Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Môi Trường - Bài viết trên núi

03/09/201015:11(Xem: 5266)
Môi Trường - Bài viết trên núi
mountain_1

MÔI TRƯỜNG - BÀI VIẾT TRÊN NÚI
His Holiness the Dalai Lama

Tuệ Uyểnchuyển ngữ

Ở Tây Tạng, núi non thường được xem như nơi cư ngụ của những bổn tôn. Thí dụ, Amnye Machen, một ngọn núi ở Đông Bắc Tây Tạng, được coi như trú xứ của Machen Pomra, một trong những bổn tôn quan trọng nhất của Amdo, tỉnh nhà của chúng tôi. Bởi vì tất cả những người ở Amdo xem Machen Pomra là người bạn đặc biệt của họ, nhiều đoàn người đi vòng quanh chân núi trong cuộc hành hương.

Người Tây Tạng thường thường tỏ ra ít thích thú trong việc leo lên những đỉnh núi ở quanh họ, có lẻ đấy là sự tôn kính đến những bổn tôn chủ trì. Tuy thế, chúng tôi nghĩ có một lý do thực tế hơn. Hầu hết người Tây Tạng phải leo qua rất nhiều núi non xa xôi phải có nguyện ước nào đấy để leo lên cao hơn mà họ phải làm. Khi những người ở Lhasathỉnh thoảng leo núi vì niềm vui thích, họ lựa chọn những ngọn đồi có kích cở vừa phải, và lúc lên đến đỉnh sẽ đốt hương, cầu nguyện rồi nghĩ ngơi với cuộc vui chơi.

Những người du hành ở Tây Tạng theo truyền thống đặt thêm một viên đá trên những Ụ đá hình tháp trên đỉnh đồi hay đi qua với sự reo hò “Lha-gyal- lo_Sự chiến thắng của thần thánh”. Sau này, “những hòn đá Mani”, những hòn đá được chạm khắc những lời cầu nguyện và kinh điển khác có thể được đặt thêm cùng với những lá cờ cầu nguyện. Một kết quả thực tiễn của truyền thống ý nghĩa này cho môi trường là một sự quan tâm sâu sắc được thiết lập để bảo vệ nó.

Chỉ những nhà ẩn tu, thú vật hoang dã, và, trong mùa hè, những người du cư cùng với những đàn thú của họ thực sự sống trong núi cao, nhưng trong những ngọn núi mộc mạc và yên tĩnh của chúng tôi, có một sự bình lặng của tâm tư hơn trong hầu hết những thành phố trên thế giới. Vì sự thực tập của đạo Phật liên hệ để thấy những hiện tượng như trống không của sự tồn tại vốn có, nó hổ trợ cho thiền giả có thể nhìn vào trong khoảng không gian bao la trống rỗng được thấy từ đỉnh núi.

Trong những kho tàng tài nguyên thiên nhiên này, những bác sĩ của chúng tôi khám phá những cỏ cây quý giá và từ đấy họ pha chế thành những môn thuốc của họ, trong khi ấy những người du cư tìm ra những đồng cỏ giàu có cho đàn thú của họ, rất quan trọng cho nền kinh tế Tây Tạng. Nhưng những tác động tai hại rộng lớn hơn ảnh hưởng đến vòng cung Vùng Đất Tuyết Sơn; phát nguyên của nhiều dòng sông lớn ở Á Châu. Lũ lụt ồ ạt gần đây ở cận lục địa Ấn Độ và Trung Hoa có thể một phần quy cho sự tàn phá rừng và môi trường đã cùng với việc bạo lực Trung Cộng chiếm đóng Tây Tạng.

Trên hơn một nghìn năm chúng tôi những người Tây Tạng đã tôn trọng triệt để đến những giá trị tinh thần và môi trường để duy trì sự cân bằng tế nhị của sự sống suốt vùng cao nguyên mà chúng tôi sinh sống. Cảm hứng bởi thông điệp của Đức Phật về bất bạo động và từ bi yêu thương và bảo vệ bởi núi non của chúng ta, chúng ta cố gắng tôn trọng mọi hình thức của sự sống, trong khi những người láng giềng chúng ta sống yên tĩnh, không bị quấy rầy.

Những ngày này khi chúng ta nói về bảo tồn môi trường, cho dù chúng ta nói về đời sống hoang dã, rừng rậm, đại dương, sông ngòi hay núi non, cuối cùng quyết định để hành động phải đến từ con tim hay tấm lòng của chúng ta. Vì thế điểm then chốt, chúng tôi nghĩ, là do tất cả chúng ta phát triển một cảm giác chân thành của trách nhiệm toàn cầu, không chỉ đối với hành tinh xanh tuyệt đẹp mà nó là ngôi nhà của chúng ta, nhưng cũng đối với vô lượng chúng sinh mà với họ chúng ta cùng chia sẻ nó.

An Essay on Mountains
An article from July 161992 Newsweek.
http://www.dalailama.com/page.87.htm
Tuệ Uyển chuyển ngữ
14-12-2008

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 2962)
Làm sống lại những tiến bộ của người xưa, mỗi Phật tử sẽ trở thành gạch nối giữa quá khứ và hiện tại... Đỗ Thuần Khiêm
08/04/2013(Xem: 10536)
Tập sách này in lại những bài viết về Trung Quán Luận, đã đăng trong Nguyệt San Phật Học. Ngài Long Thọ, tác giả Trung Quán Luận và những kinh sách khác, được chư thiền đức xưng tán là Đệ nhị Thích Ca, đã vạch ra thời kỳ chuyển pháp lần thứ hai. Trong những tác phẩm của người, Trung Quán Luận trình bày tánh Không, phần tinh túy của giáo lý đạo Phật.
08/04/2013(Xem: 15975)
Trong cuộc sống, có người quan niệm tâm lý là sự hiểu biết về ý muốn, nhu cầu, thị hiếu của người khác, là sự cư xử lý tình huống của một người. Đôi khi người ta còn dùng từ tâm lý như khả năng “chinh phục đối tượng”.
05/04/2013(Xem: 5122)
Đạo Phật có sứ mệnh đem ánh sáng của Trí Tuệ và Tình Thương đến với muôn loài chúng sanh. Ánh sáng của tinh tú, của mặt trời. mặt trăng giúp cho con người thoát khỏi cảnh tối tăm mờ mẫm ...
04/04/2013(Xem: 10370)
Phật giáo đã tồn tại và gắn liền với dân tộc Việt Nam hơn 20 thế kỷ. Trải qua những thăng trầm cùng lịch sử đất nước, các Phật tử và thiền sư không ngừng đóng góp cho kho tàng văn hóa Việt Nam một số lượng tư liệu quy mô đồ sộ, trong đó chứa đựng những tinh hoa trí tuệ của cả một dân tộc.
01/04/2013(Xem: 6481)
“ Đức Phật dạy chư tỳ kheo có bổn phận suy xét hằng ngày 4 điều: Ân đức Phật, rãi tâm từ, niệm sự chết và quán bất tịnh!”. Hành giả cần phải: Hành 14 giờ chính thức mỗi ngày bằng thiền, trong tư thế ngồi và đi ...
29/03/2013(Xem: 2892)
Phật Giáo Việt Nam kể từ khi lập quốc (970) đến nay đã đóng góp rất lớn cho nền Văn Học Việt Nam qua các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần,..v..v…. nhưng không có một Quốc Sử Việt Nam nào ghi nhận cả thật đau buồn, mặc dù Phật Giáo Việt Nam thời bấy giờ và cho đến Phật Giáo Việt Nam kể từ khi lập quốc (970) đến nay đã đóng góp rất lớn cho nền Văn Học Việt Nam qua các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần,..v..v…. nhưng không có một Quốc Sử Việt Nam nào ghi nhận cả thật đau buồn, mặc dù Phật Giáo Việt Nam thời bấy giờ và cho đến bây giờ không cần ai quan tâm đến. Phật Giáo Việt Nam nếu như không có công gì với núi sông thì đâu được Đinh Tiên Hoàng Đế phong Thiền sư Ngô Chân Lưu đến chức Khuông Việt Thái Sư vào năm Thái Bình thứ 2 (971) và chức Tăng Thống Phật Giáo Việt Nam. Cho đến các Thiền sư Pháp Thuận, Thiền sư Vạn Hạnh,..v..v….. là những bậc long tượng trong trụ cột quốc gia của thời bấy giờ, thế mà cũng không thấy một Quốc Sử Việt Nam nào ghi lại đậm nét những vết son cao quý của họ.
13/03/2013(Xem: 3117)
Tại sao người ta cứ phải nhắc đến cái nghèo khổ (bần cố nông) như một “giá trị”, “di sản” đáng tội nghiệp, nhằm phản ánh “chân lý”, “đạo đức xã hội” của lãnh tụ, trong khi những lời hô hào phải thoát nghèo, phải chống tham nhũng vẫn tỏ ra ít hiệu lực trước thực tế cuộc sống?
07/03/2013(Xem: 8027)
Không ít ngôi chùa hiện nay đang có chiều hướng “tư nhân hoá” dưới danh nghĩa trùng tu lại, xoá sạch dấu vết gắn bó một thời của người dân địa phương, trở thành sở hữu riêng của vị trụ trì và một số đại gia có tiền bạc và quyền thế. Văn hoá Phật giáo Việt Nam sẽ hội nhập như thế nào với thế giới? Phật giáo Việt Nam sẽ đưa hình ảnh gì của mình ra bên ngoài? Những câu hỏi này được đặt ra từ lâu trước thực tế các quốc gia, dân tộc, tôn giáo trên thế giới đang ngày càng có nhiều hoạt động thúc đẩy quảng bá cho sức mạnh mềm văn hoá.
20/02/2013(Xem: 4404)
Bertrand Arthur William Russell (1872-1970) là một triết gia, nhà lôgic học, nhà toán học người Anh của thế kỷ 20. Ông sinh trưởng trong một thời đại vừa có nhiều thành tựu rực rỡ từ những phát kiến khoa học kĩ thuật đi đôi với nhận thức ngày càng phong phú và vượt bậc của con người, vừa nhuốm màu đen tối thê lương từ hai cuộc đại thế chiến, bầu khí tôn giáo nặng nề, thảm trạng bất công và nghèo đói…
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567