Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lời Cảm Niệm - HT Thích Đạt Niệm

28/09/201010:35(Xem: 4732)
Lời Cảm Niệm - HT Thích Đạt Niệm

LỜI TƯỞNG NIỆM

Bái biệt Hòa Thượng Thích Quảng Tâm

của Ban Đại Diện Phật Giáo Q.Thủ Đức

Kính Bạch Giác Linh Hòa Thượng,

Chúng tôi Tăng Ni Phật tử Quận Thủ Đức kính đau buồn thương tiếc Hòa thượng đã ra đi trong lúc Phật Sự của Giáo Hội đang cần sự đóng góp nhiệt tình và tích cực của Hòa thượng nhất là ngôi tu viện Vĩnh Đức.

Trải qua thời gian trên 40 năm dài mà dáng vóc yếu gầy của Thầy và chư Tăng tu viện vẫn in đậm khắc cốt ghi tâm làm sao quên được. Phật sự trùng tu chưa hoàn tất, bản nguyện lớn lao của Hòa thượng chưa đạt thành, nhưng chúng tôi cảm nhận được sự thong dong tự tại, đến đi vô ngại vì duyên trần đã mãn, thân tứ đại vốn sắc giai không của bậc Thạch Trụ Thiền Gia. Chúng tôi vẫn biết không ai tránh khỏi định luật vô thường, nhưng chúng tôi vẫn bàng hoàng xúc động trước sự ra đi của Hòa thượng để lại bao nhiêu niềm thương tiếc.

Kính bạch Giác linh Hòa thượng:

Thân số trầm luân tợ điểm trần

Tùy duyên hóa độ chốn mê tân

Ngàn đời muôn kiếp nào tránh được

Chốn chốn, nơi nơi thường sáng ngời

Ngày nay thẳng hướng Liên Hoa Quốc

Chớp mắt thu về vạn kiếp xuân.

Dẫu biết rằng: Hòa thượng khứ lai vô ngại:

Đất vàng Phật rước về Tịnh độ

Nhàn cảnh ngao du được thảnh thơi

Nhưng chúng tôi nơi phàm trần vẫn mãi mãi khắc sâu vào tâm khảm. Quên sao được suốt thời gian chung lo Phật sự, chung tay gánh vác 06 nhiệm kỳ gần 20 năm. Hòa thượng đã tận tụy với công việc góp phần vào nơi quê hương Quận Thủ Đức. Trong tình đoàn kết hòa hợp gắn bó cùng Tăng ─ Ni làm nên Phật sự mà ngày nay Tăng ─ Ni Quận Thủ Đức vẫn luôn luôn phát huy kế thừa sự nghiệp trong sáng này.

Riêng tôi, với Hòa thượng duyên rất lớn nhiều đời, nhiều kiếp, tôi biết được Hòa thượng cùng ở chung mái Trường Phật Học Huê Nghiêm năm 1967.

Đến 1969, nền cải cách giáo dục của Giáo Hội, tôi với Hòa thượng phải chia tay mỗi người một ngã để định hướng tương lai… Thế rồi bao năm miệt mài ở nhà trường tôi và Hòa thượng đã thành đạt… Rồi duyên lành gặp lại cũng tại quê hương Thủ Đức này. Và kết làm Phật sự từ năm 1981 đến nay…

Ôi! Sao mà thân thương quá! Nhân duyên tiếp nối nhân duyên, tôi và Hòa thượng chia sẻ công tác Phật sự có năng lực trình độ vững vàng, nên công tác Phật sự nào cũng thành tựu viên mãn.

Vì vậy, Phật giáo huyện Thủ Đức luôn luôn đạt được nhiều thành tích, là niềm tự hào cho Phật giáo Huyện Thủ Đức vượt hẳn mọi Phật sự và phong trào mà tiếng vang vẫn còn mãi mãi khen ngợi tán dương.

Hôm nay Hòa thượng đã xả báo thân, chứng nhập pháp thân, ly uế độ về nơi Tịnh Độ… an trụ nơi cõi Cực Lạc vui niềm vui bất tận, vĩnh hằng… Tăng – Ni, Phật tử Quận Thủ Đức không quên được những năm tháng dài cùng làm việc với Hòa thượng luôn gánh vác Phật sự nặng nề, đứng mũi chịu sào. Hòa thượng luôn luôn “lo thì lo trước mọi người, vuithì vui sau mọi người”.Dù ở cương vị nào Hòa thượng luôn luôn hòa hợp cùng mọi người trong công tác Phật sự.

Tánh tình thẳng thắn, nhiệt tình trong công tác, làm không biết mệt mỏi… quên mình, việc nào cũng hoàn thành.

Tôi nhớ lại những năm còn khó khăn trong giai đoạn đầu bao cấp… những mùa Kiết Hạ đầu tiên của Huyện Thủ Đức, còn các bậc Trưởng Lão Hòa thượng tôn túc, Hòa thượng ra sức vận động Phật tử trợ duyên cúng dường Trường Hạ để Khóa Hạ được thành công viên mãn.

Tôi thì giữ Hạ quản chúng, Hòa thượng thay tôi lo đời sống tu học của Chư Tăng… Ôi! Phật sự thân thương đáng kính này… Tăng – Ni, Phật tử chúng tôi làm sao quên được.

Qua ân đức trọn đời phục vụ Đạo Pháp lo cho đời tỏa sáng gương lành muôn thuở… Hơn 30 năm làm việc:

Thừa Như lai sứ

Hành Như lai sự

Hòa thượng không ngừng nghỉ, mệt mỏi vì tương lai Đạo Pháp Dân Tộc, dù tứ đại bệnh duyên nhưng không quên hoằng truyền chánh pháp, làm cho Đạo Pháp được xương minh.

Đến năm 1997, Huyện Thủ Đức chia tách thành 03 quận: Hòa thượng được suy cử làm Chánh Đại Diện Phật Giáo Quận 9. Quá trình hoạt động của Ban Đại Diện qua một nhiệm kỳ Hòa thượng được Ban Trị Sự Thành Hội Phật Giáo TP. HCM suy cử vào Ban Trị Sự Thành Hội Phật Giáo năm 2002 với chức danh Phó Thư Ký, Ủy viên Ban Trị Sự Thành Hội Phật Giáo TP. HCM. Hòa Thượng đã dày công sưu tập kỷ yếu của các giới đàn do Thành hội Phật giáo TP. HCM tổ chức, được thống nhất từ năm 1981.

Hòa thượng luôn quan tâm đến nền giáo dục Tăng Ni trong quận, đào tạo những Tăng Ni tài giỏi để kế thừa sự nghiệp cho Giáo hội. Trong những số Tăng Ni được đào tạo cũng đã có vị cũng đã có vị nay là trụ trì các Tự Viện… là giảng sư trong các trường Sơ - Trung cấp Phật học quận Thủ Đức… cho đến nay.

Gần đây Hòa thượng đã để lại hình ảnh Đại Giới Đàn Quảng Ngãi mà công đức của Hòa thượng thật đáng khâm phục, đáng noi theo… Chúng tôi là người chứng kiến và tham gia trong Giới sư dẫn lễ Đại Giới Đàn do Hòa thượng mời…

Những tưởng trên bước đường phụng sự Đạo pháp và phục vụ cho dân tộc Hòa thượng còn thác tích làm hơn nữa để cùng mọi người hoàn thành xứ mạng Thích tử Như Lai, nhưng nay Hòa thượng đã hạnh nguyện tùy duyên trở về thế giới chân như nhưng công đức và đạo hạnh của Hòa thượng đã cống hiến cho Đạo pháp - Dân tộc sẽ còn sống mãi trong lòng mọi người con Phật.

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam sẽ khắc ghi công đức của Hòa thượng.

Kính đảnh lễ bái biệt Hòa thượng:

Ngậm ngùi nhỏ lệ tiếc thương

Thương tiếc vô vàn trong vạn người

Khó kiếm cuộc đời người ở thế

Sao tìm được lại dáng như Người

Tiếc thương, thương tiếc không còn nữa

Sắc không Phật rước hoa sen cười.

NAM MÔ TIẾP DẪN ĐẠO SƯ A DI ĐÀ PHẬT

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/06/2012(Xem: 5133)
Sự nghiệp thiền sư Tăng Hội rất lớn lao. Nhờ vào những trước tác của Thầy mà ta biết được hành tướng của sự thực tập thiền tại trung tâm Luy Lâu Việt Nam và tại trung tâm Kiến Nghiệp Trung Quốc ngày xưa. Tư tưởng thiền của thầy Tăng Hội là tư tưởng thiền Đại Thừa, đi tiên phong cho cả tư tưởng Hoa Nghiêm và Duy Thức Bao giờ các chùa Việt Nam sẽ thờ tổ Khương Tăng Hội Hiện nay chúng ta đang ở thế kỷ XXI với nền văn minh rực rỡ, với nhiều thiết bị hiện đại, với mức sống rất cao, với vốn hiểu biết rất thien su khuong tang hoi.jpg
10/06/2012(Xem: 13323)
Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Chơn, thế danh Trương Xuân Bình, sinh ngày 20 tháng 11 năm 1933 (Quý Dậu) tại Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Việt Nam, là con thứ sáu trong một gia đình mười hai anh chị em. Thân sinh của Cố Trưởng Lão Hoà Thượng là cụ Trương Xuân Quảng, mất năm 1945, nguyên quán làng Kim Thành, quận Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, làm quan dưới thời Pháp thuộc, được bổ nhậm chức Kiểm Học (tương đương với Trưởng Ty Nha Học Chánh dưới thời các chính phủ quốc gia sau này) tỉnh Bình Thuận năm 1933 – 1939, và Đốc Học tỉnh Quảng Ngãi năm 1940 – 1945. Nhờ túc duyên với Phật Pháp, nên đến năm 1950, Cố Trưởng Lão Hoà Thượng đến Chù
06/06/2012(Xem: 13586)
Hòa thượng Thích Quảng Đức, Pháp danh Thị Thủy, Pháp tự Hành Pháp và thế danh là Lâm văn Tức, sinh năm 1897 tại làng Hội Khánh, quận Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa...
30/05/2012(Xem: 7756)
Tín Nghĩa tôi đến định cư Hoa Kỳ vào ngày 19 tháng 09 năm 1979, do nhị vị Hòa thượng Thích Thiên Ân và Hòa thượng Thích Mãn Giác bảo lãnh từ trại tỵ nạn Hongkong. Ngồi tính sổ thời gian thì cũng đã gỡ gần ba chục cuốn lịch. Giá như thời gian này mà ở trong tù thì cũng mục xương và chẳng bao giờ được thấy ánh sáng của thiên nhiên.
27/05/2012(Xem: 18707)
Tác phẩm Trí Quang Tự Truyện bản pdf và bài viết "Đọc “Trí Quang Tự Truyện” của Thầy Thích Trí Quang" của Trần Bình Nam
15/05/2012(Xem: 5298)
Trong đạo lập thân của người xưa – lập công, lập đức, lập ngôn– thì lập ngôn thường được cho là quan trọng nhất, vì đó là phần “hình nhi thượng”, là tinh hoa tư tưởng cá biệt của một dòng đời mang tính truyền thừa lâu dài và sâu xa cho hậu thế. Người đem hết năng lực tinh thần và tri thức của đời mình để lập ngôn thì thành nhà tư tưởng, triết gia. Người đem chất liệu đời mình để viết lại thì thành tác giả tự truyện, hồi ký.
09/05/2012(Xem: 7397)
Sự xuất hiện của Tổ sư Liễu Quán (1667-1742) như là một Bồ tát bổ xứ, thực hiện sứ mệnh lịch sử: Không chỉ duy trì và phát triển mạch sống Phật giáo Việt Nam giữa bối cảnh xã hội tối tăm, Phật pháp suy đồi mà còn thể hiện sự xả thân vì đạo; lập thảo am, ăn rong, uống nước suối, hơn mười năm tham cứu công án, tu hành đắc đạo.
28/04/2012(Xem: 4411)
Nhà văn cư sĩ Huỳnh Trung Chánh, còn có bút hiệu Hư Thân, sanh năm 1939 tại Trà Vinh, quê nội của ông. Suốt quảng đời niên thiếu ông sống nơi quê ngoại tại Cao Lãnh, tỉnh Sa-Đéc, Nam Việt Nam. - Tốt nghiệp Cử nhân Luật Khoa( 1961 ), Đại Học Luật Khoa Saigon. - Tốt nghiệp Cử nhân Phật Học (1967), Phân Khoa Phật Học và Triết Học Đông Phương, Viện Đại Học Vạn Hạnh, Saigon. Là một công chức dưới thời Việt Nam Cộng Hoà, ông đã nổi tiếng thanh liêm, chánh trực và hết lòng dấn thân để phục vụ đại đa số dân chúng Việt Nam theo hạnh Bồ Tát của Phật giáo. Ông đã từng giữ các chức vụ sau đây: - Lục sự tại Toà Án Saigon và Long An (1960 – 1962). - Chuyên viên nghiên cứu tại Phủ Tổng Thống (1962 – 1964). - Thanh Tra Lao Động tại Bộ Lao Động (1964 – 1965). - Dự Thẩm tại Toà Sơ Thẩm An Giang (1965 - 1966). - Chánh Án tại Toà Sơ Thẩm Kiên Giang (1966 – 1969) và Toà Án Long An (1969 – 1971). - Dân Biểu Quốc Hội VNCH tại Thị Xả Rạch Giá (1
26/04/2012(Xem: 17298)
Mùa Phật Đản 1963, có máu, lửa, nước mắt và xương thịt của vô số người con Phật ngã xuống. Nhưng từ trong đó lại bùng lên ngọn lửa Bi Hùng Lực của Bồ Tát Thích Quảng Đức
20/04/2012(Xem: 8235)
Hòa thượng Thích Thiên Ân, thế danh Đoàn Văn An, sinh ngày 22 tháng 9 năm Ất Sửu 1925, tại làng An Truyền, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên. Thân phụ của Ngài là Đoàn Mễ, sau xuất gia là Thượng tọa Thích Tiêu Diêu một bậc tử đạo Vị pháp thiêu thân, thân mẫu là một tín nữ chuyên lo công quả ở chùa Báo Quốc và tu viện Quảng Hương Già Lam, Ngài là con trai thứ trong một gia đình có 4 anh em. Ngài xuất thân trong một gia đình thế gia vọng tộc, có truyền thống kính tin Phật pháp lâu đời. Nhờ duyên gần gũi Tam bảo từ thuở nhỏ, Ngài đã sớm mến cảnh thiền môn với tiếng kệ câu kinh, nên năm lên 10 tuổi (1935), Ngài theo bước phụ thân xin xuất gia đầu Phật tại chùa Báo Quốc, làm đệ tử của Hòa thượng Phước Hậu, được Bổn sư ban pháp danh là Thiên Ân, Ngài tinh tấn chấp tác, học tập thiền môn qui tắc, hầu cận sư trưởng. Năm Tân Tỵ 1941, khi được 16 tuổi, Ngài được Bổn sư cho thọ giới Sa di tại giới đàn chùa Quốc Ân – Huế, do Hòa thượng Đắc Quang làm Đường đầu truyền giới.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567