Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

02. Tokwang: Sư Cô - Y Sĩ Đại Hàn

26/01/201204:17(Xem: 7485)
02. Tokwang: Sư Cô - Y Sĩ Đại Hàn

PHẬT GIÁO & NỮ GIỚI

NỮ GIỚI & PHẬT GIÁO
(Truyền Thống, Cải Cách, Phục Hồi)
Biên soạn: Ellison Banks Findly
Chuyển ngữ: Diệu Liên Lý Thu Linh, Diệu Ngộ Mỹ Thanh, Giác Nghiêm Nguyễn Tấn Nam

Phần IV
THÂN VÀ SỨC KHỎE


TOKWANG:
Sư Cô – Y Sĩ Đại Hàn
Martine Batchelor biên soạn và dịch


Tokwang là một sư cô trẻ tận tụy, một nhà nghiên cứu thảo dược và là một bác sĩ đông y. Bà có một phòng mạch nhỏ trên một đường phố nhộn nhịp ở trung tâm Seoul.

*

Từ khi còn nhỏ tôi đã quan tâm đến Phật giáo và học được khá nhiều. Tôi trở thành một sư cô năm 23 tuổi. Tôi đã đến Ni viện Unmunsa để nghiên cứu kinh điển trong bốn năm. Tôi không thể bước vào thiền đường vì đang học giữa chừng thì tôi ngã bệnh trong một thời gian dài, và việc này làm tôi quan tâm đến bệnh tật hơn. Tôi nghiên cứu y học châu Á trong vòng sáu năm. Tôi muốn trở thành một bác sĩ để chẩn đoán, điều trị, và chữa trị các chứng bệnh về thân cho con người. Tôi cũng muốn giúp làm giảm nỗi đau khổ về tinh thần cho họ bằng cách dạy họ về Phật Pháp, hướng dẫn họ đến một trạng thái tinh thần an lạc hơn.

Tôi dự định làm việc này một vài năm nữa. Đồng thời tôi tiếp tục việc học ngành y của tôi, và tôi học về tư vấn và tâm lý học Phật giáo. Trong ngày tôi trị bệnh cho mọi người, và vào buổi tối tôi học. Có ba y tá giúp đỡ tôi. Trước tiên, tôi gặp bệnh nhân và chẩn đoán cho họ. Sau đó, các y tá sửa soạn kim châm cứu, ngải cứu, và chuẩn bị các loại thảo dược mà tôi kê toa cho bệnh nhân. Tôi áp dụng kim châm và ngải cứu, các y tá lấy kim ra và lau sạch ngải cứu. Họ cũng khử trùng và tẩy độc tất cả mọi thứ.

Tôi trị bệnh, không phân biệt đàn bà hay đàn ông. Mặc dù tôi là một sư cô và không thể chạm vào đàn ông, tôi chẳng ngại gì khi trị bệnh cho đàn ông vì tôi làm việc này với tinh thần của một y sĩ chỉ thấy bệnh nhân đang đau. Tôi làm việc này vì lòng từ bi. Có rất nhiều cách để thực tập Phật Pháp và thiền định. Con đường mà tôi chọn là con đường của Bồ-tát: giúp đỡ người khác bằng cách trị bệnh cho họ, và bằng cách nói với họ làm thế nào để chăm sóc bản thân một cách thích hợp để ngăn ngừa các chứng bệnh.

Nếu các bệnh nhân của tôi đau đớn về tinh thần và đang chán nản, tôi chỉ cho họ đọc những đoạn kinh có thể giúp ích được cho họ. Tôi khuyến khích họ tụng kinh và cầu nguyện để có thêm sức mạnh, để căn bệnh của họ được mau chóng chữa lành. Tôi cũng cầu nguyện và tụng kinh rất nhiều, và thành thật cố gắng, làm việc hết lòng trong khi chữa bệnh. Niềm tin rất quan trọng trong việc chữa bệnh. Vì được một nữ tu chẩn đoán bệnh, các bệnh nhân có thêm niềm tin rằng họ sẽ chóng lành mạnh. Khi tôi viết toa thuốc với nhiều loại dược thảo, họ tin tưởng rằng dược thảo sẽ chữa trị và giúp họ mau lành mạnh. Việc này cũng tương tự như việc châm cứu; vì một nữ tu sĩ Phật giáo dùng kim châm, điều này mang lại cho họ thêm niềm tin rằng họ sẽ chóng khỏi bịnh, và điều này rất tốt cho họ. Khi tôi vừa niệm kinh vừa viết toa thuốc, họ tin tưởng hơn, và dường như đều mang lại hiệu quả rất tốt. Rất nhiều bệnh được chữa lành vì bệnh nhân có niềm tin mạnh mẽ nơi bác sĩ và cách chữa bệnh của vị đó.

Con người có nhiều khuynh hướng, tính cách khác nhau và cơ địa của họ cũng có những đặc điểm khác nhau. Người thì yếu dạ dày, kẻ khác thì suy gan, người khác nữa bị phổi, hoặc mắt yếu. Nếu bị căng thẳng, có thể đưa đến đau dạ dày; hoặc có thể bị đau tim. Chúng ta phải biết điều hòa bản thân tùy theo đặc điểm và sức khỏe của mình. Chúng ta cần phải chăm sóc sức khỏe hằng ngày và chúng ta có thể dẹp bỏ sự căng thẳng bằng cách học thiền, thư giản hoặc vận động thể thao, tập thể dục.

Rất nhiều chứng bệnh được chính bệnh nhân chữa lành. Bác sĩ chỉ giúp đỡ. Bác sĩ viết toa thuốc, nhưng con bệnh cần phải tự giúp đỡ bản thân bằng cách tập thể dục và chăm nom về vấn đề dinh dưỡng. Tôi hỏi các bệnh nhân của tôi họ làm gì và họ ăn uống ra sao. Tôi khuyên họ về vấn đề dinh dưỡng, giảng cho họ biết về tâm thức và làm thế nào để giải tỏa căng thẳng. Bác sĩ có quy định quá trình điều trị, nhưng chỉ có bệnh nhân mới có thể uống thuốc.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/08/2014(Xem: 59495)
108 lời dạy của Đức Đạt-lai Lạt-ma được gom góp trong quyển sách tuy bé nhỏ này nhưng cũng đã phản ảnh được một phần nào tư tưởng của một con người rất lớn, một con người khác thường giữa thế giới nhiễu nhương ngày nay. Thật vậy tư tưởng của Ngài có thể biểu trưng cho toàn thể lòng từ bi và trí tuệ Phật Giáo trên một hành tinh mà con người dường như đã mất hết định hướng. Các sự xung đột không hề chấm dứt, con người bóc lột con người, giết hại muôn thú và tàn phá thiên nhiên. Phật giáo thường được coi như là một tín ngưỡng nhưng những lời khuyên của Đức Đạt-lai Lạt-ma trong quyển sách này vượt lên trên khuôn khổ hạn hẹp của một tôn giáo: - "Mỗi khi phải đề cập đến các vấn đề tâm linh thì không nhất thiết là tôi buộc phải nói đến các vấn đề liên quan đến tôn giáo (câu 87).
24/06/2014(Xem: 5225)
Thứ Sáu ngày 20/6/2014 tại Trường Hạ Phật Học Viện Quốc Tế, (LA, California), vâng lời tăng sai, Tỳ kheo ni Giới Hương, TKN Nguyên Ý và TKN Đức Huy được lên diễn đàn trường hạ để trình bày về Lịch Sử Truyền Thừa của các bậc tôn túc ni đắc pháp từ thời Phật đến nay.
18/06/2014(Xem: 7997)
Cổ động cho việc ‘ Phát triển bình đẳng giới và trao quyền cho nữ giới ’ là mục tiêu thứ 3 trong 8 Mục Tiêu Phát Triển Thiên Niên Kỷ do Liên Hiệp Quốc công bố, và được Hội Đồng Phật Giáo Úc Châu Liên Bang (Federation of Australian Buddhist Councils = FABC) mạnh mẽ ủng hộ. Một trong những vị cao tăng của Úc, ngài Ajahn Brahm, được Việt Nam mời đọc tham luận về “ Bình Đẳng Giới và Trao Quyền cho Nữ Giới ” tại đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc ở Việt Nam vào tháng 5 , 2014. Thật không may là Ajahn Brahm đã không được phép trình bày bài tham luận này do một lệnh cấm từ Ban Tổ Chức UN Vesak áp đặt chỉ một ngày trước khi hội nghị bắt đầu. Bài tham luận của Ajahn Brahm đã được Ban Tổ Chức Hội Nghị chấp thuận nhiều tháng trước khi hội nghị diễn ra.
25/03/2014(Xem: 5425)
Thời Phật tại thế, ở kinh thành Vương-xá (thủ đô vương quốc Ma-kiệt-đà, miền Trung Ấn-độ) có hai ông trưởng giả tên là Thiên Dữ và Lộc Tử. Cả hai ông đều rất mực giàu có, tài sản to lớn không ai sánh bằng, có thể nói, họ chỉ đứng dưới vị quốc vương mà thôi. Nhưng giữa hai ông ấy, ai giàu hơn ai?
12/03/2014(Xem: 25359)
Trong một cuộc đàm thoại giữa thính chúng thuộc nhiều thành phân xã hội, là nhà truyền thông, nhà giáo dục, chính khách…Đức Đạt Lai Lạt Ma đã trả lời các câu hỏi về nhiều vấn đề đời sống xã hội của người tham dự một cách thẳng thắn và có duyên.
10/02/2014(Xem: 23009)
Lama Thubten Yeshe sinh năm 1935 tại Tây Tạng. Mới sáu tuổi, Ngài đã vào học tại Sera Monastic University ở Lhasa, một trong những tu viện lớn và nổi tiếng của Tây Tạng. Ngài học tại đây tới năm 1959
17/12/2013(Xem: 16470)
Khi mới thành đạo, đức Phật đã nói: “Lạ thay tất cả chúng sanh đều có đức tính trí huệ của Như Lai mà bị vô minh che lấp nên không phát hiện ra được”. Và bản nguyện của Phật là muốn khai thị cho chúng sanh ngộ nhập được tri kiến Phật của
16/12/2013(Xem: 18426)
Dân tộc ta thừa hưởng nhiều tư tưởng triết lý tôn giáo cũng như chính trị và văn học của nhân loại; khởi đầu là tư tưởng Nho gia, Đạo giáo rồi đến Phật học. Suốt thời kỳ dài, "Tam giáo đồng nguyên" đã hòa hợp khá nhuần nhuyễn để dân tộc ta có một nếp sống hài hòa từ văn hóa đến kiến trúc, nghi lễ, chính trị, giáo dục, giao tế... Vì thế, những di tích còn để lại ngày nay ở các tỉnh phía Bắc và miền Trung, mỗi làng đều có Đình, Miếu và chùa trong một quần thể mỗi xã, huyện.
16/12/2013(Xem: 14280)
Giới là sự khác biệt căn bản giữa người nam và người nữ, liên quan đến giới tính, đến vai trò và vị trí xã hội của họ. Vấn đề bình đẳng giới được nêu lên nhằm giải quyết sự thiệt thòi của phụ nữ vì bị đối xử phân biệt
14/12/2013(Xem: 36262)
Năm 2006, khi tôi viết thư xin phép Thiền sư Bhante H. Gunaratana để dịch quyển tự truyện cuộc đời ngài, Hành Trình Đến Chánh Niệm (Journey To Mindfulness), Thiền sư không những đã từ bi hoan hỷ cho phép, mà còn giới thiệu về quyển sách mới của ngài, Eight Mindful Steps To Happiness. Do duyên lành đó hôm nay bản dịch của quyển sách trên được đến tay độc giả với tựa Bát Chánh Đạo: Con Đường Đến Hạnh Phúc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]