Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

05. Ngữ lục

21/09/201214:40(Xem: 7049)
05. Ngữ lục

tran-nhan-tongTRẦN NHÂN TÔNG

CON NGƯỜI VÀ TÁC PHẨM
Tiến sĩ Lê Mạnh Thát
Nhà Xuất Bản TP. Hồ Chí Minh 1999

 

PHẦN II
TÁC PHẨM TRẦN NHÂN TÔNG


NGỮ LỤC

NÓI CHUYỆN VỚI SÀI THUNG (1278)

Tiên quân tôi qua đời. Tôi mới nối ngôi. Thiên sứ đến mở đọc chiếu thư, khiến tôi sợ vui lẫn lộn ở trong lòng. Trộm nghe chúa nước Tống bé nhỏ, mà thiên tử thương xót, còn phong cho tước công, thì đối với tiểu quốc tất cũng được thêm lòng thương xót. Xưa có bảo sáu việc, đã nhờ ơn tha miễn. Còn lễ tự thân đến chầu thì tôi sinh trưởng thâm cung, không tập cưỡi ngựa, không quen phong thổ, sợ chết dọc đường. Em tôi từ thái úy trở xuống cũng đều thế cả.
Thiên sứ trở về, xin kính cẩn dâng biểu bày tỏ lòng thành, cùng cống vật lạ.

NÓI CHUYỆN VỚI TRƯƠNG LẬP ĐẠO (1291)

Bản quốc quy phụ Thiên triều ba mươi năm nay, lòng thờ bề trên chưa ngày nào có chút xao lãng, lễ cống hàng năm chưa từng thiếu sót. Kể từ đời ông, rồi tới cha, cho đến ngày nay, trước sau một lối.

Nhiều lần tiếp được chiếu vời, chỉ vì đau yếu không thể vào chầu, đến nỗi Thánh thượng nổi giận, dấy quân sang đánh, khiến cho sinh linh nước tôi bị giết hại, lăng mộ bị bới đào, chùa chiền bị đốt phá, cây cối bị chặt đẵn không thể kể xiết. Bản quốc chẳng có tội tình gì mà phải chịu nạn lớn như vậy.

Chiếu thư của thiên tử lần nào cũng nói nước tôi có tội giết quốc thúc, đuổi sứ giả, chống cự quân thiên triều, tội ấy đến nay chưa thể tha, nhưng quốc thúc tôi vốn do tiên vương tôi sai sang chầu “Thiên tử” để thay mặt giải bày, “Thiên tử” lại phong quốc thúc làm vương, khiến cho quốc thúc tôi tự hãi không biết tránh đi đâu. Chẳng phải nước tôi hại quốc thúc mà quốc thúc tự trốn ra miền Hải Nam, người trong tông tộc cầm quân nghênh chiến, điều ấy quả thực tôi không hề biết vậy.

Duy một việc không sang chầu là vì tham sống sợ chết chứ không có ý gì khác; xa ngoài vạn dặm, đường đất gian nguy, chướng khí núi non, không quen thủy thổ, nếu chết ở giữa đường phỏng có ích gì cho “thượng quốc” đâu? Liền mấy năm nay, lễ cống không thiếu sót, cẩn thận thờ người trên, phỏng có thiệt gì cho “thượng quốc” đâu? Tâm tình đó của người dưới không được đề đạt đến người trên vậy.

Nay thiên sứ sang đây, mong được kể rõ nỗi oan của bản quốc, để ngài về kinh tâu bày trước “thiên tử”. “Khắp cả gầm trời, chẳng đâu không phải đất nhà vua; khắp các bến bờ trên cõi đất, chẳng ai không phải bề tôi nhà vua. Cả nước Nam này đã là dân của “Thiên tử” thì lại càng không có chí gì khác. “Thiên tử” coi bốn bể là nhà, nước tôi tuy không sang chầu được thì cũng vẫn ở trong lãnh vực ấy, vẫn là bề tôi của xã tắc, điều này duy trời đất biết cho thôi.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/11/2023(Xem: 3970)
Cáo Phó Tang Lễ Hòa Thượng Thích Thiện Huệ vừa viên tịch tại Chùa Long Thọ, Long Khánh, Đồng Nai
29/10/2023(Xem: 11257)
Như quý vị đã biết, trước bệnh tình nguy ngập của Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ, chúng tôi, những pháp lữ và những người học trò trực tiếp hay gián tiếp thọ nhận sự giáo huấn của Người, đã cố gắng trong một thời gian rất ngắn để thực hiện tập Kỷ Yếu này. Do hạn chế về thời gian, Kỷ Yếu chỉ là một tuyển tập đơn sơ gồm những sáng tác văn thơ, nhạc, họa, của chư Tôn Đức và văn thi hữu nhằm biểu lộ niềm tri ân đối với bậc Thầy lãnh đạo nòng cốt còn lại của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, một học giả Phật học uyên thâm hiếm có của Phật giáo Việt Nam. Và cũng chính từ giới hạn đó, chúng tôi đã không kịp nhận được đầy đủ bài vở của chư Tôn Đức, văn thi hữu cùng quý Phật tử có lòng quý kính gửi dâng Hòa thượng Tuệ Sỹ.
27/10/2023(Xem: 2631)
Hòa thượng pháp danh Trí Độ, hiệu Hồng Chân, thế danh Lê Kim Ba, sinh ngày 15 tháng 12 năm 1894 tại thôn Phổ Trạch, xã Kỳ Sơn, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Sinh ra trong một gia đình Nho học, lúc thiếu thời Ngài học chữ Nho và năm 18 tuổi học trường Sư phạm. Với sở học rất uyên thâm, và lòng mến mộ đạo Phật, Ngài đi sâu vào nghiên cứu giáo lý và trở thành một vị học Phật lỗi lạc. Năm 1920, Ngài bắt đầu giảng dạy Phật pháp tại Bình Định và là một trong những bậc đống lương cho phong trào chấn hưng Phật giáo tại tỉnh nhà.
12/10/2023(Xem: 2811)
Sinh thời, Thầy có chí nguyện chuyên tu thiền định. Khởi đầu là phát tâm nhập thất tịnh tu tại núi rừng Vạn Giã, Khánh Hòa vào năm 1972. Những năm về sau, dù bộn bề Phật sự nhưng Thầy vẫn an nhiên với pháp hành thiền và các pháp tu tương hỗ khác. Trong phương châm giáo dục mà Thầy đã đề xuất, gồm Học lý – Quán chiếu – Tổ chức cũng phần nào biểu lộ chủ trương cân đối giữa pháp học và pháp hành. Thân mang bệnh duyên, sở tật thường đeo đẳng, nhưng nhờ tu tập tinh cần, Thầy đã vượt lên nỗi đau thân thể để chu toàn Phật sự.
18/09/2023(Xem: 3302)
Niềm vui sống đời dâng hiến (vần thơ kính mừng khánh tuế lần thứ 69 Hòa Thượng Viện Chủ Tu Viện Quảng Đức Thích Thông Mẫn, 18/9/2023), Có thể… chính lối sống mình, làm thức tỉnh ? Bao người thoát ra giấc ngủ mê lầm Tự tin độc lập hơn với bản thân Vì cuộc đời không hề có những định luật, Cũng như giá trị một người không đo lường bằng tiêu chuẩn thiết lập !
04/08/2023(Xem: 3692)
Giáo lý Thượng Thừa (bài giảng của HT Thích Thanh Từ)
04/08/2023(Xem: 5854)
36- Tiểu Sử Ni Trưởng Thích Nữ Như Thanh (1911-1999)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]