HTThíchThanh Từ soạn dịch
TuViệnChơn Không 1971
Cuốithếkỷ thứ tư sau Phật Niết-bàn
Ngàihọ Tỳ-Xá-La ở nước Đề-Già. Từ lọt lòng mẹ đến nămmươi tuổi chưa từng nói một lời,chưa từng đi một bước.Cha mẹ nghi nhơn duyên gì mà Ngài thế ấy? Đến gặp TổPhật-Đà-Nan-Đề nói duyên đời trước rằng :
- Đứabé nầy đời trước thông minh lắm, ở trong Phật pháp do lòngđại bi muốn làm lợi ích lớn cho chúng sanh, cho nên thườngnguyện :< Nếu tôi sanh chỗ nào không bị tình phụ tửràng buộc, tùy duyên lành kia liền được giải thoát > miệngnó không nói là tiêu biểu đạo không tịch. Chơn nó khôngđi là tiêu biểu pháp không đến đi. Cha mẹ Ngài nghe lờigiải thích của Tổ sạch hết nghi ngờ,vui vẻ cho theo Tổxuất gia.
Saukhi đắc pháp, Ngài du hóa khắp nơi, sang Trung-Ấn giáo hóa.Nơi đây có ông trưởng-giả tên là Hương-Cái. Ông nầy cóngười con trai tên Nan-Sanh. Ông trưởng-giả Hương-Cái dẫncon đến yết kiến Ngài. Đảnh lễ xong, ông trưởng-giả thưa:- Thằng bé nầy ở trong thai mẹ ngót sáu mươi năm, do đótôi đặt tên là Nan-Sanh. Có một tiên đến xem tướng nó, rồinói:< Thằng nhỏ nầy hẳn là tướng phi phàm,sẽ làm phápkhí đại thừa, sau gặp Bồ-Tát hóa độ >. Bởi có duyên lànhnên nay được gặp Ngài, tôi nguyện cho nó theo Ngài xuất giahọc đạo. Ngài hoan hỷ nhận cho Nan- Sanh xuất gia thọ giới.Trong buổi lễ xuất gia thọ giới bỗng có ánh sáng mát chiếukhắp chổ Nan-Sanh ngồi. Cơ duyên hóa độ sắp viên mãn, Ngàikêu Nan-Sanh lại dặn dò :- Đại pháp nhãn tạng của Như-Lai, nayta trao cho ngươi,
Ngươiphải gìn giữ truyền trao đừng cho đoạn dứt. Ngươi nhậnlời ta dạy, hãy nghe kệ đây:
Chơnlý bổn vô danh, Nhơn danh hiển chơn lý, Thọ đắc chơn thậtpháp, Phi chơn diệc phi ngụy.
Dịch: Chơn lý vốn không tên, Nhơn tên bày chơn lý, Nhận đượcpháp chơn thật, Chẳng chơn cũng chẳng ngụy.
-Nóikệ xong, Ngài bèn vào chánh định hiện tướng Niết-bàn.Chư thiên trổi nhạc cúng dường. Nan-Sanh cùng đồ chúng dùngdầu thơm gỗ chiên đàn làm lễ hỏa táng chơn thể của Ngài.Hỏa táng xong lượm xá-lợi về tôn thờ nơi chùa Na-Lan-Đà.