mười lực của Phật là đại Bồ-tát; chính cái danh hữu phiền não, hoặc vô phiền não của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh thế gian, hoặc xuất thế gian của mười lực của Phật chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh thế gian, hoặc xuất thế gian của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc thế gian, xuất thế gian của mười lực của Phật; hoặc thế gian, xuất thế gian của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh thế gian, xuất thế gian của mười lực của Phật và cái danh thế gian, xuất thế gian của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh thế gian, hoặc xuất thế gian của mười lực của Phật là đại Bồ-tát; chính cái danh thế gian, hoặc xuất thế gian của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh tạp nhiễm, hoặc thanh tịnh của mười lực của Phật chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh tạp nhiễm, hoặc thanh tịnh của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc tạp nhiễm, thanh tịnh của mười lực của Phật; hoặc tạp nhiễm, thanh tịnh của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh tạp nhiễm, thanh tịnh của mười lực của Phật và cái danh tạp nhiễm, thanh tịnh của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh tạp nhiễm, hoặc thanh tịnh của mười lực của Phật là đại Bồ-tát; chính cái danh tạp nhiễm, hoặc thanh tịnh của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh thuộc sanh tử, hoặc thuộc Niết-bàn của mười lực của Phật chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh thuộc sanh tử, hoặc thuộc Niết-bàn của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc thuộc sanh tử, thuộc Niết-bàn của mười lực của Phật; hoặc thuộc sanh tử, thuộc Niết-bàn của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh thuộc sanh tử, thuộc Niết-bàn của mười lực của Phật và cái danh thuộc sanh tử, thuộc Niết-bàn của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh thuộc sanh tử, hoặc thuộc Niết-bàn của mười lực của Phật là đại Bồ-tát; chính cái danh thuộc sanh tử, hoặc thuộc Niết-bàn của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh tại nội, tại ngoại, hoặc tại lưỡng gian của mười lực của Phật chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh tại nội, tại ngoại, hoặc tại lưỡng gian của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc tại nội, tại ngoại, tại lưỡng gian của mười lực của Phật; hoặc tại nội, tại ngoại, tại lưỡng gian của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh tại nội, tại ngoại, tại lưỡng gian của mười lực của Phật và cái danh tại nội, tại ngoại, tại lưỡng gian của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh tại nội, tại ngoại, hoặc tại lưỡng gian của mười lực của Phật là đại Bồ-tát; chính cái danh tại nội, tại ngoại, hoặc tại lưỡng gian của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh khả đắc, hoặc bất khả đắc của mười lực của Phật chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh khả đắc, hoặc bất khả đắc của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc khả đắc, bất khả đắc của mười lực của Phật; hoặc khả đắc, bất khả đắc của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh khả đắc, bất khả đắc của mười lực của Phật và cái danh khả đắc, bất khả đắc của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh khả đắc, hoặc bất khả đắc của mười lực của Phật là đại Bồ-tát; chính cái danh khả đắc, hoặc bất khả đắc của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng là đại Bồ-tát?

Lại nữa, Thiện Hiện! Ngươi quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh đại từ chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh đại bi, đại hỷ, đại xả chẳng phải là đại Bồ-tát?

Cụ thọ Thiện Hiện bạch: Bạch Thế Tôn! Hoặc đại từ; hoặc đại bi, đại hỷ, đại xả, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh đại từ và cái danh đại bi, đại hỷ, đại xả! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh đại từ là đại Bồ-tát; chính cái danh đại bi, đại hỷ, đại xả là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh thường, hoặc vô thường của đại từ chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh thường, hoặc vô thường của đại bi, đại hỷ, đại xả chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc thường, vô thường của đại từ; hoặc thường, vô thường của đại bi, đại hỷ, đại xả, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh thường, vô thường của đại từ và cái danh thường, vô thường của đại bi, đại hỷ, đại xả! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh thường, hoặc vô thường của đại từ là đại Bồ-tát; chính cái danh thường, hoặc vô thường của đại bi, đại hỷ, đại xả là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh lạc, hoặc khổ của đại từ chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh lạc, hoặc khổ của đại bi, đại hỷ, đại xả chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc lạc, khổ của đại từ; hoặc lạc, khổ của đại bi, đại hỷ, đại xả, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh lạc, khổ của đại từ và cái danh lạc, khổ của đại bi, đại hỷ, đại xả! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh lạc, hoặc khổ của đại từ là đại Bồ-tát; chính cái danh lạc, hoặc khổ của đại bi, đại hỷ, đại xả là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh ngã, hoặc vô ngã của đại từ chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh ngã, hoặc vô ngã của đại bi, đại hỷ, đại xả chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc ngã, vô ngã của đại từ; hoặc ngã, vô ngã của đại bi, đại hỷ, đại xả, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh ngã, vô ngã của đại từ và cái danh ngã, vô ngã của đại bi, đại hỷ, đại xả! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh ngã, hoặc vô ngã của đại từ là đại Bồ-tát; chính cái danh ngã, hoặc vô ngã của đại bi, đại hỷ, đại xả là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh tịnh, hoặc bất tịnh của đại từ chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh tịnh, hoặc bất tịnh của đại bi, đại hỷ, đại xả chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc tịnh, bất tịnh của đại từ; hoặc tịnh, bất tịnh của đại bi, đại hỷ, đại xả, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh tịnh, bất tịnh của đại từ và cái danh tịnh, bất tịnh của đại bi, đại hỷ, đại xả! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh tịnh, hoặc bất tịnh của đại từ là đại Bồ-tát; chính cái danh tịnh, hoặc bất tịnh của đại bi, đại hỷ, đại xả là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh không, hoặc bất không của đại từ chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh không, hoặc bất không của đại bi, đại hỷ, đại xả chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc không, bất không của đại từ; hoặc không, bất không của đại bi, đại hỷ, đại xả, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh không, bất không của đại từ và cái danh không, bất không của đại bi, đại hỷ, đại xả! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh không, hoặc bất không của đại từ là đại Bồ-tát; chính cái danh không, hoặc bất không của đại bi, đại hỷ, đại xả là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh hữu tướng, hoặc vô tướng của đại từ chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh hữu tướng, hoặc vô tướng của đại bi, đại hỷ, đại xả chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc hữu tướng, vô tướng của đại từ; hoặc hữu tướng, vô tướng của đại bi, đại hỷ, đại xả, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh hữu tướng, vô tướng của đại từ và cái danh hữu tướng, vô tướng của đại bi, đại hỷ, đại xả! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh hữu tướng, hoặc vô tướng của đại từ là đại Bồ-tát; chính cái danh hữu tướng, hoặc vô tướng của đại bi, đại hỷ, đại xả là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh hữu nguyện, hoặc vô nguyện của đại từ chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh hữu nguyện, hoặc vô nguyện của đại bi, đại hỷ, đại xả chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc hữu nguyện, vô nguyện của đại từ; hoặc hữu nguyện, vô nguyện của đại bi, đại hỷ, đại xả, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh hữu nguyện, vô nguyện của đại từ và cái danh hữu nguyện, vô nguyện của đại bi, đại hỷ, đại xả! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh hữu nguyện, hoặc vô nguyện của đại từ là đại Bồ-tát; chính cái danh hữu nguyện, hoặc vô nguyện của đại bi, đại hỷ, đại xả là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh tịch tịnh, hoặc bất tịch tịnh của đại từ chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh tịch tịnh, hoặc bất tịch tịnh của đại bi, đại hỷ, đại xả chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc tịch tịnh, bất tịch tịnh của đại từ; hoặc tịch tịnh, bất tịch tịnh của đại bi, đại hỷ, đại xả, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh tịch tịnh, bất tịch tịnh của đại từ và cái danh tịch tịnh, bất tịch tịnh của đại bi, đại hỷ, đại xả! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh tịch tịnh, hoặc bất tịch tịnh của đại từ là đại Bồ-tát; chính cái danh tịch tịnh, hoặc bất tịch tịnh của đại bi, đại hỷ, đại xả là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh viễn ly, hoặc bất viễn ly của đại từ chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh viễn ly, hoặc bất viễn ly của đại bi, đại hỷ, đại xả chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc viễn ly, bất viễn ly của đại từ; hoặc viễn ly, bất viễn ly của đại bi, đại hỷ, đại xả, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh viễn ly, bất viễn ly của đại từ và cái danh viễn ly, bất viễn ly của đại bi, đại hỷ, đại xả! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh viễn ly, hoặc bất viễn ly của đại từ là đại Bồ-tát; chính cái danh viễn ly, hoặc bất viễn ly của đại bi, đại hỷ, đại xả là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh hữu vi, hoặc vô vi của đại từ chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh hữu vi, hoặc vô vi của đại bi, đại hỷ, đại xả chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc hữu vi, vô vi của đại từ; hoặc hữu vi, vô vi của đại bi, đại hỷ, đại xả, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh hữu vi, vô vi của đại từ và cái danh hữu vi, vô vi của đại bi, đại hỷ, đại xả! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh hữu vi, hoặc vô vi của đại từ là đại Bồ-tát; chính cái danh hữu vi, hoặc vô vi của đại bi, đại hỷ, đại xả là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh hữu lậu, hoặc vô lậu của đại từ chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh hữu lậu, hoặc vô lậu của đại bi, đại hỷ, đại xả chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc hữu lậu, vô lậu của đại từ; hoặc hữu lậu, vô lậu của đại bi, đại hỷ, đại xả, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh hữu lậu, vô lậu của đại từ và cái danh hữu lậu, vô lậu của đại bi, đại hỷ, đại xả! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh hữu lậu, hoặc vô lậu của đại từ là đại Bồ-tát; chính cái danh hữu lậu, hoặc vô lậu của đại bi, đại hỷ, đại xả là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh sanh, hoặc diệt của đại từ chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh sanh, hoặc diệt của đại bi, đại hỷ, đại xả chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc sanh, diệt của đại từ; hoặc sanh, diệt của đại bi, đại hỷ, đại xả, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh sanh, diệt của đại từ và cái danh sanh, diệt của đại bi, đại hỷ, đại xả! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh sanh, hoặc diệt của đại từ là đại Bồ-tát; chính cái danh sanh, hoặc diệt của đại bi, đại hỷ, đại xả là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh thiện, hoặc phi thiện của đại từ chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh thiện, hoặc phi thiện của đại bi, đại hỷ, đại xả chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc thiện, phi thiện của đại từ; hoặc thiện, phi thiện của đại bi, đại hỷ, đại xả, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh thiện, phi thiện của đại từ và cái danh thiện, phi thiện của đại bi, đại hỷ, đại xả! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh thiện, hoặc phi thiện của đại từ là đại Bồ-tát; chính cái danh thiện, hoặc phi thiện của đại bi, đại hỷ, đại xả là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh hữu tội, hoặc vô tội của đại từ chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh hữu tội, hoặc vô tội của đại bi, đại hỷ, đại xả chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc hữu tội, vô tội của đại từ; hoặc hữu tội, vô tội của đại bi, đại hỷ, đại xả, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh hữu tội, vô tội của đại từ và cái danh hữu tội, vô tội của đại bi, đại hỷ, đại xả! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh hữu tội, hoặc vô tội của đại từ là đại Bồ-tát; chính cái danh hữu tội, hoặc vô tội của đại bi, đại hỷ, đại xả là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh hữu phiền não, hoặc vô phiền não của đại từ chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh hữu phiền não, hoặc vô phiền não của đại bi, đại hỷ, đại xả chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc hữu phiền não, vô phiền não của đại từ; hoặc hữu phiền não, vô phiền não của đại bi, đại hỷ, đại xả, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh hữu phiền não, vô phiền não của đại từ và cái danh hữu phiền não, vô phiền não của đại bi, đại hỷ, đại xả! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh hữu phiền não, hoặc vô phiền não của đại từ là đại Bồ-tát; chính cái danh hữu phiền não, hoặc vô phiền não của đại bi, đại hỷ, đại xả là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh thế gian, hoặc xuất thế gian của đại từ chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh thế gian, hoặc xuất thế gian của đại bi, đại hỷ, đại xả chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc thế gian, xuất thế gian của đại từ; hoặc thế gian, xuất thế gian của đại bi, đại hỷ, đại xả, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh thế gian, xuất thế gian của đại từ và cái danh thế gian, xuất thế gian của đại bi, đại hỷ, đại xả! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh thế gian, hoặc xuất thế gian của đại từ là đại Bồ-tát; chính cái danh thế gian, hoặc xuất thế gian của đại bi, đại hỷ, đại xả là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh tạp nhiễm, hoặc thanh tịnh của đại từ chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh tạp nhiễm, hoặc thanh tịnh của đại bi, đại hỷ, đại xả chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc tạp nhiễm, thanh tịnh của đại từ; hoặc tạp nhiễm, thanh tịnh của đại bi, đại hỷ, đại xả, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh tạp nhiễm, thanh tịnh của đại từ và cái danh tạp nhiễm, thanh tịnh của đại bi, đại hỷ, đại xả! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh tạp nhiễm, hoặc thanh tịnh của đại từ là đại Bồ-tát; chính cái danh tạp nhiễm, hoặc thanh tịnh của đại bi, đại hỷ, đại xả là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh thuộc sanh tử, hoặc thuộc Niết-bàn của đại từ chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh thuộc sanh tử, hoặc thuộc Niết-bàn của đại bi, đại hỷ, đại xả chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc thuộc sanh tử, thuộc Niết-bàn của đại từ; hoặc thuộc sanh tử, thuộc Niết-bàn của đại bi, đại hỷ, đại xả, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh thuộc sanh tử, thuộc Niết-bàn của đại từ và cái danh thuộc sanh tử, thuộc Niết-bàn của đại bi, đại hỷ, đại xả! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh thuộc sanh tử, hoặc thuộc Niết-bàn của đại từ là đại Bồ-tát; chính cái danh thuộc sanh tử, hoặc thuộc Niết-bàn của đại bi, đại hỷ, đại xả là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh tại nội, tại ngoại, hoặc tại lưỡng gian của đại từ chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh tại nội, tại ngoại, hoặc tại lưỡng gian của đại bi, đại hỷ, đại xả chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc tại nội, tại ngoại, tại lưỡng gian của đại từ; hoặc tại nội, tại ngoại, tại lưỡng gian của đại bi, đại hỷ, đại xả, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh tại nội, tại ngoại, tại lưỡng gian của đại từ và cái danh tại nội, tại ngoại, tại lưỡng gian của đại bi, đại hỷ, đại xả! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh tại nội, tại ngoại, hoặc tại lưỡng gian của đại từ là đại Bồ-tát; chính cái danh tại nội, tại ngoại, hoặc tại lưỡng gian của đại bi, đại hỷ, đại xả là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh khả đắc, hoặc bất khả đắc của đại từ chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh khả đắc, hoặc bất khả đắc của đại bi, đại hỷ, đại xả chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc khả đắc, bất khả đắc của đại từ; hoặc khả đắc, bất khả đắc của đại bi, đại hỷ, đại xả, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh khả đắc, bất khả đắc của đại từ và cái danh khả đắc, bất khả đắc của đại bi, đại hỷ, đại xả! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh khả đắc, hoặc bất khả đắc của đại từ là đại Bồ-tát; chính cái danh khả đắc, hoặc bất khả đắc của đại bi, đại hỷ, đại xả là đại Bồ-tát?

Lại nữa, Thiện Hiện! Ngươi quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh ba mươi hai tướng đại sĩ chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh tám mươi vẻ đẹp kèm theo chẳng phải là đại Bồ-tát?

Cụ thọ Thiện Hiện bạch: Bạch Thế Tôn! Hoặc ba mươi hai tướng đại sĩ; hoặc tám mươi vẻ đẹp kèm theo, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh ba mươi hai tướng đại sĩ và cái danh tám mươi vẻ đẹp kèm theo! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh ba mươi hai tướng đại sĩ là đại Bồ-tát; chính cái danh tám mươi vẻ đẹp kèm theo là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh thường, hoặc vô thường của ba mươi hai tướng đại sĩ chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh thường, hoặc vô thường của tám mươi vẻ đẹp kèm theo chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc thường, vô thường của ba mươi hai tướng đại sĩ; hoặc thường, vô thường của tám mươi vẻ đẹp kèm theo, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh thường, vô thường của ba mươi hai tướng đại sĩ và cái danh thường, vô thường của tám mươi vẻ đẹp kèm theo! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh thường, hoặc vô thường của ba mươi hai tướng đại sĩ là đại Bồ-tát; chính cái danh thường, hoặc vô thường của tám mươi vẻ đẹp kèm theo là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh lạc, hoặc khổ của ba mươi hai tướng đại sĩ chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh lạc, hoặc khổ của tám mươi vẻ đẹp kèm theo chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc lạc, khổ của ba mươi hai tướng đại sĩ; hoặc lạc, khổ của tám mươi vẻ đẹp kèm theo, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh lạc, khổ của ba mươi hai tướng đại sĩ và cái danh lạc, khổ của tám mươi vẻ đẹp kèm theo! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh lạc, hoặc khổ của ba mươi hai tướng đại sĩ là đại Bồ-tát; chính cái danh lạc, hoặc khổ của tám mươi vẻ đẹp kèm theo là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh ngã, hoặc vô ngã của ba mươi hai tướng đại sĩ chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh ngã, hoặc vô ngã của tám mươi vẻ đẹp kèm theo chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc ngã, vô ngã của ba mươi hai tướng đại sĩ; hoặc ngã, vô ngã của tám mươi vẻ đẹp kèm theo, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh ngã, vô ngã của ba mươi hai tướng đại sĩ và cái danh ngã, vô ngã của tám mươi vẻ đẹp kèm theo! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh ngã, hoặc vô ngã của ba mươi hai tướng đại sĩ là đại Bồ-tát; chính cái danh ngã, hoặc vô ngã của tám mươi vẻ đẹp kèm theo là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh tịnh, hoặc bất tịnh của ba mươi hai tướng đại sĩ chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh tịnh, hoặc bất tịnh của tám mươi vẻ đẹp kèm theo chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc tịnh, bất tịnh của ba mươi hai tướng đại sĩ; hoặc tịnh, bất tịnh của tám mươi vẻ đẹp kèm theo, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh tịnh, bất tịnh của ba mươi hai tướng đại sĩ và cái danh tịnh, bất tịnh của tám mươi vẻ đẹp kèm theo! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh tịnh, hoặc bất tịnh của ba mươi hai tướng đại sĩ là đại Bồ-tát; chính cái danh tịnh, hoặc bất tịnh của tám mươi vẻ đẹp kèm theo là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh không, hoặc bất không của ba mươi hai tướng đại sĩ chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh không, hoặc bất không của tám mươi vẻ đẹp kèm theo chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc không, bất không của ba mươi hai tướng đại sĩ; hoặc không, bất không của tám mươi vẻ đẹp kèm theo, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh không, bất không của ba mươi hai tướng đại sĩ và cái danh không, bất không của tám mươi vẻ đẹp kèm theo! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh không, hoặc bất không của ba mươi hai tướng đại sĩ là đại Bồ-tát; chính cái danh không, hoặc bất không của tám mươi vẻ đẹp kèm theo là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh hữu tướng, hoặc vô tướng của ba mươi hai tướng đại sĩ chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh hữu tướng, hoặc vô tướng của tám mươi vẻ đẹp kèm theo chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc hữu tướng, vô tướng của ba mươi hai tướng đại sĩ; hoặc hữu tướng, vô tướng của tám mươi vẻ đẹp kèm theo, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh hữu tướng, vô tướng của ba mươi hai tướng đại sĩ và cái danh hữu tướng, vô tướng của tám mươi vẻ đẹp kèm theo! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh hữu tướng, hoặc vô tướng của ba mươi hai tướng đại sĩ là đại Bồ-tát; chính cái danh hữu tướng, hoặc vô tướng của tám mươi vẻ đẹp kèm theo là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh hữu nguyện, hoặc vô nguyện của ba mươi hai tướng đại sĩ chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh hữu nguyện, hoặc vô nguyện của tám mươi vẻ đẹp kèm theo chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc hữu nguyện, vô nguyện của ba mươi hai tướng đại sĩ; hoặc hữu nguyện, vô nguyện của tám mươi vẻ đẹp kèm theo, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh hữu nguyện, vô nguyện của ba mươi hai tướng đại sĩ và cái danh hữu nguyện, vô nguyện của tám mươi vẻ đẹp kèm theo! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh hữu nguyện, hoặc vô nguyện của ba mươi hai tướng đại sĩ là đại Bồ-tát; chính cái danh hữu nguyện, hoặc vô nguyện của tám mươi vẻ đẹp kèm theo là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh tịch tịnh, hoặc bất tịch tịnh của ba mươi hai tướng đại sĩ chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh tịch tịnh, hoặc bất tịch tịnh của tám mươi vẻ đẹp kèm theo chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc tịch tịnh, bất tịch tịnh của ba mươi hai tướng đại sĩ; hoặc tịch tịnh, bất tịch tịnh của tám mươi vẻ đẹp kèm theo, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh tịch tịnh, bất tịch tịnh của ba mươi hai tướng đại sĩ và cái danh tịch tịnh, bất tịch tịnh của tám mươi vẻ đẹp kèm theo! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh tịch tịnh, hoặc bất tịch tịnh của ba mươi hai tướng đại sĩ là đại Bồ-tát; chính cái danh tịch tịnh, hoặc bất tịch tịnh của tám mươi vẻ đẹp kèm theo là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh viễn ly, hoặc bất viễn ly của ba mươi hai tướng đại sĩ chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh viễn ly, hoặc bất viễn ly của tám mươi vẻ đẹp kèm theo chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc viễn ly, bất viễn ly của ba mươi hai tướng đại sĩ; hoặc viễn ly, bất viễn ly của tám mươi vẻ đẹp kèm theo, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh viễn ly, bất viễn ly của ba mươi hai tướng đại sĩ và cái danh viễn ly, bất viễn ly của tám mươi vẻ đẹp kèm theo! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh viễn ly, hoặc bất viễn ly của ba mươi hai tướng đại sĩ là đại Bồ-tát; chính cái danh viễn ly, hoặc bất viễn ly của tám mươi vẻ đẹp kèm theo là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh hữu vi, hoặc vô vi của ba mươi hai tướng đại sĩ chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh hữu vi, hoặc vô vi của tám mươi vẻ đẹp kèm theo chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc hữu vi, vô vi của ba mươi hai tướng đại sĩ; hoặc hữu vi, vô vi của tám mươi vẻ đẹp kèm theo, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh hữu vi, vô vi của ba mươi hai tướng đại sĩ và cái danh hữu vi, vô vi của tám mươi vẻ đẹp kèm theo! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh hữu vi, hoặc vô vi của ba mươi hai tướng đại sĩ là đại Bồ-tát; chính cái danh hữu vi, hoặc vô vi của tám mươi vẻ đẹp kèm theo là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh hữu lậu, hoặc vô lậu của ba mươi hai tướng đại sĩ chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh hữu lậu, hoặc vô lậu của tám mươi vẻ đẹp kèm theo chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc hữu lậu, vô lậu của ba mươi hai tướng đại sĩ; hoặc hữu lậu, vô lậu của tám mươi vẻ đẹp kèm theo, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh hữu lậu, vô lậu của ba mươi hai tướng đại sĩ và cái danh hữu lậu, vô lậu của tám mươi vẻ đẹp kèm theo! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh hữu lậu, hoặc vô lậu của ba mươi hai tướng đại sĩ là đại Bồ-tát; chính cái danh hữu lậu, hoặc vô lậu của tám mươi vẻ đẹp kèm theo là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh sanh, hoặc diệt của ba mươi hai tướng đại sĩ chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh sanh, hoặc diệt của tám mươi vẻ đẹp kèm theo chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc sanh, diệt của ba mươi hai tướng đại sĩ; hoặc sanh, diệt của tám mươi vẻ đẹp kèm theo, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh sanh, diệt của ba mươi hai tướng đại sĩ và cái danh sanh, diệt của tám mươi vẻ đẹp kèm theo! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh sanh, hoặc diệt của ba mươi hai tướng đại sĩ là đại Bồ-tát; chính cái danh sanh, hoặc diệt của tám mươi vẻ đẹp kèm theo là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh thiện, hoặc phi thiện của ba mươi hai tướng đại sĩ chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh thiện, hoặc phi thiện của tám mươi vẻ đẹp kèm theo chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc thiện, phi thiện của ba mươi hai tướng đại sĩ; hoặc thiện, phi thiện của tám mươi vẻ đẹp kèm theo, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh thiện, phi thiện của ba mươi hai tướng đại sĩ và cái danh thiện, phi thiện của tám mươi vẻ đẹp kèm theo! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh thiện, hoặc phi thiện của ba mươi hai tướng đại sĩ là đại Bồ-tát; chính cái danh thiện, hoặc phi thiện của tám mươi vẻ đẹp kèm theo là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh hữu tội, hoặc vô tội của ba mươi hai tướng đại sĩ chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh hữu tội, hoặc vô tội của tám mươi vẻ đẹp kèm theo chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc hữu tội, vô tội của ba mươi hai tướng đại sĩ; hoặc hữu tội, vô tội của tám mươi vẻ đẹp kèm theo, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh hữu tội, vô tội của ba mươi hai tướng đại sĩ và cái danh hữu tội, vô tội của tám mươi vẻ đẹp kèm theo! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh hữu tội, hoặc vô tội của ba mươi hai tướng đại sĩ là đại Bồ-tát; chính cái danh hữu tội, hoặc vô tội của tám mươi vẻ đẹp kèm theo là đại Bồ-tát?

 
Quyển thứ 33
Hết

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/09/2015(Xem: 5981)
Tổ Phước Tường , húy thượng Thanh hạ Chánh, tự Quảng Đạt hiệu Phước Tường, thuộc dòng Lâm Tế Liễu Quán, đời thứ 41. Ngài sinh ngày rằm, tháng 5 năm Đinh Mão (1867) vào đời vua Tự Đức năm thứ 20, tại tỉnh Phú Yên. Tổ xuất thân là một nhà Nho từng dự thi Hương tại Bình Định. Năm Ất Dậu (1885), ngài cùng với tầng lớp thanh niên nho sĩ tích cực hưởng ứng phong trào Cần vương. Sau đó, ngài xuất gia với Tổ Hải Nhiểu -Thiên Ân tại chùa Khánh Long (Phú Yên). Ở đây một thời gian, ngài được bổn sư gởi đến tham học với các bậc thiền sư thạc đức đương thời ở Phú Yên như Tổ Pháp Hỷ (chùa Từ Quang), Tổ Trí Hải (chùa Thiên Thai Sơn Thạch).
08/09/2015(Xem: 36841)
Sister Chan Khong, Thich Nhat Hanh’s closest collaborator, told Lion’s Roar this morning that the 88-year-old Vietnamese Zen master is in hospital. Given his age, many of Thich Nhat Hanh’s friends and followers are concerned for his wellbeing, though details about his condition have yet to be shared.
08/09/2015(Xem: 6899)
Đây không phải chỉ là một sự tán dương ca ngợi, mà còn là những điều trân quý, người đời sau cần giữ gìn truyền tụng, nếu chúng ta hiểu rõ nghĩa của những chữ “ẩm thủy tư nguyên”là gì. Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây v.v… vốn là những câu tục ngữ mà người Việt chúng ta vẫn hay nhắc nhở đến hằng ngày, thì không có lý do gì để chúng ta quên ơn của những người đi trước đã dày công gầy dựng lên. Các nhà Bác Học như Albert Einstein có thuyết tương đối, Văn Hào Victor Hugo, định đề Eclik, định lý Archimet v.v… tất cả đều được mọi người biết đến và về sau nầy có những công trình được cầu chứng tại tòa án để không ai có thể phát hiện trùng lặp với tên tuổi của mình đã sáng chế. Thế nhưng cũng có nhiều công trình thế kỷ thuộc diện tâm linh, phi vật thể, thì chưa ai nghĩ đến điều nầy cả. Điều nầy cũng giống như bản quyền của một tác phẩm được độc quyền xử dụng, phát hành khi đã có khai báo với tòa án. Ở đây tôi muốn nhắc đến những công trình thế kỷ về sau, mà cố Hòa Thượng Thích Min
26/08/2015(Xem: 7731)
Ngày 16 tháng 5 vừa qua một trong số các nhà sư Phật giáo nổi tiếng nhất của Thái Lan, và cũng là một trong số các vị Thầy cuối cùng và khác thường của truyền thống "Tu Trong Rừng", là Luang Poh Koon vừa viên tịch. Luang Poh Koon thường được biểu trưng bởi hình ảnh một nhà sư ngồi chồm hổm tay cầm điếu thuốc lá, nhằm nhắc lại giây phút thật bất ngờ và đột ngột khi ông đạt được giác ngộ.
19/08/2015(Xem: 15490)
CÁO PHÓ TANG LỄ Hòa Thượng Thích Viên Diệu Nam mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật Môn đồ tứ chúng chúng con cung kính báo tin Thầy của chúng con là: Hòa Thượng Thích Viên Diệu. - Khai sáng chùa Thuyền Tôn - Montreal - Quebec và Tổ Đình Thuyền Tôn Hải Ngoại tại thành phố Cornwall, tỉnh bang Ontario, Canada. - Tổng Vụ Trưởng Vụ Cư Sĩ GHPGVNTN Hải Ngoại tại Canada. Đã thuận thế vô thường, thâu thần viên tịch vào lúc 22 giờ ngày 18 tháng 08 năm 2015 ( nhằm ngày 05/07/ Ất mùi) tại chùa Thuyền Tôn , Montreal. Trụ thế : 62 tuổi và 40 giới lạp. Lễ nhập quan sẽ được cử hành vào lúc 14 giờ ngày 25 tháng 08 năm 2015 (nhằm ngày 12/07/Ất mùi) tại nhà quàn LE REPOS SAINT FRANCOIS D”ASSISE và lễ cung nghinh Kim Quan an trí tại chùa Thuyền Tôn – Montreal vào lúc 17 giờ cùng ngày. Lễ viếng bắt đầu từ ngày 26 tháng 08 đến ngày 30 tháng 08 năm 2015. Lễ Di Quan được cử hành lúc 9 giờ sang ngày 31tháng 08 năm 2015. Kim Quan sẽ được nhập Bảo tháp tại khuôn viên Tổ Đình Thuyền T
01/08/2015(Xem: 7516)
Chúc Mừng Hoà thượng Thích Minh Dung
22/07/2015(Xem: 9030)
Hòa thượng họ Đỗ, huý Châu Lân, sinh năm 1927 (Đinh Mão) tại thôn Quan Quang, xã Nhơn Khánh, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Thân phụ là cụ ông Đỗ Hoạch, và thân mẫu là cụ bà Trần Thị Tú. Gia đình gồm năm người con, hai trai và ba gái; Hòa thượng Thích Đỗng Quán thứ ba, và Ngài là thứ tư. Gia đình Ngài đời đời thuần tín Tam bảo. Cha mất sớm, được mẹ chăm lo dạy dỗ. Với bẩm tánh thông minh và hiếu học, năm 11 tuổi Ngài thi đậu bằng Yếu lược. Việc này chưa xảy ra ở vùng quê của Ngài nên đích thân ông Lý trưởng đến thăm và chúc mừng. Đó là một vinh dự cho gia đình và quê hương Ngài lúc bấy giờ.
14/07/2015(Xem: 17840)
Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư (Ngày Về Nguồn 8) sẽ được tổ chức tại chùa Pháp Bảo – Sydney, Úc Châu vào cuối tháng 9 năm 2014. Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư (Ngày Về Nguồn 9) năm 2015 dự định sẽ được tổ chức tại chùa Khánh Anh - Evry, Pháp Quốc nhân lễ Khánh Thành chùa cũng như lễ Đại Tường của cố Hòa Thượng Thích Minh Tâm. Trong dịp này, chư Tăng Ni sẽ hội luận vào ngày thứ bảy 15.08.2015 như chương trình gửi kèm theo đây. Chư Tôn Đức cũng như quý Phật tử nào không tham dự được suốt chương trình các ngày Lễ thì xin mời chọn những ngày thích hợp để đến với Tăng đoàn nhằm nói lên tinh thần cộng trụ trong sinh hoạt Phật sự tại hải ngoại ngày nay. Kính mong chư Tôn Đức và quý vị Phật tử hồi báo cho Ban Tổ
12/07/2015(Xem: 12523)
Slideshow Ôn Minh Tâm, Người Trồng Sen Trên Tuyết Bài viết của TT Nguyên Tạng Diễn đọc: Tường Dinh, FM 97.4 www.quangduc.com
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]