Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Truyện Ni Giới Việt Nam.

08/04/201319:57(Xem: 3627)
Truyện Ni Giới Việt Nam.


TRUYỆN NI GIỚI CỦA NƯỚC TA 

TỐ AM NGUYỄN TOẠI

---o0o---

nước ta, khi còn là đất Giao Chỉ thuộc nhà Hán, nhà Ngô, thế kỷ thứ 2 Tây lịch, đã có các Tăng người Ấn Độ sang ở thành Luy Lâu (huyện Siêu Loại, phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh), các Sa-môn này lập am thờ Phật ở chung, đấy là các Tăng đầu tiên của Phật Giáo nước ta. Số Tăng chắc đã khá đông khi Mâu Tử viết sách Tri hoặc Luận tại Luy Lâi vào cuối thế kỷ thứ 2. Còn đến bao giờ mới có nữ giới tu đạo Phật, thành Sa-di-ni, Tỷ-khưu-ni, ta không biết được vì không có sách chép.

Phải đợi đến đời nhà Trần, khi sách Thiền Uyển Tập Anh được viết ra (khoảng thế kỷ 13) mới thấy truyện một Ni sư, ta không biết được vì không có sách chép.

Đại Việt Sử Ký Toàn Thư chép vào năm Quý T? niên hiệu Hội Tường Đại Khánh thứ tư đời vua Lý Nhân Tôn (Tây lịch 1113), mùa hạ tháng sáu : Phu nhân chức Châu Mục Châu Chân Đăng là công chúa họ Lý mất. Phu nhân tên Ngọc Kiều, em gái lớn Phụng Càn Vương, vua Thánh Tôn nuôi ở trong cung, lúc lớn, phong là công chúa, lấy Châu Mục Châu Chân Đăng họ Lê, ông này chết, tự thề ở góa, xuất gia làm Ni (sư nữ), đến nay mất, tuổi 72; vua Thần Tôn tôn làm "Ni sư". Thế là Ni sư sinh năm Tân T? đời vua Thái Tôn, niên hiệu Càn Phù Hữu Đạo năm thứ ba (Tây lịch 1041). Vua Thánh Tôn làm vua từ năm 1054 đến năm 1072. Vua Thánh Tôn làm vua từ năm 1054 đến năm 1072, nuôi Ni sư, phong làm công chúa, gả cho Châu Mục họ Lê, Ni sư mất trong đời vua Nhân Tôn và đến đời vua Thần Tôn (1128-1138), được truy phong là Ni sư. Công chúa xuất gia, thụ giới Bồ Tát với Thiền sư Chân Không. Cứ sách Thiền Uyển Tập Anh chép thì Thiền sư Chân Không, quê ở hương Phù Đổng, huyện Tiên Du (hương Phù Đổng sau là xã Phù Đổng, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh), tu ở chùa Chúc Thánh, núi Phả Lại, núi này thuộc huyện Quế Dương tỉnh Bắc Ninh, chùa ở trên núi trông xuống sông Lục Đầu. Chân Không cho công chía về trụ trì ở Ni viện Hương Hải, thuộc hương Phù Đổng. Nay chùa Hương Hải vẫn còn ở xã Phù Đổng, vậy chùa này đã có từ ngót một nghìn năm nay. Cũng nên biết rằng ở xã này, hiện còn chùa Kiến Sơ, chùa này được lập vào khoảng năm 800, triều nhà Đường.

Lý công chúa được pháp danh là Diệu Nhân, là đệ tử của Thiền sư Chân Không nên thuộc Thiền phái Tì Ni Đa Lưu Chi, Thiền phái nàu do Thiền sư Tì Ni Đa Lưu Chi, người miền Nam Thiên Trúc (Ấn Độ). lập ra tại chùa Pháp Vân (chùa Dâu), chùa này ở xã Khương Tự, huyện Siêu Loại, phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, theo giáo chỉ của Thiền phái đệ tam tổ Tăng Sán bên Trung Quốc. Ni sư Diệu Nhân được chép truyện vào sách Thiền Uyển Tập Anh, trong truyện có bài kệ lúc thị tịch : "Sinh, lão, bệnh, tử cổ thường nhiên, dục cầu xuất ly, giải phọc thiêm triền, mê chi cầu Phật, hoặc chi cầu Thiền, Thiền Phật bất cầu, uổng khẩu vô ngôn" nghĩa là : Sinh lão bệnh tử, lẽ thường tự nhiên, muốn cầu thoát ly, càng thêm trói buộc, mê mới cầu cầu thoát lu, càng thêm trói buộc, mê mới cầu Phật, hoặc mới cầu Thiền, chẳng cầu Thiền Phật, mỉm miệng ngồi yên (bản dịch Ngô Đức Thọ). Chùa Hương Hải cho đến nay vẫn do sư nữ trị trì. Nếu Ni viện Hương Hải xuất hiện ít lâu sau chùa Kiến Sơ, ở cùng làng, thì Ni viện là nơi danh lam cổ nhất trong các Ni viện là nơi danh lam cổ nhất trong các Ni viện ở nước ta.

Kể đến các Ni viện cổ, nên biết đến chùa Long Cảm, ở trên đỉnh núi Ốc (Ốc Sơn) trong trang Chương Các, huyện Tống Sơ phủ Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa, gần ga Đò lèn ngày nay. Vua Lý Thái Tổ, năm Thiên Thuận thứ 11 (Canh Thân 1020) đi đánh Chiêm Thành (đất Quang Binh Ngày nay), đóng quân trên núi này. Thần núi báo mộng cho vua rằng sẽ phù hộ trong trận chiến. Thắng trận, vua lập chùa Long Cảm (Long là rồng, là vua, Cảm là cảm động, biết ơn), chùa này để Ni cô trụ trì. Vua Trần Thái Tôn từng đóng quân tại núi này và cũng được thần núi báo mộng. Triều Nguyễn, vua Thiệu Trị khi ngự giá ra Bắc thụ phong, có vào thăm chùa (năm Quý Mão - 1843), cho khắc bia ghi việc và cấp cho chùa một cái chuông. Chùa này không rõ có còn không vì sau năm 1946, các chùa ở tỉnh Thanh Hóa bị hủy nhiều.

Ngay ở tỉnh Hà Nội, cũng có mấy Ni viện cổ, mà viện cổ nhất thì không thua gì viện Hương Hải.

Ở huyện Thanh Trì, tổng Nam Phù Liệt, thuộc các xã Đông Phù Liệt, Đông Trạch, có chùa Long Hưng (Long nghĩa là lớn). Tục truyền triềyu Lý có hai công chúa, đi tu ở chùa này, vua sai đốt chùa để gọi các ông chúa về, các công chúa lại trốn sang chùa khác. Vua sửa chùa đã bị đốt để hai công chúa đến ở tu hành, vì vua thấy có thật tâm mộ đạo, cấp cho chùa 200 mẫu ruộng. Hai công chúa lấy một mẫu đất thuộc xã Ninh Xá cùng huyện, đặt làm huyệt mộ. Đời vua Lý Nhân Tôn, niên hiệu Hội Phong thứ tư (Ất Hợi 1095), hai công chúa cùng hai thị tỳ xuống thuyệt rồi "hỏa" cả, đó là rằm tháng ba. Hàng năm, cứ độ tháng hai, có đám mây từ phía Đông kéo đến, mưa to, sấm nổ, khi tạnh thì thấy cỏ ở mộ rạp cả xuống, vết tích như có rồng mới bay xuống, dân vẽ tượng hai vị để thờ ở chùa, biết rằng các vị anh linh.

Ở ngay thành Thăng Long, có một Ni viện, tồn tại đến nay, đó là chùa Ngọc Hồ, thường gọi là chùa Bà Ngô, ở phố Nguyễn Khuyến ngày nay, trước là phố Sinh Từ. Cứ sách "La Thành Cổ Tích Vịnh" thì chùa này xây từ năm Mậu Dần (1218) niên hiệu Kiến Gia đời vua Lý Huệ Tôn. Chùa xây trên gò, dưới gò có giếng nước, trước tam quan có mô đất, hình hồ đựng rượu, nên đặt tên là chùa Ngọc Hồ. Đời Trần, có tên là chùa Tiên Phúc. Cứ sách "Bích Câu Kỳ Ngộ Ký" thì vua Lê Thánh Tôn có gặp tiên ở chùa, rồi chùa có xây lầu Vọng Tiên ở cửa Nam thành Thăng Longt, gần chùa này. Từ nhà Mạc về sau, có tên là chùa Bà Ngô. Gọi thế là vì lúc ấy, có bà người Việt, chồng là người Trung Quốc (khi ấy ta gọi là nước Ngô), nên gọi là bà Ngô, có công đức lớn với chùa, tên bà Ngô còn đến nay. Có thuyết cho rằng mãi triều Lê Thánh Tôn mới xây chùa này, nhưng nếu thuyết này đúng thì khó hợp với việc Lê Thánh Tôn gặp tiên ở chùa. Chùa thờ Phật ở chính giữa, thờ vua Lê Thánh Tôn cùng các hoàng hậu, các hoàng tử, hoàng tử, ở đền ngoài, xây bên chùa và thờ Thủy cung Đại đế, Thiên Tiên Thánh Mẫu (công chúa Liễu Hạnh) ở đền trong. Thế là ở chùa sư nữ này, thờ cả Phật, cả Tiên, cả Hoàng đế, hiện tượng này đáng để ý trong nền tín ngưỡng của dân ta.

Cũng tại thành phố Hà Nội, có chùa Viên Minh, chùa sư nữ cạnh đền Hai Bà, có phố Đồng Nhân. Gọi tên thế nhưng chỗ này không phải là đất xã Đồng Nhân huyện Thanh Trì mà là đất thôn Hương Viên huyện Thọ Xương. Đền ở xã Đồng Nhân, gần sông, đất lở nên phải đem đền xây vào thôn Hương Viên, xa sông, cạnh đền xây chùa, do đền và chùa Hai Bà. Xã Đồng Nhân giao việc trông nom đền cho vị Sư bà trụ trì chùa Viên Minh; cho đến năm 1955 vẫn như thế. Cứ theo bia của chùa, viết năm Bảo Đại Nhâm Thân (1932) thì vị trụ trì chùa này là vị thứ sáu, sau năm vị Sư tổ, pháp danh các vị đều có chữ Đàm, như Đàm An...

Ở tỉnh Nam Định, xã Hổ Sơn, tổng Hổ sơn huyện Vụ Bản, có chùa tên là chùa Nộn Sơn, dựng từ đời nhà Trần. Đây là nơi trụ trì của Huyền Trân Công chúa. Công chúa sang Chiêm thành. tháng sáu năm Bính Ngọ (1306), lên thuyền về nước tháng 10 năm Đinh Mùi (1307), về đến nước tháng 8 năm Mậu Thân (1308), đến trụ trì tại chùa này. Khi mất công chúa được thờ trong chùa. Các vị tu trụ trì đều là sư nữ.

Ở Huế, có chùa Phúc Thành ở xã An Cựu, nơi trụ trì của bà Nguyễn Thị Ngọc Cầu, mẹ chúa Nguyễn Phúc Thuần, chúa bị nhà Tây Sơn giết, sau tôn là Duệ Tôn Hiếu Định Hoàng Đế. Khi chùa chạy vào Nam, bà Nguyễn Thị xuất gia, lập chùa Chúc Thanh, trụ trì ở đấy đến lúc chết, năm Gia Long thứ ba (Giáp Tý 1804), được hiệu là Thiệu Long giáo chủ, tặng phong là Tuệ Tĩnh Thánh Mẫu Nguyên Sư, nên chùa được gọi là chùa bà Nguyên Sư, tháp xây ở ngoà chùa. Chùa do các Ni trụ trì.

Trong Đại Nội, có chùa Hoành An, trong Ngự Uyển tại Tử Cấm Thánh, chùa nhỏ này là nơi các bà nội cung đến lễ Phật, Sa-di-ni ở đó đều là người có họ với hoàng gia.

Ở tỉnh Biên Hòa, phía Đông Nam huyện Long Thành, có núi, gọi là núi Bà Vãi, chữ Hán là Nữ Tăng Sơn, ở đây có am Vân Tĩnh của bà Lê Thị Lượng. Bà này sống trước triều Gia Long, góa chồng, xuất gia, lập am tu hành, nổi tiếng là đắc đạo. Am không còn, nhưng tên núi và tên người hãy còn. Đó là vài nơi tu viện do các Sa-di-ni trụ trì. Ở nước ta, từ trước tới nay, không thấy sách nào chép đến các chùa Sư nữ. Do đó, khó mà biết được tên họ các vị Ni trưởng, lai lịch của chùa, và pháp truyền thừa trong Ni giới. Mong rằng rồi sẽ tìm được nhiều tài liệu để nghiên cứu việc tu hành của các Ni thường đặt chữ đầu là đức Đàm, chắc là do tên Ma-ha-Ba-xà-ba-đề Cù-đàm-di (Prajapati Gausami), tên bà di mẫu của đức Thích Ca, hai chữ Cù-đàm, viết tắt còn chữ Đàm, bà di mẫu được Phật cho thụ giới.

Cứ bài nghiên cứu của ông Erik Zurcher, người Hà Lan viết năm 1988 về sách "Tỷ-khưu Ni Truyện", viết xong năm 517 Tây lịch, tác giả là Tăng Bảo Xướng, tu ở Kiến Nghiệp (nay là Nam Kinh) trong triều nhà Lương (502-556), thì số Tỷ-khưu ni và số Ni viện cũng đã có nhiều ở Trung Quốc đến lúc ấy, cả ở trung tâm miền Bắc la Lạc Dương và ở trung tâm miền Nam là Kiến Nghiệp. Ni viện xuất hiện trước hết ở Lạc Dương, rồi đến ở Kiến Nghiệp, vào khoảng giữa thế kỷ thứ tu, thời nhà Đông Tân. Có thể biết vài điều về Ni giới lúc ấy. Ở Lạc Dương, bốn vị Ni thuộc hai đời truyền thừa, là con gái nhà quan, cùng là vợ ông quan, không phải là dân thường. Vị Ni đầu tiên được Tăng người nước Cachemire đất Ấn Độ... độ cho làm Ni, cùng một lượt với 24 người nữ khác. Khi có Ni viện thành lập ở Kiến Nghiệp thì thấy rằng các Ni viện thành lập Kiến Nghiệp thi thấy các Ni viện đầu tiên đều được dựng lên, có sự bảo trợ của vị quyền thần ở trong triều nhà Đông Tấn. Qua triều nhà Tống (Lưu Dụ), vào năm 429, khi ở Kiến Nghiệp đã có hàng trăm Tỷ-khưu Ni, thì có một phái đoàn mấy chục Ni người Tích Lan, đi đến Quảng Châu bằng đường thủy. Vài năm sau, lại có một đoàn 11 vị Ni cũng từ Tích Lan sang. Tất cả các vị Ni người Tích Lan đều lên tu ở các Ni viện tại kinh đô Kiến Nghiệp, học Hán ngữ, Hán văn, để chỉ dẫn các Ni người Hán trong việc tu hành. Cử tác giả Zurcher nhận xét thì do sự giảng huấn của các Ni Tích Lan, từ bà dì của đức Phật, vậy là một phép truyền thừa chân chính.

Sách Tỷ-khưu có truyện của 65 vị Ni, thì trong 55 truyện, có đủ tên, gia thế. Cứ xem các họ ấy thì các vị Ni đều là con nhà quan, nhưng không phải là con cháu của các nhà cửu tộc Hào Môn, giai cấp quý tộc bậc nhất thời ấy, mà cũng không phải là con nhà bình dân.

Là con nhà quan, đã học phép lễ giáo, các vị Ni khi xuất gia cũng hay gặp trở ngại: cha mẹ đã hứa gả chồng, cha mẹ ngăn cấm.

Vào ở Ni viện, các Ni cũng có một cuộc sinh hoạt an nhàn: không có đi khất thực, ở viện có nhà bếp, nhà trai, làm bếp có vài Sa-di Ni, có cả thị kỳ. Xem ra Ni viện có ruộng, đất để thu hoa lợi; ruộng, đất do gia đình các Ni cấp cho, do các nhà quyền quý hay do vua ân thưởng. Các vị Ni được hưởng nhiều tài sản thì dùng tài sản đó để xây dựng thêm nhà trong Ni viện, có khi lập thêm Ni viện mới. Có vị Ni được một công chúa cấp đất, xây Ni viện mới, đem Ni viện cũ trao cho một vị Tăng. Các Ni dùng tài sản để tô tượng bằng đồng hay bằng đá, các bức tượng lớn, nhiều tượng còn đến nay: xem chữ khắc ở chân tượng, ta biết được tượng do vị Ni tên gì, đời nào đã cho tạc nên. Tìm ở Đôn Hoàng, trong các động, còn thấy các pho kinh, do các vị Ni cúng, pho kinh có khi gồm hàng trăm cuốn giấy, viết tay. Các Ni cũng tổ chức các "giảng hội" tụ tập Tăng-già để thuyết pháp, các Tăng, Ni, đến dự đều được tiếp đãi. Ngoài ra, các Ni cũng phát chẩn cho những người tàn tật, hay gặp nạn đói kém.

Các Ni, thường xuất thân từ các gia đình quyền quý nên đa số là người biết chữ, người có quyền quý nên đa số là người biết chữ, người có học. Chẳng thế mà cứ truyện chép thì có vị tuổi đã cao, mà mỗi ngày tụng thuộc lòng bộ kinh Diệu Pháp Liên Hoa, có vị tụng thuộc lòng trong năm ngày bộ kinh, tính ra có đến 45 vạn chữ. Thuộc nhiều kinh, hiểu nhiều kinh, các vị ấy cũng rất thông hiểu trong việc thuyết pháp. Có điều là truyện không nói đến có vị Ni vào đã tham dự vào việc dịch kinh, đã viết sách để giảng nghĩa các kinh điển.

Cứ truyện kể thì nhiều vị Ni, do Thiền quán mà trông thấy hiện ra các vị Phật, các vị Bồ Tát; có vị trước khi tịch, kể rằng mình đã trông thấy đường để đi đến Tịnh thổ của A Di Đà Phật. Khi tu hành, nhiều vị theo phép tu khổ hạnh, và khi tịch, có vị dùng phép tự thiêu.

Đại lược thì Ni giới bên Trung Quốc sinh hoạt và tu hành vào thế kỷ thứ năm như sách Tỷ-Khưu Ni truyện đã kể. Ni giới cũng rất đông: vào niên hiệu Khai Nguyên nhà Đường (713-741). Ở nước ta, có lẽ không có sự hiểm kê bao giờ, nhưng ta cũng có thể đoán là số ấy không nhỏ. Vua Thái Tổ nhà Lê bắt các Tăng đi thi, vua Thái Tổ nhà Tây Sơn bắt giảm số tăng ở trong nước, các lệnh đó tác động đến số Ni như thế nào, sử ta không chép. Nay chỉ mong còn tìm thấy ở các chùa các tài liệu may còn sót lại, thì mới có thể ước đoán một vài điều.

Gia Định mùa Xuân Đinh Sửu, 1997

Source : Tạp Chí GIAO ĐIỂM số 28, Winter 97.
Địa chỉ liên lạc : P.O. Box 2188, Garden Grove, California 92842
Phone : (213) 222-4444, Fax : (714) 537-7255


-- o0o --


Vi tính : Diệu Anh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/06/2015(Xem: 31218)
Lời vàng của Thầy tôi, một Hướng dẫn vào các sự Chuẩn bị cho Tâm-yếu của Phạm Vi Bao La từ Đại Viên Mãn, trình bày các con đường của bốn trường phái chính của Phật Giáo Tây Tạng mà không có bất kỳ mâu thuẫn nào giữa chúng.
18/06/2015(Xem: 15948)
Có khoảng năm trăm triệu Phật tử trên thế giới, đạo Phật được coi là tôn giáo lớn đứng thứ tư của hành tinh. Với hai tông phái chính: Theravada (Phật giáo Nguyên thủy) và Mahayana (Phật giáo Đại thừa) cùng nhiều môn phái khác, đạo Phật có một điểm chung là sự giác ngộ, là tinh thần được tự do. Nhiều nhà nghiên cứu khẳng định đạo Phật là tôn giáo của hòa bình. Con đường của đạo Phật là quá trình nhận biết đau khổ, nguyên nhân khổ đau và kết thúc nó với đích cuối cùng là được giải thoát.
15/06/2015(Xem: 23689)
Yếu chỉ tu tập & hành đạo. Tác giả Thích Thái Hòa
15/05/2015(Xem: 26227)
Thể theo lời yêu cầu của các bạn Đạo, tôi chọn một số bài nói chuyện về Phật pháp của tôi tại Tổ Đình Từ Quang ở Montréal và một vài nghi thức tụng niệm để in thành cuốn sách này, với hy vọng phổ biến Phật pháp. Cuốn sách được hình thành trong dịp Tết Canh Thìn, nhưng phải đợi đến Tết Dương Lịch 2001 mới đánh máy xong. Trong thời gian chờ đợi này, tôi đã cẩn thận kiểm điểm lại nội dung từng bài, nhưng chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót, những mong các bậc cao minh từ bi chỉ điểm cho. Montréal, Tết Dương lịch 2001 Hiển Mật, Đỗ Hữu Trạch
12/05/2015(Xem: 22483)
Video: Những Hiểu Lầm về Đạo Phật
01/05/2015(Xem: 30570)
Một tập sách với tựa đề như trên, trong xã hội hiện nay, không có gì đặc biệt; so với Kito giáo tại Việt Nam, cũng là việc làm bình thường, vì hàng năm, một số giáo xứ thường xuyên tổ chức các lớp hướng dẫn giáo lý và hôn nhân cho thế hệ trẻ từ tuổi 18 trở lên; nhưng đặc biệt của tập sách nầy nằm trong hai lĩnh vực: 1/ Phật giáo chưa từng xuất hiện sách hoặc lớp hướng dẫn về hạnh phúc gia đình, mặc dù có những kinh điển nói qua vấn đề nầy, quá tổng quát, chưa thích ứng với từng cảnh trạng của từng xã hội biến thái khác nhau hiện nay. 2/ Sách không trực tiếp dạy giáo lý như các lớp “giáo lý và hôn nhân” của các giáo xứ, nhất là giòng Tên; nhưng sách hướng dẫn tháo gỡ nhiều vấn đề mắc mứu liên quan đến tâm lý xã hội và đạo đức nhà Phật.
05/01/2015(Xem: 21488)
Các soạn và dịch phẩm của cư sĩ Hạnh Cơ - Tịnh Kiên - Mười Vị Đệ Tử Lớn Của Phật (dịch từ tác phẩm Thập Đại Đệ Tử Truyện, nguyên tác Hoa văn của Tinh Vân pháp sư, nhà xuất bản Phật Quang, Đài-bắc, ấn hành năm 1984) Chùa Khánh Anh (Paris) in lần 1, năm 1994 Tu viện Trúc Lâm (Edmonton) in lần 2, năm 1999 (có thêm phần “Phụ Lục” do dịch giả biên soạn) Ban Phiên Dịch Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam (Nha-trang) in lần 3, năm 2004 Chùa Liên Hoa và Hội Cư Sĩ Phật Giáo Orange County (California) in lần 4, năm 2005 - Lược Giải Những Pháp Số Căn Bản Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 1996 Ban Bảo Trợ Phiên Dịch Pháp Tạng Việt Nam (California) in lần 2 (có bổ túc và sửa chữa), 2008 - Giấc Mộng Đình Mai của Nguyễn Huy Hổ (tiểu luận) Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 2001 - Bộ Giáo Khoa Phật Học (dịch từ bộ Phật Học Giáo Bản – sơ cấp, trung cấp, cao cấp – nguyên tác Hoa văn của Phương Luân cư sĩ, Linh Sơn Xuất Bản Xã, Đài-bắc, ấn hành năm 1996) * Giáo Khoa Phật Học
05/01/2015(Xem: 19004)
Các soạn và dịch phẩm của cư sĩ Hạnh Cơ - Tịnh Kiên - Mười Vị Đệ Tử Lớn Của Phật (dịch từ tác phẩm Thập Đại Đệ Tử Truyện, nguyên tác Hoa văn của Tinh Vân pháp sư, nhà xuất bản Phật Quang, Đài-bắc, ấn hành năm 1984) Chùa Khánh Anh (Paris) in lần 1, năm 1994 Tu viện Trúc Lâm (Edmonton) in lần 2, năm 1999 (có thêm phần “Phụ Lục” do dịch giả biên soạn) Ban Phiên Dịch Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam (Nha-trang) in lần 3, năm 2004 Chùa Liên Hoa và Hội Cư Sĩ Phật Giáo Orange County (California) in lần 4, năm 2005 - Lược Giải Những Pháp Số Căn Bản Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 1996 Ban Bảo Trợ Phiên Dịch Pháp Tạng Việt Nam (California) in lần 2 (có bổ túc và sửa chữa), 2008 - Giấc Mộng Đình Mai của Nguyễn Huy Hổ (tiểu luận) Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 2001 - Bộ Giáo Khoa Phật Học (dịch từ bộ Phật Học Giáo Bản – sơ cấp, trung cấp, cao cấp – nguyên tác Hoa văn của Phương Luân cư sĩ, Linh Sơn Xuất Bản Xã, Đài-bắc, ấn hành năm 1996) * Giáo Khoa Phật Học
22/11/2014(Xem: 28525)
Có người khách mang đến cho tôi một gói quà. Bên trong là hai quyển sách: Đất nước Cực lạc, Ánh sáng và bóng tối. Tác giả: Liên Hoa Bảo Tịnh. Khoảng thời gian sau này, tôi có rất ít điều kiện để đọc thêm được những sách mới, nên không ngạc nhiên nhiều lắm với tác giả lạ. Dẫu sao, trong tình cảnh ấy mà được đọc những sách lạ, nhất là được gởi từ phương trời xa lạ, thì cũng thật là thú vị. Rồi càng đọc càng thú vị. Một phần vì có những kiến giải bất ngờ của tác giả, về những điểm giáo lý mà mình rất quen thuộc. Quen thuộc từ khi còn là một tiểu sa-di. Nhưng phần khác, thú vị hơn, khi biết rằng Liên Hoa Bảo Tịnh cũng là Đức Hạnh – đó là chú XUÂN KÝ, một thời ở Già-lam cùng với chú Sỹ.
20/10/2014(Xem: 33647)
Đa số Phật tử Việt Nam thường chỉ học hỏi Phật pháp qua truyền thống Trung Hoa; ít ai để ý đến sự sai biệt căn để giữa khởi nguyên của Phật giáo từ Ấn Độ và những khai triển của Trung Hoa. Người Ấn vốn có thái độ coi thường lịch sử; “bởi vì chư thiên yêu thương cái gì tăm tối”*, họ đẩy tất cả những gì xảy ra lui vào bóng tối mịt mù của thần thoại. Riêng Phật tử Ấn cổ thời, với lý tưởng cứu cánh là Niết Bàn, mọi biến cố lịch sử cũng không bận tâm cho lắm. Ngược lại, người Trung Hoa có thái độ lịch sử một cách xác thiết.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]