Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

07. Sansenee: Tu Nữ Thái, Nhà Bảo Trợ

26/01/201204:17(Xem: 7549)
07. Sansenee: Tu Nữ Thái, Nhà Bảo Trợ

PHẬT GIÁO & NỮ GIỚI

NỮ GIỚI & PHẬT GIÁO
(Truyền Thống, Cải Cách, Phục Hồi)
Biên soạn: Ellison Banks Findly
Chuyển ngữ: Diệu Liên Lý Thu Linh, Diệu Ngộ Mỹ Thanh, Giác Nghiêm Nguyễn Tấn Nam

Phần III
CẢI CÁCH XÃ HỘI VÀ CHÍNH TRỊ


SANSENEE:Tu Nữ Thái, Nhà Bảo Trợ
Martine Batchelor biên soạn

Mae Chi Sansenee, người đã tạo dựng một ngôi chùa trong công viên ở vùng ngoại ô Bangkok. Khu vườn của bà đầy hoa sen, hồ nước, cầu nhỏ, và là một ốc đảo yên tĩnh trong cái nóng bức của vùng ngoại ô khô cằn của Bangkok.

*

Tôi trở thành tu nữ mười ba năm trước vì tôi chán cuộc sống trần tục. Tôi muốn dừng lại một thời gian. Để dừng lại, quý vị phải chọn một phương hướng mới, và tôi đã chọn Phật giáo. Tôi không biết mình có là nữ tu suốt đời không, nhưng hiện tại được làm người con Phật là điều quan trọng nhất mà tôi có thể làm. Tôi cố gắng làm tốt vai trò của một nữ tu sĩ trong khả năng của mình. Tôi xuất gia ở một ngôi chùa cách đây hai kí-lô-mét. Sư phụ của tôi, vị trụ trì ngôi chùa đó, đề nghị tôi mua mảnh đất lớn này. Sau khi sư phụ qua đời, tôi quyết định trả ơn cho người bằng cách đi theo bước chân của ngài. Sư thường hay giúp đỡ rất nhiều người. Tôi nghĩ rằng trên mảnh đất này tôi có thể xây dựng một nơi để tiếp tục tinh thần từ bi của sư.

Có bảy dự án tất cả. Ở ngôi chùa chánh, tôi bắt đầu với trường mầm non dành cho trẻ em khuyết tật. Dự án thứ hai là trường trung học sơ cấp nơi chúng tôi huấn luyện các học sinh học về cốt lõi của Phật pháp, cũng như các môn học khác. Các em không phải hành thiền nhiều như trong các khoá tu, nhưng các em phải hiểu Phật giáo là gì. Không ích kỷ nghĩa là gì? Lòng từ bi và thông cảm đối với những người khác nghĩa là gì?

Chúng tôi cũng giúp đỡ một nhóm võ sĩ trẻ đến từ vùng quê, kiếm sống bằng việc đấu võ. Làm võ sĩ không có nghĩa là phải ác. Hiểu biết về Phật Pháp có thể giúp ích cho người võ sĩ. Tôi luôn ủng hộ họ để họ có thể có được một cuộc sống tâm linh. Những dự án khác là giúp cho các sinh viên đại học đến đây hành thiền, và giúp các nữ cư sĩ, các nữ tu, các bà mẹ trẻ không chồng đến đây dự các khoá tu.

Tất cả các dự án này đều là áp dụng giáo lý của đức Phật. Nhưng người tham dự không cần thiết phải là Phật tử - họ có thể là người Cơ-đốc-giáo. Điều đó không quan trọng. Họ không cần phải là Phật tử, bởi vì Phật pháp rất thông dụng. Có rất nhiều thứ họ có thể tiếp thu và áp dụng trong sinh hoạt hằng ngày của họ.

Tôi xem công việc là đối tượng thiền định của mình. Trong khi làm việc tôi theo dõi hơi thở. Tôi tập thở rất nhiều và luôn luôn có chánh niệm trong công việc mà tôi đang làm. Tâm thức và hơi thở của tôi tĩnh lặng. Đây là lý do tại sao tôi có thể làm việc chăm chỉ. Là một nữ tu sĩ, tôi phải chánh niệm về một số công việc khác nữa. Thí dụ, tôi thức dậy rất sớm vào buổi sáng và nghiêm chỉnh hành thiền trước khi ra khỏi phòng, và tôi ngồi thiền rất lâu trước khi đi ngủ. Khi công việc tạm lắng động, tôi dành thời gian để nhập thất. Lúc đó tôi ở một mình và hành thiền miên mật.

Khi không có việc gì, không có hoạt động nào, tôi sống ở đây một mình, nhưng khi có tổ chức các khoá tu dài hạn, nhiều người đến làm công quả. Một số ít những người này là nữ tu, nhưng đa số là các nữ cư sĩ. Phật giáo Thái không có điều luật bắt buộc các nữ tu phải sống chung với nhau - chúng tôi chỉ cần thuộc về Ni Viện Thái. Tôi không cần phải sống trong một ni viện rộng lớn nếu tôi có thể độc lập về mặt tài chính. Đa số các nữ tu không có khả năng độc lập về mặt tài chính nên họ chọn sống trong ni viện. Lúc đầu tôi sống ở chùa của sư phụ tôi vì tôi có nhu cầu học Phật Pháp, nhưng giờ tôi cảm thấy mình đã sẵn sàng để sống độc lập và giúp đỡ người khác. Tôi rất thoải mái, hạnh phúc, và cảm thấy rằng tất cả công phu tu tập của mình đã được đền bù xứng đáng. Tôi muốn phụng sự nhiều, nhiều hơn nữa. Tháng sau, tôi sẽ bước vào tuổi bốn mươi.

Lúc đầu nguồn tài chính là từ gia đình tôi. Trong quá khứ, gia đình tôi rất rộng rải đối với các chùa viện. Khi tôi đề nghị xây dựng nơi này, tất cả mọi người thân đóng góp, gộp chung lại thành một ngân quỹ gia đình và ủng hộ mọi hoạt động ở nơi này. Không một ai đến đây mà phải trả bất cứ chi phí nào. Tuy nhiên, những người đã đến đây tu tập và thấy được lợi ích mà họ có thể mang đến cho người chung quanh, một số đã quay lại và cúng dường cho chùa, nhờ vậy mà các dự án được duy trì một thời gian dài.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 5874)
Một trong những vai trò phục hưng xã hội và cách mạng văn hóa của Đức Phật, điều mà đôi khi bị các sử gia lãng quên, đó là giải phóng phụ nữ. Đức Phật phát huy một cuộc cách mạng trong tư tưởng và trong lối cảm xúc của đại chúng bằng cách công khai và can đảm tuyên bố rằng người nữ có thể đạt đến mức tiến bộ tuyệt đỉnh, thành tựu trí tuệ thâm sâu dẫn tới Niết bàn.
09/04/2013(Xem: 6031)
Hai truyền thống của Nam và Bắc truyền đều thừa nhận rằng, vào thời hoàng kim Phật giáo, mười ba năm đầu trong Tăng đoàn không có giới luật, nhưng sau đó sự lớn mạnh của Tăng đoàn, sự khác biệt về nhận thức nên đức Phật đã chế ra giới luật để “phòng hộ các căn” nhằm giúp cho mỗi thành viên trong Tăng đoàn được thanh tịnh và giả thoát. Thiết nghĩ, Bát kỉnh pháp cũng không ngoài những thiện ý đó!
09/04/2013(Xem: 4040)
Sinh ra trong cõi trần ai, mỗi một chủng tử đã là một nghiệp dĩ, căn phần thọ nghiệp. Bình đẳng trong đau khổ, trong phúc lạc, trong vòng xoay thập nhị nhân duyên. Cái cõi mà Nguyễn Công trứ đã phải tự vấn:
09/04/2013(Xem: 5295)
Thuở còn thơ ấu, qua những bước chân sáo hồn nhiên, ngây thơ đến chùa lễ Phật, hình ảnh đầu tiên được ghi vào tâm khảm tôi là chân dung một vị Sư cô hiền hòa đôn hậu. Từng được quý sư cô cho phép sa vào lòng, được vuốt đầu khen ngoan và được nghe những âm thanh hiền từ đó truyền cho tôi gương hiếu hạnh của Đức Phật và Tôn Giả Mục Kiền Liên.
09/04/2013(Xem: 8161)
Cuộc sống là một chuỗi dài bất tận của những vấn đề trong tương quan đối lập: đen trắng, tốt xấu, thiện ác, nam nữ, .... tất cả luôn đối nghịch nhau. Ở một góc độ nào đó, nếu khách quan mà nhìn chúng ta chắc chắn sẽ tìm được một sự công bằng, bình đẳng nào đó. Nhưng thực tế, khi đã nói ?chúng ta nhìn? tức đã nhuốm màu ngã tính với cái nhìn đây của ta, là của ta, là tự ngã của ta. Và đó cũng chính là nguyên nhân của biết bao sự bất bình đẳng, sự kỳ thị màu da chủng tộc, đặc biệt là sự phân biệt nam nữ.
09/04/2013(Xem: 3716)
Trích Những Hạt Ngọc Trí Tuệ Phật Giáo (Gems of Budhist Wisdom Budhist Missionary Society, Malaysia, 1983, 1996 do Thích Tâm Quang, dịch, Chùa Tam Bảo, California, Hoa Kỳ, 2000
09/04/2013(Xem: 3538)
Năm 1976 Diane Perry, tức ni sư Tenzin Palmo đã ẩn tu trong một hang động hẻo lánh ở độ cao 13.000 bộ trên rặng núi Hy Mã lạp Sơn, cách biệt với thế giới bên ngoài bởi những rặng núi tuyết phủ. Ni sư đã vào động vào lúc 33 tuổi và rời khỏi nơi đây lúc 45 tuổi; ở đó ni sư đã phải chiến đấu với cái lạnh không thể nào tưởng tượng được, với những thú hoang dã, với sự khan hiếm thực phẩm và tuyết lở.
09/04/2013(Xem: 4302)
Cảm nghĩ: Đọc xong những câu chuyện của các phụ nữ ở Hoa Kỳ và kinh nghiệm của các vị đối với đạo Phật, chúng tôi đã rất hoan hỷ và xúc động trước những nhận thức sâu xa của họ về cuộc sống, con người và môi trường chung quanh... Những lời dạy của đức Phật vừa nhiệm màu vừa thực tiễn đến làm sao! Những lời giảng dạy ấy đã chữa lành, loại bỏ những khổ đau và đem lại sự bình an, hạnh phúc đến hàng vạn con người trong nhiều thế kỷ qua.
09/04/2013(Xem: 4129)
Tích chuyện Bà Kisagotami (1) là một trong những chuyện cảm động nhất được ghi nhận trong kinh điển. Bà sanh trưởng trong một gia đình nghèo tại thành Savatthi (Xá Vệ). Bà thuộc dòng Gotama, và do đó là họ hàng với Đức Phật Gotama. Vì có thân hình mỏng manh yếu ớt nên người ta gọi bà là Kisa (có nghĩa là ốm gầy) Gotami.
09/04/2013(Xem: 4065)
Kundalakesa (Tóc Quăn) (1), cũng có tên là Bhadda, là con gái duy nhất của một thương gia giàu có tại Rajagaha (Vương Xá). Nàng xinh đẹp vô cùng, được cha mẹ hết sức tâng tiu và cẩn mật phòng ngừa không để vướng mắc trong những cuộc tình duyên bất hạnh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]