- 01_Đại Sư Tuệ/Huệ Viễn ( 334-416) Sơ Tổ Tông Tịnh Độ
- 02_Đại Sư Thiện Đạo, Tổ Thứ 2 Tông Tịnh Độ ( 613-681)
- 03_Đại Sư Thừa Viễn (712-802) Tổ Thứ 3 Tông Tịnh Độ
- 04_Đại Sư Pháp Chiếu (747-821) Tổ Thứ Tư Tông Tịnh Độ (747-821)
- 05_Đại Sư Thiếu Khang, Tổ Thứ Năm Tông Tịnh Độ
- 06_Đại Sư Vĩnh Minh Diên Thọ (904-975), Tổ Thứ 6 Tịnh Độ Tông
- 08_Đại sư Châu Hoằng-Liên Trì (1532-1612), Tổ Thứ 08 Tịnh Độ Tông
- 09_Đại Sư Ngẫu Ích Trí Húc (1599-1655), Tổ Thứ Chín Của Tịnh Độ Tông
- 10_Đại sư Hành Sách-Triệt Lưu (1628-1682), Tổ Thứ 10 Tịnh Độ Tông
- 11_Tỉnh Am Đại Sư, Tổ Thứ Mười Một Của Tịnh Độ Tông (1686-1734)
- 12_Đại Sư Tế Tỉnh-Triệt Ngộ (1741-1810), Tổ thứ 12 của Tịnh Độ Tông
- 13_Đại Sư Ấn Quang (1861-1940), Tổ Thứ mười ba Của Tịnh Độ Tông
Lược Truyện
Đại Sư Tiệt Lưu Tổ Thứ Mười Tịnh Độ Tông
( 1626-1682)
Đại sư Tiệt Lưu ( 1626-1682), Cao tăng đời Thanh tổ thứ 10 tông Tịnh Độ
Đại sư Tiệt Lưu sanh trưởng trong gia đình trí thức, họ Tưởng, tên Hành Sách, hiệu Tiệt Lưu, nay là người Nghi Hưng tỉnh Giang Tô. Cha tên Toàn Xương là bậc lão nho ở Nghi Hưng, kết bạn thân với bốn Đại sư cuối đời Minh: Hám Sơn, Liên Trì, Chơn Khả, Ngẫu Ích. Sau khi Đại sư Hám Sơn thị tịch ba năm, một đêm nọ Toàn Xương mơ thấy Đại sư Hám Sơn vào nhà mình, sau đó sanh ra sư. Nhân đó đặt tên cho sư là Mộng Hám. Bấy giờ nhằm niên hiệu Thiên Khải thứ 6 ( 1626) đời vua Minh Hy Tông. Ngay từ nhỏ, Đại sư Tiệt Lưu đã đọc kinh Phật, sách Nho. Thiếu thời, hiển lộ chỗ hơn người, thích ở một mình tư duy, trong lòng thường nẩy sinh chí xuất gia tu hành, đợi sau khi cha mẹ qua đời, sư quyết chí xuất gia.
Đại sư Tiệt Lưu trước tiên đến Vũ Lâm ( Nay là Hàng Châu, Chiết Giang), lễ Nhược Am, nương Hoà thượng Thông Vấn ở chùa Lý An xuất gia làm tăng, khi ấy sư 23 tuổi. Sau ở dưới tòa Vấn Công, công phu tu tập thiền định rất tinh tấn không hề giải đãi thường ngồi không nằm suốt 5 năm, cuối cùng tỏ ngộ được cội nguồn các pháp. Niên hiệu Thuần Trị thứ 8 (1646), sau khi Vấn Công viên tịch, sư đến chùa Báo Ân ở Tô Châu, Pháp sư Am Anh trông coi chùa Báo Ân tu tập theo pháp môn Tịnh Độ cũng khuyên dẫn dắt sư tu học Tịnh nghiệp và giảng pháp yếu Tịnh Độ cho người khác khiến họ hiểu rõ và thâm nhập sâu về Pháp môn Tịnh Độ. Sau, Đại sư Tiệt Lưu đến gặp Pháp sư Tiêu Thạch ở huyện Tiền Đường dẫn dắt sư tu học theo giáo quán Thiên Thai cùng ở trong tịnh thất tu Pháp Hoa Tam Muội, thể ngộ giáo nghĩa Thiên Thai, đạt đến lý sự viên dung, cảnh giới sâu mầu vô ngại.
(1) Tinh cần không biến lười đắc Tam muội
Niên hiệu Khang Hy thứ 2 (1663), Đại sư Tiệt Lưu 39 tuổi quy tâm Tịnh Độ. Sư dựng thảo am giữa bãi sông và phía Tây núi Pháp Hoa ở Hàng Châu đặt tên là Liên Am. Ở đó chuyên tâm tu trì Tịnh nghiệp, tinh cần niệm Phật trải qua 6 năm, đắc Niệm Phật Tam Muội, ngộ sâu yếu nghĩa Tịnh Độ. Thời gian này vì chuyên tu chính là để tự tu tự độ .
(2) Cộng tu pháp hội, lợi ích chúng sanh
Niên hiệu Khang Hy thứ 9 ( 1647), Đại sư Tiệt Lưu đến trụ ở viện Phổ Nhân, huyện Ngu Sơn ( Nay là huyện Thường Thục, tỉnh Giang Tô). Đại sư trác tích ở đây 13 năm, lấy việc giáo hóa đại chúng, độ người khác làm sự nghiệp. Đây là thời kỳ hoằng truyền Tịnh tông. Sư nương kinh nghiệm tu hành và sức ảnh hưởng của tự thân để tiếp dẫn đại chúng cùng tu Tịnh nghiệp, kiến lập Liên xã, phát khởi nhóm chúng thành lập pháp hội cộng tu bảy ngày niệm Phật. Sư khai thị “ Đả Phật thất” trước sông, không ngăn đạo tục,làm lợi ích chúng sanh, dõng mãnh tinh tấn, y chúng nương chúng thành tựu Tịnh nghiệp, quy cách này đến nay vẫn không đổi. Tác phẩm do Đại sư viết: “ Khởi Nhất Tâm Tinh Tấn Niệm Phật Thất Kỳ Quy Thức” rất rõ ràng, chân thành là bảo bối quý giá mà Đại sư để lại cho hàng hậu bối chúng ta. Vào ngày mùng 9 tháng 7 niên hiệu Khang Hy thứ 21 (1682), Đại sư Tiệt Lưu an nhiên thị tịch, Trụ thế: 57 tuổi, Tăng Lạp: 53 năm.
“Tịnh Độ Hiền Thánh Lục” ghi nhiều điềm lạ sau khi Đại sư vãng sanh: “Khi đó có Tôn Hàn (1)
lâm bị bịnh qua đời, một ngày đêm sống lại nói: Ta bị trói dưới âm ty nơi điện Diêm La, trong chỗ tối tăm, bỗng thấy đuốc trời sáng rỡ, hương hoa khắp hư không, Diêm La phục dưới đất đón Đại sư về Tây. Hỏi:”Đại sư là ai”? Đáp: “Tiệt Lưu”! Ta nhờ hào quang của sư chiếu đến liền được thoát khỏi trở về”. Cùng hôm đó, có con trai của Ngô Thị lâm bịnh qua đời, chiều tối sống lại nói đủ điều mình thấy như Tôn Hàn kể lại.
Đại sư Tuyệt Lưu một đời đảm trách việc hoằng dương Tịnh Độ tông chăm chỉ không biết mỏi mệt, tự mình hành dạy người hành, tạo nhân hạnh đặc thù, cảm quả báo vi diệu thù thắng, Phật phóng quang tiếp dẫn Tây Phương, Diêm La cúi mình sát đất nghinh tiếp, Tôn Hàn .v.v.v, thấy Đại sư quy Tây, từ đó, tin tưởng lời dạy của Đại sư.
Trong quá trình tự độ và độ tha của Đại sư Tiệt Lưu lấy sự thể nghiệm hành trì của tự thân cộng thêm sự thể ngộ sâu sắc với kinh điển Tịnh Độ đưa ra kinh nghiệm chung để lại điều nhiều quý báu. Đại sư chú trọng chơn tu thật tài. Tác phẩm do sư viết gồm “ Tịnh Độ Cảnh Ngữ”, “ Thế Chí Viên Thông Chương Giải”, “ Liên Tạng Tập” .v.v. Trong đó, “ Tịnh Độ Cảnh Ngữ” có thể nói mỗi lời mỗi lời thấy lẽ thật quy về chơn, ứng cơ cho thuốc, thật là vị ngon đề hồ cho chúng sanh trong đời mạc pháp. Đem tư tưởng Tịnh Độ của Đại sư lược nêu ba điều: (a). Tin chơn tâm Phật, chúng sanh không hai, không khác, ta là Phật chưa thành. Di Đà là Phật đã thành, tánh giác không hai.
(b).Tin ta là Phật lý tánh, Phật danh tự. Di Đà là Phật cứu cánh, tánh tuy không hai nhưng ngôi vị thì cách trời vực.
(c). Tin ta dù chướng sâu nghiệp nặng, ở lâu cõi khổ, nhưng là chúng sanh trong Phật Di Đà. Di Đà tuy vạn đức trang nghiêm xa mười muôn cõi nước, nhưng là Phật trong tâm ta tức là tâm tánh không
Người có đủ lòng tin chân thật như trên, dù có mảy may phước thiện đều có thể hồi hướng Tây phương, trang nghiêm Tịnh Độ. Cho nên, nay tu hành hoàn toàn không có đường nào trọng yếu, mà chỉ ngày đêm thêm ba điều tin chân chánh này, thì tất cả hạnh kinh qua công phu không tổn hại
Nêu ra gốc khổ, khơi dậy tâm nhàm chán hay hoan hỷ của người tu hành
Đại sư Tiệt Lưu trong quá trình hoằng truyền giáo nghĩa Tịnh Độ đã giúp mọi người chuyển hóa hành nghiệp của mình, phát hiện rất nhiều người tu Tịnh nghiệp, niệm Phật nhưng vẫn còn đam mê đắm trước năm dục ở thế gian mà coi nhẹ niềm vui vi diệu ở Tịnh Độ. Đối với nỗi đau khổ cùng cực ở Ta Bà chưa thiết tha khởi tâm nhàm chán xa lìa. Đối với cõi Phật thanh tịnh ở Cực Lạc chưa thể sanh tha thiết khởi tâm hoan hỷ tìm cầu. Từ đó, khiến tự thân tu hành lòng tin không chân chánh, tâm nguyện không tha thiết, vì vậy không nỗ lực thật hành niệm Phật.
Vì vậy, sư kêu gọi mọi người thực hành pháp môn Tịnh độ từ góc độ thực tế, và giải thích rõ ràng rằng đau khổ là nền tảng của cuộc sống. Đại sư khích lệ mọi người tu khởi tâm vui thích Tịnh Độ, nhàm chán Ta Ba, khiến cho họ tín nguyện kiên cố, thành tựu Tịnh nghiệp, có thể tận lực dụng tâm.
Từ góc độ tu trì tinh tấn niệm Phật trong bảy ngày, Đại sư Tiệt Lưu đã trình bày tướng trạng và cảnh giới của sự lý nhất tâm. Sư nói rõ cả hai loại nhất tâm này đều là biên sự của hàng phàm phu bát địa. Phàm người có tâm đều có thể tu học được.
Trích dịch từ Tịnh Tông Thập Tổ Tiệt Lưu Đại Sư Lược Truyện
Duy Xuyên, 5 :30 giờ chiều 14-10-2024
Thích Chúc Hiền ( Kính lược dịch
———-
(1)Tôn Hàn (孫翰), không rõ năm sinh và năm mất, quê ở huyện Hạc Khánh, tỉnh Vân Nam. Đỗ cử nhân kỳ thi Hương ở Vân Quý, khoa thi năm Tân Dậu, niên hiệu Hoằng Trị thứ 14.
淨宗十祖截流大師略傳
截流大師(公元1626-1682),清代高僧,
截流大師生長於書香門第,俗姓蔣,名行策,號截流,
截流大師自幼飽讀佛典儒書,少時即顯露其過人之處,
截流大師最初前往武林(今浙江杭州)
順治八年問公往生後,師到了(蘇州)報恩寺。
之後,截流大師又遇到錢塘樵石法師,引導師修學天台教觀。
(1)精勤不懈得三昧
康熙二年(公元1663年)截流大師三十九歲時,歸心淨土。
(2)共修法會利眾生
康熙九年,截流大師進住虞山普仁院(今江蘇常熟),
截流大師於康熙二十一年(公元1682年)七月九日漠然示寂,
截流大師一生以弘傳淨宗為己任,孜孜不倦地自行化他,
截流大師在自度度他的過程中,
大師注重真修實幹,並著有《淨土警語》、《勢至圓通章解》、《
截流大師於《勸發真信》一文中,將真信的內涵及無真信的弊端,
具如上真信者,雖一毫之善,一塵之福,皆可迴向西方,莊嚴淨土。
截流大師在弘傳淨教,濟眾化他的行業中洞察修淨業念佛者,
於是從篤實平易處勸發大家修行淨土,詳陳人生是以苦為根本。
截流大師從七日精進念佛修持的角度,闡述事理一心的相狀與境界。
10_Đại sư Hành Sách-Triệt Lưu (1628-1682)
Tổ Thứ 10 Tịnh Độ Tông
Hành Sách đại sư, tự là Triệt Lưu, người đời nhà Thanh, con của Tưởng Toàn Xương, một bậc lão Nho ở vùng Nghi Hưng. Cha Ngài là bạn phương ngoại với đức Đức Thanh hòa thượng, tức Hám Sơn đại sư.
Niên hiệu Thiên Khải thứ Sáu, sau khi Hám Sơn đại sư thị tịch được ba năm, một đêm, Tưởng Toàn Xương nằm mộng thấy ngài Hám Sơn vào nhà mình. Cũng trong đêm ấy, Hành Sách đại sư sinh ra, nên nhân đó Ngài lại được cha đặt cho ngoại hiệu là Mộng Hám. Đến khi khôn lớn, cha mẹ kế tiếp qua đời, Ngài cảm sự thế vô thường, có ý niệm thoát tục.
Năm 23 tuổi, Ngài thế phát xuất gia với Nhược Am hòa thượng ở chùa Lý An. Tu hành tinh tấn, không đặt lưng xuống chiếu. Trải năm độ nắng mưa, Ngài tỏ suốt nguồn chân, ngộ vào pháp tánh. Sau khi Nhược Am hòa thượng thị tịch, Đại sư trụ trì chùa Báo Ân. Thời gian này, Ngài được bạn đồng tham thức là Tức Am thiền sư khuyên tu Tịnh độ, lại gặp Thiều Thạch pháp sư hướng dẫn duyệt lãm về Thiên Thai Giáo Quán. Kế đó, Ngài cùng Tiều Thạch pháp sư đồng nhập thất tu môn Pháp Hoa Tam-muội. Nhân đây, túc huệ của Đại sư khai phát, ngộ suốt đến chỗ cốt tủy của Thai giáo.
Niên hiệu Khang Hy thứ Hai, Ngài cất am ở núi Pháp Hoa, bên bờ sông Tây Khê tại Hàng Châu, chuyên tu Tịnh độ. Nhân đó, lại đặt tên chỗ ở của mình là Liên Phụ Am. Đến năm Khang Hy thứ Chín, Đại sư trụ trì chùa Phổ Nhân ở Ngư Sơn, đề xướng thành lập Liên Xã. Học giả các nơi hưởng ứng tu tập rất đông. Ngài từng làm bài văn khuyên phát lòng tin chân thật rằng: “Phần đông người tu tập xưa nay, đều ưa thích Niệm Phật Tam-muội. Tuy nói quả cao để tu tiến, mà kẻ sau ít được thành công. Ấy bởi do Tín Nguyện không chuyên nên chẳng thể đồng về cảnh Tịnh. Nay đã họp nhiều Liên hữu, cùng nhau tu tập Tịnh nhân, nếu không xét kỹ chỗ phát tâm, đâu biết rõ lối đường thoát khổ. Đồng nhân chúng ta dự và pháp hội, lòng tin chí nguyện phải thật phải chân. Nếu không chân chính, tuy ăn chay niệm Phật, tu phước phóng sinh, chỉ là người lành thế gian, duy hưởng nhân thiên phước báo. Lúc hưởng phước vui, dễ bề tạo nghiệp, đã tạo nghiệp ác, phải đọa khổ luân hồi. Điều này, dùng chánh nhãn xét xem: Chỉ hơn bọn Xiển-đề một bước! Nếu lòng tin như thế, đâu được gọi là chân? Vậy chân tín là thế nào?
Thứ nhất phải tin: Tâm, Phật và chúng sinh, cả ba không sai khác. Chúng ta là Phật chưa thành. Di-đà là Phật đã thành. Giác tánh đồng một vẫn không có hai. Ta tuy điên đảo mê lầm, giác tánh chưa từng mất. Ta tuy nhiều kiếp luân chuyển, giác tánh chưa động. Nên nói: “Khi một niệm hồi quang đồng về nơi bản đắc” là như thế.
Thứ hai phải tin: Chúng ta là Phật danh tự, Di-đà là Phật cứu cánh, tánh tuy không khác, ngôi cách vực trời. Nếu không chuyên niệm đức Phật kia, cầu về cõi Tịnh, tất phải chịu theo nghiệp lưu chuyển, chịu khổ vô cùng! Đây gọi là Pháp thân lưu chuyển sáu nẻo, không được thành Phật, mà vẫn cam phận chúng sinh.
Thứ ba phải tin: Chúng ta dù nghiệp sâu chướng nặng, sống lâu nơi cảnh khổ, vẫn là chúng sinh trong tâm của Di-đà. Di-đà tuy muôn đức trang nghiêm an vui ở cõi Tịnh, cũng là vị Phật trong tâm của chúng ta. Đã rõ chân tâm vốn không hai, tất biết cảm ứng tự giao tiếp. Như đá nam châm hút sắt, việc này đâu lựa phải nghi? Đây gọi: nhớ Phật, niệm Phật, hiện tiền hoặc tương lai, quyết định sẽ thấy Phật, cách Phật chẳng xa vậy.
Đủ lòng tin chân thật như trên, tuy chút phước điểm lành như hạt bụi mảy lông, đều có thể hồi hướng Tây Phương, trang nghiêm Tịnh độ. Huống nữa trì trai giữ giới, bố thí, phóng sinh, đọc tụng Đại thừa, cúng dường Tam Bảo, tu các hạnh lành, há chẳng đủ làm tư lương Tinh dộ ư? Chỉ e lòng tin chẳng chân thành, mới khiến bị chìm nơi hữu lậu. Cho nên trong việc Tịnh tu, không chước chi lạ. Muốn công không luống uổng, quả được tròn nên, thì ngày đêm khi hành đạo, không rời ba điều tin trên mà thôi!”.
Đại sư thường tổ chức những kỳ đả thất để khuyến khích đại chúng tinh tấn thêm. Trong các kỳ thất, Ngài khai thị đại ý rằng: “Bảy ngày trì danh, quý nơi giữ một lòng không loạn, chớ để trần lụy xen vào, không phải niệm mau niệm nhiều là hay. Cách trì danh, cần không huỡn không gấp, bền bỉ chắc chắn, khiến cho câu Phật hiệu rành rõ nơi tâm. Khi đi đứng nằm ngồi, ăn cơm mặc áo, nên giữ câu hồng danh liên tục chẳng dứt, không tán loạn hôn trầm dường như hơi thở ra vào nối tiếp. Trì danh như thế gọi là nhất tâm tinh tấn về phần sự.
Nếu thể cứu được sâu vào thì muôn pháp đều như, nguyên không hai tướng. Đó là chúng sinh cùng Phât, mình cùng người, nhân với quả, y báo với chánh báo, nhơ cùng sạch, khổ cùng vui, ưa với chán, lấy với bỏ, Bồ-đề cùng phiền não, sinh tử cùng Niết bàn... các pháp ấy đều không hai, đều đồng một tướng, đồng một thể thanh tịnh. Như thế, cứ thể cứu một cách thiết thực, không cần phải gắng gượng an bài. Thể cứu đến lúc cùng cực bỗng nhiên khế hợp với bản tâm. Chừng đó, mới biết mặc áo ăn cơm cũng là Tam-muội, cười đùa giận mắng đều việc độ sinh. Khi ấy, nhất tâm hay loạn tâm trọn thành hý luận, ngày đêm sáu thời tìm một mảy tướng khác cũng không thể được. Liễu đạt như thế, mới chân chánh là người học đạo, và trì danh như thế, gọi là nhất tâm tinh tấn về phần lý.
Sự nhất tâm như trước tợ khó mà dễ, lý nhất tâm như sau tợ dễ mà khó. Chỉ nhất tâm được như trước, quyết chắc dự phần vãng sinh. Nếu kiêm thêm cảnh nhất tâm sau, tất có thể lên ngôi Thượng phẩm. Nhưng hai thứ nhất tâm đây, đều là phần việc kẻ bác địa phàm phu, người hữu tâm đều có thể tu học. Khắp khuyên các hàng đạo tục trong Liên Xã, đều phải sách tấn thân tâm. Gần trong bảy ngày, xa suốt một đời, nếu thường tin và tu như thế, thì dù không chứng quả, cũng mạnh nhân sen. Ngày kia gởi chất Liên trì, tất không thuộc phẩm Trung Hạ vậy.
HT Thích Thiền Tâm dịch