Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

"Văn hóa Tịnh độ" qua Kinh A Di Đà

30/04/201115:57(Xem: 7888)
"Văn hóa Tịnh độ" qua Kinh A Di Đà
kinh-a-di-da-ttt

Hơn bao giờ hết, hiện nay hai chữ "văn hóa" được ưa chuộng và sử dụng trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội như: văn hóa giao tiếp, văn hóa giao thông, văn hóa ứng xử, văn hóa kinh doanh, văn hóa công sở, văn hóa học đường, văn hóa thời trang, văn hóa tín ngưỡng… Ở đây, chúng tôi muốn nói lên một vài suy nghĩ của mình về một khái niệm văn hóa vừa lạ mà vừa quen: "Văn hóa Tịnh độ". Nói lạ là với những người chưa hoặc ít đi chùa, niệm Phật, còn với những người Phật tử thuần thành thì ai ai cũng biết "Tịnh độ" chỉ cho cảnh giới vô cùng thanh tịnh, an lạc và vui sướng, không còn bóng dáng và khái niệm khổ đau của Đức Phật A Di Đà, do Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giới thiệu trong kinh A Di Đà.

"Văn hóa" theo nghĩa rộng, là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn. Ở đây, chúng tôi chỉ tập trung đề cập đến những đặc trưng cơ bản và gần gũi nhất của kiểu "Văn hóa Tịnh độ" được diễn tả qua kinh A Di Đà.

Khái niệm "Văn hóa Tịnh độ" bất chợt xuất hiện trong tâm thức khi chúng tôi trên đường đi bái Phật từ Đài Bắc (Pháp Cổ Sơn của ngài Thánh Nghiêm), đi ngang Đào Viên, Tân Trúc, Miêu Lật đến Đài Trung (Trung Đài thiền tự của ngài Duy Giác), vượt qua Chương Hóa, Vân Lâm, Gia Nghi đến Đài Nam, Cao Hùng (Phật Quang Sơn của ngài Tinh Vân), đi vòng Bình Đông, Đài Đông đến Hoa Liên (Từ Tế hội của Ni sư Chứng Nghiêm), rồi ngang qua Nghi Lan về lại Đài Bắc trong chuyến thăm viếng Đài Loan nhân dịp Vu lan vừa qua. Tức là chúng tôi đã đi giáp một vòng lãnh thổ Đài Loan, viếng thăm bốn tông phái hưng thịnh nhất của Phật giáo Đài Loan hiện nay. Ấn tượng lớn nhất in sâu vào ký ức chúng tôi là trên suốt dọc đường từ thành thị đến nông thôn, chúng tôi luôn nhìn thấy các băng-rôn, bảng hiệu ghi: Nam mô A Di Đà Phật, Nam mô Quan Thế Âm Bồ tát, Nam mô Địa Tạng Vương Bồ tát… treo, dán, in hoặc viết trên cổng nhà, cổng xưởng, cổng công ty, giữa đường hay hai bên đường.

Hơn nữa, chúng tôi thường được nghe pháp âm niệm Phật phát ra từ máy niệm Phật, băng đĩa niệm Phật… Cảnh tượng danh hiệu Phật, Bồ tát phổ biến khắp nơi nơi gợi cho chúng tôi liên tưởng tới một đoạn trong kinh A Di Đà diễn tả về thế giới Cực lạc: "Cõi đó thường có những giống chim màu sắc xinh đẹp lạ thường, nào chim Bạch hạc, Khổng tước, Anh-võ, Xá-lợi, Ca-lăng-tần-già, Cộng mạng. Những loài chim đó ngày đêm sáu thời kêu tiếng hòa nhã, tiếng đó diễn nói những pháp như Ngũ căn, Ngũ lực, Thất bồ đề phần, Bát thánh đạo phần v.v… Chúng sanh trong cõi đó nghe tiếng chim xong thảy đều niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng"(Kinh A Di Đà, HT.Thích Trí Tịnh dịch). Ở cõi Cực lạc, nhiều loại chim quý, dùng tiếng vi diệu diễn nói Phật pháp, để cho dân chúng cõi đó nghe mà luôn luôn tinh tấn tu hành. Không những các loài chim quý, mà cả gió, cây muôn vật cũng biết xiển dương Tam bảo: "Trong cõi nước của Đức Phật đó, gió nhẹ thổi động các hàng cây báu và động mành lưới báu, làm vang ra tiếng vi diệu, thí như trăm nghìn thứ nhạc đồng một lúc hòa chung. Người nào nghe tiếng đó tự nhiên đều sanh lòng niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng"(Sđd). Còn ở Đài Loan trong thế kỷ XXI, thì danh hiệu Phật, Bồ tát được diễn nói bằng những hình thức hiện đại hơn.

"Văn hóa Tịnh độ" được thiết lập theo các quy chuẩn, giá trị vật chất và tinh thần nhất định. Thứ nhất, đây là cảnh giới không có khổ đau, chỉ có hạnh phúc, sung sướng. Bởi vì nơi đây không có ba đường ác (địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh), ngay cả danh từ "ác" còn không có, huống chi là có thật. Điều này thể hiện ngay trên danh xưng "Thế giới Cực lạc" (nghĩa là thế giới vô cùng an lạc, vui sướng).

Thứ hai, dân chúng trong nước này đều là chư thượng thiện nhân (những bậc thượng thiện). Tuổi thọ của người dân ở đây lâu dài khó có thể tính được. Điều kiện để "nhập quốc tịch" vào nước Cực lạc thật không đơn giản: "Không thể dùng chút ít phước đức nhân duyên mà được sinh về cõi đó" (Sđd). Muốn sinh về cõi Cực lạc thì nhất định phải đạt đến cảnh giới tâm không tạp loạn: "Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào nghe nói Đức Phật A Di Đà, rồi chấp trì danh hiệu của Đức Phật đó, hoặc trong một ngày, hoặc hai ngày, hoặc ba ngày, hoặc bốn ngày, hoặc năm ngày, hoặc sáu ngày, hoặc bảy ngày, một lòng không tạp loạn. Thời người đó đến lúc lâm chung Đức Phật A Di Đà cùng hàng Thánh chúng hiện thân ở trước người đó. Người đó lúc chết tâm thần không điên đảo, liền được vãng sanh về cõi nước Cực lạc của Đức Phật A Di Đà" (Sđd). Tóm lại, đạo đức và trí tuệ của người dân ở đây đạt tầm mức rất cao, họ sống vui, sống lâu, sống khỏe và không có bịnh tật.

Thứ ba, điều kiện, hoàn cảnh và môi trường sống ở đây từ nhà cửa, phố xá, cơ sở hạ tầng đến phương tiện sinh hoạt tinh thần thật tuyệt vời. Quan trọng là tất cả đều nhằm hướng cho dân chúng thăng tiến trí tuệ và tâm linh, chứ không phải cốt hưởng thú vui dục lạc:"Cõi Cực lạc có bảy từng bao lơn, bảy từng mành lưới, bảy từng hàng cây, đều bằng bốn chất báu bao bọc giáp vòng…, lại có ao bằng bảy châu báu, trong ao đầy nước tám công đức, đáy thuần dùng cát vàng trải làm đất. Vàng bạc, lưu ly, pha lê hiệp thành những thềm, đường ở bốn bên ao; trên thềm đường có lầu gác cũng đều nghiêm sức bằng vàng, bạc, lưu ly, pha lê, xa cừ, xích châu, mã não. Trong ao có hoa sen lớn như bánh xe: hoa sắc xanh thời ánh sáng xanh, sắc vàng thời ánh sáng vàng, sắc đỏ thời ánh sáng đỏ, sắc trắng thời ánh sáng trắng, mầu nhiệm thơm tho trong sạch"(Sđd).

Một trong những nét sinh hoạt hàng ngày của người dân là: "Cõi nước của Đức Phật đó, thường trổi nhạc trời, đất bằng vàng ròng, ngày đêm sáo trời, rưới hoa trời mạn-đà-la. Chúng sanh trong cõi đó thường vào lúc sáng sớm, đều lấy đãi hoa đựng những hoa tốt đem cúng dường mười muôn ức Đức Phật ở phương khác, đến giờ ăn liền trở về bổn quốc ăn cơm xong đi kinh hành" (Sđd).

Nước Cực lạc, vật chất sung mãn, môi trường sinh thái trong lành và thanh khiết, đời sống tâm linh hướng thượng lý tưởng và thánh thiện, môi trường không ồn ào, hoàn cảnh không độc hại, không khí không ô nhiễm, con người không còn tạo ác nghiệp.

Thiết lập "Nhân gian Tịnh độ" ngay trong đời sống hiện tại là một trong những nội dung cốt yếu của hành giả tu pháp môn Tịnh độ hướng tới. Những khía cạnh cơ bản về giá trị vật chất và tinh thần của "văn hóa Tịnh độ" qua kinh A Di Đàđược trình bày ở trên, thể hiện rõ đây là nét văn hóa Chân, Thiện, Mỹ mang giá trị vĩnh hằng đối với nhân loại trong hiện tại cũng như tương lai.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/02/2024(Xem: 2174)
Từ 1983 đến 1985 khi đang ở Singapore, bận bịu với chương trình nghiên cứu Phật giáo tại Viện Phát triển Giáo Trình, tôi được Tu viện Phật giáo Srilankaramaya và một số đạo hữu mời giảng bốn loạt bài pháp nói về một vài tông phái chính của Phật giáo. Các bài giảng được ưa thích, và nhờ các cố gắng của Ô. Yeo Eng Chen và một số bạn khác, chúng đã được ghi âm, chép tay và in ấn để phát miễn phí cho các học viên. Kể từ đó, các bài pháp khởi đi từ hình thức của các tập rời được ngưỡng mộ và cũng được tái bản. Sau đó, tôi nhận thấy có vẻ hay hơn nếu in ấn bốn phần ấy thành một quyển hợp nhất, và với vài lần nhuận sắc, xuất bản chúng để cho công chúng dùng chung.
19/12/2023(Xem: 4613)
Cách đây chừng 30 năm, Tổ Đình Viên Giác tại Hannover Đức Quốc chúng tôi có nhận được bộ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh (Taisho Shinshu Daizokyou) bằng Hán Văn gồm 100 tập do cố Hòa Thượng Thích Tịnh Hạnh từ Đài Loan giới thiệu để được tặng. Bộ Đại Tạng Kinh giá trị này do Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội xuất bản và gửi tặng đến các nơi có duyên. Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội dưới sự chứng minh và lãnh đạo tinh thần của cố Hòa Thượng Thích Tịnh Không đã làm được không biết bao nhiêu công đức truyền tải giáo lý Phật Đà qua việc xuất bản kinh điển và sách vở về Phật Giáo, với hình thức ấn tống bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau như: Hoa Ngữ, Anh Ngữ, Pháp Ngữ, Đức Ngữ, Việt Ngữ. Nhờ đó tôi có cơ hội để tham cứu Kinh điển rất thuận tiện.
13/12/2023(Xem: 10722)
Hành Thiền, một nếp sống lành mạnh trong sáng, một phương pháp giáo dục hướng thượng (Sách pdf của HT Thích Minh Châu)
13/12/2023(Xem: 9978)
Đức Phật của Chúng Ta (Sách pdf của HT Thích Minh Châu)
03/05/2023(Xem: 7600)
Khi Phật giáo (PG) du nhập vào Trung Hoa (TH) lần đầu tiên từ Ấn-độ và Trung Á thì những TH theo PG có khuynh hướng coi tôn giáo này là một phần hay một phái của Đạo Giáo Hoàng Lão, một hình thức Đạo Giáo bắt nguồn từ kinh sách và pháp thực hành được coi là của Hoàng Đế và Lão Tử. Những người khác chấp nhận ít hơn tôn giáo “ngoại lai” xâm nhập từ các xứ Tây Phương “man rợ” này PG là xa lạ và là một sự thách thức nguy hiểm cho trật tự xã hội và đạo đức TH, Trong mấy thế kỷ, hai thái độ này tạo thành cái nôi mà ở trong đó sự hiểu biết PG của người TH thành kính, trong khi các nhà
21/04/2023(Xem: 8698)
Thượng Tọa Thích Trí Siêu từ Pháp Quốc sẽ giảng pháp tại Úc Châu vào tháng 4 năm 2023 -- Thượng Tọa Thích Trí Siêu sinh năm 1962 tại Sài Gòn. Theo cha mẹ tỵ nạn qua Pháp năm 1975. Năm 1985 nhập chúng tu học tại Tự Viện Linh-Sơn, tỉnh Joinville-le-Pont, Paris. Năm 1987 thọ cụ túc giới với Hòa Thượng Thích Huyền-Vi. Tuy xuất thân từ Đại Thừa, nhưng Thầy đã không ngần ngại du phương tham vấn và tu học với nhiều truyền thống khác như : Nguyên Thủy, Đại Thừa, Kim Cang Thừa Tây Tạng.
20/04/2023(Xem: 9738)
Học đạo quý vô tâm Làm, nghĩ, nói không lầm Sáng trong và lặng lẽ Giản dị mới uyên thâm
18/03/2023(Xem: 6352)
Tây phương Kinh tế học có thể bị chỉ trích bởi dựa trên sự hợp lý hóa hành vi cạnh tranh, tối đa hóa lợi nhuận vì lợi ích của một nhóm nhỏ, phụ thuộc vào sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và sự suy thoái môi trường chung của chúng ta. Trong khi đó, Kinh tế học Phật giáo được hình thành dựa trên sự tương tác phụ thuộc lẫn nhau của con người và môi trường, do đó mang lại sự an lạc hạnh phúc dựa trên từ bi tâm đối với tất cả chúng sinh. Mục tiêu của nó là duy sự phát triển bền vững gắn liền bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu hiện nay, đồng thời khẳng định sự thịnh vượng chung và mang đến sự an lạc thịnh đạt cho người lao động, khách hàng, cổ đông và xã hội.
03/02/2023(Xem: 5589)
Đã có rất nhiều tài liệu đề cập về Thiền bao gồm Thiền Định, Thiền Chỉ, Thiền Quán, Thiền Tọa, Thiền Hành, Thiền Phàm Phu, Thiền Ngoại Đạo, Thiền Tiểu Thừa, Thiền Trung Thừa, Thiền Đại Thừa, Thiền Tối Thượng Thừa...Tất cả đều là những sắc thái, tướng trạng, hiện tượng và tác động từ tâm thức chúng ta trong ý hướng tu tập trên đường giải thoát, giác ngộ Phật đạo. Sự giác ngộ giải thoát nơi Phật Đạo, tuy nhiên, lại quá phong phú, đa diện với sắc thái tâm thức rất sâu xa vi tế nên dù Phật tánh
31/01/2023(Xem: 6265)
Kinh Châu Báu, thuộc kinh điển Nam Truyền, Tiểu Bộ Kinh, là một bài kinh Hộ Trì hay Cầu An, do Đức Phật Thích Ca nói ra khi Ngài được thỉnh đến thành Vesali, dân chúng đang chịu ba thứ nạn, nạn dịch bệch, nạn đói và nạn Phi Nhân. Dân chúng ở đây cầu mong nhờ ân đức cao trọng của Đức Phật, nhờ Phật Lực mà các hoạn nạn được tiêu trừ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567