Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

07. Sansenee: Tu Nữ Thái, Nhà Bảo Trợ

26/01/201204:17(Xem: 6520)
07. Sansenee: Tu Nữ Thái, Nhà Bảo Trợ

PHẬT GIÁO & NỮ GIỚI

NỮ GIỚI & PHẬT GIÁO
(Truyền Thống, Cải Cách, Phục Hồi)
Biên soạn: Ellison Banks Findly
Chuyển ngữ: Diệu Liên Lý Thu Linh, Diệu Ngộ Mỹ Thanh, Giác Nghiêm Nguyễn Tấn Nam

Phần III
CẢI CÁCH XÃ HỘI VÀ CHÍNH TRỊ


SANSENEE:Tu Nữ Thái, Nhà Bảo Trợ
Martine Batchelor biên soạn

Mae Chi Sansenee, người đã tạo dựng một ngôi chùa trong công viên ở vùng ngoại ô Bangkok. Khu vườn của bà đầy hoa sen, hồ nước, cầu nhỏ, và là một ốc đảo yên tĩnh trong cái nóng bức của vùng ngoại ô khô cằn của Bangkok.

*

Tôi trở thành tu nữ mười ba năm trước vì tôi chán cuộc sống trần tục. Tôi muốn dừng lại một thời gian. Để dừng lại, quý vị phải chọn một phương hướng mới, và tôi đã chọn Phật giáo. Tôi không biết mình có là nữ tu suốt đời không, nhưng hiện tại được làm người con Phật là điều quan trọng nhất mà tôi có thể làm. Tôi cố gắng làm tốt vai trò của một nữ tu sĩ trong khả năng của mình. Tôi xuất gia ở một ngôi chùa cách đây hai kí-lô-mét. Sư phụ của tôi, vị trụ trì ngôi chùa đó, đề nghị tôi mua mảnh đất lớn này. Sau khi sư phụ qua đời, tôi quyết định trả ơn cho người bằng cách đi theo bước chân của ngài. Sư thường hay giúp đỡ rất nhiều người. Tôi nghĩ rằng trên mảnh đất này tôi có thể xây dựng một nơi để tiếp tục tinh thần từ bi của sư.

Có bảy dự án tất cả. Ở ngôi chùa chánh, tôi bắt đầu với trường mầm non dành cho trẻ em khuyết tật. Dự án thứ hai là trường trung học sơ cấp nơi chúng tôi huấn luyện các học sinh học về cốt lõi của Phật pháp, cũng như các môn học khác. Các em không phải hành thiền nhiều như trong các khoá tu, nhưng các em phải hiểu Phật giáo là gì. Không ích kỷ nghĩa là gì? Lòng từ bi và thông cảm đối với những người khác nghĩa là gì?

Chúng tôi cũng giúp đỡ một nhóm võ sĩ trẻ đến từ vùng quê, kiếm sống bằng việc đấu võ. Làm võ sĩ không có nghĩa là phải ác. Hiểu biết về Phật Pháp có thể giúp ích cho người võ sĩ. Tôi luôn ủng hộ họ để họ có thể có được một cuộc sống tâm linh. Những dự án khác là giúp cho các sinh viên đại học đến đây hành thiền, và giúp các nữ cư sĩ, các nữ tu, các bà mẹ trẻ không chồng đến đây dự các khoá tu.

Tất cả các dự án này đều là áp dụng giáo lý của đức Phật. Nhưng người tham dự không cần thiết phải là Phật tử - họ có thể là người Cơ-đốc-giáo. Điều đó không quan trọng. Họ không cần phải là Phật tử, bởi vì Phật pháp rất thông dụng. Có rất nhiều thứ họ có thể tiếp thu và áp dụng trong sinh hoạt hằng ngày của họ.

Tôi xem công việc là đối tượng thiền định của mình. Trong khi làm việc tôi theo dõi hơi thở. Tôi tập thở rất nhiều và luôn luôn có chánh niệm trong công việc mà tôi đang làm. Tâm thức và hơi thở của tôi tĩnh lặng. Đây là lý do tại sao tôi có thể làm việc chăm chỉ. Là một nữ tu sĩ, tôi phải chánh niệm về một số công việc khác nữa. Thí dụ, tôi thức dậy rất sớm vào buổi sáng và nghiêm chỉnh hành thiền trước khi ra khỏi phòng, và tôi ngồi thiền rất lâu trước khi đi ngủ. Khi công việc tạm lắng động, tôi dành thời gian để nhập thất. Lúc đó tôi ở một mình và hành thiền miên mật.

Khi không có việc gì, không có hoạt động nào, tôi sống ở đây một mình, nhưng khi có tổ chức các khoá tu dài hạn, nhiều người đến làm công quả. Một số ít những người này là nữ tu, nhưng đa số là các nữ cư sĩ. Phật giáo Thái không có điều luật bắt buộc các nữ tu phải sống chung với nhau - chúng tôi chỉ cần thuộc về Ni Viện Thái. Tôi không cần phải sống trong một ni viện rộng lớn nếu tôi có thể độc lập về mặt tài chính. Đa số các nữ tu không có khả năng độc lập về mặt tài chính nên họ chọn sống trong ni viện. Lúc đầu tôi sống ở chùa của sư phụ tôi vì tôi có nhu cầu học Phật Pháp, nhưng giờ tôi cảm thấy mình đã sẵn sàng để sống độc lập và giúp đỡ người khác. Tôi rất thoải mái, hạnh phúc, và cảm thấy rằng tất cả công phu tu tập của mình đã được đền bù xứng đáng. Tôi muốn phụng sự nhiều, nhiều hơn nữa. Tháng sau, tôi sẽ bước vào tuổi bốn mươi.

Lúc đầu nguồn tài chính là từ gia đình tôi. Trong quá khứ, gia đình tôi rất rộng rải đối với các chùa viện. Khi tôi đề nghị xây dựng nơi này, tất cả mọi người thân đóng góp, gộp chung lại thành một ngân quỹ gia đình và ủng hộ mọi hoạt động ở nơi này. Không một ai đến đây mà phải trả bất cứ chi phí nào. Tuy nhiên, những người đã đến đây tu tập và thấy được lợi ích mà họ có thể mang đến cho người chung quanh, một số đã quay lại và cúng dường cho chùa, nhờ vậy mà các dự án được duy trì một thời gian dài.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/06/2015(Xem: 20189)
Yếu chỉ tu tập & hành đạo. Tác giả Thích Thái Hòa
15/05/2015(Xem: 22992)
Thể theo lời yêu cầu của các bạn Đạo, tôi chọn một số bài nói chuyện về Phật pháp của tôi tại Tổ Đình Từ Quang ở Montréal và một vài nghi thức tụng niệm để in thành cuốn sách này, với hy vọng phổ biến Phật pháp. Cuốn sách được hình thành trong dịp Tết Canh Thìn, nhưng phải đợi đến Tết Dương Lịch 2001 mới đánh máy xong. Trong thời gian chờ đợi này, tôi đã cẩn thận kiểm điểm lại nội dung từng bài, nhưng chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót, những mong các bậc cao minh từ bi chỉ điểm cho. Montréal, Tết Dương lịch 2001 Hiển Mật, Đỗ Hữu Trạch
12/05/2015(Xem: 18706)
Video: Những Hiểu Lầm về Đạo Phật
01/05/2015(Xem: 25088)
Một tập sách với tựa đề như trên, trong xã hội hiện nay, không có gì đặc biệt; so với Kito giáo tại Việt Nam, cũng là việc làm bình thường, vì hàng năm, một số giáo xứ thường xuyên tổ chức các lớp hướng dẫn giáo lý và hôn nhân cho thế hệ trẻ từ tuổi 18 trở lên; nhưng đặc biệt của tập sách nầy nằm trong hai lĩnh vực: 1/ Phật giáo chưa từng xuất hiện sách hoặc lớp hướng dẫn về hạnh phúc gia đình, mặc dù có những kinh điển nói qua vấn đề nầy, quá tổng quát, chưa thích ứng với từng cảnh trạng của từng xã hội biến thái khác nhau hiện nay. 2/ Sách không trực tiếp dạy giáo lý như các lớp “giáo lý và hôn nhân” của các giáo xứ, nhất là giòng Tên; nhưng sách hướng dẫn tháo gỡ nhiều vấn đề mắc mứu liên quan đến tâm lý xã hội và đạo đức nhà Phật.
05/01/2015(Xem: 19210)
Các soạn và dịch phẩm của cư sĩ Hạnh Cơ - Tịnh Kiên - Mười Vị Đệ Tử Lớn Của Phật (dịch từ tác phẩm Thập Đại Đệ Tử Truyện, nguyên tác Hoa văn của Tinh Vân pháp sư, nhà xuất bản Phật Quang, Đài-bắc, ấn hành năm 1984) Chùa Khánh Anh (Paris) in lần 1, năm 1994 Tu viện Trúc Lâm (Edmonton) in lần 2, năm 1999 (có thêm phần “Phụ Lục” do dịch giả biên soạn) Ban Phiên Dịch Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam (Nha-trang) in lần 3, năm 2004 Chùa Liên Hoa và Hội Cư Sĩ Phật Giáo Orange County (California) in lần 4, năm 2005 - Lược Giải Những Pháp Số Căn Bản Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 1996 Ban Bảo Trợ Phiên Dịch Pháp Tạng Việt Nam (California) in lần 2 (có bổ túc và sửa chữa), 2008 - Giấc Mộng Đình Mai của Nguyễn Huy Hổ (tiểu luận) Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 2001 - Bộ Giáo Khoa Phật Học (dịch từ bộ Phật Học Giáo Bản – sơ cấp, trung cấp, cao cấp – nguyên tác Hoa văn của Phương Luân cư sĩ, Linh Sơn Xuất Bản Xã, Đài-bắc, ấn hành năm 1996) * Giáo Khoa Phật Học
05/01/2015(Xem: 16910)
Các soạn và dịch phẩm của cư sĩ Hạnh Cơ - Tịnh Kiên - Mười Vị Đệ Tử Lớn Của Phật (dịch từ tác phẩm Thập Đại Đệ Tử Truyện, nguyên tác Hoa văn của Tinh Vân pháp sư, nhà xuất bản Phật Quang, Đài-bắc, ấn hành năm 1984) Chùa Khánh Anh (Paris) in lần 1, năm 1994 Tu viện Trúc Lâm (Edmonton) in lần 2, năm 1999 (có thêm phần “Phụ Lục” do dịch giả biên soạn) Ban Phiên Dịch Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam (Nha-trang) in lần 3, năm 2004 Chùa Liên Hoa và Hội Cư Sĩ Phật Giáo Orange County (California) in lần 4, năm 2005 - Lược Giải Những Pháp Số Căn Bản Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 1996 Ban Bảo Trợ Phiên Dịch Pháp Tạng Việt Nam (California) in lần 2 (có bổ túc và sửa chữa), 2008 - Giấc Mộng Đình Mai của Nguyễn Huy Hổ (tiểu luận) Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 2001 - Bộ Giáo Khoa Phật Học (dịch từ bộ Phật Học Giáo Bản – sơ cấp, trung cấp, cao cấp – nguyên tác Hoa văn của Phương Luân cư sĩ, Linh Sơn Xuất Bản Xã, Đài-bắc, ấn hành năm 1996) * Giáo Khoa Phật Học
22/11/2014(Xem: 23575)
Có người khách mang đến cho tôi một gói quà. Bên trong là hai quyển sách: Đất nước Cực lạc, Ánh sáng và bóng tối. Tác giả: Liên Hoa Bảo Tịnh. Khoảng thời gian sau này, tôi có rất ít điều kiện để đọc thêm được những sách mới, nên không ngạc nhiên nhiều lắm với tác giả lạ. Dẫu sao, trong tình cảnh ấy mà được đọc những sách lạ, nhất là được gởi từ phương trời xa lạ, thì cũng thật là thú vị. Rồi càng đọc càng thú vị. Một phần vì có những kiến giải bất ngờ của tác giả, về những điểm giáo lý mà mình rất quen thuộc. Quen thuộc từ khi còn là một tiểu sa-di. Nhưng phần khác, thú vị hơn, khi biết rằng Liên Hoa Bảo Tịnh cũng là Đức Hạnh – đó là chú XUÂN KÝ, một thời ở Già-lam cùng với chú Sỹ.
20/10/2014(Xem: 27936)
Đa số Phật tử Việt Nam thường chỉ học hỏi Phật pháp qua truyền thống Trung Hoa; ít ai để ý đến sự sai biệt căn để giữa khởi nguyên của Phật giáo từ Ấn Độ và những khai triển của Trung Hoa. Người Ấn vốn có thái độ coi thường lịch sử; “bởi vì chư thiên yêu thương cái gì tăm tối”*, họ đẩy tất cả những gì xảy ra lui vào bóng tối mịt mù của thần thoại. Riêng Phật tử Ấn cổ thời, với lý tưởng cứu cánh là Niết Bàn, mọi biến cố lịch sử cũng không bận tâm cho lắm. Ngược lại, người Trung Hoa có thái độ lịch sử một cách xác thiết.
18/08/2014(Xem: 51968)
108 lời dạy của Đức Đạt-lai Lạt-ma được gom góp trong quyển sách tuy bé nhỏ này nhưng cũng đã phản ảnh được một phần nào tư tưởng của một con người rất lớn, một con người khác thường giữa thế giới nhiễu nhương ngày nay. Thật vậy tư tưởng của Ngài có thể biểu trưng cho toàn thể lòng từ bi và trí tuệ Phật Giáo trên một hành tinh mà con người dường như đã mất hết định hướng. Các sự xung đột không hề chấm dứt, con người bóc lột con người, giết hại muôn thú và tàn phá thiên nhiên. Phật giáo thường được coi như là một tín ngưỡng nhưng những lời khuyên của Đức Đạt-lai Lạt-ma trong quyển sách này vượt lên trên khuôn khổ hạn hẹp của một tôn giáo: - "Mỗi khi phải đề cập đến các vấn đề tâm linh thì không nhất thiết là tôi buộc phải nói đến các vấn đề liên quan đến tôn giáo (câu 87).
24/06/2014(Xem: 4979)
Thứ Sáu ngày 20/6/2014 tại Trường Hạ Phật Học Viện Quốc Tế, (LA, California), vâng lời tăng sai, Tỳ kheo ni Giới Hương, TKN Nguyên Ý và TKN Đức Huy được lên diễn đàn trường hạ để trình bày về Lịch Sử Truyền Thừa của các bậc tôn túc ni đắc pháp từ thời Phật đến nay.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567