Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

02. Tokwang: Sư Cô - Y Sĩ Đại Hàn

26/01/201204:17(Xem: 7492)
02. Tokwang: Sư Cô - Y Sĩ Đại Hàn

PHẬT GIÁO & NỮ GIỚI

NỮ GIỚI & PHẬT GIÁO
(Truyền Thống, Cải Cách, Phục Hồi)
Biên soạn: Ellison Banks Findly
Chuyển ngữ: Diệu Liên Lý Thu Linh, Diệu Ngộ Mỹ Thanh, Giác Nghiêm Nguyễn Tấn Nam

Phần IV
THÂN VÀ SỨC KHỎE


TOKWANG:
Sư Cô – Y Sĩ Đại Hàn
Martine Batchelor biên soạn và dịch


Tokwang là một sư cô trẻ tận tụy, một nhà nghiên cứu thảo dược và là một bác sĩ đông y. Bà có một phòng mạch nhỏ trên một đường phố nhộn nhịp ở trung tâm Seoul.

*

Từ khi còn nhỏ tôi đã quan tâm đến Phật giáo và học được khá nhiều. Tôi trở thành một sư cô năm 23 tuổi. Tôi đã đến Ni viện Unmunsa để nghiên cứu kinh điển trong bốn năm. Tôi không thể bước vào thiền đường vì đang học giữa chừng thì tôi ngã bệnh trong một thời gian dài, và việc này làm tôi quan tâm đến bệnh tật hơn. Tôi nghiên cứu y học châu Á trong vòng sáu năm. Tôi muốn trở thành một bác sĩ để chẩn đoán, điều trị, và chữa trị các chứng bệnh về thân cho con người. Tôi cũng muốn giúp làm giảm nỗi đau khổ về tinh thần cho họ bằng cách dạy họ về Phật Pháp, hướng dẫn họ đến một trạng thái tinh thần an lạc hơn.

Tôi dự định làm việc này một vài năm nữa. Đồng thời tôi tiếp tục việc học ngành y của tôi, và tôi học về tư vấn và tâm lý học Phật giáo. Trong ngày tôi trị bệnh cho mọi người, và vào buổi tối tôi học. Có ba y tá giúp đỡ tôi. Trước tiên, tôi gặp bệnh nhân và chẩn đoán cho họ. Sau đó, các y tá sửa soạn kim châm cứu, ngải cứu, và chuẩn bị các loại thảo dược mà tôi kê toa cho bệnh nhân. Tôi áp dụng kim châm và ngải cứu, các y tá lấy kim ra và lau sạch ngải cứu. Họ cũng khử trùng và tẩy độc tất cả mọi thứ.

Tôi trị bệnh, không phân biệt đàn bà hay đàn ông. Mặc dù tôi là một sư cô và không thể chạm vào đàn ông, tôi chẳng ngại gì khi trị bệnh cho đàn ông vì tôi làm việc này với tinh thần của một y sĩ chỉ thấy bệnh nhân đang đau. Tôi làm việc này vì lòng từ bi. Có rất nhiều cách để thực tập Phật Pháp và thiền định. Con đường mà tôi chọn là con đường của Bồ-tát: giúp đỡ người khác bằng cách trị bệnh cho họ, và bằng cách nói với họ làm thế nào để chăm sóc bản thân một cách thích hợp để ngăn ngừa các chứng bệnh.

Nếu các bệnh nhân của tôi đau đớn về tinh thần và đang chán nản, tôi chỉ cho họ đọc những đoạn kinh có thể giúp ích được cho họ. Tôi khuyến khích họ tụng kinh và cầu nguyện để có thêm sức mạnh, để căn bệnh của họ được mau chóng chữa lành. Tôi cũng cầu nguyện và tụng kinh rất nhiều, và thành thật cố gắng, làm việc hết lòng trong khi chữa bệnh. Niềm tin rất quan trọng trong việc chữa bệnh. Vì được một nữ tu chẩn đoán bệnh, các bệnh nhân có thêm niềm tin rằng họ sẽ chóng lành mạnh. Khi tôi viết toa thuốc với nhiều loại dược thảo, họ tin tưởng rằng dược thảo sẽ chữa trị và giúp họ mau lành mạnh. Việc này cũng tương tự như việc châm cứu; vì một nữ tu sĩ Phật giáo dùng kim châm, điều này mang lại cho họ thêm niềm tin rằng họ sẽ chóng khỏi bịnh, và điều này rất tốt cho họ. Khi tôi vừa niệm kinh vừa viết toa thuốc, họ tin tưởng hơn, và dường như đều mang lại hiệu quả rất tốt. Rất nhiều bệnh được chữa lành vì bệnh nhân có niềm tin mạnh mẽ nơi bác sĩ và cách chữa bệnh của vị đó.

Con người có nhiều khuynh hướng, tính cách khác nhau và cơ địa của họ cũng có những đặc điểm khác nhau. Người thì yếu dạ dày, kẻ khác thì suy gan, người khác nữa bị phổi, hoặc mắt yếu. Nếu bị căng thẳng, có thể đưa đến đau dạ dày; hoặc có thể bị đau tim. Chúng ta phải biết điều hòa bản thân tùy theo đặc điểm và sức khỏe của mình. Chúng ta cần phải chăm sóc sức khỏe hằng ngày và chúng ta có thể dẹp bỏ sự căng thẳng bằng cách học thiền, thư giản hoặc vận động thể thao, tập thể dục.

Rất nhiều chứng bệnh được chính bệnh nhân chữa lành. Bác sĩ chỉ giúp đỡ. Bác sĩ viết toa thuốc, nhưng con bệnh cần phải tự giúp đỡ bản thân bằng cách tập thể dục và chăm nom về vấn đề dinh dưỡng. Tôi hỏi các bệnh nhân của tôi họ làm gì và họ ăn uống ra sao. Tôi khuyên họ về vấn đề dinh dưỡng, giảng cho họ biết về tâm thức và làm thế nào để giải tỏa căng thẳng. Bác sĩ có quy định quá trình điều trị, nhưng chỉ có bệnh nhân mới có thể uống thuốc.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 5874)
Một trong những vai trò phục hưng xã hội và cách mạng văn hóa của Đức Phật, điều mà đôi khi bị các sử gia lãng quên, đó là giải phóng phụ nữ. Đức Phật phát huy một cuộc cách mạng trong tư tưởng và trong lối cảm xúc của đại chúng bằng cách công khai và can đảm tuyên bố rằng người nữ có thể đạt đến mức tiến bộ tuyệt đỉnh, thành tựu trí tuệ thâm sâu dẫn tới Niết bàn.
09/04/2013(Xem: 6031)
Hai truyền thống của Nam và Bắc truyền đều thừa nhận rằng, vào thời hoàng kim Phật giáo, mười ba năm đầu trong Tăng đoàn không có giới luật, nhưng sau đó sự lớn mạnh của Tăng đoàn, sự khác biệt về nhận thức nên đức Phật đã chế ra giới luật để “phòng hộ các căn” nhằm giúp cho mỗi thành viên trong Tăng đoàn được thanh tịnh và giả thoát. Thiết nghĩ, Bát kỉnh pháp cũng không ngoài những thiện ý đó!
09/04/2013(Xem: 4039)
Sinh ra trong cõi trần ai, mỗi một chủng tử đã là một nghiệp dĩ, căn phần thọ nghiệp. Bình đẳng trong đau khổ, trong phúc lạc, trong vòng xoay thập nhị nhân duyên. Cái cõi mà Nguyễn Công trứ đã phải tự vấn:
09/04/2013(Xem: 5295)
Thuở còn thơ ấu, qua những bước chân sáo hồn nhiên, ngây thơ đến chùa lễ Phật, hình ảnh đầu tiên được ghi vào tâm khảm tôi là chân dung một vị Sư cô hiền hòa đôn hậu. Từng được quý sư cô cho phép sa vào lòng, được vuốt đầu khen ngoan và được nghe những âm thanh hiền từ đó truyền cho tôi gương hiếu hạnh của Đức Phật và Tôn Giả Mục Kiền Liên.
09/04/2013(Xem: 8161)
Cuộc sống là một chuỗi dài bất tận của những vấn đề trong tương quan đối lập: đen trắng, tốt xấu, thiện ác, nam nữ, .... tất cả luôn đối nghịch nhau. Ở một góc độ nào đó, nếu khách quan mà nhìn chúng ta chắc chắn sẽ tìm được một sự công bằng, bình đẳng nào đó. Nhưng thực tế, khi đã nói ?chúng ta nhìn? tức đã nhuốm màu ngã tính với cái nhìn đây của ta, là của ta, là tự ngã của ta. Và đó cũng chính là nguyên nhân của biết bao sự bất bình đẳng, sự kỳ thị màu da chủng tộc, đặc biệt là sự phân biệt nam nữ.
09/04/2013(Xem: 3716)
Trích Những Hạt Ngọc Trí Tuệ Phật Giáo (Gems of Budhist Wisdom Budhist Missionary Society, Malaysia, 1983, 1996 do Thích Tâm Quang, dịch, Chùa Tam Bảo, California, Hoa Kỳ, 2000
09/04/2013(Xem: 3538)
Năm 1976 Diane Perry, tức ni sư Tenzin Palmo đã ẩn tu trong một hang động hẻo lánh ở độ cao 13.000 bộ trên rặng núi Hy Mã lạp Sơn, cách biệt với thế giới bên ngoài bởi những rặng núi tuyết phủ. Ni sư đã vào động vào lúc 33 tuổi và rời khỏi nơi đây lúc 45 tuổi; ở đó ni sư đã phải chiến đấu với cái lạnh không thể nào tưởng tượng được, với những thú hoang dã, với sự khan hiếm thực phẩm và tuyết lở.
09/04/2013(Xem: 4302)
Cảm nghĩ: Đọc xong những câu chuyện của các phụ nữ ở Hoa Kỳ và kinh nghiệm của các vị đối với đạo Phật, chúng tôi đã rất hoan hỷ và xúc động trước những nhận thức sâu xa của họ về cuộc sống, con người và môi trường chung quanh... Những lời dạy của đức Phật vừa nhiệm màu vừa thực tiễn đến làm sao! Những lời giảng dạy ấy đã chữa lành, loại bỏ những khổ đau và đem lại sự bình an, hạnh phúc đến hàng vạn con người trong nhiều thế kỷ qua.
09/04/2013(Xem: 4129)
Tích chuyện Bà Kisagotami (1) là một trong những chuyện cảm động nhất được ghi nhận trong kinh điển. Bà sanh trưởng trong một gia đình nghèo tại thành Savatthi (Xá Vệ). Bà thuộc dòng Gotama, và do đó là họ hàng với Đức Phật Gotama. Vì có thân hình mỏng manh yếu ớt nên người ta gọi bà là Kisa (có nghĩa là ốm gầy) Gotami.
09/04/2013(Xem: 4065)
Kundalakesa (Tóc Quăn) (1), cũng có tên là Bhadda, là con gái duy nhất của một thương gia giàu có tại Rajagaha (Vương Xá). Nàng xinh đẹp vô cùng, được cha mẹ hết sức tâng tiu và cẩn mật phòng ngừa không để vướng mắc trong những cuộc tình duyên bất hạnh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]