Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

"Văn hóa Tịnh độ" qua Kinh A Di Đà

30/04/201115:57(Xem: 7813)
"Văn hóa Tịnh độ" qua Kinh A Di Đà
kinh-a-di-da-ttt

Hơn bao giờ hết, hiện nay hai chữ "văn hóa" được ưa chuộng và sử dụng trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội như: văn hóa giao tiếp, văn hóa giao thông, văn hóa ứng xử, văn hóa kinh doanh, văn hóa công sở, văn hóa học đường, văn hóa thời trang, văn hóa tín ngưỡng… Ở đây, chúng tôi muốn nói lên một vài suy nghĩ của mình về một khái niệm văn hóa vừa lạ mà vừa quen: "Văn hóa Tịnh độ". Nói lạ là với những người chưa hoặc ít đi chùa, niệm Phật, còn với những người Phật tử thuần thành thì ai ai cũng biết "Tịnh độ" chỉ cho cảnh giới vô cùng thanh tịnh, an lạc và vui sướng, không còn bóng dáng và khái niệm khổ đau của Đức Phật A Di Đà, do Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giới thiệu trong kinh A Di Đà.

"Văn hóa" theo nghĩa rộng, là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn. Ở đây, chúng tôi chỉ tập trung đề cập đến những đặc trưng cơ bản và gần gũi nhất của kiểu "Văn hóa Tịnh độ" được diễn tả qua kinh A Di Đà.

Khái niệm "Văn hóa Tịnh độ" bất chợt xuất hiện trong tâm thức khi chúng tôi trên đường đi bái Phật từ Đài Bắc (Pháp Cổ Sơn của ngài Thánh Nghiêm), đi ngang Đào Viên, Tân Trúc, Miêu Lật đến Đài Trung (Trung Đài thiền tự của ngài Duy Giác), vượt qua Chương Hóa, Vân Lâm, Gia Nghi đến Đài Nam, Cao Hùng (Phật Quang Sơn của ngài Tinh Vân), đi vòng Bình Đông, Đài Đông đến Hoa Liên (Từ Tế hội của Ni sư Chứng Nghiêm), rồi ngang qua Nghi Lan về lại Đài Bắc trong chuyến thăm viếng Đài Loan nhân dịp Vu lan vừa qua. Tức là chúng tôi đã đi giáp một vòng lãnh thổ Đài Loan, viếng thăm bốn tông phái hưng thịnh nhất của Phật giáo Đài Loan hiện nay. Ấn tượng lớn nhất in sâu vào ký ức chúng tôi là trên suốt dọc đường từ thành thị đến nông thôn, chúng tôi luôn nhìn thấy các băng-rôn, bảng hiệu ghi: Nam mô A Di Đà Phật, Nam mô Quan Thế Âm Bồ tát, Nam mô Địa Tạng Vương Bồ tát… treo, dán, in hoặc viết trên cổng nhà, cổng xưởng, cổng công ty, giữa đường hay hai bên đường.

Hơn nữa, chúng tôi thường được nghe pháp âm niệm Phật phát ra từ máy niệm Phật, băng đĩa niệm Phật… Cảnh tượng danh hiệu Phật, Bồ tát phổ biến khắp nơi nơi gợi cho chúng tôi liên tưởng tới một đoạn trong kinh A Di Đà diễn tả về thế giới Cực lạc: "Cõi đó thường có những giống chim màu sắc xinh đẹp lạ thường, nào chim Bạch hạc, Khổng tước, Anh-võ, Xá-lợi, Ca-lăng-tần-già, Cộng mạng. Những loài chim đó ngày đêm sáu thời kêu tiếng hòa nhã, tiếng đó diễn nói những pháp như Ngũ căn, Ngũ lực, Thất bồ đề phần, Bát thánh đạo phần v.v… Chúng sanh trong cõi đó nghe tiếng chim xong thảy đều niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng"(Kinh A Di Đà, HT.Thích Trí Tịnh dịch). Ở cõi Cực lạc, nhiều loại chim quý, dùng tiếng vi diệu diễn nói Phật pháp, để cho dân chúng cõi đó nghe mà luôn luôn tinh tấn tu hành. Không những các loài chim quý, mà cả gió, cây muôn vật cũng biết xiển dương Tam bảo: "Trong cõi nước của Đức Phật đó, gió nhẹ thổi động các hàng cây báu và động mành lưới báu, làm vang ra tiếng vi diệu, thí như trăm nghìn thứ nhạc đồng một lúc hòa chung. Người nào nghe tiếng đó tự nhiên đều sanh lòng niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng"(Sđd). Còn ở Đài Loan trong thế kỷ XXI, thì danh hiệu Phật, Bồ tát được diễn nói bằng những hình thức hiện đại hơn.

"Văn hóa Tịnh độ" được thiết lập theo các quy chuẩn, giá trị vật chất và tinh thần nhất định. Thứ nhất, đây là cảnh giới không có khổ đau, chỉ có hạnh phúc, sung sướng. Bởi vì nơi đây không có ba đường ác (địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh), ngay cả danh từ "ác" còn không có, huống chi là có thật. Điều này thể hiện ngay trên danh xưng "Thế giới Cực lạc" (nghĩa là thế giới vô cùng an lạc, vui sướng).

Thứ hai, dân chúng trong nước này đều là chư thượng thiện nhân (những bậc thượng thiện). Tuổi thọ của người dân ở đây lâu dài khó có thể tính được. Điều kiện để "nhập quốc tịch" vào nước Cực lạc thật không đơn giản: "Không thể dùng chút ít phước đức nhân duyên mà được sinh về cõi đó" (Sđd). Muốn sinh về cõi Cực lạc thì nhất định phải đạt đến cảnh giới tâm không tạp loạn: "Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào nghe nói Đức Phật A Di Đà, rồi chấp trì danh hiệu của Đức Phật đó, hoặc trong một ngày, hoặc hai ngày, hoặc ba ngày, hoặc bốn ngày, hoặc năm ngày, hoặc sáu ngày, hoặc bảy ngày, một lòng không tạp loạn. Thời người đó đến lúc lâm chung Đức Phật A Di Đà cùng hàng Thánh chúng hiện thân ở trước người đó. Người đó lúc chết tâm thần không điên đảo, liền được vãng sanh về cõi nước Cực lạc của Đức Phật A Di Đà" (Sđd). Tóm lại, đạo đức và trí tuệ của người dân ở đây đạt tầm mức rất cao, họ sống vui, sống lâu, sống khỏe và không có bịnh tật.

Thứ ba, điều kiện, hoàn cảnh và môi trường sống ở đây từ nhà cửa, phố xá, cơ sở hạ tầng đến phương tiện sinh hoạt tinh thần thật tuyệt vời. Quan trọng là tất cả đều nhằm hướng cho dân chúng thăng tiến trí tuệ và tâm linh, chứ không phải cốt hưởng thú vui dục lạc:"Cõi Cực lạc có bảy từng bao lơn, bảy từng mành lưới, bảy từng hàng cây, đều bằng bốn chất báu bao bọc giáp vòng…, lại có ao bằng bảy châu báu, trong ao đầy nước tám công đức, đáy thuần dùng cát vàng trải làm đất. Vàng bạc, lưu ly, pha lê hiệp thành những thềm, đường ở bốn bên ao; trên thềm đường có lầu gác cũng đều nghiêm sức bằng vàng, bạc, lưu ly, pha lê, xa cừ, xích châu, mã não. Trong ao có hoa sen lớn như bánh xe: hoa sắc xanh thời ánh sáng xanh, sắc vàng thời ánh sáng vàng, sắc đỏ thời ánh sáng đỏ, sắc trắng thời ánh sáng trắng, mầu nhiệm thơm tho trong sạch"(Sđd).

Một trong những nét sinh hoạt hàng ngày của người dân là: "Cõi nước của Đức Phật đó, thường trổi nhạc trời, đất bằng vàng ròng, ngày đêm sáo trời, rưới hoa trời mạn-đà-la. Chúng sanh trong cõi đó thường vào lúc sáng sớm, đều lấy đãi hoa đựng những hoa tốt đem cúng dường mười muôn ức Đức Phật ở phương khác, đến giờ ăn liền trở về bổn quốc ăn cơm xong đi kinh hành" (Sđd).

Nước Cực lạc, vật chất sung mãn, môi trường sinh thái trong lành và thanh khiết, đời sống tâm linh hướng thượng lý tưởng và thánh thiện, môi trường không ồn ào, hoàn cảnh không độc hại, không khí không ô nhiễm, con người không còn tạo ác nghiệp.

Thiết lập "Nhân gian Tịnh độ" ngay trong đời sống hiện tại là một trong những nội dung cốt yếu của hành giả tu pháp môn Tịnh độ hướng tới. Những khía cạnh cơ bản về giá trị vật chất và tinh thần của "văn hóa Tịnh độ" qua kinh A Di Đàđược trình bày ở trên, thể hiện rõ đây là nét văn hóa Chân, Thiện, Mỹ mang giá trị vĩnh hằng đối với nhân loại trong hiện tại cũng như tương lai.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/08/2012(Xem: 13688)
Phước thiện thuộc về danh pháp (nāmadhamma) hay thuộc về thiện tâm, không phải vật chất, nên khó thấy, khó biết, chỉ có bậc có trí tuệ, có thần thông mới có thể biết người nào có phước thiện.
05/06/2012(Xem: 27182)
Mới đây theo công trình nghiên cứu của giáo sư Eric Sharp thuộc Đại học Sydney, Australia, trong số những thánh nhân của thế kỷ thứ 20 này, có ba thánh nhân người châu Á. Đó là cố thi hào Ấn Độ Rabindranath Tagore (1861-1941), Thánh Mahatma Gandhi (1869 - 1948) và một vị hiện sống là Tenzin Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 (1935-?). Vâng, Tenzin Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 hiện nay được nhiều nơi trên thế giới công nhận là một hóa thân Quan Âm và một bậc thầy tâm linh vĩ đại của nhân loại
31/05/2012(Xem: 5671)
Chính Đức Phật đã quy chuẩn cách dùng ngôn ngữ hay tiếng nói địa phương trong việc truyền đạt giáo lý... Thích Nhuận Châu dịch
18/04/2012(Xem: 4781)
Tối nay tôi được yêu cầu để nó về sự phân biệt Phật Pháp, giáo lý của Đức Phật, với văn hóa Á châu hay văn hóa Tây Tạng. Đây là một câu hỏi rất quan trọng, một cách đặc biệt nếu chúng ta đang hoạt động để làm lợi ích cho người khác. Thí dụ, chính chúng ta có thể bị quyến rũ với văn hóa Tây Tạng hay Á châu một cách tổng quát và thích như thế; nhưng nếu chúng ta muốn hổ trợ người khác và dạy họ về giáo lý nhà Phật, thì nó có lợi lạc cho họ không? Tôi nghĩ đấy thật sự là vấn đề, có phải không? Và giống như chúng ta có thể có và có thể không thích những khía cạnh của văn hóa Tây Tạng, tương tự họ sẽ là những người mà chúng ta cố gắng để giúp đở mà cũng có thể thích hay không thích? Do thế chúng ta cần uyển chuyển trong dạng thức của việc hành động với người khác, hổ trợ người khác. Quý vị có khuyến khích họ đốt đèn bơ hay treo những lá cờ cầu nguyện, những loại như thế ấy không, hay có phải có điều gì đó sẽ làm cho họ quay lưng với Phật Giáo, được dập tắt không? Do vậy có hai sự cân nhắc
04/03/2012(Xem: 45320)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (tập 4), mục lục: Sắc đẹp hoa sen Chuyện hai mẹ con cùng lấy một chồng Cảm hóa cô dâu hư Bậc Chiến Thắng Bất Diệt - Bạn của ta, giờ ở đâu? Đặc tính của biển lớn Người đàn tín hộ trì tối thượng Một doanh gia thành đạt Đức hạnh nhẫn nhục của tỳ-khưu Punna (Phú-lâu-na) Một nghệ sĩ kỳ lạ Vị Thánh trong bụng cá Những câu hỏi vớ vẩn Rahula ngủ trong phòng vệ sinh Voi, lừa và đa đa Tấm gương học tập của Rahula Bài học của nai tơ Cô thị nữ lưng gù
17/02/2012(Xem: 3483)
Nguyễn Du cho chúng ta thấy rằng Cụ không những là một người am hiểu sâu xa về Phật giáo mà còn là một hành giả tu tập Thiền tông qua Kinh Kim Cương... Đại Lãn
24/01/2012(Xem: 11571)
Vănhọc Phật giáo nói chung, văn học Phật giáo Việt Nam nói riêng dứt khoát phải thể hiện giáo lý nhà Phật, mà cụ thể là thểhiện vấn đề về bản thể luận, về giải thoát luận và những con đường tu chứng. Để biểu lộ nội dung trên, văn học Phật giáo phải có một nghệ thuật tương xứng. Ở bài viết này sẽ đề cậpmấy nét đặc sắc về nghệ thuật của văn học Phật giáo. Khi trình bày vấn đề, chúng tôi chọn văn học Phật giáo Lý-Trần đểminh họa, bởi lẽ văn học Phật giáo Lý- Trần là kết tinh của những tinh hoa văn học Phật giáo Việt Nam.
13/01/2012(Xem: 9071)
Theo truyền thống Phật giáo Nam truyền, sau khi nhận lễ phẩmcúng dường, chư Tăng thường chúc phúc cho Phật tử bằng bốn pháp: sống lâu,sắc đẹp, an vui và sức mạnh(1). Theo cách hiểu truyền thống thì sốnglâulà sự đạt thành Tứ thần túc; sắc đẹplà sự nghiêm trì giớiluật; an vuilà thành tựu Tứ thiềnvà sức mạnhlàthành tựu Ngũ lực... Theo Kinh Tăng Chi, muốn gia tăng tuổi thọ, sống lâu thì phải: làm việc thích đáng, biết vừa phải trong việc thích đáng, ăn các đồ ăn tiêu hóa, du hành phải thời...
19/11/2011(Xem: 3324)
Nietzsche Và Đạo Phật
03/10/2011(Xem: 7693)
Tại sao ông quá quan tâm? [cười] Không, một cách nghiêm chỉnh, tôi cảm thấy rằng người Hoa Kỳ quan tâm bởi vì họ cởi mở. Họ có một nền giáo dục đã dạy họ tìm kiếm cho chính họ tại sao mọi thứ là như thế, trong một cung cách như thế. Những người cởi mở có khuynh hướng quan tâm đến Đạo Phật bởi vì Đức Phật khuyến khích họ khảo sát mọi vật - Ngài không chỉ ra lệnh họ tin tưởng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567