Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tam Bảo văn chương

24/03/201101:47(Xem: 9170)
Tam Bảo văn chương

TAM BẢO VĂN CHƯƠNG
Tác giả: Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
NXB: Tôn giáo
Khổ sách: 14.5x20.5cm
Độ dày: 144 trang

876

Tựa

Sách xưa có câu: Văn chương là phương tiện để ghi chép đạo lý, cũng có nghĩa là cỗ xe chở đạo. Lại có câu: Nói mà không có văn chương thì lưu hành chẳng được xa. Vậy bất cứ tôn giáo nào cũng đều cần dùng văn chương để gửi gắm, phát triển, và truyền bá đạo lý, làm cho đạo lý có thể lưu lại ngàn đời, truyền xa ra ngoài muôn dặm. Ví như có một thắng cảnh kia, chân ta chưa từng bước tới, mắt ta chưa được xem qua, có thể nhờ văn chương của các tao nhân mặc khách miêu tả mà cảnh trí thanh lịch rực rỡ đều như hiện ra trước mắt, chẳng khác gì ta đã từng đi đến tận nơi vậy.

Đức Phật thuyết Pháp, chư tăng gìn giữ pháp Phật để vĩnh viễn lưu truyền làm đạo lý tế độ quần sanh. Vì thế, Phật, Pháp và Tăng là ba món báu của chúng sanh, xuất hiện ở Thiên Trúc từ hơn 25 thế kỷ trước đây, mà lan rộng ra khắp mười phương, lưu lại lâu dài tới vạn kiếp, cũng nhờ có văn chương làm phương tiện ghi chép đạo lý, khiến cho chúng sanh ở khắp mười phương, ở sau vạn kiếp đều đặng hiểu rõ mà tin tưởng, tôn trọng đạo mầu.

Phật giáo truyền sang Việt Nam ta, không kể giai đoạn Bắc thuộc vốn chưa có chứng cứ khảo cứu chắc chắn, chỉ kể từ sau khi độc lập, trải qua các triều Đinh, Lê, Lý, Trần, Hậu Lê, cho tới triều Nguyễn, trên ngàn năm nay, ngày lần thịnh hành, từ thành thị cho đến hương thôn, đâu đâu đều có chùa chiền, danh lam thắng tích rất nhiều, thì thấy rằng chúng sanh phương Nam này rất đông người tin tưởng và tôn trọng đạo Phật.

Nhưng tin tưởng và tôn trọng mà không bày tỏ thành lời thì không đủ tỏ được lòng thành tín. Cho nên các tín đồ đạo Phật thường dùng các thể thi ca từ phú để ngâm vịnh, miêu tả, đặng gửi gắm lòng đạo, phát triển ý đạo, mà lưu truyền Ba món báu cho được dài lâu. Những áng văn chương ấy góp lại cũng nhiều, đều là việc dẫn giải đạo lý, để bày tỏ sự mến mộ đối với đạo mầu.

Những giá trị ấy, há nên để tán lạc mà mai một mất đi sao? Vậy bổn tòng thơ sưu tập các bài thi ca từ phú của các tao nhân mặc khách xưa nay, lựa ra từng phần, lấy nhan đề chung là Tam Bảo văn chương, in làm một quyển sách, nhằm cống hiến cho các bạn thiện tín thường ngày ngâm vịnh mà nuôi dưỡng tấm lòng mộ đạo.

Source: rongmotamhon
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/01/2012(Xem: 10807)
Theo truyền thống Phật giáo Nam truyền, sau khi nhận lễ phẩmcúng dường, chư Tăng thường chúc phúc cho Phật tử bằng bốn pháp: sống lâu,sắc đẹp, an vui và sức mạnh(1). Theo cách hiểu truyền thống thì sốnglâulà sự đạt thành Tứ thần túc; sắc đẹplà sự nghiêm trì giớiluật; an vuilà thành tựu Tứ thiềnvà sức mạnhlàthành tựu Ngũ lực... Theo Kinh Tăng Chi, muốn gia tăng tuổi thọ, sống lâu thì phải: làm việc thích đáng, biết vừa phải trong việc thích đáng, ăn các đồ ăn tiêu hóa, du hành phải thời...
19/11/2011(Xem: 3675)
Nietzsche Và Đạo Phật
03/10/2011(Xem: 8815)
Tại sao ông quá quan tâm? [cười] Không, một cách nghiêm chỉnh, tôi cảm thấy rằng người Hoa Kỳ quan tâm bởi vì họ cởi mở. Họ có một nền giáo dục đã dạy họ tìm kiếm cho chính họ tại sao mọi thứ là như thế, trong một cung cách như thế. Những người cởi mở có khuynh hướng quan tâm đến Đạo Phật bởi vì Đức Phật khuyến khích họ khảo sát mọi vật - Ngài không chỉ ra lệnh họ tin tưởng.
01/08/2011(Xem: 4466)
Tuổi trẻ thế hệ Tiền Chiến (trước 1945) đi ghe chèo, xe ngựa. Tuổi trẻ thế hệ 1950 đi ghe máy đuôi tôm, xe đạp. Tuổi trẻ thời 1960 đi đò máy dầu cặn, xe mô tô 2 bánh. Tuổi trẻ thời 1980 đi tàu thủy, ô tô. Tuổi trẻ thời nay đi tàu cao tốc, máy bay. Đấy là một bức tranh khá sống động minh họa cho tốc độ chuyển biến của quá trình phát triển khoa học kỹ thuật. Trong đó, tuổi trẻ là lực lượng nhiệt tình và năng nỗ nhất.
30/04/2011(Xem: 8342)
"Văn hóa Tịnh độ" được thiết lập theo các quy chuẩn, giá trị vật chất và tinh thần nhất định. Thứ nhất, đây là cảnh giới không có khổ đau, chỉ có hạnh phúc...
11/02/2011(Xem: 33654)
Danh từ Ðạo Phật (Buddhism) xuất phát từ chữ "Budhi" nghĩa là "tỉnh thức" và như vậy Ðạo Phật là triết học của sự tỉnh thức. Nền triết học này khởi nguyên từ một kinh nghiệm thực chứng...
09/02/2011(Xem: 3267)
Cuộc sống giản đơn sẽ tháo bỏ cho chúng ta những gông cùm trách nhiệm do chính chúng ta tự đeo vào cổ, giúp chung ta có nhiều thời gian hơn để sống với những người thân yêu...
03/02/2011(Xem: 3178)
Khi nào con người trở về với chính mình thì khi đó cái đẹp "tính nhân bản" hội tụ. Và cũng chính nơi mình, "tính nhân bản" tỏa sáng muôn đời.
01/02/2011(Xem: 3838)
"Đêm Trước Một Cành Mai" là một bài thơ thường được nhắc nhở tới mỗi khi người ta nói đến dòng văn học Thiền. Đó là một bài thơ có vẻ như dễ hiểu và có tính chỉ thẳng (trực chỉ)...
22/01/2011(Xem: 2778)
Kobayashi Yatarõ được tôn sùng khắp hoàn cầu với cái tên Issa, có nghĩa là Một Tách Trà. Issa sanh năm 1763 làng Kashiwabara trong nông trại quận Nagano trung tâm Nhật Bản bây giờ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]