Gallup: Đức Đạt Lai Lạt Ma vẫn nằm trong top 10 nhân vật ảnh hưởng nhất năm 2019
Nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng lưu vong và nhân vật Phật giáo lỗi lạc nhất, Đức Đạt Lai Lạt Ma nằm trong số 10 nhân vật được ngưỡng mộ nhất ở Hoa Kỳ trong năm thứ chín liên tiếp.
Trong số 10 nhân vật ảnh hưởng này, ngài Đạt Lai Lạt Ma xếp thứ 9. Đây là kết quả từ một cuộc thăm dò công khai do công ty Gallup của Washington thực hiện. Gallup được biết đến với các cuộc thăm dò dư luận uy tín trên toàn thế giới. Cuộc thăm dò được tiến hành trong số 1000 người trưởng thành ở Mỹ. Cựu Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã đứng đầu danh sách một lần nữa trong năm thứ 11 liên tiếp.
Tổng thống đương nhiệm Donald Trump và cựu tổng thống Barack Obama được 18% số phiếu ủng hộ, trong khi cựu tổng thống Jimmy Carter, và các ông trùm công nghệ như Elon Musk và Bill gates chiếm 2%. Ngài Đạt Lai Lạt Ma và đức Giáo hoàng Pope francis, ứng cử viên tổng thống đảng dân chủ Bernie Sanders và chủ tịch tình báo hạ viện Hoa kỳ Adam Schiff được 1%
11% người Mỹ cho rằng người mà họ thật sự mến mộ nhất là người thân trong gia đình như cha mẹ, vợ chồng hoặc anh chị em. 18% thì nói rằng họ mến mộ các nhân vật có sức ảnh hưởng nhất đối với thế giới như các chính khách, lãnh tụ tôn giáo hay những nhà hoạt động từ thiện nổi tiếng. 25% thì không trả lời (vì không biết ai mới thật sự là thần tượng của mình).
Ngài Đạt Lai Lạt Ma năm nay 84 tuổi, vị Lạt Ma thứ 14. Ngài là một trong ba nhân vật quan trọng và quyền lực nhất của Phật giáo Tây Tạng (Đạt Lai Lạt Ma, Ban Thiền Lạt Ma và Karmapa). Ngài được biết đến như lãnh tụ tôn giáo có nhiều lời dạy làm thay đổi thế giới, đặc biệt ngài rất được dân Hoa Kỳ kính trọng.
Năm 1959, trong một cuộc binh biến ở Lhasa (thủ đô của Tây Tạng), Đức Đạt Lai Lạt Ma được những vị thân cận đưa ngài chạy sang Ấn Độ xin tỵ nạn và sống tới ngày nay. Dharamsala là một thành phố nằm gần dãy Hymalaya rất hiền hòa và yên bình, nơi ngài đang sinh sống và tu tập.
Ông đã được trao giải Templeton vào năm 2012 tại Hoa Kỳ và giải thưởng Nobel Hòa bình vào năm 1989 vì những phương pháp đấu tranh ôn hòa cho nền văn hóa của Tây Tạng.
Thích Minh Phương
Theo Phayul.com