Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Môi Trường - Bài viết trên núi

03/09/201015:11(Xem: 5267)
Môi Trường - Bài viết trên núi
mountain_1

MÔI TRƯỜNG - BÀI VIẾT TRÊN NÚI
His Holiness the Dalai Lama

Tuệ Uyểnchuyển ngữ

Ở Tây Tạng, núi non thường được xem như nơi cư ngụ của những bổn tôn. Thí dụ, Amnye Machen, một ngọn núi ở Đông Bắc Tây Tạng, được coi như trú xứ của Machen Pomra, một trong những bổn tôn quan trọng nhất của Amdo, tỉnh nhà của chúng tôi. Bởi vì tất cả những người ở Amdo xem Machen Pomra là người bạn đặc biệt của họ, nhiều đoàn người đi vòng quanh chân núi trong cuộc hành hương.

Người Tây Tạng thường thường tỏ ra ít thích thú trong việc leo lên những đỉnh núi ở quanh họ, có lẻ đấy là sự tôn kính đến những bổn tôn chủ trì. Tuy thế, chúng tôi nghĩ có một lý do thực tế hơn. Hầu hết người Tây Tạng phải leo qua rất nhiều núi non xa xôi phải có nguyện ước nào đấy để leo lên cao hơn mà họ phải làm. Khi những người ở Lhasathỉnh thoảng leo núi vì niềm vui thích, họ lựa chọn những ngọn đồi có kích cở vừa phải, và lúc lên đến đỉnh sẽ đốt hương, cầu nguyện rồi nghĩ ngơi với cuộc vui chơi.

Những người du hành ở Tây Tạng theo truyền thống đặt thêm một viên đá trên những Ụ đá hình tháp trên đỉnh đồi hay đi qua với sự reo hò “Lha-gyal- lo_Sự chiến thắng của thần thánh”. Sau này, “những hòn đá Mani”, những hòn đá được chạm khắc những lời cầu nguyện và kinh điển khác có thể được đặt thêm cùng với những lá cờ cầu nguyện. Một kết quả thực tiễn của truyền thống ý nghĩa này cho môi trường là một sự quan tâm sâu sắc được thiết lập để bảo vệ nó.

Chỉ những nhà ẩn tu, thú vật hoang dã, và, trong mùa hè, những người du cư cùng với những đàn thú của họ thực sự sống trong núi cao, nhưng trong những ngọn núi mộc mạc và yên tĩnh của chúng tôi, có một sự bình lặng của tâm tư hơn trong hầu hết những thành phố trên thế giới. Vì sự thực tập của đạo Phật liên hệ để thấy những hiện tượng như trống không của sự tồn tại vốn có, nó hổ trợ cho thiền giả có thể nhìn vào trong khoảng không gian bao la trống rỗng được thấy từ đỉnh núi.

Trong những kho tàng tài nguyên thiên nhiên này, những bác sĩ của chúng tôi khám phá những cỏ cây quý giá và từ đấy họ pha chế thành những môn thuốc của họ, trong khi ấy những người du cư tìm ra những đồng cỏ giàu có cho đàn thú của họ, rất quan trọng cho nền kinh tế Tây Tạng. Nhưng những tác động tai hại rộng lớn hơn ảnh hưởng đến vòng cung Vùng Đất Tuyết Sơn; phát nguyên của nhiều dòng sông lớn ở Á Châu. Lũ lụt ồ ạt gần đây ở cận lục địa Ấn Độ và Trung Hoa có thể một phần quy cho sự tàn phá rừng và môi trường đã cùng với việc bạo lực Trung Cộng chiếm đóng Tây Tạng.

Trên hơn một nghìn năm chúng tôi những người Tây Tạng đã tôn trọng triệt để đến những giá trị tinh thần và môi trường để duy trì sự cân bằng tế nhị của sự sống suốt vùng cao nguyên mà chúng tôi sinh sống. Cảm hứng bởi thông điệp của Đức Phật về bất bạo động và từ bi yêu thương và bảo vệ bởi núi non của chúng ta, chúng ta cố gắng tôn trọng mọi hình thức của sự sống, trong khi những người láng giềng chúng ta sống yên tĩnh, không bị quấy rầy.

Những ngày này khi chúng ta nói về bảo tồn môi trường, cho dù chúng ta nói về đời sống hoang dã, rừng rậm, đại dương, sông ngòi hay núi non, cuối cùng quyết định để hành động phải đến từ con tim hay tấm lòng của chúng ta. Vì thế điểm then chốt, chúng tôi nghĩ, là do tất cả chúng ta phát triển một cảm giác chân thành của trách nhiệm toàn cầu, không chỉ đối với hành tinh xanh tuyệt đẹp mà nó là ngôi nhà của chúng ta, nhưng cũng đối với vô lượng chúng sinh mà với họ chúng ta cùng chia sẻ nó.

An Essay on Mountains
An article from July 161992 Newsweek.
http://www.dalailama.com/page.87.htm
Tuệ Uyển chuyển ngữ
14-12-2008

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/10/2012(Xem: 6655)
Không phải ngẫu nhiên ngày nay Phật giáo được nhân loại tôn vinh là một trong những tôn giáo có một triết lý sống nhân văn và thiết thực nhất. Cụ thể, đạo Phật là tôn giáo xuất phát từ hiện thực con người và vì con người, nhằm hướng con người đi đến hạnh phúc an lạc. Sở dĩ được tôn vinh như vậy là do toàn bộ giáo lý của Đức Phật thể hiện một nếp sống đạo đức có những đặc trưng riêng biệt, nổi bật mà khi chúng ta trải nghiệm sẽ nhận chân được các giá trị hạnh phúc.
02/08/2012(Xem: 14188)
Phước thiện thuộc về danh pháp (nāmadhamma) hay thuộc về thiện tâm, không phải vật chất, nên khó thấy, khó biết, chỉ có bậc có trí tuệ, có thần thông mới có thể biết người nào có phước thiện.
05/06/2012(Xem: 28467)
Mới đây theo công trình nghiên cứu của giáo sư Eric Sharp thuộc Đại học Sydney, Australia, trong số những thánh nhân của thế kỷ thứ 20 này, có ba thánh nhân người châu Á. Đó là cố thi hào Ấn Độ Rabindranath Tagore (1861-1941), Thánh Mahatma Gandhi (1869 - 1948) và một vị hiện sống là Tenzin Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 (1935-?). Vâng, Tenzin Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 hiện nay được nhiều nơi trên thế giới công nhận là một hóa thân Quan Âm và một bậc thầy tâm linh vĩ đại của nhân loại
31/05/2012(Xem: 5759)
Chính Đức Phật đã quy chuẩn cách dùng ngôn ngữ hay tiếng nói địa phương trong việc truyền đạt giáo lý... Thích Nhuận Châu dịch
18/04/2012(Xem: 4910)
Tối nay tôi được yêu cầu để nó về sự phân biệt Phật Pháp, giáo lý của Đức Phật, với văn hóa Á châu hay văn hóa Tây Tạng. Đây là một câu hỏi rất quan trọng, một cách đặc biệt nếu chúng ta đang hoạt động để làm lợi ích cho người khác. Thí dụ, chính chúng ta có thể bị quyến rũ với văn hóa Tây Tạng hay Á châu một cách tổng quát và thích như thế; nhưng nếu chúng ta muốn hổ trợ người khác và dạy họ về giáo lý nhà Phật, thì nó có lợi lạc cho họ không? Tôi nghĩ đấy thật sự là vấn đề, có phải không? Và giống như chúng ta có thể có và có thể không thích những khía cạnh của văn hóa Tây Tạng, tương tự họ sẽ là những người mà chúng ta cố gắng để giúp đở mà cũng có thể thích hay không thích? Do thế chúng ta cần uyển chuyển trong dạng thức của việc hành động với người khác, hổ trợ người khác. Quý vị có khuyến khích họ đốt đèn bơ hay treo những lá cờ cầu nguyện, những loại như thế ấy không, hay có phải có điều gì đó sẽ làm cho họ quay lưng với Phật Giáo, được dập tắt không? Do vậy có hai sự cân nhắc
04/03/2012(Xem: 46327)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (tập 4), mục lục: Sắc đẹp hoa sen Chuyện hai mẹ con cùng lấy một chồng Cảm hóa cô dâu hư Bậc Chiến Thắng Bất Diệt - Bạn của ta, giờ ở đâu? Đặc tính của biển lớn Người đàn tín hộ trì tối thượng Một doanh gia thành đạt Đức hạnh nhẫn nhục của tỳ-khưu Punna (Phú-lâu-na) Một nghệ sĩ kỳ lạ Vị Thánh trong bụng cá Những câu hỏi vớ vẩn Rahula ngủ trong phòng vệ sinh Voi, lừa và đa đa Tấm gương học tập của Rahula Bài học của nai tơ Cô thị nữ lưng gù
17/02/2012(Xem: 3542)
Nguyễn Du cho chúng ta thấy rằng Cụ không những là một người am hiểu sâu xa về Phật giáo mà còn là một hành giả tu tập Thiền tông qua Kinh Kim Cương... Đại Lãn
24/01/2012(Xem: 11908)
Vănhọc Phật giáo nói chung, văn học Phật giáo Việt Nam nói riêng dứt khoát phải thể hiện giáo lý nhà Phật, mà cụ thể là thểhiện vấn đề về bản thể luận, về giải thoát luận và những con đường tu chứng. Để biểu lộ nội dung trên, văn học Phật giáo phải có một nghệ thuật tương xứng. Ở bài viết này sẽ đề cậpmấy nét đặc sắc về nghệ thuật của văn học Phật giáo. Khi trình bày vấn đề, chúng tôi chọn văn học Phật giáo Lý-Trần đểminh họa, bởi lẽ văn học Phật giáo Lý- Trần là kết tinh của những tinh hoa văn học Phật giáo Việt Nam.
13/01/2012(Xem: 9239)
Theo truyền thống Phật giáo Nam truyền, sau khi nhận lễ phẩmcúng dường, chư Tăng thường chúc phúc cho Phật tử bằng bốn pháp: sống lâu,sắc đẹp, an vui và sức mạnh(1). Theo cách hiểu truyền thống thì sốnglâulà sự đạt thành Tứ thần túc; sắc đẹplà sự nghiêm trì giớiluật; an vuilà thành tựu Tứ thiềnvà sức mạnhlàthành tựu Ngũ lực... Theo Kinh Tăng Chi, muốn gia tăng tuổi thọ, sống lâu thì phải: làm việc thích đáng, biết vừa phải trong việc thích đáng, ăn các đồ ăn tiêu hóa, du hành phải thời...
19/11/2011(Xem: 3393)
Nietzsche Và Đạo Phật
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567