Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hòa Thượng Thích Trí Minh ( 1904 – 1971 ) Trụ Trì Chùa Pháp Bảo – Hội An

15/09/201121:04(Xem: 7032)
Hòa Thượng Thích Trí Minh ( 1904 – 1971 ) Trụ Trì Chùa Pháp Bảo – Hội An


HT Thich Tri Minh
Hòa Thượng
THÍCH TRÍ MINH
( 1904 – 1971 )
Trụ Trì Chùa Pháp Bảo – Hội An

 

Hòa thượng Thích Trí Minh thế danh Đinh Văn Nhiên sinh năm Giáp Thìn (1904) tại xã Điện Tiến, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Thân phụ Ngài là cụ ông Đinh Văn Siêu, pháp danh Ấn Lộc; thân mẫu là cụ bà Hồ Thị Hành.

Năm Nhâm Ngọ (1906), khi vừa tròn 3 tuổi thì mẫu thân qua đời, Ngài được người dì chăm lo nuôi dưỡng.

Vốn sinh trưởng trong một gia tộc nhiều đời kính tín Tam Bảo và để cho truyền thống ấy luôn được tiếp nối, vào năm Giáp Dần (1914), Ngài được thân phụ gởi xuống chùa Chúc Thánh theo học với Hòa thượng Ấn Bính-Phổ Bảo, là chú ruột của Ngài, lúc bấy giờ Ngài vừa tròn 11 tuổi. Nhưng chẳng may, cũng trong năm này Hòa thượng Phổ Bảo viên tịch nên Ngài theo học đạo và xuất gia với Hòa thượng Chơn Chứng-Thiện Quả, được Hòa thượng ban cho pháp danh Như  Quang.

Năm Nhâm Tuất (1922), thân phụ lâm bệnh nặng nên Ngài xin phép Bổn sư được về nhà lo phụng dưỡng, ngõ hầu báo đáp thâm ân sanh dưỡng. Đồng thời, để huyết thống có người nối dõi nên Ngài thuận lời nghiêm phụ tính chuyện môn đăng định tính.

Năm Đinh Hợi (1947), Ngài thu xếp mọi việc trong thân tộc, về lại chùa xưa, đảnh lễ ân sư xin được tiếp tục chí nguyện dở dang của mình. Năm Canh Dần (1950), Ngài được Bổn sư  truyền trao giới Sa di với pháp tự là Giải Chiếu.

Năm Đinh Dậu (1957), Ngài được thọ Cụ túc giới tại giới đàn tỉnh Nha Trang và Bổn sư phú pháp hiệu là Trí Minh. Từ đây, Ngài chính thức dự vào hàng Chúng Trung Tôn, nối pháp đời 41 dòng thiền Lâm Tế, thế hệ thứ 8 pháp phái Chúc Thánh. Trong những năm này, Hòa thượng được Hội Phật Học Quảng Nam cung thỉnh làm trụ trì chùa Tỉnh Hội (nay là chùa Pháp Bảo) và bầu làm Hội trưởng Hội An Nam Phật Học tỉnh Quảng Nam.

Trong cương vị Hội trưởng Hội An Nam Phật Học, Ngài thường xuyên đi thuyết giảng khắp các huyện thị trong tỉnh. Lúc bấy giờ quý Hòa thượng Chơn Phát, Như Vạn, Như Huệ v.v… còn đang học tại Sài Gòn nên việc hoằng pháp phần lớn Ngài đảm trách. Với tánh tình hiền hòa từ ái, chịu khó nhọc nên Ngài không từ nan một Phật sự nào. Cả một tỉnh Quảng Nam rộng lớn không có nơi nào mà không có dấu chân Ngài đi qua. Vì lẽ đó, hàng Phật tử tại gia thời bấy giờ tại Quảng Nam phần lớn quy y với Ngài.

 

Năm Quý Mão (1963), Phật giáo lâm vào pháp nạn dưới một chế độ gia đình trị kỳ thị tôn giáo. Tại Quảng Nam, một Ủy Ban tranh đấu được thành lập và Ngài là một thành viên tích cực của phong trào. Điều này đã được Ngài thể hiện qua cuộc tuyệt thực nhiều ngày cùng với Hòa thượng Chơn Phát trước tòa hành chánh Quảng Nam (nay là khách sạn Hội An). Có những lúc phong trào lên cao, Ngài xin chư tôn đức được phát nguyện tự thiêu để cầu mong Pháp nạn sớm qua. Tuy nhiên, tâm nguyện này đã không được chấp thuận. Đồng thời, hàng Phật tử tại gia luân phiên gìn giữ canh gác Ngài. Bởi lẽ, họ không muốn mất đi một bậc Tôn sư hài hòa khả kính.

Vào đêm 20 và ngày 21 tháng 8 năm 1963, toàn thể các chùa tại Hội An, trung tâm tranh đấu của Phật giáo Quảng Nam bị chính quyền Ngô Đình Diệm tấn công. Ngài cùng tất cả chư tôn đức bị bắt và bị đưa xuống biển Cửa Đại để thẩm vấn, mãi cho đến khi cuộc cách mạng 1/11/1963 thành công, Ngài mới được trả tự do.

Năm Giáp Thìn (1964), Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tỉnh Quảng Nam được thành lập, cả hai tổ chức Giáo Hội Tăng Già và An Nam Phật Học hợp lại làm một, Ngài được mời làm cố vấn cho Giáo Hội tỉnh Quảng Nam.

Năm Đinh Mùi (1967), Ngài được cung thỉnh làm Đệ Nhị tôn chứng tại giới đàn Sa Di chùa Long Tuyền. Cũng trong năm này, trong một chuyến đi thuyết giảng từ Quế Sơn về, Ngài bị lâm nạn, từ đó sức khỏe yếu dần nên Ngài từ nhiệm tất cả mọi chức vụ của Giáo hội, chỉ đảm nhận trụ trì chùa Tỉnh Hội Quảng Nam.

Đầu năm Tân Hợi (1971), Ngài cùng với Giáo Hội tiến hành xây dựng giảng đường và nhà tăng. Tuy nhiên công việc đang tiến hành thì Ngài lại trở bệnh nặng nên Giáo Hội và môn đồ đưa Ngài về tổ đình Chúc Thánh để tịnh dưỡng và lo thuốc thang. Nhưng vô thường xưa nay là lẽ vậy nên Ngài đã xả bỏ huyễn thân để trở về với cảnh giới an lành của Đức Di Đà vào lúc 5 giờ ngày mồng 9 tháng 3 năm Tân Hợi (4/4/1971) hưởng thọ 68 tuổi. Bảo tháp của Ngài được kiến lập trong khuôn viên tổ đình, nơi mà năm xưa Ngài đã sơ tâm phát nguyện tu trì.

Suốt cuộc hành trình 30 năm trong sứ mệnh thượng cầu hạ hóa, Ngài không ngừng đem hết khả năng của mình để Phật pháp lưu bố khắp nơi. Tuy Phật sự có đa đoan nhưng Ngài vẫn không quên tiếp dẫn hậu lai, đào tạo người kế thừa mạng mạch chánh pháp. Từ sự thương yêu tận tụy của Ngài mà ngày nay hàng đệ tử đã trưởng thành, đảm nhận công việc hoằng hóa tại các trú xứ ở miền Nam như: cố Hòa thượng Thích Hạnh Tâm: khai sơn chùa Giác Quang, quận 4; Hòa thượng Thích Kiến Tánh: trụ trì chùa Bửu Lâm, Đồng Nai; Thượng tọa Thích Hạnh Hải: trụ trì chùa Viên Thông, quận 11; Thượng tọa Thích Minh Nghĩa: trụ trì chùa Từ Minh, quận 3; Đại Đức Thích Hạnh Trí: trụ trì chùa Giác Quang; cố Thượng tọa Thích Bửu Nghĩa: trụ trì chùa Dược Sư-Mỹ Tho v.v…



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/08/2013(Xem: 7473)
Hồi nhỏ ba tôi đưa tôi lên qui y với Hoà thượng Đôn Hậu tại chùa Thiên Mụ (1956), nhưng sau lớn lên học Đại học, vào Đoàn Sinh viên Phật tử (1963), tôi lại tham gia "tranh đấu Phật giáo" tại chùa Từ Đàm (1963-1966). Hoà thượng Thích Thiện Siêu là một trong những vị lãnh đạo của tôi lúc ấy.
17/08/2013(Xem: 12177)
Hòa thượng thế danh là Võ Hóa, pháp danh Chơn Húy, pháp hiệu Khánh Anh, Ngài sinh năm Ất Mùi (1895) tại xã Phổ Nhì, tổng Lại Đức, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Khi nhỏ, Ngài theo học Nho, luôn tỏ ra là một Nho sinh xuất sắc.
16/08/2013(Xem: 9483)
Tôi không có duyên may thân cận Sư. Chỉ qua những phật sự chung của giáo hội, được diện kiến Sư trong các buổi họp, hoặc đại hội. Cảm nhận sự hiện diện của Sư nơi đám đông, là người lặng lẽ nhất trong những người lặng lẽ. Ngồi nơi ghế cao mà thu mình lại như chưa hề ngồi đó. Đôi lần phát biểu thì ngôn ngữ cô đọng, kiệm lời, như chưa hề lên tiếng.
16/08/2013(Xem: 12449)
Thượng Tọa thế danh Ngô Đình Thung, pháp danh Trừng Lộc, pháp tự Chơn Kiến, pháp hiệu Ấn Minh. Sinh ngày 20 tháng 06 năm 1948 (Mậu Tý) ) tại làng Đại Điền Đông, xã Diên Điền, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Thân phụ, ông Ngô Ký, pháp danh Trừng Phong, thân mẫu, bà Huỳnh Thị Khằng, pháp danh Trừng Tằng, song thân của Ngài đều đã mãn phần.
16/08/2013(Xem: 9915)
Chốn Tòng Lâm Phật Giáo VN vừa chứng kiến cảnh trạng bi thiết vì một cội tùng cửu thập tuế đã ngã bóng về Tây : Đại Lão Hòa Thượng Thích Huyền Quang, Đệ Tứ Tăng Thống GHPGVNTN, nhập niết bàn !
14/08/2013(Xem: 9601)
Sau khi đọc lại hai bức thư của Ôn gởi cho con, một đề ngày 9/6/1994, viết trên một mảnh giấy học trò, ngang 10cm, dài 15cm. Và một với đầu đề: PL. 2547. Nha Trang, ngày 19/11 Giáp Thân, viết trên hai mặt của một tờ giấy học trò, được cắt xén vuông vức, trong đó có đoạn: “… nhận được cuốn Từng Giọt Nắng Hồng cách nay bốn ngày. Tôi đọc 12 tiếng đồng hồ mỗi ngày, vừa xong lúc 12 giờ trưa hôm nay. Tôi quyết định in nó để cúng dường Ôn Trí Thủ.”
14/08/2013(Xem: 9270)
Những ai đã được Ôn Già Lam dưỡng dục tại ba Phật Học Viên: Báo Quốc Huế, Hải Đức Nha Trang, và Quảng Hương Già Lam Sài Gòn thì khó mà bộc bạch hết tâm tư tình cảm của mình về ân đức sâu dày của Người.
14/08/2013(Xem: 9030)
Năm 1973, một buổi sáng đẹp trời, khoảng 9 giờ, anh em đi học hết, tôi và anh Bình, tức Giải Đàm, ở nhà hè nhau cưa một gốc mít khô đứng lù lù trước mé hàng rào chùa Già Lam. Gốc mít thì bự, cái cưa thì dài, lại yếu và lụt, nên hai chàng lực sĩ “lỗ cốt” hì hà hì hục cả giờ mà chỉ cưa được giáp vòng gốc cây với độ sâu một lưỡi cưa.
14/08/2013(Xem: 10290)
Hơn nửa thế kỷ qua nếp sống đạo hạnh sáng ngời của Ôn đã gắn liền với sinh mệnh của Tăng Ni và tín đồ Phật tử, đặc biệt là Tăng chúng ở các Phật học viện Báo Quốc Huế, Hải Đức Nha Trang và Quảng Hương Già Lam Sài Gòn. Ôn đã yêu thương dưỡng dục chúng Tăng như cha mẹ thương yêu lo lắng cho con. Những ai may mắn được gần gũi Ôn, dù nhìn ở góc độ nào cũng nhận ra điều đó.
13/08/2013(Xem: 8283)
Hồi còn ở Già Lam, có lẽ tôi là người duy nhất cạo tóc cho Ôn. Đôi lúc bận Phật sự, Ôn phải cạo tóc lúc bảy giờ tối để kịp sám hối, hoặc bốn giờ khuya để kịp bố tát.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]