Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Kisagotami

09/04/201311:48(Xem: 4111)
Kisagotami


Kisagotami - Bà Mẹ Khổ Đau
Tác giả: Piyadassi Mahathera
Dịch giả: Phạm Kim Khánh

--- o0o ---

Chỉ Một Nhúm Hột Cải

Tích chuyện Bà Kisagotami (1) là một trong những chuyện cảm động nhất được ghi nhận trong kinh điển. Bà sanh trưởng trong một gia đình nghèo tại thành Savatthi (Xá Vệ). Bà thuộc dòng Gotama, và do đó là họ hàng với Đức Phật Gotama. Vì có thân hình mỏng manh yếu ớt nên người ta gọi bà là Kisa (có nghĩa là ốm gầy) Gotami. 

Khi đến tuổi trưởng thành bà được gả cho người con trai của một thương gia, và đúng lúc, hạ sanh một trai. Than ôi, khi bé lớn khôn vừa đến tuổi bặp bẹ nói và biết chơi thì chết, làm cho mẹ vô cùng sầu thảm. Vì tình thương con vô bờ bến, đứa con duy nhất, bà không thể tin rằng con bà đã thở hơi thở cuối cùng, ôm con vào lòng chạy đôn chạy đáo tìm thuốc cứu mạng. Trong toàn thể vùng Savatthi không vị lương y nào có thể cứu sống một người chết.

Vì quá sầu muộn bà như người mất trí, bôn ba chạy từ nhà này sang nhà khác, khóc nức nở, van kêu: ‘Cúi xin quý ông quý bà rộng lòng cho tôi thuốc để cứu mạng con!’. Tuy nhiên, dân chúng không thể thuyết phục bà rằng đứa bé đã chết. Nỗi khổ đau của bà quá sâu đậm để có thể nhận định đúng mức lời họ. Sau cùng có một vị trưởng lão sáng suốt thấu hiểu tâm trạng đáng thương của bà mẹ đang khóc sướt mướt, khuyên bà nên đến gặp Đức Phật Tối Thượng, Đức Bổn Sư Đại Từ Đại Bi, vào lúc bấy giờ đang cư ngụ tại Tịnh Xá Jetavana (Kỳ Viên) của Trưởng Giả Anathapindika (Cấp Cô Độc), tại Savatthi.

Bà lật đật tuôn chạy đến tịnh xá, đặt đứa con chết dưới chân Đức Bổn Sư, đảnh lễ Ngài và thuật lại câu chuyện rất thương tâm có thể làm mềm dịu quả tim chai cứng nhất.

Đấng Đại Bi nhìn bà với cặp mắt dịu hiền và nhỏ nhẹ nói: ‘Này bà chị thân mến, có một món thuốc thần hiệu chắc chắn chữa được bịnh, Như Lai sẽ hàn gắn vết thương lòng của bà. Chỉ cần tìm cho Như Lai một nhúm hột cải xin từ bất cứ nhà nào trong thành này.’ Bà Gotami nghe những lời an ủi ấy thì lòng mừng vô hạn.

‘Nhưng nên ghi nhận, này Gotami,’ Đức Bổn Sư nói tiếp, ‘rằng phải xin hột cải ấy từ một nhà nào mà chưa từng bao giờ có người chết.’

Tuy nhiên, vì quá đổi vui mừng bà Gotami không thấu hiểu ý nghĩa lời nói của Đấng Toàn Giác. Với ước vọng cứu được đứa con yêu dấu, bà tức khắc vội vã chạy tìm hột cải. Tất cả mọi người trong thành đều tận tình thương hại bà và rất sẵn sàng cho hột cải mà bà hết lòng mong tìm. Nhưng than ôi! bà không thể tìm một nhà nào mà mara, thần chết, chưa hề đến viếng.

Trời đã về chiều, mặt trời lặng lẽ, nhẹ nhàng lặn chìm trong vùng trời ở phương Tây, đàn chim vội vàng bay về ổ, và Bà Gotami cuối cùng nhận thức tánh cách phổ cập của hiện tượng chết. Chân lý phủ phàng rọi sáng cho bà như một ánh chớp, và bà thông hiểu rằng tất cả những gì yêu quý mến thương nhất trên đời đều vô thường. Tất cả mọi sum họp đều chấm dứt trong chia ly và đời sống suy tàn, biến tan vào cõi chết. Do đó bà đi ra ngoại ô thành, đặt con trong một bãi tha ma rồi về tịnh xá, vừa than:

‘Đây không phải là luật lệ của xóm làng, không phải luật của thành phố.

Không phải là luật chỉ để áp dụng riêng cho gia đình này hay gia đình khác;

Mà cho toàn thể thế gian - hơn thế nữa, cho tất cả chư thiên trên cảnh trời.

Đây là định luật: tất cả đều vô thường’ (2).

‘Này Gotami, bà có tìm ra hột cải không?’ Đức Thế Tôn hỏi.

‘Bạch Đức Thế Tôn, con ra đi, bế trong lòng

Đứa con càng lúc càng lạnh dần, đi từng nhà để hỏi xin -

Từ nơi rừng rậm này đến thành phố -

Cúi xin ông bà ban ơn ban phước,

Cho tôi chút hạt cải’, và mọi người ai có cũng đều cho.

Vì tất cả người nghèo đều thương hại người nghèo;

Nhưng khi con hỏi, nơi đây, tại nhà bạn,

Đã từng có người chết hay không -

Chồng, vợ, hay con, hay người làm công? họ trả lời:

‘Này bà chị! Bà hỏi gì? Người chết

Thì có thật nhiều, người sống chỉ một ít!’

Rồi trả lại hột cải với lời cảm tạ buồn thảm.

Và van xin ở nhà khác, nhưng người khác nói.

‘Đây là hột cải, nhưng người làm công trong nhà đã chết!’

‘Đây là hột cải, nhưng chồng tôi đã qua đời!’

‘Đây là hột cải, nhưng khi gieo mạ xong thì chồng tôi chết giữa mùa mưa và mùa gặt hái!’

Ôi, bạch Đức Thế Tôn! Con không thể tìm đâu ra một nhà có hột cải mà không có người chết!

Do vậy mà con đành lìa bỏ đứa con - nó không còn bú

Cũng không cười - dưới một lùm cây, bên cạnh dòng suối,

Để rồi về đây chiêm ngưỡng dung nhan Ngài,

Đảnh lễ dưới chân Ngài, và bạch hỏi van xin Ngài chỉ cho

Nơi nào có thể tìm ra hột cải ấy và không thấy thần chết,

Quả thật vậy, nếu giờ đây con của con không chết,

Như con sợ, và như người ta nói với con.’

Bà Kisagotami bạch như vậy.

Đức Bổn Sư dạy, ‘Này bà tín nữ! Bà đã tìm ra,’

‘Tìm được cái gì mà không ai tìm thấy -

Niềm an ủi đắng cay mà Như Lai tặng cho bà. 

Đứa con yêu dấu đã an giấc nghìn thu

Trong vòng tay của bà ngày hôm qua;

Hôm nay bà biết rằng toàn thể thế gian mênh mông này

Đều than khóc nỗi khổ đau của họ cũng giống vậy.’ (3)

‘Đối với người mà tình thương đã gắn bó

Tập trung và bám chặt vào con cái và đàn gia súc,

Cái chết tràn đến như trận thủy lụt trong đêm tối,

Càn quét cuốn đi trọn cả làng đang ngon giấc.’ (4)

Những lời của Đức Bổn Sư thấm sâu và tâm bà, lúc bấy giờ đã thấu triệt rằng vô thường là đặc tướng của tất cả mọi hiện tượng sinh tồn. Bà chứng đắc tầng thánh đầu tiên (sotapanna, nhập lưu) và xin xuất gia, gia nhập vào Giáo Hội Tỳ Khưu Ni.

Sau đó không bao lâu, nhờ nghe những thời thuyết giảng của Đấng Bổn Sư Đại Từ Đại Bi, và nhờ chuyên cần hành thiền, bà tiến đến mức tuyệt đỉnh thanh tịnh, tầng thánh cuối cùng, vượt ra khỏi mọi bợn nhơ của đời sống. Về sau, nhớ lại những thành tựu cao cả đã đạt, bà nói lên một số kệ ngôn mà dưới đây xin ghi lại hai câu cuối cùng:

‘Hoan hỷ thay! Ta đã dấn bước

Trải qua con đường Thánh Thiện, Bát Chánh Đạo

Thẳng tiến đến trạng thái cao siêu.

Ta đã chứng ngộ Niết Bàn, và nhìn vào

Gương sáng của Giáo Pháp thiêng liêng.

Ta, chí đến ta, vết thương đau khổ cũng được hàn gắn,

Đã đặt xuống gánh nặng, nhiệm vụ đã viên mãn hoàn thành,

Tâm ta đã hoàn toàn giải thoát,

Ta, sư cô Kisagotami, đã tuyên ngôn điều này!’ (5).

Chú thích:

(1) Paramatthadipani, Chú Giải Bộ Therigatha, Trưởng Lão Ni Kệ.

(2) Psalms of the Sisters, trang 107.

(3) The Light of Asia.

(4) Dhammapada, Kinh Pháp Cú, câu 287. Psalms of the Sisters trang 107.

(5) Psalms of the Sisters, trang 109.

Trích theo quyển ‘Phật Giáo, Nhìn Toàn Diện’, do Phạm Kim Khánh dịch, Sài Gòn, Việt Nam, 1996. (Nguyên tác: ‘The Spectrum of Buddhism’ của tác giả Piyadassi Mahathera).


-- o0o --


Vi tính : Diệu Anh Quỳnh Trâm

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/03/2023(Xem: 9457)
Tây phương Kinh tế học có thể bị chỉ trích bởi dựa trên sự hợp lý hóa hành vi cạnh tranh, tối đa hóa lợi nhuận vì lợi ích của một nhóm nhỏ, phụ thuộc vào sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và sự suy thoái môi trường chung của chúng ta. Trong khi đó, Kinh tế học Phật giáo được hình thành dựa trên sự tương tác phụ thuộc lẫn nhau của con người và môi trường, do đó mang lại sự an lạc hạnh phúc dựa trên từ bi tâm đối với tất cả chúng sinh. Mục tiêu của nó là duy sự phát triển bền vững gắn liền bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu hiện nay, đồng thời khẳng định sự thịnh vượng chung và mang đến sự an lạc thịnh đạt cho người lao động, khách hàng, cổ đông và xã hội.
03/02/2023(Xem: 8470)
Đã có rất nhiều tài liệu đề cập về Thiền bao gồm Thiền Định, Thiền Chỉ, Thiền Quán, Thiền Tọa, Thiền Hành, Thiền Phàm Phu, Thiền Ngoại Đạo, Thiền Tiểu Thừa, Thiền Trung Thừa, Thiền Đại Thừa, Thiền Tối Thượng Thừa...Tất cả đều là những sắc thái, tướng trạng, hiện tượng và tác động từ tâm thức chúng ta trong ý hướng tu tập trên đường giải thoát, giác ngộ Phật đạo. Sự giác ngộ giải thoát nơi Phật Đạo, tuy nhiên, lại quá phong phú, đa diện với sắc thái tâm thức rất sâu xa vi tế nên dù Phật tánh
31/01/2023(Xem: 9639)
Kinh Châu Báu, thuộc kinh điển Nam Truyền, Tiểu Bộ Kinh, là một bài kinh Hộ Trì hay Cầu An, do Đức Phật Thích Ca nói ra khi Ngài được thỉnh đến thành Vesali, dân chúng đang chịu ba thứ nạn, nạn dịch bệch, nạn đói và nạn Phi Nhân. Dân chúng ở đây cầu mong nhờ ân đức cao trọng của Đức Phật, nhờ Phật Lực mà các hoạn nạn được tiêu trừ.
07/01/2023(Xem: 8084)
Phương pháp phát triển cá nhân mà nhà sư Sangharakshita nói đến trong bài này là phép thiền định của Phật giáo, một phép luyện tập nhằm biến cải một con người bình dị trở thành một con người đạo đức, sáng suốt và cao quý hơn, và ở một cấp bậc sâu xa hơn nữa còn có thể giúp con người đạo đức, sáng suốt và cao quý ấy thoát ra khỏi thế giới hiện tượng luôn trong tình trạng chuyển động và khổ đau này.
23/12/2022(Xem: 21933)
Các video sau được sưu tập và biên tập sao cho mỗi video đều có mục lục chi tiết (ngoại trừ các bài giảng lẻ), kèm theo thời điểm lúc giảng các mục để người xem có thể dễ dàng theo dõi. Ngoài ra nếu vô tình nghe một đoạn bất kỳ cũng có thể biết được Sư bà đang giảng tới mục nào vì tên mục đó có ghi phía dưới màn hình.
02/11/2022(Xem: 22772)
Đức Phật thuyết giảng giáo nghĩa Đại thừa vì tám lý do, được nêu lên ở trong bài kệ của Đại thừa trang nghiêm kinh luận: "Bất ký diệc đồng hành Bất hành diệc thành tựu Thể, phi thể, năng trị Văn dị bát nhân thành". Bài kệ này nêu lên tám lý do, tám bằng chứng kinh điển Đại thừa là do đức Phật nói chứ không phải là ai khác. Hàng Thanh văn không đủ khả năng để nói đến kinh điển Đại thừa. Hàng Duyên giác không có khả năng để nói đến kinh điển Đại thừa. Bồ tát cũng chưa đủ sự toàn giác để nói kinh điển Đại thừa. Còn đối với ngoại đạo thì đương nhiên không thể nói được một từ nào ở trong kinh điển Đại thừa. Có nhiều vị cố chấp, thiên kiến nói rằng kinh điển Đại thừa do ngoại đạo tuyên thuyết; nói như vậy là hồ đồ, không có luận cứ. Tu tập đến cỡ như hàng Thanh văn, hàng Duyên giác mà còn không nói được kinh điển Đại thừa thì làm gì cái đám ngoại đạo chấp ngã, chấp trước, chấp danh, chấp lợi mà nói được kinh điển Đại thừa. Cho nên nói kinh điển Đại thừa do ngoại đạo nói, đó
02/11/2022(Xem: 19462)
Bấy giờ, tôi khoảng chín tuổi, một hôm đi xem đưa đám tang ông Võ Hờ trong xóm, thấy mọi người đi sau đám tang đều khóc nức nở và tức tối. Thấy họ khóc, tôi cũng khóc, nhưng bấy giờ tôi không biết tại sao tôi lại khóc như vậy.
31/10/2022(Xem: 15790)
SOTAPATTI, quả vị Dự lưu, là cấp bậc đầu tiên trong bốn cấp bậc giác ngộ được đề cập trong Phật giáo Sơ kỳ. Tên gọi của quả vị nầy là từ ý nghĩa của một hành giả nhập vào dòng chảy không thối chuyển (sotāpanna, thánh Dự lưu) đưa đến giải thoát hoàn toàn. Dòng chảy nầy chính là đường thánh tám chi (Bát chi Thánh đạo, SN 55:5, kinh Sāriputta), là dòng sông hướng đến Niết-bàn cũng giống như sông Hằng chảy ra biển cả (SN 45:91, kinh Phương đông). Thời gian cần thiết để dòng sông nầy tiến đến mục tiêu tối hậu là tối đa bảy kiếp sống, không kiếp nào tái sinh trong cõi giới thấp hơn cõi người (SN 55:8, kinh Giảng đường bằng gạch).
29/10/2022(Xem: 9852)
Nhận tin nhắn trễ trên Viber sau khi đã ra khỏi nhà, và mãi đến trưa con mới trở về nên con chỉ nghe lại bài phỏng vấn này do TT Thích Nguyên Tạng có nhã ý cho chúng đệ tử học hỏi thêm giáo lý Phật Pháp trước khi Ngài trở về trú xứ Hoa Kỳ sau 3 tuần tham dự Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư và Lễ Mừng 32 năm Khai Sơn Tu Viện Quảng Đức, vào trước giờ có pháp thoại của Tổng Vụ Hoằng Pháp và Giáo Dục của Giáo Hội Úc Châu cùng ngày. Tuy nhiên với sự ngưỡng mộ của con đối với bậc cao tăng trí tuệ viên minh, diệu huyền thông đạt như Ngài, mà những lời Ngài trình bày qua những kinh nghiệm tu chứng hành trì, hạnh giải tương ưng thu thập được trong suốt hơn 46 năm qua đã khiến con phấn chấn tu tập hơn, hầu đạt được mục đích tối cao mà Đức Phật đã truyền trao nên con đã nghe lại đôi lần vào hôm nay để có thể uống được cam lồ qua những lời đáp trao đổi Phật Pháp. Thành kính tri ân TT Thích Nguyên Tạng và HT Thích Đồng Trí và kính xin phép cho con chia sẻ lại những gì con đã học được.
13/07/2022(Xem: 11412)
Phải nói là khi nhận được tin TT Giảng Sư Thích Nguyên Tạng sẽ có bài pháp thoại giảng tại Thiền Lâm Pháp Bảo hôm nay (12/7/2022) lại vừa nghe tin tức mưa lớn và lụt tràn về Sydney mấy ngày qua, thế mà khi nhìn vào màn ảnh livestream lại thấy khuôn viên thiền môn trang nghiêm thanh tịnh quá, dường như thời tiết khí hậu chẳng hề lay động đến nơi chốn này, nơi đang tập trung những người con cầu tiến muốn hướng về một mục đích mà Đức Phật hằng mong chúng ta đạt đến : Vô Sanh để thoát khỏi vòng sinh tử .
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]