Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nghiên cứu Trần Nhân Tông

09/04/201314:14(Xem: 15613)
Nghiên cứu Trần Nhân Tông

 

TRẦN NHÂN TÔNG
CON NGƯỜI & TÁC PHẨM

Tiến sĩ Lê Mạnh Thát

Nhà Xuất Bản TP.HC1999

--o0o--

Trannhantong_lemanhthat

Tựa

Vua Trần Nhân Tông là một vị anh hùng dân tộc, có những đóng góp to lớn, nhiều mặt cho đất nước, cho lịch sử. Vua đã trực tiếp lãnh đạo quân và dân nước ta, tập hợp được những nhà quân sự tài giỏi, huy động được tiềm lực của toàn dân, đánh thắng đội quân hung hãn, thiện chiến nhất thời bấy giờ, làm nên những chiến công oanh liệt Hàm Tử, Chương Dương, Bạch Đằng, Tây Kết lẫy lừng, đưa dân tộc ta lên đỉnh cao của thời đại. Không những thế, vua đã mở rộng biên cương của tổ quốc, đặt nền móng vững chắc cho sự nghiệp nam tiến hoành tráng của dân tộc, mà con cháu hôm nay và mai sau mãi mãi ghi nhớ và biết ơn.

Thêm vào đó, nền văn hóa Việt Nam thời đại vua Trần Nhân Tông đã xuất hiện hai sự kiện có ý nghĩa hết sức trọng đại. Thứ nhất là việc dùng tiếng Việt như một ngôn ngữ hành chánh chính thức của triều đình cùng với tiếng Hán.

Đây là lần đầu tiên việc sử dụng tiếng Việt đã được ghi lại bằng minh văn. Các triều đại trước chắc chắn đã ít nhiều dùng tiếng Việt, nhưng cho đến nay ta không có bất cứ một xác minh nào. Chính dưới thời vua Nhân Tông, mà một sự kiện như thế đã chính thức được chép lại. Phải nói rằng, tiếng Việt sử dụng chính thức này đã tạo điều kiện cho sự ra đời một loạt các tác phẩm văn học tiếng Việt từ Tiều Ẩn quốc ngữ thi tập của Chu Văn An, cho đến bản dịch Kinh Thi của Hồ Quí Ly, cùng các bài thơ của Nguyễn Biểu, Trần Trùng Quang, nhà sư chùa An Quốc. Đặc biệt là Quốc Âm thi tập của Nguyễn Trãi và bản dịch kinh Phật thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng và Phật thuyết báo phụ mẫu ân trọng tiếng Việt xưa nhất hiện còn, có thể là của thiền sư Viên Thái.

Sự kiện thứ hai là việc vua Trần Nhân Tông đã thành lập dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử thuần túy Việt Nam với chủ trương Cư trần lạc đạo. Triều vua Trần Nhân Tông có những biến động chính trị, quân sự to lớn qua việc hai lần đánh thắng quân xâm lược Nguyên Mông và việc sát nhập hai châu Ô, Lý vào bản đồ Đại Việt, cùng những biêện động học thuật với việc sử dụng tiếng Việt như một ngôn ngữ chính thức cùng với tiếng Hán, thì tất nhiên phải có những biến động về tư tưởng. Giữa những biến động này chứng tỏ có quan hệ biện chứng. Không thể có biến động này xảy ra mà không kéo theo một biến động khác xuất hiện.

Chính từ những biến động đó, mà dòng thiền Trúc Lâm ra đời, không những làm nền tảng cho sự phát triển Phật giáo Việt Nam mấy trăm năm tiếp theo, mà còn tạo tiền đề cho sự nghiệp nam tiến của dân tộc trong mấy trăm năm ấy.

Không phải ngẫu nhiên vị sáng tổ của phái Thảo Đường là vua Lý Thánh Tông mở đầu cho sự nghiệp Nam tiến vào năm 1069. Rồi vua Trần Nhân Tông đặt nền móng cho sự nghiệp đó với việc thành lập hai châu Thuận và Hóa. Và gần đúng 400 năm sau, Bồ tát giới Hưng Long Nguyễn Phúc Chu đã chính thức sai tướng Nguyễn Hữu Cảnh đi thiết lập thành phố Sài Gòn và gầy dựng Nam Bộ thành một bộ phận không thể phân ly của tổ quốc Việt Nam. Phải có một lý luận đằng sau những người con ưu tú này của dân tộc. Vì Cư trần lạc đạo phú của vua Trần Nhân Tông được bảo tồn qua các truyền bản lưu giữ trong các tự viện của dòng thiền Trúc Lâm, lần đầu tiên ta có một văn bản để nghiên cứu cơ sở lý luận vừa nói.

Sự nghiệp văn trị và võ công của vua Trần Nhân Tông vĩ đại như thế. Trải qua 700 năm lịch sử, sự nghiệp này đã được nhiều lần đánh giá và ca ngợi, từ những người đồng thời như Trương Hán Siêu, Trần Minh Tông, Phạm Sư Mạnh cho đến những người về sau như Nguyễn Trãi, Ngô Sỹ Liên, Lê Quí Đôn, Ngô Thì Nhiệm v.v Và sự nghiệp văn học và tác phẩm của vua Trần Nhân Tông cũng đã từng bước được sưu tập như Việt âm thi tập, Toàn Việt thi lục, Tam tổ thực lục,... Nhưng cho đến nay, trong công tác sưu tập này vẫn còn có những thiếu sót. Chẳng hạn toàn bộ các văn thư ngoại giao do vua Trần Nhân Tông viết cho vua quan nhà Nguyên vẫn chưa được thu thập và công bố đầy đủ, tối thiểu là trong giới hạn của những nguồn tư liệu hiện tại bảo lưu và cho phép.

Chúng tôi, do thế, đề nghị giới thiệu lại sự nghiệp võ công và văn trị cùng những tác phẩm văn học, mà vua Trần Nhân Tông đã để lại cho chúng ta đến ngày hôm nay. Toàn tập Trần Nhân Tông ra đời là một thể hiện nỗ lực ấy.

Toàn tập này được chia làm hai phần. Phần đầu giới thiệu tổng quát sự nghiệp võ công và văn trị qua 9 chương nghiên cứu từng vấn đề, từ tuổi trẻ cho đến vai trò nhà vua trong hai cuộc chiến tranh 1285 và 1288, cũng như trong việc mở mang bờ cõi, sử dụng tiếng Việt và thành lập dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử. Phần hai công bố các tác phẩm văn học từ thơ phú, văn xuôi, bài giảng, ngữ lục cho đến các văn thư ngoại giao, nhằm cung cấp tư liệu cho những ai quan tâm nghiên cứu nhiều mặt về lịch sử Việt Nam nói chung và bản thân vua Trần Nhân Tông nói riêng.

Cuối cùng, để cung cấp tài liệu tham khảo và kiểm soát, chúng tôi cho in lại toàn bộ các văn bản chữ Hán và Quốc âm, mà chúng tôi sử dụng để phiên âm hay dịch nghĩa. Trong trường hợp có nhiều bản khác nhau, chúng tôi chọn những bản xưa nhất hiện có làm bản đáy và cho in, còn các bản khác thì được dùng làm khảo dị.

Toàn tập này về cơ bản hoàn thành vào năm 1977, nhưng đến nay mới được công bố trọn vẹn. Tuy vậy, chỉ có một điều đáng tiếc là trong số các tác phẩm của vua Trần Nhân Tông do chúng tôi sưu tầm được trong những năm 1974-1975 và trước đó, thì trong lần công bố này thiếu mất bản dịch chú Lăng Nghiêm do Bồ Đề Thất Lỡ (Bodhiri) truyền đạt, Bảo Sát bút thọ và vua Trần Nhân Tông nhuận sắc. Đây có thể nói là một trong những bản dịch cuối cùng từ tiếng Phạn ra tiếng Hán tại nước ta và của Viễn Đông và có sự tham gia của nhà vua.

Bản chúng tôi tìm thấy tại chùa Từ Quang tỉnh Phú Yên là một bản in thời Cảnh Hưng không còn nguyên vẹn lắm.

Những trang đầu có lời tựa đã bị mất, chỉ còn tờ cuối. Còn năm đệ chú Lăng Nghiêm thì bốn đệ đầu còn nguyên, đệ cuối cùng bị rách và chỉ còn đoạn phiến. Về phần Thập chú cũng bị mất. Sau mỗi cụm từ Phạn in cỡ chữ lớn có hai hàng chữ Hán dịch nghĩa in cỡ chữ nhỏ. Rất tiếc bản này đã bị thất lạc trong năm 1984. Chúng tôi hy vọng những ai đang giữ bản in ấy, vì lợi ích chung của nền học thuật nước nhà, xin công bố, để làm tư liệu nghiên cứu cho việc tìm hiểu không những chính các đóng góp của vua Trần Nhân Tông đối với dân tộc và Phật giáo, mà còn lịch sử văn hóa và tư tưởng Việt Nam nói chung.

Vạn Hạnh
Tiết trùng dương năm Kỷ Mão
Lê Mạnh Thát


---o0o---
Chân thành Đạo hữu Tâm Diệu đã gởi tặng phiên bản điện tử tập sách này
(Trang nhà Quảng Đức, 02/2002)
Trình bày : Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/11/2023(Xem: 4022)
Cáo Phó Tang Lễ Hòa Thượng Thích Thiện Huệ vừa viên tịch tại Chùa Long Thọ, Long Khánh, Đồng Nai
29/10/2023(Xem: 11369)
Như quý vị đã biết, trước bệnh tình nguy ngập của Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ, chúng tôi, những pháp lữ và những người học trò trực tiếp hay gián tiếp thọ nhận sự giáo huấn của Người, đã cố gắng trong một thời gian rất ngắn để thực hiện tập Kỷ Yếu này. Do hạn chế về thời gian, Kỷ Yếu chỉ là một tuyển tập đơn sơ gồm những sáng tác văn thơ, nhạc, họa, của chư Tôn Đức và văn thi hữu nhằm biểu lộ niềm tri ân đối với bậc Thầy lãnh đạo nòng cốt còn lại của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, một học giả Phật học uyên thâm hiếm có của Phật giáo Việt Nam. Và cũng chính từ giới hạn đó, chúng tôi đã không kịp nhận được đầy đủ bài vở của chư Tôn Đức, văn thi hữu cùng quý Phật tử có lòng quý kính gửi dâng Hòa thượng Tuệ Sỹ.
27/10/2023(Xem: 2767)
Hòa thượng pháp danh Trí Độ, hiệu Hồng Chân, thế danh Lê Kim Ba, sinh ngày 15 tháng 12 năm 1894 tại thôn Phổ Trạch, xã Kỳ Sơn, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Sinh ra trong một gia đình Nho học, lúc thiếu thời Ngài học chữ Nho và năm 18 tuổi học trường Sư phạm. Với sở học rất uyên thâm, và lòng mến mộ đạo Phật, Ngài đi sâu vào nghiên cứu giáo lý và trở thành một vị học Phật lỗi lạc. Năm 1920, Ngài bắt đầu giảng dạy Phật pháp tại Bình Định và là một trong những bậc đống lương cho phong trào chấn hưng Phật giáo tại tỉnh nhà.
12/10/2023(Xem: 2863)
Sinh thời, Thầy có chí nguyện chuyên tu thiền định. Khởi đầu là phát tâm nhập thất tịnh tu tại núi rừng Vạn Giã, Khánh Hòa vào năm 1972. Những năm về sau, dù bộn bề Phật sự nhưng Thầy vẫn an nhiên với pháp hành thiền và các pháp tu tương hỗ khác. Trong phương châm giáo dục mà Thầy đã đề xuất, gồm Học lý – Quán chiếu – Tổ chức cũng phần nào biểu lộ chủ trương cân đối giữa pháp học và pháp hành. Thân mang bệnh duyên, sở tật thường đeo đẳng, nhưng nhờ tu tập tinh cần, Thầy đã vượt lên nỗi đau thân thể để chu toàn Phật sự.
18/09/2023(Xem: 3370)
Niềm vui sống đời dâng hiến (vần thơ kính mừng khánh tuế lần thứ 69 Hòa Thượng Viện Chủ Tu Viện Quảng Đức Thích Thông Mẫn, 18/9/2023), Có thể… chính lối sống mình, làm thức tỉnh ? Bao người thoát ra giấc ngủ mê lầm Tự tin độc lập hơn với bản thân Vì cuộc đời không hề có những định luật, Cũng như giá trị một người không đo lường bằng tiêu chuẩn thiết lập !
04/08/2023(Xem: 3752)
Giáo lý Thượng Thừa (bài giảng của HT Thích Thanh Từ)
04/08/2023(Xem: 5963)
36- Tiểu Sử Ni Trưởng Thích Nữ Như Thanh (1911-1999)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]