Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đường lên Yên tử

09/04/201312:22(Xem: 3787)
Đường lên Yên tử

ĐƯỜNG LÊN YÊN TỬ

Diệu Trân

--- o0o ---

Mảnh trăng non quyến luyến ngọn tre, lung linh giải lụa ngà trên những vòm lá nhọn; sương sớm như tấm chăn đơn mỏng còn phủ hờ vạn vật mà cánh cổng gỗ bên hông chùa Vạn Hạnh đã hé mở. Một bóng người nhỏ nhắn, trang phục gọn gàng lách ra. Đó là người khách lạ phương xa vào chùa xin nghỉ trọ đêm qua. Người ấy đi về cuối sân chùa. Con ngựa dậm vó, vui mừng khi thấy chủ. Người ấy vỗ nhẹ đầu con vật thân yêu, tháo giây buộc rồi thong thả dắt nó ra khỏi cổng tam quan. Cơn gió sớm đầu thu làm rụng đợt lá ngô đồng xạc xào trên thềm rêu vắng như những vẫy tay chào.

Đường mỗi lúc mỗi quanh co hiểm trở, trèo đèo rồi lội suối, tới quá trưa, người và ngựa đều thấm mết. Đã mấy ngày qua, lúc có thể đi thong thả trên đường vắng, lúc lại phải lẩn tránh chỗ đông người, nay dường như đã sắp tơi nơi muốn tới. Người ấy bâng khuâng nhìn quanh, rồi vuốt ve con vật, buộc nó nơi gốc soan già bên đường và thì thầm: “Ta phải đi thôi, Nhu-Yên, ngươi hãy tạm nghỉ mệt nơi đây, thế nào lát nữa cũng có người đến nhận ngươi. Hãy ngoan với chủ mới như cái tên ta đã đặt cho ngươi.” Nhu-Yên dậm vó, lúc lắc bờm, nhìn chủ. Nhưng chủ nó đã quay lưng đi nhanh về hướng chân núi Yên Tử.

Đường lên núi tím ngắt hoa sim, gập ghềnh sỏi đá. Người ấy vấp ngã nhiều lần nhưng mỗi lần gắng gượng đứng dậy, hình như người ấy cố bước nhanh hơn, như bị thúc đẩy bởi quyết tâm nào trong lòng…..Lên tới đỉnh núi, hai bàn chân người ấy đã sưng vù, rớm máu, nhưng vẻ mãn nguyện hiện rõ trên gương mặt khi tiến vào thạch động.

-Trời! Bệ hạ…

-Quốc sư…

Hai người cùng quỳ xuống trước nhau.

Đó là vua Trần Thái Tông âm thầm rời cung điện, lên núi Yên Tử tìm Thiền sư Phù Vân với ý định đi tu.

Nước mắt lã chã tuôn rơi, nhà vua nghẹn ngào:

-Quốc sư đã thấu lòng trẫm rồi, trẫm sớm mất mẹ cha từ thuở ấu thơ, chỉ có người bạn đời là niềm an ủi, hương lửa một ngày là trọng, huống chi hơn mười năm ròng, bao nhiêu là chia xẻ. Nay bị buộc phải phụ người, làm sao trẫm còn xứng đáng chăn dắt trăm họ. Đời trẫm, cho đến phút này chưa từng được chọn điều mình mong cầu.

Thiền sư Phù Vân điềm đạm hỏi:

-Bệ hạ từng cầu điều chi?

-Trẫm chỉ cầu làm Phật.

-Phật ở trong tâm, không ở trên núi, không ở đâu khác ngoài tâm. Nếu tâm lặng, trí huệ hiển bầy thì đó chính là Phật.

Nước mắt vẫn đầm đìa, vua ngước nhìn thiền-sư. Thay vì phải đỡ vua đứng dậy, thiền-sư vẫn lặng lẽ trong thế quỳ đối diện thiên-tử. Chính trong giây phút lặng lẽ đó, giây phút của Tâm-Truyền-Tâm mà nhà vua đã nghe rõ bốn tiếng “PHẬT Ở TRONG TÂM”, ngay nơi tâm đang quằn quại bi thương của mình.

Vua Trần Thái Tông trở lại triều đình, chấp nhận sự đau khổ VÔ THƯỜNG của thế gian mà trong phút giây quá đớn đau, ngài đã tưởng là THƯỜNG. Cậu bé mồ côi được sắp đặt để làm vua, mở đầu triều đại họ Trần, Hoàng Hậu Lý Chiêu Hoàng bị giáng xuống làm Công Chúa vì chậm có con nối dõi, Thuận Thiên Công Chúa lên ngôi Hoàng Hậu vì đang mang thai …… cũng chỉ là những hạt cát vô thường, biến động, trong biển cát vô thường mênh mông bất tận của tam thiên đại thiên thế giới. Nhà vua rời Yên Tử với tín tâm vững chắc “Phật ở trong tâm” để trở về làm một vị vua anh minh, nhân hậu, lỗi lạc, anh hùng, đem lại thái bình cho đất nước, thịnh vượng cho muôn dân. Nhà vua đã hiểu rằng, là bậc quân vương, phải lấy ý dân làm ý mình, lấy tâm dân làm tâm mình. Đến khi, “những gì cần làm, đã làm”, vua Trần Thái Tông bèn nhường ngôi ngay cho Thái-tử rồi về rừng Vĩ Lâm, đất Hoa Lư, lập am Thái Vi, dốc lòng tu học.

Trang sử vàng son đời Trần có được chính là nhờ vị vua đầu tiên đã biết đem trí huệ Bát Nhã, gieo hạt Bồ Đề trong tâm kiên cố. Đúng thế, Phật đã ở trong tâm Nhà-Vua-Thiền-Sư từ phút rời Yên Tử với hai giòng nước mắt tuôn rơi, khi ngay cả ngai vàng cũng chỉ là đôi dép rách ! “Vô Niệm Vi Tông” nên lục-căn chẳng còn vướng lục-trần mới thênh thang lục-thức. 

Chỉ liễu ngộ câu “Phật ở trong tâm” mà vua Trần Thái Tông đã dựng nên cả một triều đại huy hoàng, cả một thời hưng pháp với những vị vua tâm thành mộ đạo; nhất là, đời vua Trần Nhân Tông, Ngài đã khai sáng giòng thiền Trúc Lâm trên núi thiêng Yên Tử, như nguồn suối vi diệu chảy mênh mang bất tận đến ngày nay.

Khải tấu Thượng-Hoàng, Nhà-Vua-Thiền-Sư lỗi lạc của nước Nam, xin hãy nhìn xuống rừng già vô minh này, chỉ cho con cháu Đường- Lên- Yên- Tử. 

Diệu Trân

28 tháng hai 2005


--- o0o ---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/10/2010(Xem: 6445)
Kính lạy Đức Thế Tôn, Ngài đã thị hiện vào cõi nhân gian nhiều khổ đau, phiền lụy này, bằng hạnh nguyện độ sinh, bằng trí tuệ siêu việt, để từ đó Đức Thế Tôn xây dựng một nền văn hóa người trong sáng, một nếp sống hướng thượng, tâm linh siêu thoát, bằng giáo pháp giác ngộ, bằng nếp sống văn hóa cao đẹp, lành mạnh có lợi ích cho tha nhân mà con người thời bấy giờ đã xưng dương, tán thán Đức Phật...
29/09/2010(Xem: 5846)
Ngoài việc nói pháp đúng đối tượng nghe, Thế Tôn còn nói pháp đúng thời và đúng chỗ, khiến cho tác dụng của thời pháp được tăng thêm hiệu quả.
20/09/2010(Xem: 7568)
Nghi lễ biểu hiện lòng thành kính đối với Tam Bảo: Tín đồ luôn có một niềm tin sâu sắc và thành kính đối với Tam Bảo. Niềm tin đó tạo sự chuyển hóa trong nội tâm...
17/09/2010(Xem: 4240)
Về tên gọi Chùa hầu như đều thống nhất từ trước tới nay và ai cũng hiểu rõ đó là một tập hợp kiến trúc nhà làm nơi thờ Phật. Đó là tài sản chung của một cụm người cư trú...
10/09/2010(Xem: 59787)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (quyển 3) Vào thời không có đức Phật Chánh Đẳng Giác ra đời, tại vùng Allakappa bị dịch bệnh hoành hành, lây lan từ người này sang người khác, nhà này sang nhà khác làm cho rất nhiều người chết, đói kém xảy ra khắp nơi. Những người còn mạnh khỏe, chưa bị lây nhiễm
03/09/2010(Xem: 5999)
Ở Tây Tạng, núi non thường được xem như nơi cư ngụ của những bổn tôn. Thí dụ, Amnye Machen, một ngọn núi ở Đông Bắc Tây Tạng, được coi như trú xứ của Machen Pomra, một trong những bổn tôn quan trọng nhất của Amdo, tỉnh nhà của chúng tôi. Bởi vì tất cả những người ở Amdo xem Machen Pomra là người bạn đặc biệt của họ, nhiều đoàn người đi vòng quanh chân núi trong cuộc hành hương.
28/08/2010(Xem: 62903)
Quyển 6 • Buổi Pháp Thoại Trên Đỉnh Cao Linh Thứu (Gijjhakūṭa) • Ruộng Phước • Tuệ Phân Tích Của Tôn Giả Sāriputta • MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI CHÍN (Năm 569 trước TL)- Mỹ Nhân Giá Mấy Xu? • Chuyện Cô Sirimā • Móc Cho Con Mắt Đẹp • Ngạ Quỷ Mình Trăn • Cùng Một Nguyên Lý • “Hớt” Phước Của Người Nghèo! • Ghi chú đặc biệt về hạ thứ 19: • MÙA AN CƯ THỨ HAI MƯƠI (Năm 568 trước TL)-Phước Cho Quả Hiện Tại • Bảy Thánh Sản • Chuyện Kể Về Cõi Trời • Hóa Độ Gia Đình Thợ Săn • Nhân Duyên Quá Khứ
28/08/2010(Xem: 7450)
Văn hóa và giáo dục Phật giáo là phương tiện để ươm mầm và nuôi dưỡng hạt giống bồ đề tâm trong từng cá thể xã hội. Khi những hạt mầm lớn lên sẽ là những con người đi vào cuộc đời bằng tâm bồ đề, bằng trí giác ngộ, bằng trái tim từ bi để không những thắp sáng lý tưởng cao cả của Phật Đạo, mà còn là những nhân tố hữu ích để góp phần xây dựng và phát triển xã hội.
28/08/2010(Xem: 58987)
Sau khi sinh hoạt của hội chúng đã tạm thời đi vào quy củ, nền nếp; đức Phật thấy thời tiết có nắng nhẹ, trời không lạnh lắm, thuận lợi cho việc du hành nên quyết định rời Gayāsīsa, đến kinh đô Rājagaha, đường xa chừng sáu do-tuần. Thấy đoàn sa-môn quá đông, khó khăn cho việc khất thực, đức Phật gợi ý với ba anh em Kassapa cho chúng đệ tử phân thành từng nhóm,
28/08/2010(Xem: 10377)
Viết về Thế Tôn, các nhà nghiên cứu Phật học thường đề cập đến Ngài như một đấng Giáo chủ đã tìm ra con đường giải thoát và chỉ rõ con đường ấy cho nhân loại, hoặc đề cập đến Ngài như một nhà đại tư tưởng, một nhà cách mạng xã hội, v.v... Nhưng có rất hiếm những luận văn, công trình đề cập đến Ngài như một nhà giáo dục tư tưởng, và giáo lý của Ngài như là một hệ thống tư tưởng giáo dục toàn diện và tiên tiến.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]