Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Gây quỹ trợ giúp Viện Nghiên Cứu Garvan Úc Châu

01/02/201700:39(Xem: 6518)
Gây quỹ trợ giúp Viện Nghiên Cứu Garvan Úc Châu

 Gây quỹ trợ giúp Viện Nghiên Cứu Garvan Úc Châu

Tiến sĩ Phan Giang Tri hi vọng khám phá phương cách chữa lành Bệnh Ung Thư

 

* Ngọc Hân, Đài VOA Washington DC



Tiến sĩ Y Khoa Phan Giang Trí, 46 tuổi, trong vai trò đồng-trưởng-toán nghiên cứu tại Viện Nghiên Cứu Cancer Garvan ở Sydney, Australia, đang tìm phương cách chữa trị bệnh ung thư.

 

Định cư tại Australia lúc 7 tuổi trong một gia đình mà cha mẹ và anh chị em đều là bác sĩ, dược sĩ và nghiên cứu y học, Tiến sĩ Phan Giang Trí đã tốt nghiệp bác sĩ Y Khoa hạng danh dự với Huy Chương Viện Đại Học Sydney, sau đó đạt học vị tiến sĩ và đến Hoa Kỳ để tiếp tục nghiên cứu hậu-tiến-sĩ trong lãnh vực microscopy. Ông đã phục vụ tại Viện Nghiên Cứu Ung Thư Garvan ở Sydney nhiều năm nay và cũng đã đạt được Giải Thưởng danh tiếng khoa học gọi là Eureka của The Australian Museum.

 

ANSTO Eureka Prize là một trong những giải thưởng khoa học uy tín nhất tại Australia, do The Australian Museum chủ động bình chọn những khoa học gia xuất sắc có những phát minh mới. Trong năm 2014 – cũng là dịp đánh dấu 25 năm của Giải Thưởng - Tiến sĩ Phan Giang Trí và Tiến sĩ Steve Li tại Viện Đại Học Quốc Gia ANU ở Canberra, đã vinh dự được Giải Euraka nầy.

 

Tiến sĩ Phan Giang Trí là diễn giả chính trong Lễ Ra Mắt Sách của thân phụ là Bác sĩ Phan Giang Sang hồi tuần qua tại Sydney. Đây cũng là cơ hội gây quỹ cho Viện Nghiên cứu Garvan. Là chuyên viên về microscopy, Tiến sĩ Phan Giang Trí đã tham dự vào các dự án nghiên cứu trên 10 năm qua, sau khi đã gặt hái được nhiều kinh nghiệm khảo cứu tại Mỹ trong chương trình hậu-tiến-sĩ / post doctoral studies.

 

Trên 500 đồng hương người Việt và người Việt gốc Hoa – và gồm nhiều nhân sĩ cộng đồng, đã có mặt để nghe Tiến sĩ Phan Giang Trí trình bày. Kết quả của sinh hoạt thiện nguyện này là một ngân khoản sơ khởi 37 ngàn dollars được biếu tặng cho các dự án khảo cứu chống bệnh ung thư. 

 

Nhân dịp này, chúng tôi phỏng vấn Tiến sĩ Phan Giang Trí về công trình nghiên cứu mà ông đang làm đồng-trưởng-toán / co-leader.

 

                            

Phan Giang Tri
Phỏng Vấn Tiến sĩ Y khoa Phan Giang Trí (Photo: TQL)



 

Ngọc Hân: Xin Chào Bác sĩ Phan Giang Trí. Xin Ông cho biết dự án nghiên cứu hiện nay là gì? 

 

Ts Phan Giang Trí: “At the moment one of the projects we are working on is to try to understand why a patient with cancer relapses…. Vào thời điểm này, một trong những dự án mà chúng tôi đang tiến hành là tìm hiểu tại sao một bệnh nhân lại trở bệnh và sự trở bệnh này thường giết chết bệnh … when a patient relapses ultimately that is what kills them”.

 

Ngọc Hân: Tất nhiên đây là dự án dài hạn. Vậy, dự án bắt đầu lúc nào và sẽ kéo dài trong bao lâu?

 

Ts Phan Giang Trí: “This is the project we started 5 years ago… Dự án này đã bắt đầu 5 năm trước đây và sẽ kéo dài thêm 5 năm nữa và chúng tôi hi vọng tìm được câu trả lời… It’s going probably to take another 5 years before we get an answer”.

 

Ngọc Hân: Như vậy, câu trả lời nầy sẽ là gì, thưa Tiến sĩ Phan Giang Trí?

 

Ts Phan Giang Tri: “Really we want to know is what the cells that cause relapse… Chúng tôi muốn biết tế bào nào đã gây ra sự trở bệnh và các đặc tính của chúng. Điều này sẽ giúp chúng tôi tìm ra loại thuốc thích hợp để ngăn ngừa sự trở bệnh mà mục đích tối-hậu là chữa lành bệnh ung thư… and ultimately cure the cancer”.

 

Ngọc Hân: Đây là bước tiến lớn lao, nếu bệnh ung thư có thể chữa trị được?

 

Ts Phan Giang Trí: “So this is a long way down the track… Con đường hãy còn dài nhưng nếu chúng tôi tìm được lý do tại sao bệnh nhân bị trở bệnh rồi thử nghiệm các loại thuốc để phát triển loại thuốc thích hợp để ngăn ngừa sự trở bệnh tức là có thể chữa lành bệnh ung thư... to take these drugs to the clinic and then to try to develop drugs that can cure cancer”.

 

Ngọc Hân: Mọi loại bệnh ung thư hay cá biệt một loại nào đó?

 

Ts Phan Giang Trí: “At the moment the cancer we are focussing on is the cancer, tough cancer called multiple myeloma… Trong lúc này, chúng tôi chú ý đến loại ung thư gọi là đa u-tủy nhưng phương pháp nghiên cứu có thể áp dụng vào các loại ung thư thông thường khác như ung thư vú hoặc ung thư tuyến tiền liệt…not just multiple myeloma but to all types of cancer including common ones like breast cancer and prostate cancer”.

 

Ngọc Hân: Vùng nhiệt đới Queensland của Australia và tại nước New Zealand, nhiều người bị ung thư da skin cancer - nên bệnh này được khảo cứu sâu rộng, Vậy, điều này có thể hữu ích gì cho nghiên cứu ung thư multiple myeloma mà tiếng Việt gọi là “đa u-tủy”?

 

Ts Phan Giang Trí: “ I think the skin cancer – there is a lot of advances at the moment with myeloma the treatment for the skin cancer…. Đã có nhiều tiến bộ trong việc nghiên cứu sự trở bệnh của bệnh ung thư da nên chúng tôi nghĩ có thể áp dụng vào bệnh ung thư đa u-tủy… So hopefully it might be applied to multiple myeloma as well”.

 

Ngọc Hân: Công trình khảo cứu nào cũng cần tài chánh. Vậy Viện Garvan được tài trợ từ đâu?

 

Ts Phan Giang Trí:  “That’s always our problem… Đây là vấn đề lớn. Chúng tôi cố gắng sử dụng ngân khoản đang có. Tài trợ chính phủ đang giảm hạ rõ rệt. Nhưng Viện Nghiên Cứu Garvan may mắn có được tặng khoản tư nhân lớn nhỏ nên chúng tôi vẫn có thể tiếp tục cuộc khảo cứu … we’ve been able to put them together to fund the research”.

 

Ngọc Hân: Xin cảm ơn Tiến sĩ Phan Giang Trí.

 

Dr Phan Giang Trí: “Xin chào Cô Ngọc Hân, Đài Tiếng Nói Hoa kỳ”.

 

Nhân dịp Lễ Ra Mắt Sách nầy, chúng tôi cũng đã phỏng vấn Bác sĩ Phan Giang Sang về cuộc đời phục vụ của một y sĩ tại Việt Nam và tại Australia.

 

Phng Vn Bác sĩ PHAN GIANG SANG

 

Ngọc Hân: Xin chào Bác sĩ Phan Giang Sang. Xin ông cho biết vài nét về phục vụ ở Việt Nam?

 

Bs Phan Giang Sang: “Tôi là Bác sĩ Phan Giang Sang. Tôi đã từng làm việc ở Việt Nam và đi học lại rồi làm việc ở tại Úc. Ở Việt nam tôi làm ở Bệnh Viện Dân y Biên Hòa, sau đó nhập ngũ và vào Sư Đoàn 9 ở Cao Lãnh rồi sau đó đổi qua Sư Đoàn 7 ở Mỹ Tho. Trong thời gian ở trong quân đội, tôi đã tham dự những cuộc tác chiến ở Núi Thất Sơn, ở tất cả các tỉnh miền Tây của sông Cửu Long”.  

 

Ngọc Hân: Rồi sau ngày 30/4/1975?

 

Bs Phan Giang Sang: “Sau ngày 30/4/1075, chúng tôi ở lại và bị đi học tập rồi trở về dân y viện Long Xuyên. Từ đó chúng tôi vượt biên. Khi qua Úc, chúng tôi cũng ở một thời gian khoảng 7 năm không có đi làm (nghề cũ) mà phải làm những việc bình thường như thông dịch để sinh sống. Sau đó được trở lại trường Y Khoa để đi học trở lại và tốt nghiệp năm 1990. Sau đó chúng tôi mở phòng mạch và làm việc ở tại Úc cho đến bây giờ. Tôi nghỉ việc vì vấn đề sức khoẻ của gia đình nên chúng tôi không thể tiếp tục làm việc nữa”.

 

Ngọc Hân: Nghỉ việc chính thức nhưng Bác sĩ Phan Giang Sang vẫn còn sinh hoạt thiện nguyện?

 

Bs Phan Giang Sang: “Chúng tôi không tiếp tục làm việc nữa, nhưng tôi vẫn tiếp tục làm những công việc từ thiện để giúp đỡ những người gặp những gì khó khăn cũng giống như hôm nay 03.03.2017 chúng tôi tổ chức một buổi gây quỹ cho Viện Nghiên Cứu Ung Thư của Garvan Institute Foundation. Chúng tôi thấy rằng cuộc gây quỹ rất là thành công và trong buổi đó, tôi thấy 20% là những người của Long Xuyên, ở tỉnh mà tôi đã từng làm việc mấy chục năm trước.

 

Ngọc Hân: Bác sĩ Phan Giang Sang cũng đã viết và xuất bản 3 quyển sách. Xin cho biết mục đích để làm gì ạ?

 

Bs Phan Giang Sang: “Thường thường, tôi viết với mục đích của tôi là hoàn toàn để cho đồng bào mình hiểu được về nền y tế của thế kỷ 21 nầy và đồng thời để họ hiểu biết được những phép vệ sinh, những điều về y học thường thức để tránh né bệnh tật và có được một đời sống khoẻ mạnh để đi làm việc hoặc an hưởng tuổi già.

 

“Phần nhiều những bài đó nhằm giải thích cho họ hiểu sự nguy hiểm cũng như những gì trong nền văn hóa y học cổ truyền của mình chỉ dạy như trong vấn đề dùng thuốc hoặc vấn đề Cạo Gió hay đánh giác, nó có thể gây ra nhiều nguy hiểm mà họ không biết được. Vì khi cạo gió, lớp da bên ngoài của mình hơi sần sù và cái cây cạo gió nếu bị bẩn, bị dơ, nó có thể làm cho họ bị nhiễm trùng từ người nầy qua người khác, chẳng hạn như bệnh Viêm Gan B, Viêm Gan C hay các bệnh nhiễm trùng khác.

 

“Vì thế cho nên tôi muốn cho họ thay đổi nếp sống cũng như trong vấn đề ăn uống, phần nhiều mình hay ăn Lẫu mà nếu cứ thọc đũa vào nồi lẫu, như vậy nó sẽ gây ra một sự nguy hiểm trong vấn đề vi trùng. Vì người ta không thể thấy được vi trùng như trùng Hecolibacter Pylori của bệnh loét bao tử chẳng hạn, nhưng nó có thể làm cho họ bị đau bao tử. Thế nên tôi muốn cho họ biết được những khó khăn đó và hướng dẫn họ ăn uống theo đúng phép vệ sinh theo kiểu của người mình.

 

“Đối với tôi lúc nào cũng vậy, phòng ngừa hơn là trị bệnh. Cho nên lúc nào chúng tôi cũng lo nói chuyện về y tế phòng ngừa”.

 

Ngọc Hân: Xin cảm ơn Bs Phan Giang Sang.

 

Bs Phan Giang Sang: Cảm ơn Cô Ngọc Hân và quí thính giả Đài VOA.

 

* Ngọc Hân tường trình Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ VOA từ Sydney Australia  
(
Nguồn: Chương trình VOA lúc 10 giờ tối Thứ Hai 06.03.2017)

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/02/2019(Xem: 5504)
Trong cuộc sống, người ta thường chọn cho mình một mục tiêu để tiến tới. Riêng tôi, thường tìm về những mưu cầu tâm linh để thăng hoa cuộc sống của mình. Điều làm cho cuộc đời tôi thay đổi khi tôi cảm nhận được ánh sáng nhiệm mầu của Phật pháp đã sáng soi khởi nguồn từ thuở ấu thơ. Có thể nói sự đưa đẩy tìm về ánh sáng Phật pháp đã đến với tôi rất sớm bắt nguồn từ sự thiếu thốn tình thương một người Mẹ của đứa bé vừa lên một tuổi đã mồ côi.
29/01/2019(Xem: 9684)
Tiểu La Nguyễn Thành, nhân vật kiệt xuất của đất Quảng Nam, người khai sáng Duy Tân Hội, nhà lãnh đạo xuất sắc đồng thời cũng là người tri âm, tri kỉ của chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu.
27/01/2019(Xem: 9955)
Thông Điệp Xuân Kỷ Hợi 2019 của Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ
19/01/2019(Xem: 6720)
Thời gian là cái gì thật mầu nhiệm, không hình không tướng, tưởng như nó dửng dưng, lạnh lùng trước muôn sự, nhưng lại thầm lặng ân cần cất giữ những gì đã đi qua, rồi tùy đối tượng mà hoài niệm. Không ai nắm bắt lại được những tờ lịch đã rơi, nhưng bước chân của bao bậc hiền nhân quân tửđều như còn in hằn trong không gian khi thời điểm luân lưu trở lại theo vận hành của trời đất.
12/01/2019(Xem: 15262)
Thông Bạch Tết Kỷ Hợi 2019 Của Hội Đồng Giáo Phẩm Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ Sa Môn Thích Thắng Hoan
11/01/2019(Xem: 10603)
Co lẽ mùa trăng Thành Đạo 2562 – 2018 sẽ khó quên đối với nhạc sĩ Hằng Vang và gia đình, khi giữa bao cơn lốc thực dụng xâm chiếm nhiều ngõ ngách cuộc sống và lấn sang cả khu vực luôn được bảo trọng của tâm hồn trong từng con người: Trái tim ! Nếu nói về một sự tưởng thưởng hay tri ân thì nhạc sĩ Hằng Vang có thể còn đi bên trên những khuôn sáo, danh vọng đó. Hơn thế nữa sẽ không ai có thể nhân danh để ghi nhận sự tận tâm , cống hiến gần cả cuộc đời cho âm nhạc Phật giáo mà không hề đòi hỏi một đồng lương, một phần thưởng nào trong suốt 86 năm dài tận tụy của người nhạc sĩ lão thành hiện đang còn sống duy nhất bên chúng ta.
01/01/2019(Xem: 8525)
Hòa Thượng Thích Mãn Giác, pháp danh Nguyên Cao, đạo hiệu Huyền Không, thế danh Võ Viết Tín, sinh năm Kỷ Tỵ, 1929 tại Cố đô Huế, trong một gia đình mà Nội Ngoại đều tin Phật và nhiều nguời trong thân quyến đã có duyên xuất gia và nổi tiếng thân danh trên đường tác thành Phật sự. Cố đô Huế chỉ là sinh quán, còn nguyên quán thuộc làng Phương Lang, quận Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.
16/12/2018(Xem: 8517)
1.Bảo An Hòa Thượng Nhất Đại Tôn Sư Đại Hỷ Đại Từ Trung Nam Bắc Phái Tề Tâm Kính Ngưởng. 2. Phổ Bảo Danh Lam Thiên Ban Diệu Dụng Ban Tuệ Ban Ân Thượng Hạ Biên Phương Chí niệm Quy Y.
07/12/2018(Xem: 6854)
Trong diễn văn của Chủ tịch nước Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Minh Triết tại buổi khai mạc Đại lễ Phật Đản Liên Hợp Quốc 2008 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình Hà Nội, sáng ngày 14.5.2008 đã khẳng định: “Việt Nam là đất nước đa tôn giáo mà đạo Phật là tôn giáo có mặt rất sớm từ gần 2000 năm trước. Ngay từ buổi đầu tiên, với tư tưởng Từ bi, hỷ xả, Phật giáo đã được nhân dân Việt Nam đón nhận, luôn đồng hành cùng dân tộc với phương châm nhập thế, gắn bó giữa Đạo và Đời phấn đấu vì hạnh phúc an vui cho con người. Trong các thời đại, thời nào lịch sử Việt Nam cũng ghi nhận những nhà Sư đại đức, đại trí đứng ra giúp đời, hộ quốc, an dân.
28/11/2018(Xem: 6330)
Thế là đã tròn 15 năm kể từ ngày Thầy giã từ cuộc mộng. Chuyến hóa duyên này của Thầy khá là dài.... Con bây giờ đi gần hết đời người, quá nửa việc ngày xưa lẫn ngày nay gần như quên bẵng, nửa còn lại nhập nhằng giữa đôi bờ mộng thực chông chênh. Thếmà, từng chi tiết về lớp học năm xưa vẫn sáng ngời, vẹn nguyên trên đỉnh đồi tâm thức.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]