Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

13_Đại Sư Ấn Quang (1861-1940), Tổ Thứ mười ba Của Tịnh Độ Tông

27/09/202412:01(Xem: 498)
13_Đại Sư Ấn Quang (1861-1940), Tổ Thứ mười ba Của Tịnh Độ Tông
To Su An Quang-2


Lược Truyện Ấn Quang Đại Sư

(1861-1940)
Tổ Thứ Mười Ba Tông Tịnh Độ

 

Đại sư Ấn Quang (1861-1940), Pháp danh Thánh Lượng, tự Ấn Quang, tự xưng Thường Tàm Quý Tăng, còn có hiệu Kế Lư Hành Giả. Đại sư đã kết bạn với các bậc Cao Tăng thời cận đại như Đại sư Hư Vân, Thái Hư, Đế Nhàn.v.v. Đại sư Hoằng Nhất bái sư làm Thầy. Các thế hệ sau đã tôn sư cùng Đại sư Hư Vân, Thái Hư, Hoằng Nhất là bốn Đại Cao Tăng của Trung Hoa Dân Quốc.

Đại sư Ấn Quang sinh giờ Thìn, ngày 12 tháng 12 năm Tân Dậu, niên hiệu Hàm Phong thứ 11 đời nhà Thanh (1861), quê ở làng Xích Thành Đông, thị trấn Mạnh Trang, huyện Hà Dương, tỉnh Thiểm Tây. Sư họ Triệu, tên Đan Quế, hiệu Tử Nhâm. Cha tên Bỉnh Cương là một trí thức nhân từ, đức độ. Mẹ sư họ Trương là hậu duệ của Trương Đại Hữu, Thầy của Ung Chính, Bộ trưởng Lễ nghi thời kỳ đầu nhà Thanh, hướng thiện lễ Phật, từ hoà hiền thục, làng xóm thương kính. Gia đình có ba anh em, sư là con út. thuở nhỏ sư thông minh đỉnh ngộ phi thường, theo anh học sách Nho, Hợp Dương xưa gọi là Hữu Tân. Xưa kia, Thừa tướng tài đức Y Duẫn làm việc ở đây, vì quý kính ông ấy, nên Đại sư gọi Thiệu Y. Thiếu thời, sư đọc sách Trình Châu ( Hy), Hàn Dũ, Âu Dương Tu, nên bị ảnh hưởng mà bài xích Phật.

Sau 15 tuổi, khi trải qua cơn bệnh nặng mấy năm liền, nhờ đọc được kinh Phật mới thấy trước kia mình sai lầm, bèn hồi tâm hướng Phật.

Vào niên hiệu Quang Tự thứ bảy triều đại nhà Thanh (1881), khi đó sư hai mươi mốt tuổi,

Sư lễ Hoà Thượng Đạo Thuần ở động Liên Hoa phía Nam Ngũ Đài, núi Chung Nam xin xuất gia, chưa đầy ba tháng, người anh cả tìm đến, mượn cớ mẹ bịnh nặng để dối bảo sư trở về nhà, không được xuất gia. Để có sự hòa hợp, sư khéo vâng lời, tìm dịp khác để được xuất gia. Một hôm, khi anh cả đi thăm người thân. Người anh thứ hai đang phơi lúa. Nhân cơ hội đó, sư mở khóa Quan Âm, sư nói:” Nếu làm chủ được địa vị của cải, chim lồng sẽ thoát nạn.” Sau sư lén lấy ca sa và hai trăm tiền đến chỗ Pháp sư Đạo Thuần ở chùa Liên Động. Sợ người anh tìm đến, sư không dám lưu lại lâu, mà bỏ đi qua đêm. Sau khi rời đi, vì nhiều nguyên nhân do chiến tranh gây ra, sư không trở lại đất Tần, cũng không gặp lại gia đình.


Đại sư một mình một bóng, đi bộ suốt con đường từ Chung Nam đến Hồ Bắc. Khi ngang qua chùa Liên Hoa ở huyện Trúc Khê, sư mong được sư trụ trì từ bi thâu nhận ở chùa để chấp lao phục dịch. Trụ trì gặp sư thật quý trọng bèn giao cho sư đảm trọng trách tri khố.

Vào tháng 6, khi chùa đang chiếu kinh, sư đọc được bản Long Thư Tịnh Độ Văn, bèn hiểu rõ pháp môn niệm Phật dung chứa vạn pháp, nhiếp khắp quần cơ, là chìa khóa để liễu sanh thoát tử. ()

Năm kế, Đại sư đến thọ giới Cụ túc dưới tòa của Luật sư Ấn Hải chùa Song Khê ở huyện Hưng An tỉnh Thiểm Tây ( Nay khu Hán Tân, thành phố An Khương). Trong thời gian ở giới đàn, sư đảm nhiệm việc ghi chép. Do từ nhỏ sư bị bịnh mắt, gần như bị mù, nên ghi chép quá nhiều bịnh mắt tái phát. Bấy giờ, sư nhất tâm niệm Phật, bịnh mắt được thuyên giảm. Từ đó, càng tin công đức niệm Phật không thể nghĩ bàn, tự mình giáo hoá người khác đều lấy Tịnh Độ làm y cứ để quay về.

Sau khi thọ giới, Đại sư liền quy ẩn tại Chung Nam trên đỉnh Thái Ất, ngày đêm niệm Phật và đọc qua ba tạng kinh Phật. Sau nghe chùa Tư Phúc ở núi Hồng Loa là đạo tràng chuyên tu Tịnh Độ. Vào ngày 14 tháng 10 năm 1887 từ biệt sư đi trước và tự xưng là Kế Lô Hành Giả, nguyện lấy tổ sư khai sơn Tịnh Tông là Đại sư Tuệ Viễn ở Lô Sơn làm mô phạm để kiên định chí nguyện.


Tháng giêng năm 1888 chiêm bái Ngũ Đài xong, về lại chùa Tư Phước. Tháng 10, năm 1888, đến Niệm Phật Đường, sau đảm nhiệm chức Hương Đăng, Liêu Nguyên và Tạng Chủ. Trong thời gian này, ngoài niệm Phật, Đại sư vào sâu tạng kinh, nghiên cứu đọc kinh điển Đại thừa.
Năm 1891, Đại sư đến Bắc Kinh chùa Long Tuyền, hành hương khổ hạnh vun bồi Phước, ẩn tu mật chứng nuôi dưỡng thánh thai.

Năm 1892, trụ chùa Viên Quảng, năm 1894, Hoà Thượng Hoá Văn chùa Pháp Vũ ở Phổ Đà Sơn vào kinh thỉnh bộ Long Tạng, người trợ lý bèn theo xuống phương Nam, ở lầu chứa kinh của chùa Pháp Vũ. Tại chùa Pháp Vũ, Đại sư gắng chí chuyên tu, chỉ niệm Di Đà, trụ ở đó vài năm, rất được đại chúng kính trọng. Năm 1897, chúng ở Ứng tự nài thỉnh, sư bèn giảng Di Đà Tiện Mông Sao, thính chúng không ngớt khâm phục.

Đại sư Ấn Quang sinh giờ Thìn, ngày 12 tháng 12 âm lịch, niên hiệu Hàm Phong thứ 11 đời nhà Thanh (1861), quê ở làng Xích Thành Đông, thị trấn Mạnh Trang, huyện Hà Dương, tỉnh Thiểm Tây. Sư họ Triệu, tên Đan Quế, hiệu Tử Nhâm. Cha tên Bỉnh Cương là một trí thức nhân từ, đức độ, truyền thừa gia đình bằng nghề nông có học vấn. Mẹ sư họ Trương là hậu duệ của Trương Đại Hữu, Thầy của Ung Chính, Bộ trưởng Lễ nghi thời kỳ đầu nhà Thanh, hướng thiện lễ Phật, từ hoà hiền thục, làng xóm thương kính. Gia đình có ba anh em, sư là người nhỏ nhất; thuở nhỏ sư thông minh đỉnh ngộ phi thường, theo anh học sách Nho,

Hợp Dương xưa gọi là Hữu Tân. Xưa kia, Thừa tướng tài đức Y Duẫn làm việc ở đây, vì quý kính ông ấy, nên Đại sư gọi Thiệu Y. Thiếu thời, sư đọc sách Trình Châu ( Hy), Hàn Dũ, Âu Dương Tu, nên bị ảnh hưởng mà bài xích Phật.

Sau 15 tuổi, khi trải qua cơn bệnh nặng mấy năm, nhờ đọc được kinh Phật mới thấy trước kia mình sai lầm, bèn hồi tâm hướng Phật.

Vào niên hiệu Quang Tự thứ bảy triều đại nhà Thanh (1881), khi đó sư hai mươi mốt tuổi,

Sư lễ Hoà Thượng Đạo Thuần ở động Liên Hoa phía Nam Ngũ Đài, núi Chung Nam xin xuất gia, chưa đầy ba tháng, người anh cả tìm đến, mượn cớ mẹ bịnh nặng để dối bảo sư trở về nhà, không được xuất gia. Để có sự hòa hợp, sư khéo vâng lời, tìm dịp khác. Một hôm, khi anh cả đi thăm người thân. Người anh thứ hai đang phơi lúa. Nhân cơ hội đó, sư mở khóa Quan Âm, sư nói:” Nếu làm chủ được địa vị của cải, chim lồng sẽ thoát nạn.” Sau sư lén lấy ca sa và hai trăm tiền đến chỗ Pháp sư Đạo Thuần ở chùa Liên Động. Sợ người anh tìm đến, sư không dám lưu lại lâu, mà bỏ đi qua đêm. Sau khi rời đi, vì nhiều nguyên nhân do chiến tranh gây ra, sư không trở lại đất Tần, cũng không gặp lại gia đình.

Đại sư một mình một bóng, đi bộ suốt con đường từ Chung Nam đến Hồ Bắc. Khi ngang qua chùa Liên Hoa ở huyện Trúc Khê, sư mong được sư trụ trì từ bi thâu nhận ở chùa để chấp lao phục dịch. Trụ trì gặp sư thật quý trọng bèn giao cho sư đảm trọng trách tri khố.

Vào tháng 6, khi chùa đang chiếu kinh, sư đọc được bản Long Thư Tịnh Độ Văn, bèn hiểu rõ pháp môn niệm Phật dung chứa vạn pháp, nhiếp khắp quần cơ, là chìa khóa để liễu sanh thoát tử.

Năm kế, Đại sư đến thọ giới Cụ túc dưới tòa của Luật sư Ấn Hải chùa Song Khê ở huyện Hưng An tỉnh Thiểm Tây ( Nay khu Hán Tân, thành phố An Khương). Trong thời gian ở giới đàn, sư đảm nhiệm việc ghi chép. Do từ nhỏ sư bị bịnh mắt, gần như bị mù, nên ghi chép quá nhiều bịnh mắt tái phát. Bấy giờ, sư nhất tâm niệm Phật, bịnh mắt được thuyên giảm. Từ đó, càng tin công đức niệm Phật không thể nghĩ bàn, tự mình giáo hoá người khác đều lấy Tịnh Độ làm y cứ để quay về.

Sau khi thọ giới, Đại sư liền quy ẩn tại Chung Nam trên đỉnh Thái Ất, ngày đêm niệm Phật và đọc qua ba tạng kinh Phật. Sau nghe chùa Tư Phúc ở núi Hồng Loa là đạo tràng chuyên tu Tịnh Độ. Vào ngày 14 tháng 10 năm 1887 từ biệt sư đi trước và tự xưng là Kế Lô Hành Giả, nguyện lấy tổ sư khai sơn Tịnh Tông là Đại sư Tuệ Viễn ở Lô Sơn làm mô phạm để kiên định chí nguyện.

Tháng giêng năm 1888 chiêm bái Ngũ Đài xong, về lại chùa Tư Phước. Tháng 10, năm 1888, đến Niệm Phật Đường, sau đảm nhiệm chức Hương Đăng, Liêu Nguyên và Tạng Chủ. Trong thời gian này, ngoài niệm Phật, Đại sư vào sâu tạng kinh, nghiên cứu đọc kinh điển Đại thừa.


Năm 1891, Đại sư đến Bắc Kinh chùa Long Tuyền, hành hương khổ hạnh vun bồi Phước, ẩn tu mật chứng nuôi dưỡng thánh thai.


Năm 1892, trụ chùa Viên Quảng, năm 1894, Hoà Thượng Hoá Văn chùa Pháp Vũ ở Phổ Đà Sơn vào kinh thỉnh bộ Long Tạng, người trợ lý bèn theo xuống phương Nam, ở lầu chứa kinh của chùa Pháp Vũ. Tại chùa Pháp Vũ, Đại sư gắng chí chuyên tu, chỉ niệm Di Đà, trụ ở đó vài năm, rất được đại chúng kính trọng. Năm 1897, chúng ở Ứng tự nài thỉnh, sư bèn giảng Đi Đà Tiện Mông Sao, thính chúng không ngớt khâm phục.

Sau đó, sư cắt đứt các duyên, ở thảo am bên điện Châu Bảo nhập thất tu hành liên tục hai kỳ gồm sáu năm. Trong thời gian nhập thất, sư tự viết: “ Niệm Phật đợi chết.” Để sách tấn mình. Ra thất, từng ra trụ ở am tranh. Niên hiệu Quang Tự thứ 30 (1904), sư 44 tuổi, nhân Pháp sư Đế Nhàn thỉnh tạng kinh cho chùa Đầu Đà ở ở huyện Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang, sư phụ giúp tất cả. Việc xong, sư về lại chùa Pháp Vũ.

Đại sư bản tính điềm tĩnh, tâm đạo chân thành, đã tu hành hơn ba mươi năm, luôn giữ bí mật, không thích kết bạn, không quan tâm đến danh lợi, chỉ tinh tấn niệm Phật, không chút xao lãng, cuối cùng chứng được Niệm Phật Tam-muội. Do sư rất ít qua lại với thế gian, nên tên tuổi của sư cũng ít người biết

Năm Dân Quốc thứ 2 ( 1912), Đại sư 52 tuổi, có cư sĩ tuổi cao, lấy một số bài viết của sư ký tên Thường Tàm,đăng trên Phật Học Tùng Báo ở Thượng Hải. Người đọc không ai không khâm phục.

Năm Dân Quốc thứ 6 (1918), cư sĩ Từ Uý Như đã thu thập được ba bức thư của sư gửi cho bạn hữu, bèn đem ấn hành đề: Ấn Quang Pháp Sư Tín Cảo. Năm sau, lại được bảncảo hơn 20 thiên của Đại sư. Cư sĩ đem ấn hành ở Bắc Kinh đề: “Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao.” Năm sư 60 tuổi, cư sĩ Từ Như Ý gom tập được bản cảo của Đại sư hơn mấy mươi thiên hợp san định lại, phân làm hai tập xuất bản ở Thương Vụ Ấn Thư Quán, khắc gỗ ở Tàng Kinh Viện tại Dương Châu, sau đó phóng to và in tại Trung Hoa Thư Cục đề: “Tăng Quảng Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao.”

Văn sao của Đại sư lời lời thấy lẽ thật, chữ chữ quy tông, trên hợp ý Phật, dưới khế quần cơ, phát huy áo nghĩa Thiền, Tịnh, quyết trạch pháp môn khó dễ, phát hiện điều mà các bậc tiền bối chưa phát hiện, lời văn tao nhã. Vì vậy hễ người nghe đến tên của Đại sư, ai nấy đều đua nhau thỉnh văn sao của Đại sư để đọc. Do đó, uy danh của Đại sư lan khắp thế giới.

Số lượng tín đồ mong muốn quy y làm đệ tử của sư ngày càng tăng. Có người đến thưa thỉnh xin sư từ bị tiếp nhận, có người đích thân viết thư xin sư ban pháp danh. Trong một thời gian khiến phong trào quy y làm đệ của Đại sư

trở nên mạnh mẽ.

Năm Dân Quốc thứ 11, sư 62 tuổi, Hội Giáo Dục Nghĩa Vụ ở Giang Tô thành lập, kiến nghị từ tỉnh xuống khiến sử dụng chùa miếu làm trưởng học. Cộng đồng Phật giáo náo động. Vì vậy, Đại sư làm việc chăm chỉ hộ pháp, hộ chùa không tiệc sức lực. Cùng năm đó, theo lời mời của Thống đốc Định Hải là Đào Tại Đông cử Pháp sư Trí Đức đi đến nhà tù giảng An Sĩ Toàn Thư, tuyên dương nhân quả báo ứng và giáo nghĩa Tịnh Độ, sư tự mình làm Viện Trưởng Danh Dự của Giang Tô Giám Ngục Cảm Hoá Viện. Năm đó, Đào Tại Đông và Hội Kê Đạo Doãn Huỳnh Hàm Chi đã biên soạn những lời dạy và việc làm của sư trình lên chính phủ xin bảng hiệu: Ngộ Triệt Viên Minh. Trống đồng dậy trời đưa sư đến chùa Pháp Vũ, hương hoa cúng dường, cực thịnh một thời, được ngưỡng mộ tán dương, nhưng Đại sư đối với việc đó như gượng nghe. Có người hỏi. Sư đáp:” Lầu gác rỗng không, tự không thạnh đức, vô cùng hổ thẹn, vinh từ đâu tới? Năm Dân Quốc thứ 18, sư 69 tuổi, đáp lại lời mời của Thế Giới Phật Giáo Cư Sĩ Lâm ở Thượng Hải, mấy ngày liền sư khai thị. Người nghe tấp nập đến.

Đại sư sống một đời thanh đạm, tự lực, tử tế đối xử với người. Phàm thiện nam tín nữ cúng dường tịnh tài sư không bỏ túi riêng mà góp vào quỹ in ấn lưu hành kinh sách, Hội Biện Phật Giáo Nghĩa Chấn, Cô nhi viện.v.v. Luôn để tâm lực nơi sự nghiệp từ thiện, gieo trồng phước điền sâu rộng. Khi có sự cúng dường thức ăn ngon, pháp y đẹp, sư từ chối không được, bèn chuyển tay đưa cho người khác, phẩm vật thông thường nhiều, sư đều giao đến tri khố để đại chúng cùng dùng, tuyệt đối không dùng cho riêng mình.

Để quảng bá Phật giáo và cứu độ thế nhân, Sư đã thành lập Hội Hoằng Hoá ở Thượng Hải và Tô Châu. Sư xuất tịnh tài riêng và vận động gây quỹ in kinh điển để lưu hành rộng rãi. Trong hơn 20 năm, sư đã in hàng trăm kinh điển Phật giáo, với không dưới bốn đến năm vạn bản. Có hơn vạn bức tượng Phật mang lại lợi ích cho rất nhiều người.


Đại sư sớm nghĩ muốn quy ẩn. Vào tháng 2, năm Dân Quôc thứ 19, sư trụ ở Tô Châu, nhập thất tại chùa Báo Quôc, ngoài thời khóa công phu tu tập, sư chỉnh sửa bộ: Tứ Đại Danh Sơn Sơn Chí. Mùa Đông, Dân Quốc thứ 26, Sư 77 tuổi, do vì chiến sự, đáp lời mời của Hoà Thượng Diệu Chơn, sư đến an cư và nhập thất ở ngôi chùa Linh Nham Sơn trấn Mộc Độc ngoài thành Giang Tô.

Pháp sư Ấn Quảng lập ra năm điều của chùa Linh Nham Sơn yêu cầu tăng nhân kiên quyết thực hành: “ Không kêu gọi lập hội, không truyền pháp thâu nhận học trò, không giảng kinh truyền giới, không tụng kinh bái sám. Chuyên ròng niệm Phật, mỗi ngày bảy thời.”

Mở đạo tràng chuyên tu Tịnh nghiệp trên toàn quốc cho người tu tịnh độ trong mười phương. Sư nhập thất, không tham dự vụ việc. Đại sư dáng vẻ uy nghiêm, đạo phong tuấn tú, nói chuyện thực lòng với mọi người. Dù được quan kính trọng nhưng không nhờ cậy, ra sức hoằng dương Tịnh độ. Trong ngoài tín đồ đến chùa gõ cửa hỏi đạo. Đại sư từ bi chỉ dạy, mở bày phương tiện, khiến người nghe vui phục.

Năm Dân Quốc thứ 29 (1940), Nông lịch, ngày 27 tháng 10, Đại sư nhóm bịnh, tự biết giờ vãng sanh đã đến, bèn triệu tập đại chúng, giao việc chùa viện, ngày mùng 4 tháng 11, nói với chúng rằng: “Được Phật tiếp dẫn, ta phải đi. Đại chúng hãy niệm Phật phát nguyện vãng sanh Tây phương.” Nói xong, liền đến ngồi ngay thẳng trên ghế , mặt hướng về Tây, an tường viên tịch trong tiếng niệm Phật của đại chúng. Trụ thế: 80 tuổi, Tăng lạp: 60 năm. Ngày 15 tháng 2 năm sau ( 1941) trà tỳ được vô số Xá-lợi năm màu. Tăng tục đệ tử dựng tháp tại núi Linh Nham Sơn, ngày 19 tháng 9, năm Dân Quốc thứ 36, thỉnh Xá-lợi an vị nhập tháp.

Hiện còn Ấn Quang Đại Sư Toàn Tập gồm bảy tập. Trong đó, ba tập đầu là tác phẩm do Đại sư Ấn Quang đích thân soạn. Ba tập đó là: Ấn Quang Đại Sư Văn Sao ( Tăng Quảng Chánh Biên), Ấn Quang Đại Sư Tục Biên ( Biên lần 2), Ấn Quang Đại Sư Văn Sao Tam Biên ( Ngoại Tập).

Ngoài ra còn có các tác phẩm như: Phật Pháp Tu Hành Chỉ Thiên Pháp Yếu, Ấn Quang Đại Sư Gia Ngôn Lục, Ấn Quang Đại Gia Ngôn Lục Tục Biên, Ấn Quang Đại Sư Văn Sao Tinh Hoa Lục. v.v. do Pháp sư khác và các đệ tử tại gia biên tập đã rút những tinh hoa từ trong bộ: Toàn Tập Văn Sao của Đại sư.

Đại sư một đời dứt bỏ lợi danh, giới luật nghiêm tịnh, chân thật tu hành, xem trọng nhân quả, thường đề xuất phương kế tu học “Dốc hết

bổn phận trách nhiệm, bỏ tà giữ thật, Điều ác không làm, điều thiện vâng làm, thật vì sanh tử, phát tâm Bồ Đề, tin sâu, nguyện thiết, trì danh hiệu Phật.” Không đặt mục tiêu kỳ lạ mới, chỉ chú trọng thực hành nỗ lực tu, lấy thân làm phép tắt, lời truyền thân dạy, đệ tử quy y rất đông. Vô số người vâng lời sư dạy, chuyên tu Tịnh nghiệp được vãng sanh Tây phương. Địa vị của sư trong chúng tin theo Tịnh độ tông hiện tại cho đến nay không có ai bì kịp. Tôn Đại sư làm Tổ thứ 13 của Liên Tông, Tôn xưng sư là Bồ Tát Đại Thế Chí tái sanh. Hoằng Nhất Đại sư rất kính ngưỡng đức độ của sư bèn khen ngợi: Hoằng dương Tịnh Độ. Mật hộ các tông Xương minh Phật pháp Thầm kéo thế phong, Chiết phục kẻ ác, thu nhận người lành đầy đủ từ bi

Nói nín thảy đều giáo hoá. Ba trăm năm lại đây chỉ có một người.

Trích dịch từ Tịnh Tông Thập Tam Tổ Ấn Quang Đại Sư Lược Truyện

Chùa Đức Sơn, Bà Rịa Vũng Tàu

2:30 sáng 03-10-2024

Thích Chúc Hiền ( Kính lược dịch)


To Su An Quang

淨宗十三祖印光大師略傳

印光大師(公元1861-1940年),法名聖量,字印光,自稱「常慚愧僧」,又號「繼廬行者」。與近代高僧虛雲、太虛、諦閑等大師均為好友,弘一大師更是拜其為師。後人將其與虛雲、太虛、弘一大師並列,合稱為「民國四大高僧」。

印光大師,生於清咸豐十一年(公元1861年)農曆十二月十二日辰時,陝西合陽縣孟莊鄉赤城東村人,俗姓趙,名丹桂,號子任。父名秉綱,知書達理,仁和德劭,耕讀傳家,母張氏系清初禮部尚書雍正之師張大有之後裔,向善拜佛,慈和淑慎,鄉里相敬。兄弟三人,師最小,幼年隨兄讀儒書,穎悟非常。

合陽古稱「有莘」,昔日賢相伊尹在此躬耕,為示景仰,故大師字諱「紹伊」。少時讀程朱(熹)、韓(愈)、歐(陽修)之書,受其影響而辟佛。十五歲後,病困數載,得讀佛經書,始悟前非,乃回心向佛。

清光緒七年(公元1881年)大師二十一歲,禮終南山南五台蓮花洞道純和尚出家。未三月,長兄尋至,假借母病重為由,誆師回家,不准出家。師巧作圓融,故作妥協,尋找機會。一日,長兄探親外出,二哥在場曬穀,師乘機占一觀音課,云「高明占祿位,籠鳥得逃生」。遂竊回僧衫並錢二百文,奔蓮花洞寺道純法師處,恐兄追至,不敢久留,一宿而去。這一走,後因戰亂諸多原因,大師再未回秦地,也再未與家人謀面。

大師隻身孤影,從終南一路涉跋,來至湖北,途經竹溪縣蓮花寺時,蒙住持慈悲收留,在寺院勤作服勞。住持見師誠實穩重,委予管理庫房重任。

六月,寺院曬經,師得讀殘本《龍舒淨土文》,遂明瞭念佛法門圓賅萬法,普攝群機,乃即生了生脫死之要道。

次年,大師到陝西興安縣(今安康市漢濱區)雙溪寺印海律師座下受具足戒。戒期擔任繕寫之事,因自幼眼疾,幾乎失明,繕寫過多,眼疾復發,於是一心念佛,目疾乃癒。由此益信念佛功德不可思議,自此,自行化他皆以淨土為依歸。

為早日成就,受戒後大師即歸隱終南,住太乙峰,日夜念佛,兼讀佛經,歷經三載。後聞紅螺山資福寺為專修淨土道場,於一八八七年十月十四日辭師前往,並自號「繼盧行者」,願以淨宗開山祖師廬山慧遠大師為先範,堅定志願。

一八八八年正月朝五台畢,仍回資福寺。一八八八年十月進念佛堂,後任香燈、寮元及藏主等職。此間,除念佛外,深入經藏,研讀大乘典籍。

一八九一年,至北京龍泉寺當行堂,苦行培福,潛修密證,長養聖胎。

一八九二年住圓廣寺;一八九四年,普陀山法雨寺化聞和尚,入京迎請《龍藏》,助理需人,遂隨之南下,居法雨寺藏經樓。

大師在法雨寺勵志精修,唯念彌陀。一住數年,深受大眾敬重。一八九七年,應寺眾堅請,乃開講《彌陀便蒙鈔》,聽眾欽佩不已。

嗣後,便謝絕眾緣,於珠寶殿側掩關修行,連閉兩期,為時六年。於關房中自書「念佛待死」以自策勵。出關後,曾出外住茅蓬。光緒三十年(公元1904年),師四十四歲,因諦閑法師為浙江溫州頭陀寺迎請藏經,又為之助理一切,事畢師仍回法雨寺。

大師生性沉穩,道心懇切,出家三十餘載,始終韜晦,不喜結交,不好名聞利養,惟精進念佛,心無旁騖,終得念佛三昧。因絕少與世俗往來,因此大師之名鮮為人知。

民國二年(公元1912年),大師五十二歲,高鶴年居士取大師文章數篇,次年刊載上海《佛學叢報》,署名「常慚」,讀者無不歎服。民國六年(公元1918年),徐蔚如居士得大師三封致友人的書信,遂印行,題為「印光法師信稿」。次歲,又得大師文稿二十餘篇,印於北京,題曰《印光法師文鈔》。師六十歲時,徐蔚如居士再集大師文稿數十篇合訂二冊,出版於商務印書館,木刻於揚州藏經院。後又迭次增廣,排印於中華書局,題曰《增廣印光法師文鈔》。

大師文鈔言言見諦,字字歸宗,上符佛旨,下契群機,發揮禪淨奧義,抉擇法門難易,發前人所未發,且文辭典雅,是以凡聞大師名者,人人必爭請奉讀師之文鈔。由是,大師威名揚於環宇。渴望皈依大師門下之善信人等,日益增多。有登門造訪請求慈悲攝受者,有親寫書信乞賜法名者。一時間,做大師的皈依弟子蔚然成風。

民國十一年,師六十二歲,江蘇義務教育會成立,呈請省下令用寺廟做校舍,佛教界嘩然,大師為此奔走,護教護寺不遺餘力。同年,應定海知事陶在東請,推薦智德法師去監獄講《安士全書》,宣揚因果報應和淨土教義,自己應聘為「江蘇監獄感化院」名譽院長。是年,陶在東又與會稽道尹黃涵之,彙集大師之道行、事蹟,呈報政府,請予題賜「悟徹圓明」匾額。銅鼓喧天送至法雨寺,香花供養,盛極一時,緇素讚歎,然大師對此則置若罔聞。有問之者,答曰:「虛空樓閣,自無盛德,慚愧不已,榮從何來?」

民國十八年,師六十九歲,應上海世界佛教居士林請,連日開示,聽者蜂擁而至。

大師一生儉以自奉,厚以待人,凡善信供養香敬,從來不入私囊,助印佛書流通而外,辦佛教義賑會、慈幼院等,亟力於慈善事業,廣種福田。有供養珍美衣食,推卻不過者,轉手即送他人。大多數的普通物品,咸皆交至庫房,與大家共用,絕不自用。

為弘揚佛法,挽救世道人心,大師在上海、蘇州創辦弘化社。捐出自己香俸,又勸募籌款,廣印經書流通,二十餘年所印佛書計有百十種之多,其數不下四、五百萬冊。佛像亦有百萬餘幀之多,教之內外,普受法益者甚眾。

大師早就擬欲歸隱,於民國十九年二月住蘇州,掩關於報國寺,課餘則修訂四大名山山志,民國二十六年冬(七十七歲),由於戰事,應妙真和尚請,移錫蘇州城外木瀆靈巖山寺掩關安居。

印光法師為靈巖山寺制訂了五條規約,要求僧人堅持「不募緣,不做會,不傳法,不收徒,不講經,不傳戒,不應酬經懺。專一念佛,每日與普遍打七功課同。」為十方淨眾開闢全國第一的淨土專修道場。他依舊方便閉關,不參與事務。
大師體貌雄偉,道風峻肅,與人語,直剖肺腑,雖達官貴人,絕無假借。弘揚淨土,不遺餘力。中外信徒來寺叩關請益,大師對來者慈悲開導,折攝兼施,使聞者悅服。

民國二十九年(公元1940年)農曆十月二十七日,大師略示微疾,自知往生時至,遂召集大眾,安排寺院事宜。十一月初四,與大眾說到:「蒙佛接引,我要去了,大家要念佛,要發願,要生西方。」語畢,即移座椅上,面西端身正坐,在大眾念佛聲中,安詳西逝,時年八十,僧臘六十。次年二月十五日荼毗,得五色舍利無數。僧俗弟子建塔靈巖山巔,並於民國三十六年九月十九日將師舍利奉安入塔。

現今留存的《印光大師全集》共有七冊,其中前三冊是印光大師本人親撰的作品,即第一冊《印光大師文鈔》(增廣正編),第二冊《印光大師文鈔續編》(第二編),第三冊《印光大師文鈔三編》(外集)。

另還有《佛法修行止偏法要》、《印光大師嘉言錄》、《印光大師嘉言錄續編》、《印光大師文鈔菁華錄》等書藉,皆是由大師全集文鈔中取其精華,由別的法師或在家弟子編輯而做。

大師一生棄絕名利,嚴淨戒律,誠敬恭慎,注重因果,並提出「敦倫盡分,閑邪存誠。諸惡莫作,眾善奉行。真為生死,發菩提心。深信切願,持佛名號」的修學方針。不標新玄奇,唯重實行篤修。以身作則,言傳身教。皈依弟子,眾星拱辰。受師之教,精修淨業,得以往生西方淨土者,亦難枚舉。其在當代淨土宗信眾中的地位至今無人能及,尊為蓮宗第十三祖,被稱為大勢至菩薩再來。弘一大師更是盛仰其德,讚曰:「宏揚淨土,密護諸宗。明昌佛法,潛挽世風,折攝皆具慈悲,語默無非教化,三百年來一人而已!」

To Su An Quang-2

Niệm Phật mới có thể tiêu nghiệp đời trước
Hết mực chí thành tự mình có thể chuyển được tâm phàm.


To Su An Quang-1
Nên phát nguyện nguyện vãng sanh, đường khách khe núi kia còn luyến lưu
Tự chẳng quay về quay, về liền được cố hương gió trăng có ai tranh
Dạ câu này khó hiểu
To Su An Quang-3

Sanh
Nếu sanh Tây phương gần như có thể cùng Phật thọ quang đồng nhau vô lượng vô biên


Tử

Người học đọc niệm niệm không quên chữ này thì đạo nghiệp tự nhiên thành

Trí Sanh Giám
Ấn Quang thư

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]