Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trí Quang Tự Truyện: phác thảo về cuộc đời và sự nghiệp của một danh Tăng

15/09/201100:41(Xem: 6031)
Trí Quang Tự Truyện: phác thảo về cuộc đời và sự nghiệp của một danh Tăng

TRÍ QUANG TỰ TRUYỆN:
phác thảo về cuộc đời và sự nghiệp của một danh Tăng


HT.Thích Trí Quang là một bậc danh tăng Việt Nam thời hiện đại. Ngài sinh năm Quý Hợi (1923), tại làng Diêm Điền, tỉnh Quảng Bình - ngôi làng có mối liên hệ chặt chẽ với Phong trào Văn Thân của chí sĩ Phan Đình Phùng - trong một gia đình gồm sáu anh em trai. Gia đình HT đều theo Phật lâu đời; thân phụ sau này xuất gia, làm đệ tử của ngài Đắc Quang - Tăng cang chùa Linh Mụ.

HT.Thích Trí Quang là nhân vật lịch sử, có vai trò quan trọng trong phong trào tranh đấu Phật giáo 1963. Trang 451 của tập hồi kýTâm sự tướng lưu vong, Hoàng Linh Đỗ Mậu viết: “Trong số những Tăng sĩ lãnh đạo cuộc đấu tranh chống chế độ Diệm, Thượng tọa Thích Trí Quang là nhân vật bị anh em nhà Ngô đánh giá là nguy hiểm hơn cả”. Ngài cũng là vị “Tăng sĩ lãnh đạo Phật giáo” được báo chí trong và ngoài nước quan tâm nhiều nhất thời bấy giờ.

Tuy vậy, việc góp sức “Vận động thống nhất Phật giáo VN” cũng như “lãnh đạo cuộc đấu tranh chống chế độ Diệm” không phải là tâm hướng của HT; “sự biên dịch kinh sách (...) mới đích thực là thị hiếu và chí hướng bình sinh của đời tôi, là lòng mong ước của mẹ tôi” - HT đã viết như thế trong tập Trí Quang tự truyện(do NXB. Tổng hợp TP.HCM xuất bản quý III, năm 2011).

Trí Quang tự truyện,không như mong đợi của nhiều người, chỉ là những phác thảo sơ lược, với khoảng 20.000 chữ - quá ít so với những biến cố quan trọng mà ngài đã chứng kiến và trải qua. Bởi, theo HT: “Rốt cuộc, tôi không biết gì, không có ý định gì cả, nên cuộc đời tôi “không vẫn hoàn không”, không có gì đáng nhớ, đáng nói. Ngay như tự truyện này, vì không thể không có nên phải viết và phải in, mà thôi. “Không vẫn hoàn không” là Phật cho, tôi mới được như vậy”.

Nhân dịp Trí Quang tự truyệnra đời, chúng tôi xin trích một phần (nguyên văn) giới thiệu đến quý độc giả, nhằm để hiểu hơn về tâm hướng của HT - một bậc danh tăng hữu công với Phật giáo mà sự hiểu biết của chúng ta ngày nay về ngài vẫn còn quá ít...

Tâm Đăng

Dầu chưa phải lúc, ở đây vẫn nên nói rõ về sự biên dịch kinh sách Phật giáo của tôi. Vì điều này mới đích thực là thị hiếu và chí hướng bình sinh của đời tôi, là lòng mong ước của mẹ tôi. Nên, dầu cơ hội có chùa lớn và đệ tử nhiều, tôi có không ít, nhưng tôi khước từ không đắn đo. Chỉ tạm trú hết Từ đàm thì Ấn Quang, thì Già Lam, ở đâu, đầu óc tôi chỉ nghĩ đến, ngay trong lúc ăn, phải dịch chữ này, câu kia, đoạn nọ, sao cho đúng ý và nghe được. Tôi không dạy học, vì không thích bằng sự biên dịch.
Khởi sự hơn 1 năm trước ngày tốt nghiệp, tôi đã chuẩn bị đầy đủ để biên tập “Từ điển Phật học” và biên dịch “Đại tạng kinh”. Nhưng công việc lúc đó, công việc góp sức “Vận động thống nhất Phật giáo VN” khiến tôi xếp cất lại chí nguyện của mình. Chỉ còn làm lai rai, như đã làm và sẽ còn làm. Tôi rũ bỏ hết, rũ bỏ thật hết, cầu sao sống được một năm hay năm bảy tháng nữa để sửa chữa và biên dịch mấy đầu sách rất cần. Bản tự truyện này viết mất vài ba tuần, làm tôi không khoái chút nào.

triquangtutruyen-bia_sach-1medDưới đây là danh mục đã sửa chữa từ Pháp ảnh lục (mà tôi đã quyết định đình chỉ):

1. Ba ngàn hiệu Phật,
2. Lương hoàng sám,
3. Pháp hoa chính văn,
4. Pháp hoa lược giải,
5. Vạn Phật,
6. Tổng tập giới pháp xuất gia,
7. Dược sư,
8. Địa tạng,
9. Thủy sám,
10. Kim cang.

và các tiểu phẩm:
1. Hành pháp kinh Di đà,
2. Vu lan báo ân,
3. Tôn kính đức Quan âm.

và dự tính đang làm:
1. In lại Pháp cú Nam tông,
2. Đang dịch Pháp cú Bắc tông,
3. In lại Nhiếp luận,
4. Chữa và in Khởi tín luận,
5. In lại kinh Ánh sáng hoàng kim.

Chữa và in các tiểu phẩm:
1. Tập định Lăng nghiêm,
2. Dị tông luận.

Nay xin nói kinh nghiệm của tôi vốn tính đem ra áp dụng vào 2 việc: biên dịch Đại tạng kinh trước, rồi làm cùng lúc hay sau đó về việc biên tập Đại từ điển (để giải thích từ ngữ trong Đại tạng kinh ấy).

Trước, nói biên dịch Đại tạng kinh. Thì Đại tạng ở đây là nói Hoa văn trước. Đại tạng ấy không nhiều nếu (1) bỏ những bản trùng dịch, (2) bỏ những bản không cần dịch, (3) biên dịch yếu lược. Nên tham khảo “Quốc dịch đại tạng kinh” của Nhật trong việc này.

Rồi, nói việc làm Từ điển, thì kinh nghiệm cho thấy đừng làm theo Phật học đại từ điển, Phật quang từ điển. Phật học từ điển của Vọng nguyệt cũng phải thu xếp lại chỗ nào cần làm như vậy. Nói thí dụ, chữ Kiếp có đại kiếp, trung kiếp và tiểu kiếp, 4 từ tất cả. Nếu giải thích tất cả vào trong từ Kiếp thì tra mau và dễ hiểu hơn. Vấn đề ở chỗ làm mục lục cho kỹ một chút. Lại nữa, lối giải thích như Nhất thế kinh âm nghĩa thì xác hơn, vì có chữ chỗ này chỗ khác nói khác nhau, đâu phải tất cả đều giống nhau. Nên kinh xưa thường có âm thích cuối kinh, làm như vậy xác hơn.

Biên dịch Đại tạng kinh và biên tập Đại từ điển là hoài bão của bất cứ ai đã học Phật. Tôi chỉ trình bày sơ sài về kinh nghiệm, không hy vọng làm gì được hơn. Đó là nỗi ân hận đã thành thống hận cho đời tôi.

(Trích, Trí Quang tự truyện, NXB Tổng hợp TP. HCM, 2011, từ trang 42-49.)


Bài viết liên quan đến chủ đề:

TRÍ QUANG TỰ TRUYỆN - Tác gỉa: Thích Trí Quang (sách dạng Ebook)
TRÍ QUANG TỰ TRUYỆN: Không vẫn hoàn không - Trần Kiêm Đoàn
TIỂU TRUYỆN TỰ GHI Hòa thượng Thích Trí Quang
TRÍ QUANG TỰ TRUYỆN: phác thảo về cuộc đời và sự nghiệp của một danh Tăng -Tâm Đăng
THÍCH TRÍ QUANG VÀ VIỆT NAM - James Mc Allister - Trần Ngọc Cư dich
Thich Tri Quang and the Vietnam War - JAMES McALLISTER(Nguyên tác tiếng Anh - PDF)
CON NGƯỜI THẬT CỦA THƯỢNG TỌA THÍCH TRÍ QUANG - Đào Văn Bình
PHẬT GIÁO VIỆT NAM NĂM 1963 - Phóng viên Neil Sheehan - Ảnh của © Bettmann/CORBIS
PHẬT GIÁO VIỆT NAM NĂM 1967 Bài: Trọng Hoàng - Ảnh của nhiếp ảnh gia: Co Rentmeester (Life)
HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ QUANG và Một Chặng Đường Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam - Huỳnh Kim Quang

(
NGUYỆT SAN GIÁC NGỘ SỐ 186)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/02/2019(Xem: 5467)
Trong cuộc sống, người ta thường chọn cho mình một mục tiêu để tiến tới. Riêng tôi, thường tìm về những mưu cầu tâm linh để thăng hoa cuộc sống của mình. Điều làm cho cuộc đời tôi thay đổi khi tôi cảm nhận được ánh sáng nhiệm mầu của Phật pháp đã sáng soi khởi nguồn từ thuở ấu thơ. Có thể nói sự đưa đẩy tìm về ánh sáng Phật pháp đã đến với tôi rất sớm bắt nguồn từ sự thiếu thốn tình thương một người Mẹ của đứa bé vừa lên một tuổi đã mồ côi.
29/01/2019(Xem: 9613)
Tiểu La Nguyễn Thành, nhân vật kiệt xuất của đất Quảng Nam, người khai sáng Duy Tân Hội, nhà lãnh đạo xuất sắc đồng thời cũng là người tri âm, tri kỉ của chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu.
27/01/2019(Xem: 9890)
Thông Điệp Xuân Kỷ Hợi 2019 của Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ
19/01/2019(Xem: 6669)
Thời gian là cái gì thật mầu nhiệm, không hình không tướng, tưởng như nó dửng dưng, lạnh lùng trước muôn sự, nhưng lại thầm lặng ân cần cất giữ những gì đã đi qua, rồi tùy đối tượng mà hoài niệm. Không ai nắm bắt lại được những tờ lịch đã rơi, nhưng bước chân của bao bậc hiền nhân quân tửđều như còn in hằn trong không gian khi thời điểm luân lưu trở lại theo vận hành của trời đất.
12/01/2019(Xem: 14961)
Thông Bạch Tết Kỷ Hợi 2019 Của Hội Đồng Giáo Phẩm Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ Sa Môn Thích Thắng Hoan
11/01/2019(Xem: 10436)
Co lẽ mùa trăng Thành Đạo 2562 – 2018 sẽ khó quên đối với nhạc sĩ Hằng Vang và gia đình, khi giữa bao cơn lốc thực dụng xâm chiếm nhiều ngõ ngách cuộc sống và lấn sang cả khu vực luôn được bảo trọng của tâm hồn trong từng con người: Trái tim ! Nếu nói về một sự tưởng thưởng hay tri ân thì nhạc sĩ Hằng Vang có thể còn đi bên trên những khuôn sáo, danh vọng đó. Hơn thế nữa sẽ không ai có thể nhân danh để ghi nhận sự tận tâm , cống hiến gần cả cuộc đời cho âm nhạc Phật giáo mà không hề đòi hỏi một đồng lương, một phần thưởng nào trong suốt 86 năm dài tận tụy của người nhạc sĩ lão thành hiện đang còn sống duy nhất bên chúng ta.
01/01/2019(Xem: 8354)
Hòa Thượng Thích Mãn Giác, pháp danh Nguyên Cao, đạo hiệu Huyền Không, thế danh Võ Viết Tín, sinh năm Kỷ Tỵ, 1929 tại Cố đô Huế, trong một gia đình mà Nội Ngoại đều tin Phật và nhiều nguời trong thân quyến đã có duyên xuất gia và nổi tiếng thân danh trên đường tác thành Phật sự. Cố đô Huế chỉ là sinh quán, còn nguyên quán thuộc làng Phương Lang, quận Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.
16/12/2018(Xem: 8386)
1.Bảo An Hòa Thượng Nhất Đại Tôn Sư Đại Hỷ Đại Từ Trung Nam Bắc Phái Tề Tâm Kính Ngưởng. 2. Phổ Bảo Danh Lam Thiên Ban Diệu Dụng Ban Tuệ Ban Ân Thượng Hạ Biên Phương Chí niệm Quy Y.
07/12/2018(Xem: 6687)
Trong diễn văn của Chủ tịch nước Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Minh Triết tại buổi khai mạc Đại lễ Phật Đản Liên Hợp Quốc 2008 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình Hà Nội, sáng ngày 14.5.2008 đã khẳng định: “Việt Nam là đất nước đa tôn giáo mà đạo Phật là tôn giáo có mặt rất sớm từ gần 2000 năm trước. Ngay từ buổi đầu tiên, với tư tưởng Từ bi, hỷ xả, Phật giáo đã được nhân dân Việt Nam đón nhận, luôn đồng hành cùng dân tộc với phương châm nhập thế, gắn bó giữa Đạo và Đời phấn đấu vì hạnh phúc an vui cho con người. Trong các thời đại, thời nào lịch sử Việt Nam cũng ghi nhận những nhà Sư đại đức, đại trí đứng ra giúp đời, hộ quốc, an dân.
28/11/2018(Xem: 6283)
Thế là đã tròn 15 năm kể từ ngày Thầy giã từ cuộc mộng. Chuyến hóa duyên này của Thầy khá là dài.... Con bây giờ đi gần hết đời người, quá nửa việc ngày xưa lẫn ngày nay gần như quên bẵng, nửa còn lại nhập nhằng giữa đôi bờ mộng thực chông chênh. Thếmà, từng chi tiết về lớp học năm xưa vẫn sáng ngời, vẹn nguyên trên đỉnh đồi tâm thức.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]