Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đường lên Yên tử

09/04/201312:22(Xem: 3502)
Đường lên Yên tử

ĐƯỜNG LÊN YÊN TỬ

Diệu Trân

--- o0o ---

Mảnh trăng non quyến luyến ngọn tre, lung linh giải lụa ngà trên những vòm lá nhọn; sương sớm như tấm chăn đơn mỏng còn phủ hờ vạn vật mà cánh cổng gỗ bên hông chùa Vạn Hạnh đã hé mở. Một bóng người nhỏ nhắn, trang phục gọn gàng lách ra. Đó là người khách lạ phương xa vào chùa xin nghỉ trọ đêm qua. Người ấy đi về cuối sân chùa. Con ngựa dậm vó, vui mừng khi thấy chủ. Người ấy vỗ nhẹ đầu con vật thân yêu, tháo giây buộc rồi thong thả dắt nó ra khỏi cổng tam quan. Cơn gió sớm đầu thu làm rụng đợt lá ngô đồng xạc xào trên thềm rêu vắng như những vẫy tay chào.

Đường mỗi lúc mỗi quanh co hiểm trở, trèo đèo rồi lội suối, tới quá trưa, người và ngựa đều thấm mết. Đã mấy ngày qua, lúc có thể đi thong thả trên đường vắng, lúc lại phải lẩn tránh chỗ đông người, nay dường như đã sắp tơi nơi muốn tới. Người ấy bâng khuâng nhìn quanh, rồi vuốt ve con vật, buộc nó nơi gốc soan già bên đường và thì thầm: “Ta phải đi thôi, Nhu-Yên, ngươi hãy tạm nghỉ mệt nơi đây, thế nào lát nữa cũng có người đến nhận ngươi. Hãy ngoan với chủ mới như cái tên ta đã đặt cho ngươi.” Nhu-Yên dậm vó, lúc lắc bờm, nhìn chủ. Nhưng chủ nó đã quay lưng đi nhanh về hướng chân núi Yên Tử.

Đường lên núi tím ngắt hoa sim, gập ghềnh sỏi đá. Người ấy vấp ngã nhiều lần nhưng mỗi lần gắng gượng đứng dậy, hình như người ấy cố bước nhanh hơn, như bị thúc đẩy bởi quyết tâm nào trong lòng…..Lên tới đỉnh núi, hai bàn chân người ấy đã sưng vù, rớm máu, nhưng vẻ mãn nguyện hiện rõ trên gương mặt khi tiến vào thạch động.

-Trời! Bệ hạ…

-Quốc sư…

Hai người cùng quỳ xuống trước nhau.

Đó là vua Trần Thái Tông âm thầm rời cung điện, lên núi Yên Tử tìm Thiền sư Phù Vân với ý định đi tu.

Nước mắt lã chã tuôn rơi, nhà vua nghẹn ngào:

-Quốc sư đã thấu lòng trẫm rồi, trẫm sớm mất mẹ cha từ thuở ấu thơ, chỉ có người bạn đời là niềm an ủi, hương lửa một ngày là trọng, huống chi hơn mười năm ròng, bao nhiêu là chia xẻ. Nay bị buộc phải phụ người, làm sao trẫm còn xứng đáng chăn dắt trăm họ. Đời trẫm, cho đến phút này chưa từng được chọn điều mình mong cầu.

Thiền sư Phù Vân điềm đạm hỏi:

-Bệ hạ từng cầu điều chi?

-Trẫm chỉ cầu làm Phật.

-Phật ở trong tâm, không ở trên núi, không ở đâu khác ngoài tâm. Nếu tâm lặng, trí huệ hiển bầy thì đó chính là Phật.

Nước mắt vẫn đầm đìa, vua ngước nhìn thiền-sư. Thay vì phải đỡ vua đứng dậy, thiền-sư vẫn lặng lẽ trong thế quỳ đối diện thiên-tử. Chính trong giây phút lặng lẽ đó, giây phút của Tâm-Truyền-Tâm mà nhà vua đã nghe rõ bốn tiếng “PHẬT Ở TRONG TÂM”, ngay nơi tâm đang quằn quại bi thương của mình.

Vua Trần Thái Tông trở lại triều đình, chấp nhận sự đau khổ VÔ THƯỜNG của thế gian mà trong phút giây quá đớn đau, ngài đã tưởng là THƯỜNG. Cậu bé mồ côi được sắp đặt để làm vua, mở đầu triều đại họ Trần, Hoàng Hậu Lý Chiêu Hoàng bị giáng xuống làm Công Chúa vì chậm có con nối dõi, Thuận Thiên Công Chúa lên ngôi Hoàng Hậu vì đang mang thai …… cũng chỉ là những hạt cát vô thường, biến động, trong biển cát vô thường mênh mông bất tận của tam thiên đại thiên thế giới. Nhà vua rời Yên Tử với tín tâm vững chắc “Phật ở trong tâm” để trở về làm một vị vua anh minh, nhân hậu, lỗi lạc, anh hùng, đem lại thái bình cho đất nước, thịnh vượng cho muôn dân. Nhà vua đã hiểu rằng, là bậc quân vương, phải lấy ý dân làm ý mình, lấy tâm dân làm tâm mình. Đến khi, “những gì cần làm, đã làm”, vua Trần Thái Tông bèn nhường ngôi ngay cho Thái-tử rồi về rừng Vĩ Lâm, đất Hoa Lư, lập am Thái Vi, dốc lòng tu học.

Trang sử vàng son đời Trần có được chính là nhờ vị vua đầu tiên đã biết đem trí huệ Bát Nhã, gieo hạt Bồ Đề trong tâm kiên cố. Đúng thế, Phật đã ở trong tâm Nhà-Vua-Thiền-Sư từ phút rời Yên Tử với hai giòng nước mắt tuôn rơi, khi ngay cả ngai vàng cũng chỉ là đôi dép rách ! “Vô Niệm Vi Tông” nên lục-căn chẳng còn vướng lục-trần mới thênh thang lục-thức. 

Chỉ liễu ngộ câu “Phật ở trong tâm” mà vua Trần Thái Tông đã dựng nên cả một triều đại huy hoàng, cả một thời hưng pháp với những vị vua tâm thành mộ đạo; nhất là, đời vua Trần Nhân Tông, Ngài đã khai sáng giòng thiền Trúc Lâm trên núi thiêng Yên Tử, như nguồn suối vi diệu chảy mênh mang bất tận đến ngày nay.

Khải tấu Thượng-Hoàng, Nhà-Vua-Thiền-Sư lỗi lạc của nước Nam, xin hãy nhìn xuống rừng già vô minh này, chỉ cho con cháu Đường- Lên- Yên- Tử. 

Diệu Trân

28 tháng hai 2005


--- o0o ---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/04/2011(Xem: 7898)
"Văn hóa Tịnh độ" được thiết lập theo các quy chuẩn, giá trị vật chất và tinh thần nhất định. Thứ nhất, đây là cảnh giới không có khổ đau, chỉ có hạnh phúc...
24/03/2011(Xem: 8440)
Đức Phật thuyết Pháp, chư tăng gìn giữ pháp Phật để vĩnh viễn lưu truyền làm đạo lý tế độ quần sanh. Vì thế, Phật, Pháp và Tăng là ba món báu của chúng sanh...
11/02/2011(Xem: 30541)
Danh từ Ðạo Phật (Buddhism) xuất phát từ chữ "Budhi" nghĩa là "tỉnh thức" và như vậy Ðạo Phật là triết học của sự tỉnh thức. Nền triết học này khởi nguyên từ một kinh nghiệm thực chứng...
09/02/2011(Xem: 2940)
Cuộc sống giản đơn sẽ tháo bỏ cho chúng ta những gông cùm trách nhiệm do chính chúng ta tự đeo vào cổ, giúp chung ta có nhiều thời gian hơn để sống với những người thân yêu...
03/02/2011(Xem: 2853)
Khi nào con người trở về với chính mình thì khi đó cái đẹp "tính nhân bản" hội tụ. Và cũng chính nơi mình, "tính nhân bản" tỏa sáng muôn đời.
01/02/2011(Xem: 3416)
"Đêm Trước Một Cành Mai" là một bài thơ thường được nhắc nhở tới mỗi khi người ta nói đến dòng văn học Thiền. Đó là một bài thơ có vẻ như dễ hiểu và có tính chỉ thẳng (trực chỉ)...
22/01/2011(Xem: 2541)
Kobayashi Yatarõ được tôn sùng khắp hoàn cầu với cái tên Issa, có nghĩa là Một Tách Trà. Issa sanh năm 1763 làng Kashiwabara trong nông trại quận Nagano trung tâm Nhật Bản bây giờ.
22/01/2011(Xem: 2651)
Nhà thiền có danh từ “Tọa Xuân Phong” để diễn tả hạnh phúc khi thầy trò, đồng môn, được ngồi yên với nhau, không cần làm gì, nói gì mà như đang cho nhau rất đầy, rất đẹp.
20/01/2011(Xem: 2788)
Từ lâu, hình ảnh con trâu cứ thế mà đi vào tâm thức mọi người, không chỉ có giá trị trong đời sống lao động thực tiễn mà còn nghiễm nhiên đi vào văn học nghệ thuật Việt Nam.
05/01/2011(Xem: 32044)
Từ ngày 6 đến ngày 16 tháng 6 năm 2007 này, Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ viếng thăm Úc Châu, đây là chuyến thăm Úc lần thứ năm của Ngài để giảng dạy Phật Pháp. Mọi người đang trông đợi sự xuất hiện của ngài. Bốn lần viếng thăm Úc trước đây đã diễn ra vào các năm 1982, 1992, 1996, 2002, đặc biệt trong lần viếng thăm và hoằng pháp lần thứ tư năm 2002, đã có trên 110. 000 người trên khắp các thủ phủ như Melbourne, Geelong, Sydney, và Canberra đến lắng nghe ngài thuyết giảng để thay đổi và thăng hoa đời sống tâm linh của mình.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567