Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Kisagotami

09/04/201311:48(Xem: 3861)
Kisagotami


Kisagotami - Bà Mẹ Khổ Đau
Tác giả: Piyadassi Mahathera
Dịch giả: Phạm Kim Khánh

--- o0o ---

Chỉ Một Nhúm Hột Cải

Tích chuyện Bà Kisagotami (1) là một trong những chuyện cảm động nhất được ghi nhận trong kinh điển. Bà sanh trưởng trong một gia đình nghèo tại thành Savatthi (Xá Vệ). Bà thuộc dòng Gotama, và do đó là họ hàng với Đức Phật Gotama. Vì có thân hình mỏng manh yếu ớt nên người ta gọi bà là Kisa (có nghĩa là ốm gầy) Gotami. 

Khi đến tuổi trưởng thành bà được gả cho người con trai của một thương gia, và đúng lúc, hạ sanh một trai. Than ôi, khi bé lớn khôn vừa đến tuổi bặp bẹ nói và biết chơi thì chết, làm cho mẹ vô cùng sầu thảm. Vì tình thương con vô bờ bến, đứa con duy nhất, bà không thể tin rằng con bà đã thở hơi thở cuối cùng, ôm con vào lòng chạy đôn chạy đáo tìm thuốc cứu mạng. Trong toàn thể vùng Savatthi không vị lương y nào có thể cứu sống một người chết.

Vì quá sầu muộn bà như người mất trí, bôn ba chạy từ nhà này sang nhà khác, khóc nức nở, van kêu: ‘Cúi xin quý ông quý bà rộng lòng cho tôi thuốc để cứu mạng con!’. Tuy nhiên, dân chúng không thể thuyết phục bà rằng đứa bé đã chết. Nỗi khổ đau của bà quá sâu đậm để có thể nhận định đúng mức lời họ. Sau cùng có một vị trưởng lão sáng suốt thấu hiểu tâm trạng đáng thương của bà mẹ đang khóc sướt mướt, khuyên bà nên đến gặp Đức Phật Tối Thượng, Đức Bổn Sư Đại Từ Đại Bi, vào lúc bấy giờ đang cư ngụ tại Tịnh Xá Jetavana (Kỳ Viên) của Trưởng Giả Anathapindika (Cấp Cô Độc), tại Savatthi.

Bà lật đật tuôn chạy đến tịnh xá, đặt đứa con chết dưới chân Đức Bổn Sư, đảnh lễ Ngài và thuật lại câu chuyện rất thương tâm có thể làm mềm dịu quả tim chai cứng nhất.

Đấng Đại Bi nhìn bà với cặp mắt dịu hiền và nhỏ nhẹ nói: ‘Này bà chị thân mến, có một món thuốc thần hiệu chắc chắn chữa được bịnh, Như Lai sẽ hàn gắn vết thương lòng của bà. Chỉ cần tìm cho Như Lai một nhúm hột cải xin từ bất cứ nhà nào trong thành này.’ Bà Gotami nghe những lời an ủi ấy thì lòng mừng vô hạn.

‘Nhưng nên ghi nhận, này Gotami,’ Đức Bổn Sư nói tiếp, ‘rằng phải xin hột cải ấy từ một nhà nào mà chưa từng bao giờ có người chết.’

Tuy nhiên, vì quá đổi vui mừng bà Gotami không thấu hiểu ý nghĩa lời nói của Đấng Toàn Giác. Với ước vọng cứu được đứa con yêu dấu, bà tức khắc vội vã chạy tìm hột cải. Tất cả mọi người trong thành đều tận tình thương hại bà và rất sẵn sàng cho hột cải mà bà hết lòng mong tìm. Nhưng than ôi! bà không thể tìm một nhà nào mà mara, thần chết, chưa hề đến viếng.

Trời đã về chiều, mặt trời lặng lẽ, nhẹ nhàng lặn chìm trong vùng trời ở phương Tây, đàn chim vội vàng bay về ổ, và Bà Gotami cuối cùng nhận thức tánh cách phổ cập của hiện tượng chết. Chân lý phủ phàng rọi sáng cho bà như một ánh chớp, và bà thông hiểu rằng tất cả những gì yêu quý mến thương nhất trên đời đều vô thường. Tất cả mọi sum họp đều chấm dứt trong chia ly và đời sống suy tàn, biến tan vào cõi chết. Do đó bà đi ra ngoại ô thành, đặt con trong một bãi tha ma rồi về tịnh xá, vừa than:

‘Đây không phải là luật lệ của xóm làng, không phải luật của thành phố.

Không phải là luật chỉ để áp dụng riêng cho gia đình này hay gia đình khác;

Mà cho toàn thể thế gian - hơn thế nữa, cho tất cả chư thiên trên cảnh trời.

Đây là định luật: tất cả đều vô thường’ (2).

‘Này Gotami, bà có tìm ra hột cải không?’ Đức Thế Tôn hỏi.

‘Bạch Đức Thế Tôn, con ra đi, bế trong lòng

Đứa con càng lúc càng lạnh dần, đi từng nhà để hỏi xin -

Từ nơi rừng rậm này đến thành phố -

Cúi xin ông bà ban ơn ban phước,

Cho tôi chút hạt cải’, và mọi người ai có cũng đều cho.

Vì tất cả người nghèo đều thương hại người nghèo;

Nhưng khi con hỏi, nơi đây, tại nhà bạn,

Đã từng có người chết hay không -

Chồng, vợ, hay con, hay người làm công? họ trả lời:

‘Này bà chị! Bà hỏi gì? Người chết

Thì có thật nhiều, người sống chỉ một ít!’

Rồi trả lại hột cải với lời cảm tạ buồn thảm.

Và van xin ở nhà khác, nhưng người khác nói.

‘Đây là hột cải, nhưng người làm công trong nhà đã chết!’

‘Đây là hột cải, nhưng chồng tôi đã qua đời!’

‘Đây là hột cải, nhưng khi gieo mạ xong thì chồng tôi chết giữa mùa mưa và mùa gặt hái!’

Ôi, bạch Đức Thế Tôn! Con không thể tìm đâu ra một nhà có hột cải mà không có người chết!

Do vậy mà con đành lìa bỏ đứa con - nó không còn bú

Cũng không cười - dưới một lùm cây, bên cạnh dòng suối,

Để rồi về đây chiêm ngưỡng dung nhan Ngài,

Đảnh lễ dưới chân Ngài, và bạch hỏi van xin Ngài chỉ cho

Nơi nào có thể tìm ra hột cải ấy và không thấy thần chết,

Quả thật vậy, nếu giờ đây con của con không chết,

Như con sợ, và như người ta nói với con.’

Bà Kisagotami bạch như vậy.

Đức Bổn Sư dạy, ‘Này bà tín nữ! Bà đã tìm ra,’

‘Tìm được cái gì mà không ai tìm thấy -

Niềm an ủi đắng cay mà Như Lai tặng cho bà. 

Đứa con yêu dấu đã an giấc nghìn thu

Trong vòng tay của bà ngày hôm qua;

Hôm nay bà biết rằng toàn thể thế gian mênh mông này

Đều than khóc nỗi khổ đau của họ cũng giống vậy.’ (3)

‘Đối với người mà tình thương đã gắn bó

Tập trung và bám chặt vào con cái và đàn gia súc,

Cái chết tràn đến như trận thủy lụt trong đêm tối,

Càn quét cuốn đi trọn cả làng đang ngon giấc.’ (4)

Những lời của Đức Bổn Sư thấm sâu và tâm bà, lúc bấy giờ đã thấu triệt rằng vô thường là đặc tướng của tất cả mọi hiện tượng sinh tồn. Bà chứng đắc tầng thánh đầu tiên (sotapanna, nhập lưu) và xin xuất gia, gia nhập vào Giáo Hội Tỳ Khưu Ni.

Sau đó không bao lâu, nhờ nghe những thời thuyết giảng của Đấng Bổn Sư Đại Từ Đại Bi, và nhờ chuyên cần hành thiền, bà tiến đến mức tuyệt đỉnh thanh tịnh, tầng thánh cuối cùng, vượt ra khỏi mọi bợn nhơ của đời sống. Về sau, nhớ lại những thành tựu cao cả đã đạt, bà nói lên một số kệ ngôn mà dưới đây xin ghi lại hai câu cuối cùng:

‘Hoan hỷ thay! Ta đã dấn bước

Trải qua con đường Thánh Thiện, Bát Chánh Đạo

Thẳng tiến đến trạng thái cao siêu.

Ta đã chứng ngộ Niết Bàn, và nhìn vào

Gương sáng của Giáo Pháp thiêng liêng.

Ta, chí đến ta, vết thương đau khổ cũng được hàn gắn,

Đã đặt xuống gánh nặng, nhiệm vụ đã viên mãn hoàn thành,

Tâm ta đã hoàn toàn giải thoát,

Ta, sư cô Kisagotami, đã tuyên ngôn điều này!’ (5).

Chú thích:

(1) Paramatthadipani, Chú Giải Bộ Therigatha, Trưởng Lão Ni Kệ.

(2) Psalms of the Sisters, trang 107.

(3) The Light of Asia.

(4) Dhammapada, Kinh Pháp Cú, câu 287. Psalms of the Sisters trang 107.

(5) Psalms of the Sisters, trang 109.

Trích theo quyển ‘Phật Giáo, Nhìn Toàn Diện’, do Phạm Kim Khánh dịch, Sài Gòn, Việt Nam, 1996. (Nguyên tác: ‘The Spectrum of Buddhism’ của tác giả Piyadassi Mahathera).


-- o0o --


Vi tính : Diệu Anh Quỳnh Trâm

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/03/2018(Xem: 23203)
CHÁNH PHÁP Số 76, tháng 03.2018 Hình bìa của Google Images NỘI DUNG SỐ NÀY: ¨ THƯ TÒA SOẠN, trang 2 ¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 ¨ VU VƠ, CAFÉ PALOMA (thơ Nguyễn Bá Trạc), trang 8 ¨ NỘI DUNG KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan), trang 9 ¨ ĐIỂM HẸN, MƯỢN TỪ ĐÂU (thơ NT Khánh Minh), trang 12 ¨ CŨNG LẠI LÀ TIM SEN (ĐNT Tín Nghĩa), trang 13 ¨ XUÂN ĐẠO, HƯƠNG XUÂN (thơ Chúc Hiền), trang 15 ¨ THƯ MỜI THAM DỰ LỄ HÚY NHẬT ĐLHT. THÍCH TRÍ CHƠN (TT. Thích Hải Chánh), trang 16 ¨ TÂM THƯ VẬN ĐỘNG MUA CƠ SỞ MỚI LÀM CHÙA BÁT NHà (HT. Thích Nguyên Trí) 17 ¨ ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA NÓI VỀ PHẬT GIÁO ỨNG DỤNG (Tuệ Uyển dịch), trang 18 ¨ MÙA XUÂN & CỎ HOA (thơ Mặc Phương Tử), trang 21 ¨ Ở ĐỜI VUI ĐẠO (Nguyễn Thế Đăng), trang 22 ¨ ĐÊM NGHE CHUÔNG VỌNG (thơ Huệ Trân), trang 23 ¨ MÙA XUÂN, THI CA VÀ THIỀN ĐẠO (Sakya Minh Quang), trang 24 ¨ TA ÚP MẶT (thơ Quách Thoại), trang 27 ¨ FRANCIS STORY (1910 – 1971) (H
15/12/2017(Xem: 76866)
Trải hơn 25 thế kỷ, Chánh Pháp của Phật vẫn được tuyên dương và lưu truyền bởi hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia, đem lại giải thoát và giác ngộ cho những ai học hỏi và thực hành đúng đắn. Chánh Pháp ấy là thuốc hay, nhưng bệnh mà không uống thì chẳng phải là lỗi của thuốc. Trong kinh Di Giáo, đức Phật cũng ân cần huấn thị lần chót bằng những lời cảm động như sau: “Thể hiện lòng đại bi, Như Lai đã nói Chánh Pháp ích lợi một cách cứu cánh. Các thầy chỉ còn nỗ lực mà thực hành… Hãy tự cố gắng một cách thường trực, tinh tiến mà tu tập, đừng để đời mình trôi qua một cách vô ích, và sau này sẽ phải lo sợ hối hận.” Báo Chánh Pháp có mặt để góp phần giới thiệu đạo Phật đến với mọi người. Ước mong giáo pháp của Phật sẽ được lưu chuyển qua những trang báo nhỏ này, mỗi người sẽ tùy theo căn tánh và nhân duyên mà tiếp nhận hương vị.
15/12/2017(Xem: 121154)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
22/12/2016(Xem: 24407)
Tất cả chúng ta đều biết rằng lời Phật dạy trong 45 năm, sau khi Ngài đắc đạo dưới cội cây Bồ Đề tại Gaya ở Ấn Độ, đã để lại cho chúng ta một gia tài tâm linh đồ sộ qua khẩu truyền cũng như bằng văn tự. Kể từ đó đến nay, con Người vĩ đại ấy và giáo lý thậm thâm vi diệu của Ngài đã vượt ra khỏi không gian của xứ Ấn và thời gian trải dài suốt 26 thế kỷ từ Á sang Âu, từ Âu sang Mỹ, từ Mỹ sang Úc, Phi Châu v.v… Như vậy đủ để cho chúng ta thấy rằng giáo lý ấy đã khế hợp với căn cơ của mọi người, dầu tu theo truyền thống Nam truyền hay Bắc truyền và ngay cả Kim Cang Thừa đi nữa cũng là những cổ xe đang chuyên chở mọi người đi đến con đường giải thoát của sanh tử luân hồi.
24/04/2016(Xem: 31544)
Qua mạng Amazon.com, tôi đặt mua cuốn sách tiếng Anh “In The Buddha’s Words” của Bhikkhu Bodhi ngay sau khi xuất bản năm 2005. Đọc sơ qua phần đầu rồi để đó. Mỗi lần đi đâu, tôi mang theo để đọc từ từ vài trang, trong lúc chờ đợi, trước khi đi ngủ. Cứ thế dần dần qua năm tháng. Rồi cũng không thẩm thấu được bao nhiêu.
03/03/2016(Xem: 4495)
Dưới đây là phần chuyển ngữ một bài viết ngắn phân tích hiện trạng của người nữ tu sĩ Phật giáo trên toàn thế giới. Trong suốt lịch sử nhân loại, vị trí của người phụ nữ luôn bị xếp vào hàng thứ yếu trong xã hội, và người nữ tu sĩ thì "thấp kém" hơn các nam tu sĩ trong lãnh vực tín ngưỡng. Phật giáo cũng không hoàn toàn tránh khỏi ảnh hưởng của tình trạng đó, dù rằng điều này đi ngược lại Giáo Huấn của Đức Phật. Bài này được viết cách nay đã 10 năm, trong khoảng thời gian này nhiều cải thiện đã được thực hiện, thế nhưng dường như vấn đề này vẫn còn là một đề tài nóng bỏng.
15/01/2016(Xem: 6553)
Dưới đây là phần chuyển ngữ của một bài viết trong quyển "Người phụ nữ" ("Les Femmes", nhiều tác giả, nhà xuất bản de l'Atelier, 2002), thuộc một bộ sách với chuyên đề "Các tôn giáo nghĩ gì?" (Ce qu'en pensent les religions). Tác giả bài viết này là Dominique Trotignon, nguyên tổng giám đốc Viện Nghiên Cứu Phật Học (IEB/Institut d' Etude Bouddhique) của Pháp, tu tập theo Phật giáo Theravada.
24/06/2015(Xem: 26754)
Lời vàng của Thầy tôi, một Hướng dẫn vào các sự Chuẩn bị cho Tâm-yếu của Phạm Vi Bao La từ Đại Viên Mãn, trình bày các con đường của bốn trường phái chính của Phật Giáo Tây Tạng mà không có bất kỳ mâu thuẫn nào giữa chúng.
18/06/2015(Xem: 14167)
Có khoảng năm trăm triệu Phật tử trên thế giới, đạo Phật được coi là tôn giáo lớn đứng thứ tư của hành tinh. Với hai tông phái chính: Theravada (Phật giáo Nguyên thủy) và Mahayana (Phật giáo Đại thừa) cùng nhiều môn phái khác, đạo Phật có một điểm chung là sự giác ngộ, là tinh thần được tự do. Nhiều nhà nghiên cứu khẳng định đạo Phật là tôn giáo của hòa bình. Con đường của đạo Phật là quá trình nhận biết đau khổ, nguyên nhân khổ đau và kết thúc nó với đích cuối cùng là được giải thoát.
15/06/2015(Xem: 20016)
Yếu chỉ tu tập & hành đạo. Tác giả Thích Thái Hòa
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567