Thần tăng Thiên Trúc
Việt dịch: Thích Hằng Đạt
Trên thế gian, ngôi Tam Bảo là cao quý nhất. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là Phật Bảo. Ba tạng kinh luật luận do đức Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết ra là Pháp Bảo. Chư tăng đệ tử xuất gia của Phật đà là Tăng Bảo. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã nhập Niết Bàn ngót trên hai ngàn năm trăm năm. Ngọn đuốc chánh pháp của Pháp Bảo sở dĩ vẫn còn được hoằng truyền mãi cho đến ngày nay, tất cả đều do công lao sâu dầy của chư hiền thánh tăng trải qua bao đời. Với tinh thần đại vô úy, xả thân vì Phật pháp, từ Ấn Độ và những nước ở Tây Vực, các ngài vượt những rặng núi Tuyết Sơn và Thông Lĩnh, hay cỡi sóng ba đào trên biển Nam Hải để truyền bá và xiển dương giáo lý của Phật đà về phương đông, mà không quản ngại bao gian nan nguy hiểm.
Trên bước đường hoằng pháp lợi sanh, tùy theo căn cơ của mỗi chúng sanh và tùy theo nhu cầu của mỗi quốc độ, từ ba nghiệp thân khẩu ý thanh tịnh (tức là thân giáo, khẩu giáo, ý giáo) các ngài uyển chuyển dùng các phương tiện thiện xảo để hóa độ chúng sanh. Từ ý nghiệp thanh tịnh, các ngài tự tu trì ba môn học vô lậu giới định huệ (tức là ý giáo), mà phát xuất ra bằng bốn oai nghi của thân nghiệp thanh tịnh (tức là thân giáo), và dùng ngôn từ lành thiện của khẩu nghiệp thanh tịnh (tức là khẩu giáo), mà hóa độ chúng sanh; nghĩa là các ngài thường dùng oai nghi cử chỉ bình dị, dùng hạnh tu đầu đà, dùng lời lẽ thiện xảo, dùng thần thông diệu dụng, dùng trí huệ Bát Nhã để diễn giảng và phiên dịch kinh điển, khiến cho chúng sanh ở mọi nơi đều được thấm nhuần mưa pháp mà ly khổ đắc lạc, bước trên con đường giải thoát.
Ân đức cao cả vĩ đại của các ngài như thế đó, chính là động lực thúc đẩy chúng tôi phát tâm soạn dịch tiểu sử của các ngài, hầu mong hậu thế mãi mãi nhớ đến ân Tăng Bảo thâm sâu vô cùng cực, mà noi gương theo các ngài để tiến tu trên đường đạo nghiệp, thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi.
Trong quyển này, chúng tôi chỉ soạn dịch về cuộc đời của các vị thật có công lao to lớn trong việc truyền bá và phiên dịch kinh điển kể từ đời nhà Hậu Hán đến cuối đời Đường, tức từ thế kỷ thứ nhất đến thế kỷ thứ mười, vì đó là thời kỳ quan trọng nhất của công cuộc phiên dịch kinh điển, cùng sự hình thành và phát triển của các tông phái tại Trung Quốc, như Tam Luận tông, Thành Thật tông, Niết Bàn tông, Tịnh Độ tông, Hoa Nghiêm tông, Luật tông, Thiền tông, Pháp Tướng tông, Chơn Ngôn tông, Câu Xá tông, v.v... Những tông phái này đã ảnh hưởng sâu đậm đến Phật giáo Việt Nam.
Quyển Thần Tăng Thiên Trúc này đến tay với quý độc giả phần lớn là nhờ sự cộng tác nhiệt tình của các đạo hữu ẩn danh.
Kế đến, chúng con thành tâm kính lễ cầu nguyện mười phương ba đời chư Phật, chư Bồ Tát, chư hiền thánh Tăng, ân sư đại lão hòa thượng Tuyên Hóa, đồng hiển oai linh chứng minh cho quyển sách này. Chúng con cũng xin hồi hướng tất cả công đức để nguyện cầu cho Việt Nam và Thế Giới mãi được thanh bình; Phật giáo Việt Nam và Thế Giới mãi được trường tồn; tất cả chúng sanh trong pháp giới đồng sớm chứng quả Bồ Đề.
Sau cùng chúng con chân thành ngưỡng mong các bậc cao minh từ bi xá tội và chỉ dạy những lỗi lầm sơ sót trong quyển sách này.
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Mùa xuân năm 2000.
Tỳ kheo Thích Hằng Đạt kính bút.
Phần I
1. Tôn giả Nhiếp Ma Đằng (Kasyapa-Matanga, Ca Diếp Ma Đằng).
2. Tôn giả Trúc Pháp Lan (Dharmaraksa).
3. Ngài An Thế Cao (Parthamasiris).
Ý nghĩa của kinh An Ban Thủ Ý.
4. Ngài Chi Lâu Ca Sấm (Lokaraksa), nhà dịch giả kinh điển Đại Thừa.
5. Ngài Đàm Kha Ca La (Dharmakala).
6. Ngài Khương Tăng Khải.
7. Ngài Đàm Đế hay Đàm Vô Đế (Dharmasatya).
8. Ngài Khương Tăng Hội.
9. Chi Cương Lương Tiếp.
10. Ma Ha Kỳ Vực (Mahajivaka).
11. Chi Khiêm.
12. Ngài Duy Đề Nan (Vighna).
13. Ngài Bạch Thi Lê Mật Đa La (Srimitra).
14. Ngài Trúc Pháp Hộ.
Phần II
15. Ngài Phật Đồ Trừng, hưng long Phật pháp.
Những vị đại đệ tử của ngài Phật Đồ Trừng.
A/ Ngài Phật Điều.
B/ Ngài Đạo An, lập nền tảng vững chắc cho Phật giáo Trung Quốc.
I/ Ngài Huệ Viễn. Sơ tổ tông Tịnh Độ.
II/ Huệ Trì.
III/ Huệ Vinh.
IV/ Huệ Sung.
V/ Đàm Dực.
VI/ Pháp Ngộ.
VII/ Đàm Huy.
VIII/ Đạo Lập.
C. Ngài Trúc Pháp Nhã.
D. Ngài Tăng Lãng tại núi Thái Sơn, hưng khởi Phật giáo ở Sơn Đông.
Phần III
16. Ngài Tăng Già Đề Bà (Sanghadeva).
17. Ngài Đàm Ma Nan Đề (Dharmanandi).
18. Ngài Ti Ma La Xoa (Vimalaksas).
19. Ngài Phật Đà Da Xá (Buddhayasas).
20. Ngài Cưu Ma La Thập (Kumarajiva).
Môn đệ của ngài Cưu Ma La Thập.
Ngài Đạo Sanh, thuyết đốn ngộ.
B. Thầy Tăng Triệu, nhà lý giải tư tưởng Bát Nhã.
C. Tăng Duệ, Giáo Tướng Hình Thể Phân Tích Nguyên Thủy.
D. Thầy Đạo Dung.
E. Thầy Đàm Ảnh.
G. Thầy Đạo Hằng và Đạo Tiêu.
Phần IV
21. Ngài Phật Đà Bạt Đà La (Buddhadhadra).
22. Ngài Phất Nhã Đa La ( Punyatara).
23. Ngài Đàm Ma Lưu Chi (Dharmaruci).
24. Ngài Đàm Vô Sấm (Dharmaraksa).
25. Ngài Tăng Già Bạt Trừng (Sanghabhata, dịch là Chúng Hiện).
26. Ngài Đàm Ma Da Xá (Dharmayasas).
27. Ngài Cầu Na Bạt Ma (Gunavarman).
28. Ngài Cầu Na Bạt Đà La (Gunabhadra).
29. Ngài Tăng Già Bạt Ma (Sanghavarman).
30. Ngài Đàm Ma Mật Đa (Pháp Tú).
31. Ngài Phật Đà La (Buddhajiva, dịch là Giác Thọ).
32. Ngài Phù Đà Bạt Ma (Buddhavarman, dịch là Giác Khải).
33. Ngài Cương Lương Da Xá (Kalayasas).
34. Ngài Tăng Già Đa La (Chúng Tế).
35. Ngài Mạn Đà La Tiên (Mandra, dịch là Hoằng Nhược).
36. Ngài Tu Bồ Đề (Subhuti, dịch là Thiện Kiết).
37. Ngài Tăng Già Bà La (Sanghabhadra).
38. Ngài Nguyệt Bà Thủ Na (Udasunya, dịch là Cao Không).
39. Ngài Đàm Ma Lưu Chi (Dharmaruci).
40. Bồ Đề Lưu Chi (Bodhiruci).
41. Tam tạng pháp sư Lặc Na Ma Đề (Ratnamati, dịch là Bảo Hỷ).
42. Tam tạng pháp sư Phật Đà Phiến Đa.
43. Ngài Cù Đàm Bát Nhã Lưu Chi.
44. Ngài Chân Đế (Paramatha).
Phần V
45. Ngài Na Liên Đề Lê Da Xá (Narendrayasas, dịch là Tôn Xưng).
46. Ngài Xà Na Quật Đa (Jnanagunta).
47. Ngài Đạt Ma Cấp Đa (Dharmagupta, dịch là Pháp Mật).
48. Ngài Xà Đề Tư Na.
49. Ngài Ba La Pha Ca La Mật Đa La (Prabhakaramitra).
50. Tam tạng pháp sư Na Đề (Punyopaya, dịch là Phước Sanh).
51. Ngài Nhã Na Bạt Đà La (Jnanabhadra, dịch là Trí Hiền).
52. Ngài Phật Đà Đa La (Buddhatrata, dịch là Giác Cứu).
53. Ngài Phật Đà Ba Lợi (Buddhapali, dịch là Giác Hộ).
54. Ngài Già Phạm Đạt Ma (Bhagavaddharma, dịch là Tôn Pháp).
55. Ngài Di Đà Sơn (Mitrasanata, dịch là Tịch Hữu).
56. Ngài A Di Chân Na (Ratnacinta, dịch là Bảo Tư Duy).
57. Ngài A Địa Cù Đa (Atigupta, dịch là Vô Cực Cao).
58. Ngài Bát Lật Mật Đế (Pramiti, dịch là Cực Lượng).
59. Ngài Thật Xoa Nan Đà (Siksamanda, dịch là Học Hỷ).
60. Ngài Địa Bà Ha La (Divakara, dịch là Nhật Chiếu).
61. Ngài Đề Vân Bát Nhã (Devaprajna, dịch là Thiên Trí).
62. Ngài Thi La Đạt Ma (Siladharma, dịch là Giới Pháp).
63. Ngài Bạt Nhật La Bồ Đề (Vajrabodhi, dịch là Kim Cang Trí).
64. Tam tạng pháp sư A Mục Khư Bạt Chiết La (Amonghavajra, dịch là Bất Không Kim Cang)
65. Tam tạng pháp sư Thú Bà Yết La Tăng Ha (Subhakarasimha, dịch là Thiện Vô Úy).
66. Ngài Bát Lặt Nhã (Trí Huệ).
67. Ngài Liên Hoa.
68. Ngài Mâu Ni Thất Lợi (Munisri, dịch là Tịch Mặc).
69. Ngài Mãn Nguyệt (Purnasoma).