Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật học trong Đạo đức Kinh doanh

18/08/202110:16(Xem: 3454)
Phật học trong Đạo đức Kinh doanh

Phật học trong Đạo đức Kinh doanh
(Entrepreneurship Dalam Perspektif Buddhis)

Phật học trong Đạo đức Kinh doanh

Là một doanh nhân hay tinh thần kinh doanh, hoặc một nhóm người sáng tạo, và sản xuất hàng hóa và tạo dịch vụ, bằng cách tận dụng các cơ hội lợi nhuận của doanh nghiệp.

Có rất nhiều ví dụ về tinh thần kinh doanh, cụ thể như ẩm thực, cửa hàng, tiệm cắt tóc, mở lớp dạy kèm, và nhiều ví dục khác về tinh thần kinh doanh mà chúng ta có thể làm. Theo quan điểm của Phật giáo, chúng ta không bị cấm kinh doanh miễn là nó không gây tổn hại đến mọi người, mọi loài. 

Vì vậy, Đức Phật khuyên chúng ta không nên tham gia vào việc kinh doanh mua bán mà cư sĩ Phật tử không nên can dự, mua bán vũ khí, mua bán người, mua bán ma túy, tạo nghiệp sát sinh từ nghề giết mổ động vật, mua bán chất độc. . . Vì vậy, hãy sống với Chánh mạng (sammavayama) và thực hành Bát Chánh đạo:

1. Chánh kiến: thấy, nghe, hay, biết một cách ngay thẳng, công minh, đúng với sự thật khách quan.

2. Chánh tư duy: suy nghĩ, xét nghiệm chân chánh, tư tưởng đúng với lẽ phải.

3. Chánh ngữ: lời nói chân thật, công bình, ngay thẳng và hợp lý.

4. Chánh nghiệp: hành động, việc làm chân chính, đúng với lẽ phải, phù hợp với chân lý, có lợi ích cho người lẫn vật.

5. Chánh mạng: Sinh sống một cách chân chính bằng nghề nghiệp lương thiện, trong sạch của mình. Người theo đúng Chánh mạng sống một cuộc đời ngay thật, không gian tham, không làm giàu trên mồ hôi, nước mắt của người khác, không làm cho người và vật phải đau khổ vì nghề nghiệp của mình.
 

6. Chánh tinh tấn: Chuyên cần, siêng năng làm việc chánh nghĩa, lợi lạc cho mình cũng như cho người và vật.

7. Chánh niệm: Ghi nhớ đến những điều hay lẽ phải, những điều lợi lạc cho mình cho người, những đạo lý chân chính quý trọng cao siêu.

8. Chánh định: Tập trung tư tưởng vào một vấn đề chính đáng, đúng với chân lý, có lợi ích cho mình và người.

Vâng, là doanh nhân, tất nhiên chúng ta phải có vốn để khởi nghiệp. Chúng ta có thể sử dụng nguồn vốn này từ đâu? Chúng ta có thể có vốn bằng cách vay vốn tại hợp tác xã, ngân hàng hoặc có thể là nhờ nhà đầu tư, và nhiều cách khác để có vốn mà khởi nghiệp. 

Nhưng chúng ta không chỉ nhận được vốn từ vật chất, chúng ta cũng cần nguồn vốn khởi nghiệp "Kinh tế học Phật giáo" để đạt được thành công. 

Đầu tiên trong kinh doanh, chúng ta có các yếu tố để đạt được thành công như trong kinh Anguttara Nikaya IV 285:

"• Uttanasampada, siêng năng và nhiệt tình trong công việc, để có được của cải thì chúng ta phải siêng năng, tất nhiên là cả sự nhiệt tình để những gì chúng ta khao khát đạt được. 

• Arakkhasampada, hết sức cẩn trọng trong việc bảo vệ của cải có được, không nên sử dụng của cải đó vào những việc không phù hợp, để thành công mà chúng ta có được, không bị mất đi bởi sự bất cẩn trong việc sử dụng nó.  

• Kalyanamitta, thường kết giao với những bạn hữu có đạo đức, phẩm hạnh tốt để đạt được thành công, trong đó những người bạn tốt có thể hợp tác đến những điều tích cực, những người luôn hỗ trợ, giúp đỡ và khuyến khích chúng ta đạt được thành công. 

• Sammajivakata, sống bằng lợi nhuận chân chính, không xa hoa và không keo kiệt. Đúng như câu nói, chiếc cọc lớn trên cây sào nhắc nhở chúng ta phải sống trong sự giàu có chân chính, không chi tiêu vượt quá mức nguồn thu, như vậy sẽ gây ra nợ nần khắp nơi thêm sầu khổ".

Nếu chúng ta có thể quản lý tài chính, bằng cách cân bằng giữa chi phí và thu nhập, thì công việc kinh doanh của chúng ta luôn suôn sẻ, và chúng ta có hạnh phúc bởi không mắc nợ. Không xa hoa có nghĩa là không sử dụng nguồn thu nhập cho việc xa hoa, hoặc sử dụng nguồn thu nhập đó cho những việc không quan trọng, chẳng hạn như tiêu phí cho những giải trí tiêu cực trong cuộc sống. 

Nhưng cuối cùng không kém phần quan trọng, nghĩa là không keo kiệt, dù chúng ta khởi nghiệp kinh doanh để kiếm lời, nhưng không có nghĩa là phải bủn xỉn, chúng ta vẫn hào phóng sẵn sàng giúp những người khó khăn bằng cách quyên góp vật chất hoặc sức lực.

Ngoài ra, để chuẩn bị cho việc kinh doanh, chúng ta xem tính khả thi của việc kinh doanh với mô hình "Ehipassiko" bằng cách xác định những ý tưởng khi chúng ta bắt đầu kinh doanh, ví dụ như trong đại dịch Covid-19, việc thường xuyên rửa tay với xà phòng/xà bông/dung dịch rửa tay nhanh và nước sạch hoặc dung dịch rửa tay có cồn, vệ sinh hô hấp qua mũi, miệng là biện pháp phòng ngừa đơn giản nhưng hiệu quả giúp hạn chế khả năng lây lan dịch bệnh. 

"Ehipassiko", một tổ chức có tầm nhìn chiến lược là xây dựng tính cá nhân, cộng đồng và môi trường thông qua lối sống học tập, hành động, tu tập thiền định dựa trên Phật pháp Nhân văn. 

Quỹ Ehipassiko được Handaka Vijjānanda thành lập vào năm 2002 tại Myanmar, và được phê duyệt bởi Chứng thư thành lập Quỹ số 01/01-09-2008 tại Indonesia. 

Tên "Ehipassiko" xuất phát từ tiếng Pali, có nghĩa là "hãy đến mà xem, datang dan lihat", một trong những đặc điểm độc đáo của Phật pháp mời gọi xác minh. 

Hợp tác

Trong nước: tất cả các Tăng đoàn & hội chúng Phật giáo, các Trung tâm Tipitaka Indonesia, Tzu Chi, SIDDHI, BFI, BEC, Karaniya, Serlingpa Dharmakirti, Joky, Janitra, RAIS, Elex Media, Publisher Swadaya, TIKI, Pos, Stockists khắp Indonesia, v.v.

Ở nước ngoài: Wisdom USA, Laotian NZ, Parallax Press USA, Kong Meng San SIN, Viriya SIN, Leow Liang SIN, Wisdom Sutra SIN, BPS SLK, Mingun Tipitakadhara MYM, Sun Lun MYM, v.v.

SangGar & Nhân viên nói tiếng Anh

Như một hình thức cam kết và năng lực, "Ehipassiko" hoạt động bằng cách quản lý một Studio tiếng Anh với đội ngũ nhân viên, bao gồm nhà văn, dịch giả, biên tập viên, nhà thiết kế đồ họa, họa sĩ minh họa, kế toán, hậu cần, thám hiểm và quản trị viên. 

"Phật pháp chỉ có nhất như, không nhiều. Nảy sinh sự phân biệt vì lợi ích của những người không hiểu" (Seng-Ts'an, Sesepuh Zen Ketiga)

"Ehipassiko" là một tổ chức phi giáo phái, luôn tôn trọng sự đa dạng của các truyền thống và văn hóa Phật giáo, ngay cả những người không theo đạo Phật. "Ehipassiko" đề cập đến các nguyên tắc đạo đức Phật pháp phổ quát (Kebenaran Universal), không dành riêng cho bất kỳ cá nhân hoặc nhóm cụ thể nào, bởi vì chân lý là không biệt đối xử, ánh sáng từ bi, trí tuệ đạo Phật "như mặt trời chiếu sáng cùng khắp không gian, bagai sang surya menyinari dunia", không phân biệt, không thiên vị.  

Ngoài phương pháp nêu trên, là người Phật tử chúng ta phải nhớ rằng, của cải mình có được không phải vĩnh hằng, vì thật ra kho tàng vĩnh hằng quý giá nhất, là kho tàng phúc đức, trí tuệ không thể mất đi, không thể chia cắt, không thể cướp đoạt được. 

Vì vậy, hãy tận dụng của cải vật chất hoặc sức lực trong việc chia sẻ với những người túng thiếu, khó khăn, để tích lũy hai loại tư lương thiết yếu cho con đường đến giác ngộ, công hạnh Phúc đức và Trí huệ. Còn được gọi tắt là Phúc trí.

Có một đoạn kinh ngắn về lời dạy của đức Phật bao hàm một triết lý kinh tế. Đức Phật dạy cho anh nông dân về cách sử dụng đồng tiền mình kiếm được, cụ thể:

Nên chia số tiền mình khó khăn có được thành bốn phần, phần đầu dùng để chi tiêu cuộc sống hàng ngày, hai phần tiếp dùng để đầu tư sinh lời, phần còn lại hoặc dùng tiết kiệm hoặc giúp đỡ người nghèo khó. Theo tinh thần lời dạy này thì luôn phải có một phần tích lũy một phần tư số tiền mình kiếm được để sử dụng đến khi cần thiết. Theo Phật giáo, chỉ cần một phần tư số tiền kiếm được, chúng ta vẫn có thể có một cuộc sống thuận lợi.

Những đồng tiền bạn kiếm được thật không dễ dàng phải không nào, đừng phung phí, chi tiêu tiện tặng, hợp lý, mua những thứ cần thiết, chi những việc cần chi, đừng sống xa hoa, mơ mộng, nghĩ về cha mẹ nhiều hơn, dùng tiền mình kiếm được mua cho cha mẹ những món quà dù nhỏ, cha mẹ cũng rất vui, tin tôi đi.

Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: BuddhaZine Indonesia)

 
facebook-1

***
youtube
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/01/2016(Xem: 12221)
Niết Bàn, tiếng Sanscrit là Nirvãna, phiên âm thành Niết-bàn-na. Cũng gọi là Nê-hoàn, Nê-bạn. Đó là cảnh trí của nhà tu hành dứt sạch các phiền não và tự biết rằng mình chẳng còn luyến ái. Niết (Nir): là ra khỏi, thoát ra, giải thoát. Bàn hay Bàn-na (vana): Rừng. Tức là ra khỏi cảnh rừng mê tối, rừng phiền não.
09/12/2015(Xem: 7200)
Theo đa số các nhà nghiên cứu, thực trạng nóng lên toàn cầu (global warming) hoặc biến đổi khí hậu toàn cầu (global climate change) là có thật và ngày càng gia tăng một cách trầm trọng. Nguyên nhân chính là sự gia tăng quá nhanh trong việc thải khí cạc-bon đi-ô-xít (carbon dioxide) trong vòng 30 năm qua do đốt nhiên liệu hóa thạch, fossil fuels (Cox, P. M., et al., 2000), cũng như những hoá chất khác không phải do hoá học hữu cơ (Hansen, J., et al., 2000), và vì nhu cầu sinh hoạt của con người từ sự nhả khói và khí độc của các hãng xưởng công nghệ lớn nhỏ, xe ô-tô cho đến nạn phá rừng, các trại chăn nuôi súc vật đến chất liệu phế thải của các nhà máy thuỷ điện, v.v...
26/09/2015(Xem: 6786)
Cây bạch đàn là cây cao và có cành lá xum xuê nhất khu vực này. Tiếng chim kêu hót vang lừng mỗi sáng là từ trên những cành cao của cây này. Xa hơn, ở đầu đường, có hai cây cau dừa (cây cọ — palm tree), cao hơn cây bạch đàn nhiều, nhưng chim không làm tổ trên ấy (không hiểu vì sao; có lẽ vì cây quá cao, hoặc ở đó có nhiều tranh chấp, hiểm nguy hơn). Nơi cây bạch đàn, có ít nhất vài tổ chim, khác loại. Đúng là “đất lành chim đậu.” Có lần nghe tiếng quạ kêu bất thường, tưởng là quạ đến đuổi phá các loài chim khác, nào ngờ quạ bị chim đuổi. Rõ ràng là hai con chim trắng, thân nhỏ, lại rượt đuổi mấy con quạ đen to gấp ba lần. Không chỉ đuổi khỏi cây bạch đàn, mà đuổi thật xa, tít trên không trung, nhào lộn ngoạn mục, đuổi khỏi khu vực, đuổi khuất tận dãy phố bên kia đường. Thế mới biết, quạ tuy thân to lớn, bộ dạng dữ dằn, tiếng kêu rùng rợn ma quái so với các loài chim hiền lành khác, mà khi lâm trận thì lại không có chút dũng khí hay tinh thần chiến đấu nào. Quạ chỉ giỏi tấn công nhữn
24/06/2015(Xem: 26737)
Lời vàng của Thầy tôi, một Hướng dẫn vào các sự Chuẩn bị cho Tâm-yếu của Phạm Vi Bao La từ Đại Viên Mãn, trình bày các con đường của bốn trường phái chính của Phật Giáo Tây Tạng mà không có bất kỳ mâu thuẫn nào giữa chúng.
18/06/2015(Xem: 14160)
Có khoảng năm trăm triệu Phật tử trên thế giới, đạo Phật được coi là tôn giáo lớn đứng thứ tư của hành tinh. Với hai tông phái chính: Theravada (Phật giáo Nguyên thủy) và Mahayana (Phật giáo Đại thừa) cùng nhiều môn phái khác, đạo Phật có một điểm chung là sự giác ngộ, là tinh thần được tự do. Nhiều nhà nghiên cứu khẳng định đạo Phật là tôn giáo của hòa bình. Con đường của đạo Phật là quá trình nhận biết đau khổ, nguyên nhân khổ đau và kết thúc nó với đích cuối cùng là được giải thoát.
15/06/2015(Xem: 20006)
Yếu chỉ tu tập & hành đạo. Tác giả Thích Thái Hòa
15/05/2015(Xem: 22752)
Thể theo lời yêu cầu của các bạn Đạo, tôi chọn một số bài nói chuyện về Phật pháp của tôi tại Tổ Đình Từ Quang ở Montréal và một vài nghi thức tụng niệm để in thành cuốn sách này, với hy vọng phổ biến Phật pháp. Cuốn sách được hình thành trong dịp Tết Canh Thìn, nhưng phải đợi đến Tết Dương Lịch 2001 mới đánh máy xong. Trong thời gian chờ đợi này, tôi đã cẩn thận kiểm điểm lại nội dung từng bài, nhưng chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót, những mong các bậc cao minh từ bi chỉ điểm cho. Montréal, Tết Dương lịch 2001 Hiển Mật, Đỗ Hữu Trạch
12/05/2015(Xem: 18508)
Video: Những Hiểu Lầm về Đạo Phật
01/05/2015(Xem: 24931)
Một tập sách với tựa đề như trên, trong xã hội hiện nay, không có gì đặc biệt; so với Kito giáo tại Việt Nam, cũng là việc làm bình thường, vì hàng năm, một số giáo xứ thường xuyên tổ chức các lớp hướng dẫn giáo lý và hôn nhân cho thế hệ trẻ từ tuổi 18 trở lên; nhưng đặc biệt của tập sách nầy nằm trong hai lĩnh vực: 1/ Phật giáo chưa từng xuất hiện sách hoặc lớp hướng dẫn về hạnh phúc gia đình, mặc dù có những kinh điển nói qua vấn đề nầy, quá tổng quát, chưa thích ứng với từng cảnh trạng của từng xã hội biến thái khác nhau hiện nay. 2/ Sách không trực tiếp dạy giáo lý như các lớp “giáo lý và hôn nhân” của các giáo xứ, nhất là giòng Tên; nhưng sách hướng dẫn tháo gỡ nhiều vấn đề mắc mứu liên quan đến tâm lý xã hội và đạo đức nhà Phật.
08/02/2015(Xem: 7894)
Dĩ nhiên, theo quan điểm của Phật Giáo, không chỉ theo cảm nhận thông thường, có một sự bắt đầu và có sự chấm dứt. Như vậy là hợp lý; đấy là quy luật; đấy là tự nhiên. Cho nên bất cứ chúng ta gọi là Big Bang hay điều gì như vậy đi nữa, có một tiến trình tiến hóa hay một tiến trình của sự bắt đầu. Cho nên phải có một sự chấm dứt. Trong bất cứ trường hợp nào đi nữa, tôi nghĩ sự chấm dứt hay tận thế sẽ không xảy ra trong vài triệu năm nữa. Bây giờ, sự ô nhiễm. Như quý vị biết tôi đến từ Tây Tạng. Khi chúng tôi ở Tây Tạng, chúng tôi không có ý tưởng về ô nhiễm. Mọi thứ rất trong sạch! Trong thực tế, lần đầu tiên khi tôi biết qua ô nhiễm và nghe mọi người nói về rằng tôi không thể uống nước, nó làm tôi ngạc nhiên. Cuối cùng kiến thức của chúng ta được mở rộng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567