Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

1. Phương pháp diễn giảng

05/06/201112:01(Xem: 7612)
1. Phương pháp diễn giảng

BÓNG ÁO NÂU
TẬP SÁCH VỀ CUỘC ĐỜI THƯỢNG TỌA THÍCH CHƠN THANH
Biên tập: Minh Thuận - Huệ Nghiêm - Nhuận Liên

Phần I:
Những bài giảng của thầy

Phương pháp diễn giảng

Những kinh nghiệm giảng dạy Phật pháp dành cho tăng ni sinh ở các lớp giảng sư

Hôm nay tôi xin chia sẻ với các thầy cô một số phương pháp giảng dạy giáo lý mà tôi đã học hỏi đúc kết từ kinh nghiệm của các vị giảng sư đi trước tự bản thân rút ra qua bao nhiêu năm đứng trên bục giảng.

Điều đầu tiên tôi muốn nói với các thầy cô: Đối với người đời thì dạy học là một nghề nghiệp, một sự nghiệp, nhưng đối với tu sĩ chúng ta thì giảng dạy giáo lý là một bổn phận, một nhiệm vụ thiêng liêng. Đứng trên bục giảng, chúng ta phải luôn tâm niệm vị tha vì đạo, không cầu danh lợi cá nhân. Giáo lý tối thượng là của Đấng Thế Tôn chứng ngộ, chư vị Tổ sư kết tập, truyền thừa, chúng ta chỉ là người giữ gìn, thắp nối ngọn đèn Chánh pháp. Ý thức được nhiệm vụ quan trọng và thiêng liêng của mình một cách thấu đáo thì chúng ta mới có thể hoàn thành tốt được phần nào bổn phận của một sứ giả Như Lai.

A. NHỮNG BƯỚC CHUẨN BỊ:

I. Am tường giáo lý:

1. Hiểu đúng:

Hiểu đúng giáo lý là điều tối thiết. Xưa có câu chuyện một vị tăng vì hiểu và trả lời sai về nhân quả mà phải đọa năm trăm kiếp làm chồn. Làm một giảng sư, nếu hiểu và giảng sai giáo lý thì đưa đến hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho bản thân và cho biết bao người. Do vậy, phải trang bị cho mình một sự vững vàng về giáo lý. Phải tìm hiểu thật cặn kẽ, rốt ráo, nếu có điểm gì còn nghi ngờ, chưa rõ. Tuyệt đối không được mập mờ, dễ dãi. Đối với kinh tạng phải hết sức cẩn thận, nghiên cứu, đối chiếu kỹ lưỡng về mặt từ ngữ khi trích dẫn, sai một li đi một dặm. Ngày xưa Tổ Đạt Ma chủ trương bất lập văn tự một phần cũng là ngụ ý răn nhắc người sau phải hết sức cẩn trọng đối với sự truyền đạt giáo lý. Đối với chân nghĩa giáo lý phải coi trọng còn hơn sinh mạng của mình. Không qua loa dễ dãi, khế lý khế cơ tuỳ tiện.

2. Hiểu sâu, hiểu rộng:

Người giảng sư cần có kiến thức về giáo lý sâu sắc. Không chỉ trong phạm vi chương trình, đề tài của mình giảng dạy mà phải mở rộng và nâng cao, để trong quá trình giảng ta có sự so sánh, đối chiếu, có như vậy thì bài giảng mới sâu sắc, sáng tỏ. Kiến thức sâu rộng mới có thể trả lời được ngay cả những câu hỏi ngoài bài học nhưng có hỗ trợ, liên quan đến bài học khi người nghe tham hỏi, nếu không trả lời được, ấp úng lờ mờ hoặc trả lời sai thì sẽ mang lại sự hoài nghi, thất vọng, mất niềm tin ở người nghe. Muốn hiểu sâu hiểu rộng giáo lý phải đọc và tham khảo nhiều tài liệu sách vở đông tây kim cổ. Đọc nhiều các luận giải, quan điểm của các tông phái, trường phái để có sự so sánh đối chiếu, sáng tỏ vấn đề.

Một vấn đề rất quan trọng nhất để hiểu sâu giáo lý là phải “hành thâm” giáo lý. Nếu không tu tập để có sự chứng nghiệm từ bản thân thì không thể hiểu sâu sắc giáo lý được.

3. Tuyệt đối tuân thủ, nhất quán:

Đối với Chánh pháp không được tự ý thêm thắt lý giải theo cách hiểu, quan niệm của riêng mình. Giảng giáo lý không thể chấp nhận năm nay các thầy giảng như thế này, năm sau lại giảng như thế khác cho một vấn đề, đương nhiên là tuỳ theo trình độ cao thấp mà gia giảm mức độ nông sâu, nhưng cái căn bản là phải nhất quán. Đối với ngành giáo dục nước ta hiện nay, năm nay dạy thế này, năm tới có thể sẽ phải dạy thế khác, bởi giáo dục bây giờ luôn được cải cách để cập nhật với sự tiến bộ của khoa học, xã hội và tâm thế của con người hiện đại. Còn đối với giáo lý của Đức Thế Tôn mấy ngàn năm qua vẫn không thể đổi khác. Đó là chân lý tuyệt đối vĩnh hằng. Người tu có thể khế lý khế cơ áp dụng giáo lý phù hợp với căn cơ của mình, với hoàn cảnh hiện tại để tu, nhưng nền tảng căn bản của giáo lý không thể thay đổi hay hiểu khác đi được.

II. Trang bị kiến thức xã hội:

Người giảng sư cần trao dồi kiến thức xã hội, nếu quá lạc hậu so với thời cuộc thì không nắm bắt được tâm lý, mối quan tâm của người nghe, bài giảng sẽ kém sức hấp dẫn vì thiếu thực tế. Thậm chí phải biết sơ lược, cơ bản về các tôn giáo khác để có tầm nhìn bao quát. Cần có sự cảm thụ, hiểu biết về văn học nghệ thuật để dẫn chứng cho bài giảng tươi mát hơn. Những bài kệ, bài thơ có chủ đề Phật giáo nếu được trích dẫn phù hợp sẽ mang lại hiệu quả lý thú, dễ nhớ cho người nghe. Đức Phật ngày xưa đã áp dụng phương pháp này rất tuyệt vời, hiệu quả. Hầu hết các bài kinh ngài thuyết đều có những câu kệ dễ nhớ mà sâu sắc, độc đáo, tầng tầng ý nghĩa.

III. Chuẩn bị bản thân:

1. Tu tập: Một giảng sư Phật học phải có thực tu. Giảng giáo lý mà không có kinh nghiệm tu tập sẽ chỉ là những lời nói suông, thiếu tính thực tiễn, thuyết phục.

2. Trau dồi giới đức: Phải luôn giữ gìn giới đức oai nghi nghiêm nhặt, vì khi đứng trên bục giảng mà bản thân không làm cho người nghe tin tưởng, thân giáo không có thì khẩu giáo cũng không hiệu quả.

3. Sức khoẻ: Rất cần thiết cho việc giảng dạy, không thể giảng tốt nếu bệnh cảm, uể oải, giọng khan…

IV. Chuẩn bị đề tài:

1. Nếu giảng ở các trường phật học thì chương trình dạy đã có sẵn, ta cứ tập trung nghiên cứu, đầu tư cho bài giảng của mình thật kỹ.

2. Nếu giảng ở các đạo tràng phật tử, các buổi bát quan trai, các khoá tu v.v… thì cần sắp xếp các đề tài, chủ đề một cách có trình tự từ cơ bản đến nâng cao, để người nghe nơi ấy tuy nghe ta giảng nhiều lần vẫn không bị lập lại, nhàm chán. Không tuỳ tiện hứng đâu giảng đó; thiếu sự xuyên suốt, khoa học thì giảng một thời gian lâu là bí đề tài, không biết giảng cái gì nữa.

3. Nếu là buổi thuyết pháp đột xuất ở một địa phương nào đó thì phải nghiên cứu tìm hiểu phong tục tập quán thói quen sinh hoạt, trình độ, mối quan tâm của thính giả nơi đó mà chọn đề tài phù hợp.

V. Chuẩn bị giáo án:

- Soạn giáo án chi tiết cẩn thận, khoa học với ý thức rằng không chỉ dạy một lần, mà giáo án ấy có thể còn theo ta dạy dài lâu. Lưu giữ giáo án đầy đủ để sau này rút kinh nghiệm, sửa chữa, bổ sung. Giáo án cần bố cục hợp lý, trình bày rõ ràng khoa học, để khi giảng ta dễ theo dõi, và người nghe cũng có thể ghi chép dễ dàng.

B. NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý TRONG KHI GIẢNG:

I. Nội dung bài giảng:

1. Bám sát và nêu bật được chủ đề. Phân bố thời gian hợp lý cho các vấn đề chính, phụ, đừng để vấn đề chính thì chỉ nói qua loa, vấn đề phụ thì lại đào sâu, khai thác quá mức.

2. Khi dẫn chứng cần nêu những trường hợp khái quát, phổ biến, cập nhật. Dẫn chứng cần sâu sát, có tính thiết thực. Ưu tiên dẫn chứng những trường hợp lịch sử có thật. Dẫn chứng văn học nghệ thuật nên chọn những tác phẩm có ý nghĩa liên quan, bổ ích cho bài giảng, đừng lan man.

II. Hình thức thể hiện:

1. Giọng nói: Rõ ràng, không pha giọng, người vùng nào nói giọng vùng đó, không bắt chước, pha giọng sẽ trở thành ngọng nghịu, gượng ép. Tuy nhiên nếu giảng viên là người có giọng địa phương đặc biệt thì nên cố gắng phát âm rõ ràng, hạn chế dùng từ địa phương ít thông dụng. Âm điệu nhẹ nhàng, điềm đạm, không lên gân, không nói nhanh, nói hấp tấp.

2. Cử chỉ: Đúng mực, giữ oai nghi ung dung của một người tu. Ánh mắt thân thiện, hoà ái, nụ cười nhẹ nhàng, không cười to hết cỡ. Không huơ tay múa chân, đứng lên ngồi xuống, đi tới đi lui rối rít.

3. Thái độ: Khiêm cung, hoà nhã, nhân hậu. Luôn khởi tâm từ bi, quí mến mọi người để có sự thông cảm, đồng cảm, giao lưu giữa người nói và người nghe. Không nổi giận, áp đặt, chỉ trích người khác khi dẫn chứng, tránh các vấn đề nhạy cảm như chính trị, tôn giáo…

III. Phương pháp truyền đạt:

1. Theo trình tự:

a. Nhập đề giới thiệu: Phần mở đầu giới thiệu một buổi giảng rất quan trọng, ông bà ta nói: “đầu xuôi đuôi lọt” ngay từ lúc đầu ta phải gây được sự chú ý, hấp dẫn người nghe bằng cách giới thiệu rõ ràng, thông minh, làm cho thính giả cảm thấy bài giảng mà họ sắp nghe rất lý thú và bổ ích.

b. Triển khai nội dung: Sắp xếp khoa học từng đề mục, theo thứ tự từ thấp đến cao. Tóm ý, giải quyết gọn từng đề mục, không giảng đảo lộn, chồng chéo các vấn đề gây khó hiểu. Mỗi ý đều có dẫn chứng, lý giải rõ ràng cụ thể, không bày ra vấn đề rồi bỏ lửng, nói không đến nơi đến chốn, mập mờ, mơ hồ.

c. Kết luận vấn đề: Tóm tắt các ý chính, nói lên ý nghĩa, tầm quan trọng, vị trí của vấn đề trong đời sống tu tập cho mọi người. Rút ra bài học cụ thể, phương cách áp dụng.

2. Đặt câu hỏi: Tạo điều kiện để người nghe tham gia bày tỏ quan điểm, sự hiểu biết về vấn đề ta giảng; dựa vào đó ta biết mối quan tâm, mức độ tiếp thu của ngươi nghe mà điều chỉnh kịp thời. Không nên đặt câu hỏi quá khó, phải có gợi ý, giải thích.

IV. Những điều cần lưu ý:

1. Tạo không khí vui vẻ: Phải làm cho buổi giảng sinh động bằng cách tạo không khí vui vẻ. Đừng quá căng thẳng, ngột ngạt. Tuỳ theo đối tượng nghe giảng mà tạo sự giao lưu, thân mật. Khi pha trò phải biết chừng mực, bổ ích; không nói đùa quá trớn làm ngượng ngùng thính giả, mất oai nghi giảng sư.

2. Bình tĩnh: Nếu có sự cố xảy ra trong buổi giảng hoặc lớp quá ồn ào, thiếu tập trung v.v…, người giảng sư luôn phải có thái độ cẩn trọng, phán quyết thông minh, không được nổi giận, xúc động thái quá.

3. Trang phục: Ăn mặc lịch sự, giản dị. Dụng cụ cá nhân đơn giản gọn gàng (lên lớp chỉ nên đem theo viết và giáo án, đừng nên túi xách rườm rà). Là người tu phải luôn giản dị, không nên chăm chút quá đáng ngoại hình, nhưng đứng trước đông người cũng không nên cẩu thả tuềnh toàng để thể nhập nếp sống văn minh, tôn trọng mọi người.

4. Thời gian: Luôn đúng giờ, không đến lớp trễ, canh thời gian để phân bố bài giảng hợp lý, cố gắng đừng dạy lố giờ, vì tâm lý người nghe lúc ấy không tập trung được.

Trên đây là một số kinh nghiệm giảng dạy Phật pháp mà tôi muốn chia xẻ với các thầy cô. Đương nhiên là còn rất sơ lược và chủ quan. Tuỳ theo tình hình cụ thể từng nơi, tuỳ theo tâm lý trình độ của người nghe mà quyền biến cho phù hợp. Mong rằng các thầy cô sẽ nghiên cứu và rút ra được những phương pháp tốt nhất để áp dụng hiệu quả cho công việc hoằng hoá lợi sanh của mình.

Thu Nguyệt (lược ghi)


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/10/2019(Xem: 4640)
Hoà thượng Thượng HOÀN Hạ QUAN, thế danh Phạm Ngọc Thơ. Pháp danh NHƯ CỤ THIỆN. Pháp tự GIẢI TOÀN NĂNG. Pháp hiệu THÍCH HOÀN QUAN. Sinh ngày 16-09-1928 (Năm Mậu Thìn) tại làng Phước Long, nay là thôn Hoà Bình xã Nghĩa Hoà huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. Song thân của Ngài là Phạm Công Phạm Khánh Lâm và Cụ bà là Trần Thị Thưởng. Cụ Ông và Cụ bà đã hạ sinh được 6 người con, gồm 2 trai 4 gái, Ngài là người con thứ 5 trong gia đình.
20/10/2019(Xem: 2240)
Hòa thượng thế danh là Võ Hóa, pháp danh Chơn Húy, pháp hiệu Khánh Anh, Ngài sinh năm Ất Mùi (1895) tại xã Phổ Nhì, tổng Lại Đức, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Khi nhỏ, Ngài theo học Nho, luôn tỏ ra là một Nho sinh xuất sắc. Năm 21 tuổi (1916) nhận thấy cảnh thế phù du, cuộc đời là vô thường, giả tạm, Ngài quy y thọ giới tại chùa Cảnh Tiên. Năm 22 tuổi (1917) Ngài được nhập chúng tu học ở chùa Quang Lộc trong tỉnh, được ban pháp danh Chơn Húy. Sẵn có căn bản Hán học vững chắc, Ngài thâm nhập kinh tạng rất mau chóng. Ngài lần lượt thọ giới Sa Di và nghiên cứu Kinh, Luật, Luận rồi thọ giới Tỳ Kheo Bồ Tát với pháp hiệu Khánh Anh. Khi tròn 30 tuổi, Ngài trở thành một vị giảng sư Phật học nổi tiếng.
20/10/2019(Xem: 5308)
Hòa thượng thế danh là Võ Hóa, pháp danh Chơn Húy, pháp hiệu Khánh Anh, Ngài sinh năm Ất Mùi (1895) tại xã Phổ Nhì, tổng Lại Đức, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Khi nhỏ, Ngài theo học Nho, luôn tỏ ra là một Nho sinh xuất sắc. Năm 21 tuổi (1916) nhận thấy cảnh thế phù du, cuộc đời là vô thường, giả tạm, Ngài quy y thọ giới tại chùa Cảnh Tiên. Năm 22 tuổi (1917) Ngài được nhập chúng tu học ở chùa Quang Lộc trong tỉnh, được ban pháp danh Chơn Húy. Sẵn có căn bản Hán học vững chắc, Ngài thâm nhập kinh tạng rất mau chóng. Ngài lần lượt thọ giới Sa Di và nghiên cứu Kinh, Luật, Luận rồi thọ giới Tỳ Kheo Bồ Tát với pháp hiệu Khánh Anh. Khi tròn 30 tuổi, Ngài trở thành một vị giảng sư Phật học nổi tiếng.
20/10/2019(Xem: 4968)
Cố HT. Bửu Chơn tên thật Phạm Văn Tông, sinh ngày 25/10/1914, tại làng An Hội ‒ Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Ngài là con của cụ ông Phạm Văn Dư và cụ bà Lê Thị Dương. Tuổi thơ, ngài học ở trường làng, trường Tây, nhờ siêng năng, chăm học nên đã đậu bằng Preme. Năm 1930, ngài sang Nam Vang làm công chức trong cơ quan Việt Nha địa chính.
20/10/2019(Xem: 4274)
Hòa thượng Phước Hậu, pháp húy Trừng Thịnh, pháp tự Như Trung, thuộc dòng Lâm Tế đời thứ 42. Ngài thế danh Lê Văn Gia, sinh năm Bính Dần(1866), nhằm Tự Đức thứ 15, tại xã An Tiêm, huyện Đồng Quan, tỉnh Thái Bình.
20/10/2019(Xem: 5489)
Hòa thượng Pháp húy Ngộ Trí, đạo hiệu Thích Huệ Hưng, thế danh Nguyễn Thành Chẩm, thuộc dòng Thiền Lâm Tế đời thứ 39, là đệ tử Sư tổ Vạn An (Sa Đéc). Ngài sinh năm Đinh Tỵ (1917) tại làng Mỹ Thọ, quận Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Thân phụ là cụ Nguyễn Minh Biện, pháp danh Minh Chiếu, thân mẫu là cụ Trần Thị Mậu, pháp danh Diệu Thiệt. Năm 62 tuổi, cụ bà xuất gia thọ giới Sa di ni.
20/10/2019(Xem: 4085)
Quốc sư tên thật là Nguyễn Tấn Giao, sinh năm Kỷ Tỵ (1869) tại làng Phú Thành, phủ An Nhơn, nay là ấp Phú Thành, xã Nhơn Thành, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Thân phụ là cụ Nguyễn Chánh Niệm, tự Hòa Bình, thân mẫu là cụ Nguyễn Thị Lãnh, ông bà đều là những Phật tửthuần thành. Năm 12 tuổi (1881), Ngài được cha mẹ cho phép xuất giatại chùa Thập Tháp, thọ giới với Hòa thượng Chí Tịnh (Minh Lý) được ban pháp hiệu là Phước Huệ. Một thời gian sau, Ngài được Bổn sư cho tới chùa Tịnh Lâm ở huyện Phù Cát, Bình Định theo học với Hòa thượng chùa Châu Long là Ngài Từ Mẫn. Năm 19 tuổi, Ngài trở về giữ chức Thủ khố của Tổ đình Thập Tháp. Năm 20 tuổi Ngài vào chùa Từ Quang ở Đá Trắng huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên theo học với Hòa thượng Luật Truyền (Pháp Chuyên). Ngài thọ đại giới năm 1889 và đắc pháp năm 1892 với Hòa thượng Luật Truyền.
20/10/2019(Xem: 4316)
Hòa Thượng Thích Mật Thể (1912 - 1961) Ngài Mật Thể, pháp danh Tâm Nhất, pháp tự Mật Thể, tên thật là Nguyễn Hữu Kê, sinh năm 1912 ở làng Nguyệt Biều, quận Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên. Chánh quán huyện Tống Sơn, Gia Miêu ngoại trang, tỉnh Thanh Hóa, thuộc dòng Thích Lý của Cụ Nguyễn Hữu Độ. Gia đình Ngài qui hướng đạo Phật, cụ thân sinh và người anh ruột đều xuất gia.
26/09/2019(Xem: 22770)
Ẩn mình trong dãy Hy Mã Lạp Sơn hùng vĩ là xứ sở Bhutan, một quốc gia nhỏ bé nằm phía sau dãy Hy Mã Lạp Sơn, giống như Tây Tạng, một địa chỉ tâm linh huyền bí và khép kín với thế giới bên ngoài. Đặc biệt đây là một đất nước lấy chỉ số thu nhập GDP không phải là tiền bạc mà là hạnh phúc của con người. Tu Viện Quảng Đức sẽ tổ chức chuyến hành hương thăm viếng Bhutan và Tích Lan từ ngày 26/9 đến 12/10/2019, lệ phí trọn gói: $6,500, số khách giới hạn, xin quý Phật tử hoan hỷ đăng ký sớm. Hạn chót đăng ký và đóng tiền đầy đủ: 25/7/2019. Chuyến đi do Thượng Tọa Trụ Trì Thích Nguyên Tạng làm trưởng đoàn cùng với Đạo Hữu Tony Thạch (giám đốc công ty Triumph Tour) làm trợ lý cho Thầy để lo các công việc cần thiết. Xin quý Phật tử xa gần liên lạc về Tu Viện Quảng Đức (03.9357 3544 hoặc email:[email protected]) để ghi danh tham dự chuyến hành hương chiêm bái này. Chi tiết, xin quý Phật tử thường xuyên vào xem tại trang nhà: www.quangduc.com
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]