Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

08. Krishnamurti ở Ojai: Những năm quên lãng, 1938-1947

19/07/201114:19(Xem: 6953)
08. Krishnamurti ở Ojai: Những năm quên lãng, 1938-1947

TIỂU SỬ CỦA KRISHNAMURTI
Krishnamurti's biography by Pupul Jayakar
Lời dịch: Ông Không
Tháng 4-2011

PHẦN 1

KRISHNAMURTI THỜI TRẺ TUỔI

1895 - 1946

CHƯƠNG 8

Krishnamurti ở Ojai: Những năm quên lãng, 1938 -1947

K

rishnamurti rút khỏi Tổ chức Thông thái năm 1930. Năm đó viết trong tờ International Star Bulletinanh đã nói, “Lời giảng của tôi cũng không huyền bí hay bí ẩn bởi vì tôi nắm giữ cả hai như những giới hạn được áp đặt trên con người trong sự tìm kiếm Sự thật của anh ấy.” Một lo ngại của Mrs. Besant khi nghe tin tức về sự rút khỏi của anh là sự băn khoăn về tương lai của Krishnamurti. Bà nhận biết được sự khiếm khuyết hoàn toàn về những giá trị thế giới của Krishnamurti và lo lắng làm thế nào anh sẽ sống sót trong thế giới hung tợn này mà không có sự bảo vệ của Tổ chức. Tôi nghe nói rằng bà thuyết phục B. Sanjeeva Rao và vợ của ông, Padmabai, những người giáo dục nổi tiếng và những người quen biết gần gũi của bà, rút khỏi Tổ chức Thông thái, để cho họ có thể tham gia công việc của Krishna, ở cùng anh và bảo vệ anh.

Anh không quay lại Ấn độ mãi đến tháng mười một năm 1932. Từ Bombay anh đi thẳng đến Adyar để thăm Mrs. Besant. Bà đã rất yếu ớt, mất trí nhớ, và đang sống trong quá khứ. Nhưng bà nhận ra đứa con trai yêu quý thân yêu của bà. Thật là một bi kịch khi gặp bà, và Krishnamurti buồn bã lắm. Khi anh trở lại từ Varanasi anh sẽ gặp lại bà. Anh đã nuôi một bộ râu quai nón và bà phê bình về khuôn mặt đẹp đẽ của anh và nói rằng trông anh mỏng manh quá và nên chăm sóc sức khỏe nhiều vào. Đây là lần gặp gỡ cuối cùng của họ.

Nói chuyện của anh tại hội nghị Thông thái được tổ chức ở Adyar đã gặp phải những chỉ trích gay gắt từ những người thâm niên của Tổ chức. Nhiều năm sau anh kể với tôi rằng họ đã vây quanh anh và vặn hỏi anh không thương xót, yêu cầu anh xác nhận hay phủ nhận sự tồn tại của những Bậc Thầy. Anh đã từ chối trả lời.

Trên đường quay lại Châu âu, anh gặp George Bernard Shaw tại nhà Sir Chunilal Mehta. Họ nói về Mrs. Besant. Shaw hỏi thăm về sức khỏe của bà. “Rất khỏe,” Krishnamurti trả lời, “nhưng tại tuổi già của bà, bà không thể suy nghĩ liên tiếp.” “Bà không bao giờ có thể,” Shaw nói nhỏ. Krishnamurti chỉ mỉm cười.

Sau đó, Shaw sẽ diễn tả về Krishnamurti cho Heskith Pearson như con người đẹp đẽ nhất mà ông đã từng gặp.

Annie Besant chết tại Adyar ngày 20 tháng chín năm 1933. Nửa thế kỷ sau tôi hỏi Krishnamurti về ảnh hưởng cái chết của Mrs. Besant đối với anh như thế nào. Một cái nhìn rất nghiêm nghị lóe ra trên đôi mắt của anh khi anh trả lời. “Tôi đọc thông báo về cái chết của mẹ trong tờ The New York Times– họ không bao giờ thông tin cho tôi.”

Suốt hai sống của họ, được xoắn chặt vào nhau, Mrs. Besant và cậu trai Krishna, con nuôi của bà đã trải qua quá ít thời gian cùng nhau. Nhưng từ những lá thư sớm nhất của Mrs. Besant gửi cho Krishna, một mãnh liệt của thương yêu, một con sóng, tuôn chảy từ bà để vươn tới và quyện vào cậu con, ôm ấp cậu và bảo vệ cậu.

Những ràng buộc của họ hòa tan giữa bà và Krishna, vượt khỏi thời gian và không gian. Khi còn là một cậu trai mỗi tuần anh đều đặn viết cho bà diễn tả những giấc mơ của anh, những học hành của anh, sống hàng ngày của anh, và những vấn đề cỏn con của anh. Trước tiên, bà là một người mẹ, lo âu rằng không một nguy hiểm nào đó xảy đến cho cậu con trai; tiếp theo là người thầy; khi năm tháng trôi qua bà thỉnh thoảng trở thành người môn đệ và ngồi ngay tại chân anh lắng nghe những lời giảng của anh. Khi trí năng của bà cạn kiệt, những khả năng về tinh thần của bà giảm đi và những lá thư gởi tới Krishna của bà trở nên ít quan trọng; những lá thư của anh lại vẫn biểu lộ sự trìu mến, tuy nhiên trang trọng hơn. Nhưng tình yêu và kính trọng sâu thẳm của Krishna đối với bà không suy giảm suốt sống của anh.

Bà là một ảnh hưởng không phải trong việc đúc khuôn hay đưa ra phương hướng cho cái trí và lời giảng của anh, nhưng trong việc cung cấp nền tảng cho sự an toàn tổng thể của tình yêu. Anh đã thấy ngọn lửa hừng hực trong lửa sống vĩ đại của bà và suy giảm thành những đám than hồng, nhưng sự nhiệt tình và tình yêu không ích kỷ của Mrs. Besant có lẽ là một nhân tố bất biến duy nhất trong sống ban đầu của anh.

Kèm theo sự giải tán The Order of The Star, nhóm những người trẻ luôn luôn tụ tập quanh Krishna đã bị tan rã. Thời gian đó, sự tổ chức những chương trình đi lại và những nói chuyện của anh được phân chia giữa Jadunandan Prasad, một người bạn trẻ được yêu quý nhiều, và Rajagopal. Cái chết đột ngột của Jadu vào năm 1931, lúc ba mươi lăm tuổi, khiến cho Krishna chẳng còn bao nhiêu người đồng hành. Nhiều người đã rời bỏ Tổ chức Thông thái cùng anh cảm thấy bị lạc lõng và tuyệt vọng; Tổ chức đã cung cấp chỗ ở, sự an ủi, và một mục đích trong sống. Tiền bạc không dễ kiếm được.

Jadu đã là một người bạn thân. Krishna viết cho Padmabai Sanjeeva Rao ở Varanasi, chia sẻ sự đau khổ của cô. Những lá thư này tiết lộ cái trí của Krishna trong những ngày tiếp theo sau khi anh từ bỏ làm hội viên của Tổ chức Thông thái. Ngày 30 tháng tám năm 1931, anh viết:

Akkaji yêu quý nhất của tôi,

Thật quá kinh hoàng khi Jadu đã ra đi. Nó thực sự quá bi thương và Padmabai thương yêu, tôi có thể tưởng tượng bạn phải đang cảm thấy ra sao và bạn phải buồn thảm biết chừng nào. Hầu như tôi không thể tin tưởng một việc như thế có thể xảy ra được. Jadu chỉ mới đang ổn định trong công việc và bạn không biết được anh ấy được ưa thích đến chừng nào trong chuyến đi của anh ấy và anh ấy đã thành công như thế nào. Suốt thời gian của trại, tôi đã nghe nói rằng tôi đã nhận được một điện tín từ John Ingleman – Jadu đã bị đột quỵ vì say nóng và áp lực máu của anh là 220; lại nữa vài ngày sau, rằng anh đang khỏe lại từ từ. Tự nhiên chúng tôi lo âu về nó nhưng anh ấy không nghĩ rằng bất kỳ việc gì trầm trọng đang trở dậy. Khi tôi đến đây, tôi đã nhận được một điện tín như bạn đã biết. Akkaji, đúng là bạn đã bị đau lòng lắm và tôi ước rằng tôi ở cùng bạn, nhưng . . .!

Trong lá thư của bạn – cám ơn bạn rất nhiều vì đã viết cho tôi – như bạn viết, bạn đã tiên đoán bao nhiêu người còn sống khi tất cả chúng ta gặp lại nhau! Nitya đã đi rồi và tiếp theo là Jadu. Jadu rất thông minh, được yêu quý nhiều và nhận xét rất sắc sảo. Chúng ta sẽ nhớ anh ấy và Padmabai yêu quý nhất của tôi, tất cả tình yêu của tôi ở cùng bạn.

Bạn buồn rầu ghê lắm và đây sẽ là một xúc động kinh hoàng. Akka, chẳng còn có bao nhiêu người của chúng ta nên chúng ta phải xích lại gần nhau thêm nữa và chúng ta phải thay đổi và chúng ta phải nhận ra không có gì quan trọng nhiều hơn là sanh và tử. Chúng ta phải nhận ra nó và nỗ lực là vô cùng. Tôi ao ước tôi ở cùng bạn nhưng hoàn cảnh này phải như vậy thôi. Sống giống như thế đó và hung tợn nếu chúng ta không là ông chủ của nó.

Tôi ao ước, tôi ở cùng bạn, Akka yêu quý nhất.

Thư trả lời của Padmabai chắc đã diễn tả nỗi buồn sâu đậm riêng của cô ấy, bởi vì trong một lá thư khác, ngày 29 tháng mười một, Krishna kể về nỗi buồn của anh khi Nitya chết, sự tìm hiểu vào nguyên nhân đau khổ của anh, và một thức dậy rực sáng.

Padmabai yêu quý nhất của tôi,

Cám ơn bạn rất nhiều về lá thư của bạn. Tôi biết, Padmabai, sự chiến đấu bạn phải đang chịu đựng, Akkaji, bởi vì chúng ta muốn hương thơm của tình yêu chỉ qua một người, cái chết [làm tối tăm] tình yêu của chúng ta. Sẽ luôn luôn có chết chừng nào sự hiểu rõ của chúng ta bị giới hạn bởi tầm nhìn vị kỷ, cá nhân. Tôi kể cho bạn. Akkaji thân mến, chừng nào còn có ý thức của chính người ta, còn có chết, cô độc và đau khổ. Tôi đã trải qua điều này khi Nitya chết và tôi đã hiểu rõ điều gì nằm sau đau khổ, nguyên nhân của nó. Tôi đã vượt khỏi chết. Vì vậy, Akkaji, đây là thời gian để hiểu rõ trong sự rối loạn của đau khổ và cô độc này. Bạn phải hiểu rõ, dò dẫm vào tầng ý thức sâu thẳm nhất và bạn sẽ thấy, Padmabai thân mến, rằng có cái gì đó trường cửu hơn, vĩnh hằng hơn tất cả những con người. Tất cả chúng ta đều phải chết và trong khi bạn đang ở trong sự rối loạn của đau khổ này, đây là thời điểm phải hiểu rõ. Đừng trì hoãn nó, Akkaji. Trong buồn bã, bạn phải tìm được cách vượt khỏi và không chờ đợi hay cho phép đau khổ gặm nhấm quả tim của bạn và cô độc làm tối tăm nụ cười của bạn. Vì vậy, Padmabai, hãy háo hức để hiểu rõ, mặc dù nó đau đớn lắm. Tách rời cái trí của bạn khỏi đau khổ, cô độc và tìm hiểu và bạn sẽ thấy rằng qua tự do khỏi ý thức riêng của bạn, bạn vượt khỏi sanh và tử. Hãy thử nó Padmabai và đừng nói đây chỉ là những từ ngữ.

Tôi ao ước tôi ở cùng bạn, có lẽ tôi có thể giúp đỡ bạn. Ôi, Padmabai, bạn không có ý tưởng về sự hân hoan của tình yêu không cá nhân thực sự.

Bạn ở trong những suy nghĩ của tôi và trong quả tim của tôi.

Tất cả tình yêu của tôi, Padmabai yêu quý nhất của tôi. Tình yêu của tôi gởi đến mọi người.

Krishna.

Những lá thư của anh bày tỏ một khao khát về Ấn độ; anh đang trôi giạt xa khỏi nhiều bạn bè thân thiết ở phương Tây mà anh quen biết từ thời niên thiếu. Từ Ojai, anh viết về cô đơn, nghỉ ngơi và vào samadhi.

Padmabai yêu quý nhất của tôi,

Cám ơn bạn rất nhiều về lá thư ngày 29 tháng mười. Tôi rất ân hận rằng bạn đang trải qua một thời gian khó khăn và tôi ao ước tôi ở đó để giúp đỡ bạn vượt qua. Sẽ rất tốt khi được nói về mọi thứ và phải chờ đợi đến khi chúng ta gặp nhau lại, mà sẽ chỉ mãi đến cuối năm tới. Tôi đã ở một mình suốt mười lăm ngày qua và tôi đã nhìn lại những suy nghĩ của những năm vừa qua. Tôi ao ước tôi có thể có một nói chuyện tốt cùng bạn mà sẽ giúp ích nhiều hơn là viết.

Nơi này đẹp lắm và một ngày (?) bạn phải đến đây. Tôi đang nghỉ ngơi hoàn toàn và vào samadhi.[16] Tôi chỉ thấy con người vào những ngày Chủ nhật và những ngày khác trong tuần tôi đang dành cho sự suy nghĩ. Rajagopal và Rosalind đang ở Hollywood vì Rajagopal phải khám bệnh thấp khớp khá nặng của anh.

Tôi nghe nói sức khỏe Amma rất kém và người ta nghĩ mẹ không thể sống bao lâu nữa. Ramma Rao viết cho tôi rằng mẹ bị điếc đặc và hầu như không thể nhận biết. Thật là bi thương và tôi không hiểu việc gì sẽ xảy đến cho Tổ chức Thông thái…

Cùng tất cả tình yêu của tôi,

Krishna

Người bạn của Krishna, Rama Rao bị mù và bệnh rất nặng. Kèm theo cái chết của Jadu, Krishna chỉ còn Rajagopal và người vợ của anh (họ đã lấy nhau năm 1927), những người vẫn ở cùng anh và được tự do để theo cùng anh khắp những châu lục.

Khi Nitya còn sống, vai trò của Rajagopal trong sống của người thầy trẻ tuổi chỉ ở vòng ngoài – Nitya đã phụ trách tất cả những vấn đề tổ chức liên quan đến công việc của Krishnamurti. Cái chết của Nitya đã tạo ra một khoảng trống trong vận hành công việc mà cần phải lấp kín. Chắc chắn, lúc đầu là Jadu và sau đó Rajagopal đảm đương, lập kế hoạch cho những giảng thuyết và những chuyến đi và thiết lập cơ sở để phục vụ cho công việc tương lai của anh. Hôn nhân của Rajagopal với Rosalind, một trong những người bạn rất thân của Nitya, đã đưa Rajagopal gần gũi Krishnamurti nhiều hơn. Chẳng mấy chốc Arya Vihar ở Ojai trở thành ngôi nhà thường trú của họ.

Một liên hệ được sinh ra từ một hành động thân thiện để bảo vệ Krishnamurti trẻ tuổi, mỏng manh – người không có sự hiểu biết hoàn toàn về thế giới đã khiến cho sự bảo vệ là cần thiết – chầm chậm trải qua một thay đổi to tát. Trong thời kỳ đầu tiên thuộc sống của anh, được bảo vệ bởi Mrs. Besant, anh là Thầy Thế giới sắp đến – và những thái độ của những người bạn hợp tác phản ảnh sự nhận biết này và một kính trọng. Luôn luôn có một khoảng cách giữa Thầy Thế giới và những môn đệ của ngài.

Tuy nhiên, kèm theo sự giải tán những tổ chức và sự phủ nhận tất cả thứ bậc tinh thần bởi Krishnamurti, những thái độ mới là điều không tránh khỏi. Dần dần, khoảng cách giữa người thầy và những người quen biết giảm bớt. Chẳng mấy chốc, Rajagopal và Rosalind gánh vác nhiệm vụ của những người bảo vệ, sarvadhikaris, những người nắm giữ uy quyền quanh người thầy trẻ tuổi, đảm trách tất cả sự thực hiện quyết định trong sống cá nhân của Krishnamurti và công việc liên quan đến lời giảng của anh. Người thanh niên trẻ tuổi ngập ngừng, nhút nhát đang thận trọng tiến bước trong đại dương muôn màu của năng lượng đang được giải phóng bên trong anh, dò dẫm tìm kiếm những từ ngữ có thể chứa đựng những quan sát và những thấu triệt của anh, hoàn toàn không quan tâm đến những công việc của thế giới. Anh sung sướng khi giao mọi thứ trong bàn tay sành sõi của Rajagopal. K dường như mơ màng, thụ động, ngây thơ, và thậm chí còn quá trẻ con. Những môn đệ trước của anh, đang sống gần gũi Krishnamurti, phát giác anh rất hăm hở làm những công việc nhà hèn hạ nhất; và điều này làm mờ đi sự tinh tế của họ. Họ đã mất đi sự tiếp xúc cùng bao la trong thời gian đó và từ từ bắt đầu đối xử với anh như một đứa trẻ, mà có thể bị la mắng, bị bỏ quên, bị dọa nạt, bị sai bảo phải làm gì và phải gặp gỡ ai.

Nó là một phần thuộc sự huyền bí của Krishnamurti mà, theo thời gian và lại nữa, anh đã cho phép điều này. Chính bản chất của anh đã khiến cho bất kỳ phản ứng hay hành động hung hăng hoặc quyết đoán nào không thể xảy ra được. Anh không bao giờ mất bình tĩnh. Cái trí dễ bảo của anh, không có cái tôi, và hoàn toàn tin cậy những người chung quanh khiến cho những người khác có thể xem như thế là đương nhiên. Anh sẽ ký bất kỳ giấy tờ nào được đặt trước anh bởi những người bạn thân, và thậm chí, thỉnh thoảng còn lặp lại những điều phi lý của họ. Việc này dẫn đến những hành động và những câu nói dường như mâu thuẫn, mà đã làm rối loạn những người bạn của anh. Tuy nhiên, khi anh có vẻ hoàn toàn bị vây quanh và bị chi phối, tình huống sẽ nổ tung từ những phức tạp của nó, để lại Krishnamurti không chạm đến được, tự do chuyển động; trái lại những người chi phối anh sẽ bị bỏ lại đầy tức giận, bị rối loạn, thường là tan nát.

Giữa những năm 1933 và 1939, Krishnamurti nhiều lần đến Ấn độ, tổ chức những nói chuyện cùng những lượng khán giả khá đông. Kèm theo cái chết của Mrs. Besant năm 1933 và sự chọn lựa George Arundale làm chủ tịch của Tổ chức Thông thái năm 1934, tất cả liên hệ giữa Krishnamurti và Tổ chức đã bị cắt đứt. Krishnamurti đã nói về Tổ chức Thông thái như một niềm tin có tổ chức, “và ý tưởng của một Bậc Thầy đang dẫn dắt con người đến Sự thật không khi nào có trong niềm tin của tôi.”

Thế giới và truyền thông đã không còn hứng thú “Thầy Thế giới” sau khi anh phủ nhận vai trò của Tổ chức Thông thái đã tưởng tượng cho anh. Trong một khoảng thời gian dài, tên của anh biến mất khỏi báo chí và anh sống một sống vô danh.

Hướng về cuối những năm đó, một tổ chức mới, Krishnamurti Writings Inc. (K. W. I.), được thành lập có bộ chỉ huy đặt tại Ojai. Krishnamurti là người đứng đầu trên danh nghĩa, nhưng Rajagopal giữ một vai trò then chốt trong việc quyết định hội viên của tổ chức mới và những lãnh vực hoạt động của nó. Tuy nhiên, có một lãnh vực nơi người thầy trẻ tuổi, dù lưỡng lự như thế nào, chối từ cho phép bất kỳ sự xâm phạm nào: Đó là sự khai mở, sự nở hoa của cái trí mới mẻ, và nền tảng yên lặng của sự nhận biết đang hình thành.

Krishnamurti ở Ojai năm 1939 khi Chiến tranh Thế giới lần thứ hai bùng nổ ở Châu âu. Gần tám năm anh sống ở Ojai trong sự biệt lập tương đối. Chiến tranh đã kiềm chế những di chuyển của anh, và anh không còn có thể đi lại được nữa. Anh đã bị triệu tập bởi Uỷ ban Nghĩa vụ quân sự của Mỹ, và phải đưa ra những giải thích chi tiết về vấn đề tại sao anh không thể chiến đấu và gia nhập quân đội. Ủy ban đề nghị anh nên trở về Ấn độ. Anh đồng ý và yêu cầu họ gửi anh về, nhưng không có phương tiện vận chuyển. Thế là họ cho phép anh ở lại, nhưng anh bị cấm tổ chức những nói chuyện và phải báo cáo đều đặn cho cảnh sát.

Trong những năm sau, Krishnamurti sẽ kể về những năm quên lãng đó ở Ojai. Anh yêu mến những dạo bộ của anh trong những tĩnh mịch của những hòn núi vây quanh Ojai Valley. Anh đi bộ “khủng khiếp,” suốt vô số dặm, trải qua nguyên những ngày dài trong vùng hoang dã, một mình, ăn uống cẩu thả, lắng nghe và nhìn ngắm, dò dẫm thế giới bên trong và quanh quanh anh. Anh kể lại những tình tiết khi gặp những con rắn rung chuông và những con gấu hoang, đối diện chúng mà không có bất kỳ chuyển động nào của thân thể và cái trí. Con thú hoang sẽ ngừng lại, đôi mắt cảnh giác, thận trọng của nó đang gặp gỡ đôi mắt lặng lẽ của Krishnamurti trong nhiều phút; con thú, đang nhận biết được một vắng mặt hoàn toàn của sự sợ hãi, sẽ quay lại và đi khỏi.

Cái trí đang nhìn ngắm của Krishnamurti, tự do khỏi bất kỳ áp lực và phương hướng bên trong, đã nở rộ; và cùng nó một nhận biết cơ bản mãnh liệt, một nhận biết thân thể-cái trí qua đó đất, những viên đá, những cái cây, những chiếc lá đang nhú, những con côn trùng, những con bò sát, những con chim, những con thú chuyển tải câu chuyện về lịch sử của quả đất và sự bí mật của hố sâu thăm thẳm của thời gian. Anh nói, “Khi tôi đi, tôi không suy nghĩ, không có suy nghĩ. Tôi chỉ nhìn…Tôi nghĩ rằng những dạo bộ cô đơn của tôi đúng là đã làm cái gì đó.”

Krishnamurti nhớ lại thời gian làm vườn ở Arya Vihar, trồng hoa hồng và rau, vắt sữa bò, rửa chén đĩa. Sự thích thú mãnh liệt trong những đồ vật thuộc máy móc, mà anh đã có từ niên thiếu, sẽ tiếp tục; anh vẫn còn thích tháo rời những chiếc đồng hồ và những động cơ xe hơi để hiểu rõ chúng vận hành như thế nào, và sau đó ráp chúng vào lại. Anh đã được tặng một chiếc xe hơi bởi vài người bạn. Xăng hiếm lắm, nhưng, bất kỳ khi nào có thể, Krishnamurti thích lái hết tốc độ theo những con đường quanh co của thung lũng.

Những tường thuật về chiến tranh và sự tàn phá Hiroshima và Nagasaki bởi bom nguyên tử đã khiến anh ngập tràn sự kinh hoàng không thể diễn tả được, nhưng đã thức dậy những thấu triệt vào bản chất của bạo lực và tội lỗi. Đặc biệt thấu triệt này đã được làm sống động thêm cho anh vào một ngày khi anh đi đến vùng Santa Barbara gần bên. Một người đàn bà đến gần anh, cho anh những món kỷ niệm ở Nhật. Krishnamurti từ chối, nhưng bà ta quả quyết chỉ cho anh cái gì bà ta có trong cái hộp. Bà ta mở nó ra và trong đó là một cái tai và cái mũi của con người đã bị quắt lại.

Miss Muriel Payne, người khẳng định đã săn sóc Krishnamurti ở Ojai khi anh bệnh nặng, kể với tôi rằng sự phản ứng của anh đối với sự tàn phá và tàn bạo của chiến tranh là rất đau thương. Anh hỏi đi hỏi lại, “Ích lợi của nói chuyện của tôi là gì?” Anh tìm kiếm nơi nương tựa một mình trong những hòn núi, cùng cây cối và những thú hoang. Anh trải qua nhiều tuần lễ cô đơn trong một cái chòi ở Wrightwood, trong những hòn núi San Gabriel gần Los Angeles, và ở Sequoia, xa hơn về phía Nam. Anh đã để một bộ râu quai nón.

Krishnaji kể lại công việc hàng ngày thuộc sống của anh trong cabin gỗ có chút ít đồ đạc trong vùng rừng rú. Anh thường thức dậy sớm vào buổi sáng, dạo bộ rất lâu, nấu bữa sáng, rửa chén đĩa và lau nhà và một tiếng đồng hồ mỗi ngày nghe bản hòa âm thứ chín của Beethoven (chỉ có một đĩa), lắng nghe, tham thiền. Không có quyển sách nào. Vào buổi chiều anh sẽ hát thánh ca tiếng Phạn được ghi nhớ từ thời niên thiếu của anh. Bài ưa thích nhất của anh là một bài tôn vinh Daksinamurti – Shiva là đạo sư tối thượng. Âm thanh của tiếng Phạn cất lên từ những chiều sâu của bụng anh – nó tràn ngập những cánh rừng, những âm thanh trinh nguyên được lắng nghe bởi những cái cây cổ thụ gỗ đỏ và cây thông, bởi chồn, gấu, và rắn rung chuông. Một con nhện ở chung cái chòi cùng anh. Mỗi buổi sáng, Krishnamurti quét màng nhện, trong đó có những con ruồi và những con côn trùng bị vướng bẫy; cẩn thận nhặt con nhện lên, anh sẽ đặt nó phía bên ngoài cái chòi, nhưng mỗi buổi sáng, con nhện cứ quay lại, giăng màng nhện của nó. Một khổ thơ từ kinh Upanishads, được học thuộc trong thời niên thiếu của anh, có lẽ đã hiện ra trong cái trí của anh. “Như một con nhện lòi ra [khỏi chính nó] bằng cách [giăng] những sợi chỉ [từ thân thể riêng của nó], vậy là cũng như thế từ cái tôi này, tất cả sự sống thở, tất cả những thế giới, tất cả những thần thánh, tất cả những sinh vật tình cờ trỗi dậy trong tất cả những phương hướng.”

Suốt nhiều ngày, nghi lễ giữa con nhện và Krishnamurti tiếp tục, một truyền đạt không từ ngữ; cuối cùng vào một ngày Krishnamurti nói với con nhện, “Pax, chúng ta hãy ở chung cùng cái chòi.”

Krishnamurti thỉnh thoảng có những người khách viếng thăm. Aldous Huxley, người đã định cư ở California và đang mất dần thị lực, dạo bộ cùng Krishnamurti trong nhiều tiếng đồng hồ. Thỉnh thoảng họ nói về những giác quan và sự mù lòa. Krishnamurti giúp Huxley; quyền năng chữa bệnh thức dậy. Anh sử dụng nó rất ít và bí mật, khá nhút nhát về nó, và thậm chí xin lỗi trước khi nói về nó.

Nhiều năm sau, khi được hỏi anh có ý gì khi anh nói về tất cả những giác quan đang vận hành cùng lúc, Krishnaji kể về việc gặp một người bạn bị mù khi anh đang sống trong những quả đồi. Họ đã bàn luận về những giác quan. Sau đó, một mình trong cái chòi, Krishnamurti trải qua một tuần lễ với hai mắt bịt kín lại, để hiểu rõ việc gì xảy ra khi một giác quan mà người ta lệ thuộc bị hư hỏng. Anh nói về mỗi lỗ chân lông của anh, bởi vì thức dậy trọn vẹn, mỗi giác quan cẩn thận vận hành, đang bù đắp cho giác quan bị mất; về mọi thứ phải ở trong vị trí đúng đắn của nó, phía bên trong và phía bên ngoài.

Cũng có những hàm ý rằng tại thời điểm đó, anh đã thử nghiệm nhiều khổ hạnh khắt khe của yoga – nhịn ăn một thời kỳ dài; quan sát hoàn toàn yên lặng trong nhiều ngày; che kín những cơ quan thuộc giác quan bằng hai bàn tay để chặn đứng khả năng nhìn, âm thanh, và hơi thở; và nhận thấy rõ vô số vang dội của âm thanh phía bên trong. Nhưng anh loại bỏ những tư thế yoga này và coi như trò chơi, vòng ngoài, và không quan trọng.

Vẻ đẹp tỏa sáng và cuộc sống tuổi thơ, huyền thoại đầy xúc động của Krishnamurti đã kích thích sự hiếu kỳ và quan tâm của nhiều tác giả, diễn viên, và những người tìm kiếm đã định cư tại và quanh Los Angeles, ngoài Huxley ra. Gerald Heard là một trong những người đầu tiên của những người huyền bí phương Tây định cư ở California và mê say tìm hiểu tôn giáo của Ấn độ. Ông là một người bạn của Huxley, Krishnamurti, Christopher Isherwood, và Prabhavanand, một thầy tu của The Ram Krishna Mission. Huxley và Heard đã trở thành những người bạn thân của Krishnamurti. Nó là một liên hệ lạ lùng. Krishnamurti trong cuối những năm 1930 và đầu những năm 1940, rất nhút nhát, và có lẽ đã không cho phép những vô-giới hạn bên trong anh tự phơi bày. Ngược lại, không thể hiểu rõ sự phê bình về anh của Maria Huxley. Bà nói về anh trong những năm 1938 đến 1939, “Anh rất quyến rũ và vui nhộn và rất đơn giản. Anh phải đau khổ biết chừng nào khi anh được đối xử như một tiên tri?”

Aldous Huxley và người vợ đầu tiên của ông, Maria, thích đi picnic, giống như Krishnamurti. Anita Loos, viết về Los Angeles trong cuối những năm 1930, kể lại một vụ rắc rối mà, như bà viết nó, “đáng ra có thể xảy ra ở Alice trong Wonderland.” Tại một picnic như thế, những người khách gồm gia đình Huxley và Krishnamurti; Greta Garbo, mặc quần vải mềm nhũn của đàn ông và đội một cái mũ méo mó; Charlie Chaplin và người vợ đẹp của ông Paulette Goddard, mặc bộ đồ nông dân Mexico; Bertrand Russel (người được diễn tả bởi Anita Loos như một “Nàng tiên nhỏ bé vui vẻ”); và tác giả Christopher Isherwood.

Không tìm được một khu picnic phù hợp, cuối cùng họ đi xuống mảnh đất đầy bụi rậm của sông Los Angeles. Khi họ đang chuẩn bị bày biện thức ăn đặc biệt của họ – Garbo mang những bó rau xanh, Goddard có rượu champagne và caviar, Krishnamurti cùng cơm của anh – bỗng nhiên một người cảnh sát to lớn xuất hiện và hỏi, “Việc gì đang xảy ra ở đây vậy?”

Họ ngừng tất cả những chuẩn bị, “im lặng vì sửng sốt.” Một người cảnh sát xuất hiện, tay cầm một khẩu súng. “Không một ai trong nhóm này biết đọc hay sao?” Ông ta hỏi Aldous Huxley, chỉ tay tới một cái bảng “Không xâm phạm.” Huxley năn nỉ người cảnh sát, hứa sẽ dọn dẹp nơi này và nó sẽ sạch sẽ hơn cả trước khi họ đến. Người cảnh sát tức giận và ra lệnh cho Huxley “Biến khỏi đây – và nó có nghĩa ngay bây giờ.” Huxley, đang suy nghĩ rằng nó có lẽ làm nguôi giận người cảnh sát bằng cách đề cập vài người nổi tiếng, chỉ vào Charlie Chaplin và Greta Garbo.

“Đừng lừa bịp tôi,” người cảnh sát hầm hè, “Tôi đã thấy những ngôi sao này trên màn ảnh và không ai mặc những bộ đồ kiểu này. Ra khỏi đây, các bạn những kẻ lang thang, nếu không tôi sẽ bắt tất cả các bạn.” Và thế là, Anita Loos nói, “Chúng tôi cuốn lều lại giống như những người Ả rập và lặng lẽ đi khỏi…”

Khoảng giữa những năm 1940, Krishnamurti và Huxley đã trở thành những người bạn thân. Họ gặp gỡ thường xuyên và dạo bộ cùng nhau nhiều lần. Huxley nói và Krishnamurti lắng nghe. Huxley bị bối rối; kiến thức rộng rãi của ông gặp quá nhiều khó khăn khi muốn hiểu rõ một cái trí được sinh ra từ sự nhận biết không bị vấy bẩn bởi hiểu biết. Luân phiên, Huxley lắng nghe và học yên lặng khi Krishnamurti nói về sự nhận biết, về thời gian, và về sự hiểu rõ. Điều mà cái trí của Krishnamurti đã gây hứng thú cho Huxley là quá rõ ràng. Tại một trong những dạo bộ, ông bảo cho Krishnamurti “rằng ông sẽ đổi tất cả mọi thứ để có được một nhận biết hiệp thông cùng sự thật, nhưng cái trí của ông không thể thực hiện điều đó. Nó bị nhét đầy bởi những hiểu biết.” Christopher Isherwood kể lại một nói chuyện với Huxley. Isherwood đang kể cho Huxley về những chỉ dẫn tham thiền được dạy cho ông bởi đạo sư của ông, Swami Prabhavanand, “thế là, ngay lập tức Aldous bảo tôi rằng Krishnamurti không bao giờ tham thiền trên “những vật” như những bông sen, những ánh sáng, những thần thánh nam nữ và thậm chí còn tin tưởng rằng nếu làm như thế, có lẽ dẫn đến sự mất trí.”

Nhớ lại sự liên hệ của anh với Huxley và Gerald Heard, Krishnamurti kể, “Tôi nhút nhát ghê lắm. Tất cả bọn họ đều là những người trí thức vô cùng. Tôi lắng nghe họ. Tôi xen vào một hay hai câu.” Nhiều thư từ qua lại giữa Krishnamurti và Huxley, và những ghi chú của Huxley về giai đoạn đó trong sống của ông, bị cháy rụi trong một vụ hỏa hoạn mà tiêu hủy ngôi nhà và tất cả những tài liệu của ông. Sau đó, Huxley sẽ viết lời giới thiệu cho quyển sách của Krishnamurti The First and Last Freedom Tự do Đầu tiên và Cuối cùng. Năm 1961, ngay trước khi ông chết, Huxley đã nghe Krishnamurti nói tại Saanen, Thụy sĩ. Viết cho một người bạn, ông diễn tả nó “như trong số những sự việc ấn tượng nhất mà tôi đã lắng nghe…nó giống như lắng nghe bài giảng của Buddha – thật quyền năng, thật uy quyền bên trong, thật là một phủ nhận không khoan nhượng để cho phép bất kỳ một người bình thường nào những tẩu thoát hay những thay thế, bất kỳ những đạo sư, những người cứu rỗi, những người cha, những giáo hội. Tôi chỉ cho bạn sự đau khổ và kết thúc sự đau khổ, và nếu bạn không đáp ứng những điều kiện để kết thúc sự đau khổ; dù bạn gặp gỡ bất kỳ những đạo sư, những giáo hội, vân vân mà bạn có lẽ tin tưởng, hãy chuẩn bị cho sự tiếp tục vô tận của đau khổ.”

Tại Ojai, suốt những năm chiến tranh, Krishnamurti nhớ lại đã viếng thăm Gerald Heard ở Trabuco, “một câu lạc bộ của những huyền bí” được xây dựng cách Los Angeles một vài dặm bởi Gerald Heard và Felix Green, một người Anh nghiên cứu về Hán học rất quan tâm đến sự tìm hiểu tôn giáo Ấn độ. Gerald Heard, được diễn tả đầy hùng biện bởi Christopher Isherwood như “một trong vài người tạo ra sự tưởng tượng ảo thuật vĩ đại và những người phơi bày sự kỳ diệu của sự sống” đã xây dựng một khu ẩn dật có một sảnh tham thiền nhìn ra biển Thái bình dương. Krishnamurti viếng thăm Trabuco một tuần lễ do lời mời của Gerald Heard. Khi diễn tả về Trabuco cho chúng tôi, Krishnamurti nói về sự giống nhau của nó với một tu viện dòng Không nói – ngoại trừ rằng những con người ở đây có thể đến để ẩn dật và không bị trói buộc trong phần còn lại thuộc sống của họ. Những buổi tham thiền diễn ra khoảng sáu lần một ngày. Những người ở đó được cho phép nói chuyện vào buổi sáng, nhưng sau bữa trưa, sự yên lặng nghiêm ngặt được áp đặt. Krishnamurti tham gia trong những buổi tham thiền; đang ngồi kiết già trên nền nhà nhiều tiếng đồng hồ trong sảnh tham thiền được che tối, anh cảm thấy những suy nghĩ sôi sục trong những cái trí của những người đang tham thiền quanh anh. Bóng tối dày dặc được sử dụng như một trợ giúp để tạo ra cái trí yên lặng. Bầu không khí ma quái và những suy nghĩ hung bạo, hỗn loạn của những người khách khác gây bực dọc Krishnamurti nhiều lắm, và anh không bao giờ viếng thăm lại Trabuco.

Có lẽ lời bình phẩm sâu sắc nhất lại đến từ “những người đứng ngoài” đang sống trên Bờ biển Thái bình dương trong những năm 1940 và 1950 là từ Henry Miller, một tác giả sôi động, tục tĩu của một số trong những người viết văn xuôi hay nhất nổi lên từ Bắc Mỹ trong thế kỷ thứ hai mươi. Trong những năm cuối đời của ông Miller trở thành một người ẩn dật và sống tại Big Sur trên bờ biển phía Nam San Francisco. Ông chưa bao giờ gặp Krishnamurti; nhưng sau khi đọc một quyển sách viết về anh bởi Carlo Suarez, Miller đã viết:

Krishnamurti đã phủ nhận nhiều hơn bất kỳ người nào tôi có thể suy nghĩ ngoại trừ Christ. Tại cơ bản, quá đơn giản để hiểu rõ bản chất mộc mạc của anh đến độ rất dễ dàng nắm bắt được những hỗn loạn mà những từ ngữ và những hành động trực tiếp, chân thật của anh đã gây ra. Con người miễn cưỡng chấp nhận điều gì có thể nắm bắt dễ dàng.

Tôi chưa bao giờ gặp Krishnamurti, mặc dù tôi sẽ nghĩ rằng gặp được anh sẽ là một ân hụê vô cùng hơn là gặp bất kỳ người nào đang sống.

Nghề nghiệp của anh, độc nhất trong lịch sử những người lãnh đạo tinh thần, nhắc nhở người ta về thiên sử thi Gilgamesh nổi tiếng. Được hoan nghênh trong thời thanh niên của anh như Đấng Cứu rỗi sắp đến, Krishnamurti từ bỏ vai trò đã được chuẩn bị cho anh, hất hủi tất cả những môn đệ, bác bỏ tất cả những người thông thái và những người thầy. Anh khởi sự bằng không niềm tin và không giáo điều mới mẻ, chất vấn mọi thứ, vun đắp sự ngờ vực (đặc biệt trong những khoảnh khắc ngây ngất), và, do bởi sự đấu tranh quả cảm và sự kiên trì, đã tự-giải thoát chính anh khỏi ảo tưởng và vui thú, khỏi kiêu ngạo và hão huyền, và mọi hình thức tinh tế của thống trị người khác. Anh đã đến tận nguồn của sự sống để thâu nhận sự nuôi dưỡng và cảm hứng. Muốn kháng cự lại những mưu mô và những giăng bẫy của những người tìm kiếm, bắt anh làm nô lệ và trục lợi anh, đòi hỏi sự cảnh giác vô cùng. Anh đã giải thoát linh hồn của anh, nếu có thể diễn tả như thế, khỏi thế giới trần tục và thế giới trên cao, vì vậy mở toang đến nó “thiên đàng của những người anh hùng.”

Liệu cần thiết phải định nghĩa trạng thái này?

Năm 1945, khi chiến tranh kết thúc, Krishnamurti sẽ đi đến New Zealand, nhưng cảm thấy bị bệnh rất nặng. Anh bị nhiễm trùng đường tiết niệu, sốt cao, và bị hôn mê trong những thời kỳ dài. Có thể rằng những thay đổi lớn lao về tinh thần đã xảy ra trong anh suốt thời gian bệnh tật này. Anh nói về tự hồi phục một mình anh, về thân thể bị bỏ lại một mình. Những bác sĩ khám bệnh cho anh, nhưng có vẻ không thể chẩn đoán bệnh tật của anh, không thuốc men nào được kê ra.



[1] Telugu là một ngôn ngữ Dravidia được nói bởi người dân của Andhra Pradesh ở Ấn độ, trong nó có nhiều Phạn ngữ.

[2] Hanuman, người có mặt khỉ tôn sùng vị anh hùng thiêng liêng Rama của thiên sử thi Ramayana, là một vị thần của con người, được thờ phụng khắp Ấn độ. Ở Ấn độ Hanuman cũng được biết đến như Anjaneya.

[3] Manhatma, một thuật ngữ tiếng Phạn có nghĩa “tinh thần vĩ đại,” “linh hồn vĩ đại,” hay “người thầy.”

[4] Russel B. Clarke (Dick) là một kỹ sư và một người trong Tổ chức đã đến ở tại Adyar năm 1910 và đang giúp đỡ C. W. Leadbeater trong công việc của ông. Khi hai cậu bé Krishna và Nitya được phát hiện, Clarke trở thành gia sư của họ.

[5] Trong Krishnamurti ’s Journal Nhật ký của Kríhnamurti, trang 36, có một câu chuyện khác hẳn điều gì G. Sharada đã kể. Tôi đã đọc bài viết trong bản thảo của tôi cho Krishnaji. Anh nói anh không nhớ. Thỉnh thoảng khi anh nhắc về quá khứ, những kỷ niệm riêng của anh thường lẫn lộn với điều gì những người khác đã kể cho anh.

[6] Liberal Catholic phát sinh từ một nhóm người Germa Catholic phản đối chống lại Church of Roma về giáo điều không thể sai lầm của giáo hoàng năm 1870. Nó liên kết với Catholic Church của Holland cũ, lan tràn trong số những giáo sĩ Catholic và Anglican, nhưng có ít người theo sau.

[7] Nguyên lý năng lượng kundalini, nằm ngủ im lìm cho đến khi được đánh thức bởi một yogi, được ví như một con rắn; nó xuất phát tại vùng đáy của cột sống, phía sau cơ quan sinh dục, và đi lên qua sushumma nadi, xuyên thủng và đánh thức chakrabằng chakracho đến khi nó thoát ra qua trung tâm của da đầu, nơi lỗ hỗng phía sau đầu. Sáu chakracủa yogakundalini được coi như là sáu trung tâm của năng lượng vũ trụ bùng nổ nhưng im lìm thuộc bản chất của lửa. Lộ trình mà những trung tâm này được đặt nằm dọc theo cột sống. Những chakrađược ví như một bông sen: được thức dậy bởi quyền năng của con rắn hay kundalini, nó nở ra và hướng lên trên.

Trên phía bên kia của sushumnahay dây thần kinh động mạch giữa là những kênh thuộc mặt trời và mặt trăng, idapingalacuốn quanh sushumnagiống như những con rắn. Điểm giữa hai chân mày là chakrathứ sáu hay điểm nút của năng lượng. Cùng sự nở hoa của bông sen hàng ngàn cánh trong da đầu, người yogi được giải thoát; trong anh ấy, anh ấy có một nguồn năng lượng vô hạn không bị hao tán.

[8] Đây có thể là một dính dáng đến việc mở trong da đầu trong kundiliniyoga được nói đến như Sahasrara hay Brahmarandhra – hoa sen một ngàn cánh nở rộ, nghỉ ngơi trong trống không tối thượng. Cùng công việc mở này hiện diện sự hợp nhất và sự giải thoát cuối cùng cho những yogi.

[9] The Order of the Star of the East, một tổ chức quốc tế, được thành lập bởi Annie Besant và C. W. Leadbeater năm 1911. Mrs. Besant và C. W. L. được cho danh nghĩa Những Người Bảo vệ của The New Order và Krishna được tuyên bố là Người Đứng đầu của nó. Những người đại diện được bổ nhiệm và những văn phòng được thành lập cho mỗi quốc gia. Huy hiệu của The Order là một ngôi sao bạc năm cánh. Một tuần báo từng quý được in ở Adyar có tên là Herald of the Star, với Krishna là người biên tập của nó. Phát hành đầu tiên tháng giêng năm 1911. Năm 1914, văn phòng xuất bản được chuyển đến nước Anh.

[10] Krishna, Nitya, và một số trong những bạn bè của họ đã viếng thăm Ehrwald ở Áo trước chuyến đi của họ đến Pergine.

[11] Arhatlà một thuật ngữ sramanicthể hiện sự thành tựu cao nhất thuộc tinh thần cho một thầy tu dưới Buddha. Trong thứ bậc thuộc tinh thần của Tổ chức Thông thái, adept là những bậc thầy hay những mahatman. Thành viên của Great White Brotherhood, họ đã đạt được sự hoàn hảo nhưng vẫn còn giữ hình dạng con người, để giúp đỡ sự tiến hóa của những người Tìm kiếm trên con đường của Môn đệ.

[12] Rukmini là người vợ Brahmin Nam Ấn của George Adrundale. Bà xuất thân từ một gia đình nổi tiếng thuộc Tổ chức Thông thái. Là một cá nhân có văn hóa nổi bật, bà thành lập một trường âm nhạc và vũ danh tiếng, Kalakshetra, ở Madras. Bà chết năm 1986.

[13] Trong một lá thư từ Ojai ngày 28 tháng hai năm 1923, Nitya đã viết cho Mrs. Besant “Krishna và con đầy những kế hoạch mà chúng con muốn thực hiện ở Ấn độ; và chúng con muốn nói chuyện với mẹ về chúng và cả hai chúng con muốn quay về, trong sống của con chưa bao giờ con cảm thấy nhớ quê hương Ấn độ như thế. Dĩ nhiên, con đang bắt đầu nhận ra một chút ít, điều gì mẹ cảm thấy về Ấn độ.

Gửi mẹ tất cả thương yêu Nitya.”

[14] Trong một bài viết gửi đến International Self-Preparation ngay sau cái chết của Nitya, Krishnaji đã viết, “Ví dụ, khi người em của tôi chết, tôi cảm thấy hoàn toàn bị mất hút. Bạn không có ý tưởng về tôi đã cảm thấy như thế nào suốt hai hay ba ngày – còn nhiều hơn nữa, có lẽ một tuần lễ. Tôi vẫn còn nhớ em; tôi sẽ luôn luôn nhớ em phần thân thể; nhưng tôi cảm thấy rằng em và tôi đang cùng nhau làm việc, rằng chúng tôi đang dạo bộ cùng con đường, trên cùng sườn núi, đang ngắm cùng bông hoa, cùng những sinh vật, cùng bầu trời xanh, cùng những đám mây và những cái cây. Đó là lý do tại sao tôi cảm thấy như thể tôi là bộ phận của em; và chỉ khi nào tôi bị mệt tôi mới bắt đầu nói: ‘Em tôi không có ở đây’. Nhưng ngay lập tức, cái trí của tôi khiển trách và bảo với tôi một suy nghĩ như thế là quá vô lý.”

[15] Sannyasalà một trạng thái của đang hiện diện, một trạng thái của chết đi thế giới và xã hội. Những sannyasingiữ những lời thề của sannyasa. Được bắt đầu bởi một đạo sư, anh ấy được cho một chiếc áo cà sa, chấm dứt là một thành viên của xã hội, và ở phía ngoài cái khung của nó, hầu như không liên quan đến những luật pháp, những nghi lễ, những tôn sùng, những hiến dâng thuộc xã hội, và vân vân. Những sannyasintừ bỏ giai cấp, gia đình, và nhận vào một cái tên mới biểu hiện sự sinh ra lại.

[16] Samadhi: Một trạng thái của giải thoát cuối cùng. Một trạng thái nơi thực thể cái tôi đã ngừng tồn tại và người tìm kiếm đã tan biến. Một trạng thái của hợp nhất cùng vũ trụ.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]