Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật học trong Đạo đức Kinh doanh

18/08/202110:16(Xem: 3499)
Phật học trong Đạo đức Kinh doanh

Phật học trong Đạo đức Kinh doanh
(Entrepreneurship Dalam Perspektif Buddhis)

Phật học trong Đạo đức Kinh doanh

Là một doanh nhân hay tinh thần kinh doanh, hoặc một nhóm người sáng tạo, và sản xuất hàng hóa và tạo dịch vụ, bằng cách tận dụng các cơ hội lợi nhuận của doanh nghiệp.

Có rất nhiều ví dụ về tinh thần kinh doanh, cụ thể như ẩm thực, cửa hàng, tiệm cắt tóc, mở lớp dạy kèm, và nhiều ví dục khác về tinh thần kinh doanh mà chúng ta có thể làm. Theo quan điểm của Phật giáo, chúng ta không bị cấm kinh doanh miễn là nó không gây tổn hại đến mọi người, mọi loài. 

Vì vậy, Đức Phật khuyên chúng ta không nên tham gia vào việc kinh doanh mua bán mà cư sĩ Phật tử không nên can dự, mua bán vũ khí, mua bán người, mua bán ma túy, tạo nghiệp sát sinh từ nghề giết mổ động vật, mua bán chất độc. . . Vì vậy, hãy sống với Chánh mạng (sammavayama) và thực hành Bát Chánh đạo:

1. Chánh kiến: thấy, nghe, hay, biết một cách ngay thẳng, công minh, đúng với sự thật khách quan.

2. Chánh tư duy: suy nghĩ, xét nghiệm chân chánh, tư tưởng đúng với lẽ phải.

3. Chánh ngữ: lời nói chân thật, công bình, ngay thẳng và hợp lý.

4. Chánh nghiệp: hành động, việc làm chân chính, đúng với lẽ phải, phù hợp với chân lý, có lợi ích cho người lẫn vật.

5. Chánh mạng: Sinh sống một cách chân chính bằng nghề nghiệp lương thiện, trong sạch của mình. Người theo đúng Chánh mạng sống một cuộc đời ngay thật, không gian tham, không làm giàu trên mồ hôi, nước mắt của người khác, không làm cho người và vật phải đau khổ vì nghề nghiệp của mình.
 

6. Chánh tinh tấn: Chuyên cần, siêng năng làm việc chánh nghĩa, lợi lạc cho mình cũng như cho người và vật.

7. Chánh niệm: Ghi nhớ đến những điều hay lẽ phải, những điều lợi lạc cho mình cho người, những đạo lý chân chính quý trọng cao siêu.

8. Chánh định: Tập trung tư tưởng vào một vấn đề chính đáng, đúng với chân lý, có lợi ích cho mình và người.

Vâng, là doanh nhân, tất nhiên chúng ta phải có vốn để khởi nghiệp. Chúng ta có thể sử dụng nguồn vốn này từ đâu? Chúng ta có thể có vốn bằng cách vay vốn tại hợp tác xã, ngân hàng hoặc có thể là nhờ nhà đầu tư, và nhiều cách khác để có vốn mà khởi nghiệp. 

Nhưng chúng ta không chỉ nhận được vốn từ vật chất, chúng ta cũng cần nguồn vốn khởi nghiệp "Kinh tế học Phật giáo" để đạt được thành công. 

Đầu tiên trong kinh doanh, chúng ta có các yếu tố để đạt được thành công như trong kinh Anguttara Nikaya IV 285:

"• Uttanasampada, siêng năng và nhiệt tình trong công việc, để có được của cải thì chúng ta phải siêng năng, tất nhiên là cả sự nhiệt tình để những gì chúng ta khao khát đạt được. 

• Arakkhasampada, hết sức cẩn trọng trong việc bảo vệ của cải có được, không nên sử dụng của cải đó vào những việc không phù hợp, để thành công mà chúng ta có được, không bị mất đi bởi sự bất cẩn trong việc sử dụng nó.  

• Kalyanamitta, thường kết giao với những bạn hữu có đạo đức, phẩm hạnh tốt để đạt được thành công, trong đó những người bạn tốt có thể hợp tác đến những điều tích cực, những người luôn hỗ trợ, giúp đỡ và khuyến khích chúng ta đạt được thành công. 

• Sammajivakata, sống bằng lợi nhuận chân chính, không xa hoa và không keo kiệt. Đúng như câu nói, chiếc cọc lớn trên cây sào nhắc nhở chúng ta phải sống trong sự giàu có chân chính, không chi tiêu vượt quá mức nguồn thu, như vậy sẽ gây ra nợ nần khắp nơi thêm sầu khổ".

Nếu chúng ta có thể quản lý tài chính, bằng cách cân bằng giữa chi phí và thu nhập, thì công việc kinh doanh của chúng ta luôn suôn sẻ, và chúng ta có hạnh phúc bởi không mắc nợ. Không xa hoa có nghĩa là không sử dụng nguồn thu nhập cho việc xa hoa, hoặc sử dụng nguồn thu nhập đó cho những việc không quan trọng, chẳng hạn như tiêu phí cho những giải trí tiêu cực trong cuộc sống. 

Nhưng cuối cùng không kém phần quan trọng, nghĩa là không keo kiệt, dù chúng ta khởi nghiệp kinh doanh để kiếm lời, nhưng không có nghĩa là phải bủn xỉn, chúng ta vẫn hào phóng sẵn sàng giúp những người khó khăn bằng cách quyên góp vật chất hoặc sức lực.

Ngoài ra, để chuẩn bị cho việc kinh doanh, chúng ta xem tính khả thi của việc kinh doanh với mô hình "Ehipassiko" bằng cách xác định những ý tưởng khi chúng ta bắt đầu kinh doanh, ví dụ như trong đại dịch Covid-19, việc thường xuyên rửa tay với xà phòng/xà bông/dung dịch rửa tay nhanh và nước sạch hoặc dung dịch rửa tay có cồn, vệ sinh hô hấp qua mũi, miệng là biện pháp phòng ngừa đơn giản nhưng hiệu quả giúp hạn chế khả năng lây lan dịch bệnh. 

"Ehipassiko", một tổ chức có tầm nhìn chiến lược là xây dựng tính cá nhân, cộng đồng và môi trường thông qua lối sống học tập, hành động, tu tập thiền định dựa trên Phật pháp Nhân văn. 

Quỹ Ehipassiko được Handaka Vijjānanda thành lập vào năm 2002 tại Myanmar, và được phê duyệt bởi Chứng thư thành lập Quỹ số 01/01-09-2008 tại Indonesia. 

Tên "Ehipassiko" xuất phát từ tiếng Pali, có nghĩa là "hãy đến mà xem, datang dan lihat", một trong những đặc điểm độc đáo của Phật pháp mời gọi xác minh. 

Hợp tác

Trong nước: tất cả các Tăng đoàn & hội chúng Phật giáo, các Trung tâm Tipitaka Indonesia, Tzu Chi, SIDDHI, BFI, BEC, Karaniya, Serlingpa Dharmakirti, Joky, Janitra, RAIS, Elex Media, Publisher Swadaya, TIKI, Pos, Stockists khắp Indonesia, v.v.

Ở nước ngoài: Wisdom USA, Laotian NZ, Parallax Press USA, Kong Meng San SIN, Viriya SIN, Leow Liang SIN, Wisdom Sutra SIN, BPS SLK, Mingun Tipitakadhara MYM, Sun Lun MYM, v.v.

SangGar & Nhân viên nói tiếng Anh

Như một hình thức cam kết và năng lực, "Ehipassiko" hoạt động bằng cách quản lý một Studio tiếng Anh với đội ngũ nhân viên, bao gồm nhà văn, dịch giả, biên tập viên, nhà thiết kế đồ họa, họa sĩ minh họa, kế toán, hậu cần, thám hiểm và quản trị viên. 

"Phật pháp chỉ có nhất như, không nhiều. Nảy sinh sự phân biệt vì lợi ích của những người không hiểu" (Seng-Ts'an, Sesepuh Zen Ketiga)

"Ehipassiko" là một tổ chức phi giáo phái, luôn tôn trọng sự đa dạng của các truyền thống và văn hóa Phật giáo, ngay cả những người không theo đạo Phật. "Ehipassiko" đề cập đến các nguyên tắc đạo đức Phật pháp phổ quát (Kebenaran Universal), không dành riêng cho bất kỳ cá nhân hoặc nhóm cụ thể nào, bởi vì chân lý là không biệt đối xử, ánh sáng từ bi, trí tuệ đạo Phật "như mặt trời chiếu sáng cùng khắp không gian, bagai sang surya menyinari dunia", không phân biệt, không thiên vị.  

Ngoài phương pháp nêu trên, là người Phật tử chúng ta phải nhớ rằng, của cải mình có được không phải vĩnh hằng, vì thật ra kho tàng vĩnh hằng quý giá nhất, là kho tàng phúc đức, trí tuệ không thể mất đi, không thể chia cắt, không thể cướp đoạt được. 

Vì vậy, hãy tận dụng của cải vật chất hoặc sức lực trong việc chia sẻ với những người túng thiếu, khó khăn, để tích lũy hai loại tư lương thiết yếu cho con đường đến giác ngộ, công hạnh Phúc đức và Trí huệ. Còn được gọi tắt là Phúc trí.

Có một đoạn kinh ngắn về lời dạy của đức Phật bao hàm một triết lý kinh tế. Đức Phật dạy cho anh nông dân về cách sử dụng đồng tiền mình kiếm được, cụ thể:

Nên chia số tiền mình khó khăn có được thành bốn phần, phần đầu dùng để chi tiêu cuộc sống hàng ngày, hai phần tiếp dùng để đầu tư sinh lời, phần còn lại hoặc dùng tiết kiệm hoặc giúp đỡ người nghèo khó. Theo tinh thần lời dạy này thì luôn phải có một phần tích lũy một phần tư số tiền mình kiếm được để sử dụng đến khi cần thiết. Theo Phật giáo, chỉ cần một phần tư số tiền kiếm được, chúng ta vẫn có thể có một cuộc sống thuận lợi.

Những đồng tiền bạn kiếm được thật không dễ dàng phải không nào, đừng phung phí, chi tiêu tiện tặng, hợp lý, mua những thứ cần thiết, chi những việc cần chi, đừng sống xa hoa, mơ mộng, nghĩ về cha mẹ nhiều hơn, dùng tiền mình kiếm được mua cho cha mẹ những món quà dù nhỏ, cha mẹ cũng rất vui, tin tôi đi.

Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: BuddhaZine Indonesia)

 
facebook-1

***
youtube
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/07/2022(Xem: 8841)
Phải nói là khi nhận được tin TT Giảng Sư Thích Nguyên Tạng sẽ có bài pháp thoại giảng tại Thiền Lâm Pháp Bảo hôm nay (12/7/2022) lại vừa nghe tin tức mưa lớn và lụt tràn về Sydney mấy ngày qua, thế mà khi nhìn vào màn ảnh livestream lại thấy khuôn viên thiền môn trang nghiêm thanh tịnh quá, dường như thời tiết khí hậu chẳng hề lay động đến nơi chốn này, nơi đang tập trung những người con cầu tiến muốn hướng về một mục đích mà Đức Phật hằng mong chúng ta đạt đến : Vô Sanh để thoát khỏi vòng sinh tử .
15/06/2022(Xem: 7850)
Tôi thật chưa tìm ra cuốn nào như cuốn này, tác giả viết từ những năm 50s, hữu duyên được dịch ra tiếng Việt vào những năm 80s… Tìm lại được bản thảo sau khoảng 33 năm (2021). Tốn thêm một năm hiệu đính trên đường ta bà, gọt dũa lại.
01/02/2022(Xem: 5916)
Với sự xuất hiện của virus SARS-CoV2 ở Vũ Hán - Trung quốc cuối năm 2019, và tiếp theo sau là sự lây lan rộng khắp thành một đại dịch toàn cầu, các tổ chức Phật giáo đã ra tay hành động khắp nơi trên thế giới. Đáp ứng của Phật giáo rất đa dạng, phản ảnh sự khác biệt giữa các tông phái và các nền văn hóa, tuy nhiên họ đã hội tụ quanh những chủ đề chung theo những tiền lệ đã được ghi sâu trong lịch sử. Một ví dụ về sáng kiến gần đây là dự án “ Làm Phẳng Đường Cong” do Hội Từ Tế ( Tzu Chi Foundation ) Chi Nhánh Hoa Kỳ công bố - đây là một Tổ chức nhân đạo Phật giáo khổng lồ đặt trụ sở trung ương tại Đài-loan, có trên 10 triệu hội viên và 45 chi nhánh khắp thế giới. Trong một thông cáo báo chí vào đầu tháng 4 , Hội Từ Tế Hoa Kỳ tuyên bố rằng họ sẽ phân phối hằng triệu khẩu trang và dụng cụ y tế cho các nhân viên y tế làm việc ở tuyến đầu, và khởi động một chương trình hỗ trợ cho những người chịu tác động của đại dịch về mặt kinh tế xã hội. Những sáng kiến ấy ở Hoa kỳ bổ sung cho
01/02/2022(Xem: 31870)
48 Đại Nguyện của Đức Phật A Di Đà (loạt bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng trong mùa dịch cúm Covid-19)
01/02/2022(Xem: 17884)
Nằm trong khuôn khổ của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) 2014 tại Davos (Thụy Sĩ) vào tháng 1 vừa qua, chương trình trò chuyện với các nhân vật nổi tiếng không hoạt động trong lĩnh vực tài chính, có quan điểm về một cuộc sống hạnh phúc mà không phụ thuộc quá nhiều vào tiền bạc và quyền lực cũng đã diễn ra.
24/12/2021(Xem: 3818)
Việc thẳng tiến bước trên con đường đạo lý thanh cao hầu đạt đến chân lý hạnh phúc chẳng khác nào bơi ngược dòng đời là một vấn đề xuyên suốt quá trình phát triển của nhân loại. Sự tác động lẫn nhau giữa thiện và ác, chính và tà định hình số phận của các cá nhân và xã hội theo các chu kỳ, có thể biết được và không nhìn thấy. Các vị triết gia và nhà tư tưởng đã cân nhắc không chỉ điều gì tạo nên những chất đạo đức thanh cao mà còn cả những trợ duyên tác động nó. Đạo đức nhân văn là ngành học nghiên cứu các nguyên tắc đạo đức chi phối hành vi hoặc cách cư xử của mỗi cá nhân, và nó cũng là mảng kiến thức liên quan đến các nguyên tắc đạo đức.
05/12/2021(Xem: 4162)
Khi đặt lợi ích của người khác lên hàng đầu, chúng ta thiết lập các kết nối sâu sắc, và giúp những người xung quanh tránh bị kiệt sức.
17/11/2021(Xem: 20362)
Nghiệp, phổ thông được hiểu là quy luật nhân quả. Nhân quả cũng chỉ là mối quan hệ về tồn tại và tác dụng của các hiện tượng tâm và vật trong phạm vi thường nghiệm. Lý tính của tất cả mọi tồn tại được Phật chỉ điểm là lý tính duyên khởi.266F[1] Lý tính duyên khởi được nhận thức trên hai trình độ khác nhau. Trong trình độ thông tục của nhận thức thường nghiệm, quan hệ duyên khởi là quan hệ nhân quả. Chân lý của thực tại trong trình độ này được gọi là tục đế, nó có tính quy ước, lệ thuộc mô hình cấu trúc của các căn hay quan năng nhận thức. Nhận thức về sự vật và môi trường chung quanh chắc chắn loài người không giống loài vật. Trong loài người, bối cảnh thiên nhiên và xã hội tạo thành những truyền thống tư duy khác nhau, rồi những dị biệt này dẫn đến chiến tranh tôn giáo.
14/11/2021(Xem: 16777)
Một thuở nọ, Đức Thế Tôn ngự tại xứ Sāvatthi, gần đến ngày an cư nhập hạ suốt ba tháng trong mùa mưa, chư Tỳ khưu từ mọi nơi đến hầu đảnh lễ Đức Thế Tôn, xin Ngài truyền dạy đề mục thiền định, đối tượng thiền tuệ thích hợp với bản tánh của mỗi Tỳ khưu. Khi ấy, có nhóm năm trăm (500) Tỳ khưu, sau khi thọ giáo đề mục thiền định xong, dẫn nhau đến khu rừng núi thuộc dãy núi Himavantu, nơi ấy có cây cối xanh tươi, có nguồn nước trong lành, không gần cũng không xa xóm làng, chư Tỳ khưu ấy nghỉ đêm tại đó. Sáng hôm sau, chư Tỳ khưu ấy dẫn nhau vào xóm làng để khất thực, dân chúng vùng này khoảng một ngàn (1.000) gia đình, khi nhìn thấy đông đảo chư Tỳ khưu, họ vô cùng hoan hỉ, bởi vì những gia đình sống nơi vùng hẻo lánh này khó thấy, khó gặp được chư Tỳ khưu. Họ hoan hỉ làm phước, dâng cúng vật thực đến chư Tỳ khưu xong, bèn bạch rằng: – Kính bạch chư Đại Đức Tăng, tất cả chúng con kính thỉnh quý Ngài an cư nhập hạ suốt ba tháng mùa mưa tại nơi vùng này, để cho tất cả chúng con có
13/11/2021(Xem: 10670)
“Bát Thánh Đạo” là phương pháp tu hành chơn chánh cao thượng đúng theo qui tắc Phật giáo mà đức Thế Tôn đã có lời ngợi khen là quí trọng hơn tất cả con đường tu hành, là con đường không thẳng cũng không dùn, không tham vui cũng không khắc khổ, vừa thành tựu các điều lợi ích đầy đủ đến hành giả, hiệp theo trình độ của mọi người. Cho nên cũng gọi là “TRUNG ĐẠO” (Majjhimapaṭipadā) là con đường giữa. Ví như đàn mà người lên dây vừa thẳng, khải nghe tiếng thanh tao, làm cho thính giả nghe đều thỏa thích. Vì thế, khi hành giả đã thực hành đầy đủ theo “pháp trung đạo” thì sẽ đạt đến bậc tối thượng hoặc chứng đạo quả trong Phật pháp không sai. Nếu duyên phần chưa đến kỳ, cũng được điều lợi ích là sự yên vui xác thật trong thân tâm, từ kiếp hiện tại và kết được duyên lành trong các kiếp vị lai. Tôi soạn, dịch pháp “Bát Thánh Đạo” này để giúp ích cho hàng Phật tử nương nhờ trau dồi trí nhớ và sự biết mình. Những hành giả đã có lòng chán nản trong sự luân hồi, muốn dứt trừ phiền não, để
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567