Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

10. Nâng Đỡ

04/01/201909:39(Xem: 16579)
10. Nâng Đỡ

Nâng Đỡ

(giọng đọc Đỗ Trung Quân)

 

Cuộc đời dù không chỉ toàn mùa đông, nhưng một ngọn lửa hồng ấm áp của tình thương bao giờ cũng cần cho những trái tim lạc loài sau cơn bão.

 

 

 

Bàn tay từ ái

 

Khi ta rơi vào vũng lầy khổ đau tuyệt vọng hay hoang mang trước những khúc quanh của cuộc đời, thật không có gì quý giá cho bằng ngay trong lúc ấy có một cánh tay vững chãi đưa tới cho ta tựa vào và truyền thêm cho ta sức mạnh. Bàn tay ấy không phải là phép mầu. Nhưng bàn tay ấy có chứa năng lực của tình thương, nên nó đã có mặt một cách hợp lý và kịp thời để xâu kết những điều kiện có sẵn của một sức sống tiềm tàng trong ta bừng dậy. Đó là bàn tay nâng đỡ mà ai cũng cần ít nhất vài lần trong đời. Bởi có mấy ai luôn mỉm cười thanh thản trước những khó khăn lớn lao hay biến động bất ngờ của cuộc sống.

 

Khi em ngã thì anh nâng, khi anh ngã thì em nâng, nếu em và anh có tình thương và có sẵn khả năng để nâng đỡ. Dù đó chỉ là một hành động lắng nghe chăm chú, một lời động viên an ủi vỗ về, một thái độ cảm thông mà không nỡ trách móc hay buộc tội, thì cũng góp phần chữa trị cho vết thương trong ta rất nhiều. Năng lực của sự nâng đỡ rất mầu nhiệm. Nó vừa giúp ta củng cố lại niềm tin nơi bản thân sau cơn đau thất bại, vừa giúp ta tin tưởng thêm vào tình thương là điều có thật trên cõi đời này. Ta không thể nói ta không cần ai hết, vì xưa nay ta chưa từng đứng riêng một mình mà có thể tồn tại được. Sự thật, là ta chưa từng ngưng tiếp nhận năng lượng tin yêu từ những người thân, cũng như chưa bao giờ thiếu đi sự tương trợ của vạn vật xung quanh, dù có khi ta không nhìn thấy chúng bằng hình tướng. Vậy mà trong những lúc tự ái hay vì muốn khẳng định mình, ta đã dại dột tuyên bố những điều hết sức nông cạn như thế.

 

Cho nên, những khi thấy mình đang rất an ổn và vững chãi thì ta hãy nhìn xung quanh mình và nhìn xuống thật gần để xem có ai đang cần tới bàn tay nâng đỡ của ta không? Đó là thái độ của một người trải nghiệm, đã từng thấm thía nỗi đau tột cùng khi không kịp lấy lại sức vì vấp ngã. Và đó cũng chính là thái độ của một người hiểu biết, nắm vững nguyên tắc điều hợp của vạn sự vạn vật trong trời đất này: có cái này nên mới có cái kia, cái kia tàn hoại thì cái này cũng không còn nguyên vẹn. Nên tuy ta đưa cánh tay tới để nâng đỡ đối tượng kia nhưng kỳ thực là ta cũng đang nâng đỡ chính bản thân mình; tuy ta đang tạo ra những năng lượng an lành để bảo vệ mầm sống xung quanh nhưng đích thực là ta đang bảo vệ đời sống yên ổn cho hiện tại và cả tương lai của mình. Vì vậy, cánh tay nâng đỡ ấy phải là cánh tay của từ ái, của tình thương không điều kiện hoặc rất ít điều kiện.

 

 

 

Khả năng vào vai

 

Một lần nọ, tình cờ tôi trông thấy một thiếu nữ loay hoay bên bờ hồ để tìm cách cứu một con cò đang mắc nạn. Có lẽ đêm qua trong lúc cặm cụi săn mồi, con cò đã vô ý vướng đầu vào túi nylon chứa đầy nước. Chắc nó đã vùng vẫy rất nhiều nên trông nó rất mệt mỏi và tuyệt vọng. Thiếu nữ ấy vì quá sốt ruột nên không thể chờ tôi nghĩ cách, cô liền nhảy xuống hồ trước. Không ngờ, cô làm cho mặt nước xáo động nên con cò hoảng vía bay đi. Nhưng chỉ được vài sải cánh, nó lại rớt xuống. Cách chỗ con cò đứng khá xa nhưng tôi vẫn cảm nhận được sự run rẩy vì sợ hãi của nó. Thiếu nữ ấy cũng không chùn bước, cô hăng hái xắn quần lội nhanh tới chỗ con cò với hy vọng sẽ tóm được nó để giải cứu. Lần này nó cũng bấn loạn vỗ cánh bay đi, nhưng mất dạng.

 

Tôi tin con cò chắc không bay đâu xa, vì nó đang rất đuối sức. Quả thật nửa giờ sau, tôi và cô ấy đã tìm thấy nó đứng nép sát dưới một lùm cây to. Lần này, tôi đề nghị cô hãy để tôi thử sức. Tôi đặt từng bước chân của mình xuống mặt hồ một cách bình thản như tôi vẫn thường bước đi một mình trên những con đường tĩnh lặng. Tôi không lo lắng hay nôn nóng gì cả, vì tôi tin rằng nếu con cò cảm nhận được "tín hiệu" tình thương và năng lượng bình an của tôi đang hướng tới nó thì nó sẽ cho tôi cứu giúp. Thật kỳ diệu, con cò vẫn đứng yên đó quan sát và đồng ý cho tôi tới gỡ túi nước nặng trĩu trên đầu của nó ra. Tôi đã gọi thiếu nữ ấy tới sờ lên con cò một chút cho thỏa lòng, rồi để nó bay về tổ ấm. Nhìn dáng cò bay đi, cô ấy mỉm cười tự nhủ: "Cứu một con cò cũng không phải dễ!".


Trong chúng ta chắc ai cũng đã từng cứu giúp người khác trong cơn nguy khốn, nhưng không phải lần nào ta cũng thành công. Nhiều khi nguyên nhân lớn nhất chính là sự thiếu thấu hiểu và cảm thông nhau. Thế nhưng, ta thường nghĩ tại người kia khó chịu và cứng đầu quá, đang gặp khó khăn và cần được giúp đỡ mà lại không tỏ vẻ quy phục thì có chết cũng đáng lắm. Nhưng ta cũng không nỡ bỏ mặc họ, nên đành giúp đỡ trong sự miễn cưỡng. Và rồi kết quả có khi càng tồi tệ hơn. Đâu phải nhân danh tình thương là ta có thể làm gì thì làm mà không để ý đến cảm nhận hay tình trạng hiện tại của đối phương. Cũng như con cò tuy muốn thoát nạn, nhưng chưa chắc nó muốn được giúp đỡ. Nó có lòng kiêu hãnh của nó. Bản thân nó không cần bất cứ sự xót thương nào, nếu nó không phải vướng vào tai nạn khốn đốn như lần này. Nếu sự giúp đỡ ấy không đáng tin cậy, có thể đó là một thái độ khinh miệt hoặc gạt gẫm thì nó thà chết còn hơn. Nó cần sự tôn trọng dù nó đang gặp nạn. Vì vậy, nếu ta không có khả năng "vào vai" của con cò để hiểu thấu hết khó khăn và tâm trạng của nó thì ta sẽ mãi là kẻ đứng bên lề câu chuyện.

 

Nhớ hồi nhỏ, ta chạy nhảy vô ý vấp phải cái ngạch cửa nên té nhào và khóc ré lên. Bà của ta liền chạy tới dỗ dành, bênh vực, và còn la rầy cái ngạch cửa sao dám làm cháu bà té đau như vậy. Khi ta hết đau nhức và sợ hãi, bà sẽ khuyên ta hãy đi đứng cho cẩn thận, chứ không hề trách giận hay đánh đập gì cả. Sở dĩ bà có thể thấu hiểu được tâm trạng của cháu bà lúc đó là vì bà đã từng là bé thơ và lại có rất nhiều kinh nghiệm chăm sóc bé thơ. Bà có thể buông bỏ dễ dàng cái vai người bà đầy thẩm quyền, để đặt mình vào tâm trạng đang đau đớn và sợ hãi của cháu. Đó là tài năng đích thực của một người làm công tác cứu hộ. Điều này ta phải học tập và trải nghiệm rất nhiều chứ không thể tưởng tượng mà có thể làm được. Cũng như một diễn viên dù có sẵn năng khiếu, nhưng phải được đào tạo qua trường lớp thì họ mới có thể hóa thân vào nhiều vai diễn được. Đối với những vai lạ và phức tạp, họ còn phải tìm tòi học hỏi thêm kinh nghiệm của người diễn trước và cả trong thực tế đời sống thì mới có thể thấu hiểu và lột tả hết tâm trạng nhân vật.

 

Vì vậy muốn vào vai, dù ít nhất là một vai, để có thể thấu hiểu hết nỗi khổ niềm đau của người thương mà biết cách cứu giúp, ta phải nhìn kỹ lại thiện chí và khả năng của mình. Dù thiện chí muốn cứu giúp của ta rất mạnh mẽ, nhưng nếu ta vẫn luôn tỏ vẻ "bề trên" của một kẻ đang rất vững vàng và rất trong sạch thì chứng tỏ ta chưa thoát được vai của mình. Muốn phát triển khả năng vào vai, ta cần hội đủ ba điều kiện. Một là ta đã từng trải qua chính khó khăn ấy. Hai là ta phải biết quan sát và học hỏi kinh nghiệm ở người khác. Ba là ta có khả năng buông bỏ bớt cái tôi tự mãn của mình để sẵn sàng làm người bạn thân luôn biết tôn trọng và lắng nghe. Dù ta có đủ kiến thức hay kinh nghiệm để biết được tình trạng của họ, nhưng nếu tâm ta còn âm ỉ năng lượng giận hờn hay muốn trừng phạt thì hiệu quả cũng không thể xảy ra. Bởi yếu tố khó nhất vẫn là thiếu sự chấp nhận hợp tác của đối phương. Nói chung, phải có thương yêu lẫn hiểu biết thì mới cứu giúp được.

 

 

 

Cần nhau một tấm lòng

 

Trong tình thương không có chỗ cho sự tự ái. Dù người kia có đối xử với ta như thế nào thì ta cũng vẫn cứu giúp, nếu ta thật sự có tình thương với họ. Tại sao ta muốn người kia phải làm cái gì đó cho ta thì ta mới chịu cứu giúp, khi ta đã thấy rõ tình trạng khốn khó của họ và con tim ta đã rung động chân thành? Họ đang đuối sức và đang rất cần ta, chứ họ không thể phục vụ gì thêm cho ta nữa. Ta hãy giữ vững niềm rung cảm chân thành ban đầu ấy, đừng để ý niệm ích kỷ chen vào, đừng để những lời bàn tán vô trách nhiệm làm khuynh đảo. Nếu thấy mình vẫn còn đủ năng lực thì hãy chia sớt cho họ một phần. Phần chia sớt ấy không chỉ khiến họ được hồi sinh, mà còn giúp tâm từ trong ta được thoát thai.

 

Ta cũng đừng vội nản lòng mà bỏ cuộc khi thấy mình đã hết lòng nâng đỡ rồi mà sao người kia vẫn chưa chịu thay đổi. Một sự chuyển hóa bao giờ cũng hội tụ rất nhiều điều kiện, không thể chỉ dựa vào mỗi phần nâng đỡ của riêng ta mà khiến nó xảy ra được. Đó là chưa xét đến phần nâng đỡ ấy có mang lại giá trị thiết thực hay không nữa. Huống chi, những điều kiện để tạo nên sự chuyển hóa trong người kia vẫn đang xảy ra và một số điều kiện khác cũng đang trên đường đi tới. Ta hãy kiên nhẫn chờ đợi và không ngừng gửi cho họ thái độ nâng đỡ. Biết đâu những điều kiện sau cùng để làm nên sự thay đổi lại chính là niềm tin mãnh liệt mà họ đã dồn hết về phía ta. Ta đã thương và muốn cứu giúp thì xin đừng rút cánh tay lại. Cuộc đời dù không chỉ toàn là mùa đông, nhưng một ngọn lửa hồng ấm áp của tình thương bao giờ cũng cần cho những trái tim lạc loài sau cơn bão.


 

 

Thắp lên ngọn lửa hồng

Ấm áp cả trời đông

Giữa cõi đời lạnh lẽo

Cần nhau một tấm lòng.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/09/2010(Xem: 3884)
Trong cuộc tấn công khủng khiếp, hồi 9 giờ sáng thứ ba 11 tháng 9 năm 2001 một nhóm không tặc gần như cùng một lúc cướp bốn máy bay hành khách hiệu Boing đang trên đường bay hướng về thành phố New York và thủ đô Washington. Nhóm không tặc lái hai phi cơ lao thẳng vào Trung Tâm Thương mại Thế giới ở New York – mỗi chiếc đâm vào một trong hai tòa tháp cao nhất, cách nhau khoảng 18 phút.
10/09/2010(Xem: 59800)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (quyển 3) Vào thời không có đức Phật Chánh Đẳng Giác ra đời, tại vùng Allakappa bị dịch bệnh hoành hành, lây lan từ người này sang người khác, nhà này sang nhà khác làm cho rất nhiều người chết, đói kém xảy ra khắp nơi. Những người còn mạnh khỏe, chưa bị lây nhiễm
04/09/2010(Xem: 5120)
Chúng tôi rất vui mường cảm thấy đặc biệt vinh dự được nói chuyện với một nhóm những người thật sự cống hiến cho những vấn đề môi trường nói chung và đặc biệt cho những vấn đề môi trường của Tây Tạng nói riêng. Chúng tôi xin bày tỏ lòng cảm kích sâu xa đến Nghị sĩ Bob Brown.
04/09/2010(Xem: 5501)
Chúng tôi vô cùng vui mừng và cảm thấy vinh dự to lớn để hiện diện với quý vị ở đây. Căn bản tin tưởng của tôi là mục tiêu của đời sống của chúng ta là hạnh phúc, và hạnh phúc tùy thuộc trên nền tảng của chính nó. Chúng tôi tin tưởng nền tảng căn bản, hay nguyên nhân của hạnh phúc và mãn nguyện, là sự phát triển vật chất và tâm linh.
04/09/2010(Xem: 5338)
Hội nghị này về sinh thái học thật cực kỳ đáng giá. Chúng tôi nhận thức tính cấp bách trên vấn đề bảo tồn sự cân bằng của môi trường, và tin tưởng rằng nếu chúng ta xao lãng, toàn thể thế giới sẽ khổ đau. Do bởi sự giàu có vật chất và kết quả của những vấn đề môi trường được thấy ở Phương Tây, những ai đấy đã nói rằng chúng ta cần thu xếp lối sống hiện đại lại.
04/09/2010(Xem: 6467)
Tổ Long Thọ nói rằng cho một hệ thống nơi mà tính không là có thể, nó cũng có thể có chức năng, và vì chức năng là có thể, tính không cũng có thể. Vì thế khi chúng ta nói về thiên nhiên, căn bản thiết yếu của thiên nhiên là tính không. Tính không hay shunyata nghĩa là gì? Nó không là tính không của sự tồn tại (không đối với có) nhưng đúng hơn là tính không của chân lý (chân không) hay sự tồn tại độc lập, điều này nghĩa là những sự vật khác tồn tại bởi sự lệ thuộc trên những nhân tố khác.
03/09/2010(Xem: 4354)
Chúng tôi nghĩ là quý vị đến đây với một mong đợi nào đấy, nhưng thật sự chúng tôi chẳng có gì cống hiến đến quý vị. Một cách đơn giản, chúng tôi sẽ cố gắng chia sẻ một vài kinh nghiệm và quan điểm của chúng tôi. Quý vị thấy đấy, chăm sóc hành tinh không có gì đặc biệt, không có gì thiêng liêng, và không có gì thánh thiện. Nó là những gì giống như săn sóc ngôi nhà của chính chúng ta. Chúng ta không có một hành tinh hay một căn nhà nào khác ngoại trừ ngôi nhà này, hay trái đất này.
03/09/2010(Xem: 3327)
Tây Tạng không nên được dùng để sản xuất vũ khí hạt nhân và sự đổ tháo chất thải hạt nhân. Người Tây Tạng có một sự tôn trọng hết sức đến tất cả mọi hình thức của sự sống. Cảm giác cố hữu này đã được để cao bởi niềm tin nơi Phật Giáo của chúng tôi. Trước khi bị xâm lược và chiếm đóng, Tây Tạng là một khu bảo tồn hoang dã tươi mát, xinh đẹp, không ô nhiễm trong một môi trường thiên nhiên đặc biệt.
03/09/2010(Xem: 6025)
Theo giáo nghĩa Đạo Phật, có một sự phụ thuộc lẫn nhau rất gần gũi giữa môi trường thiên nhiên và những chúng sinh sống với nó. Vài người bạn đã từng nói với tôi rằng, căn bản tự nhiên của con người là những gì bạo động, nhưng tôi đã nói với họ rằng tôi không đồng ý. Nếu chúng ta thẩm tra những thú vật khác nhau, thí dụ, những thú vật mà chính sự tồn tại của chúng tùy thuộc vào việc lấy đi mạng sống của những thú vật khác, như những con sư tử, beo, hay cọp, chúng ta học rằng căn bản tự nhiên của chúng cung cấp cho chúng với răng nanh và móng vuốt bén nhọn.
03/09/2010(Xem: 3901)
Nếu có một phạm trù nào mà cả giáo dục và truyền thông cùng có một trách nhiệm đặc biệt, chúng tôi tin tưởng, đấy là môi trường tự nhiên của chúng ta. Trách nhiệm này phải hành động với câu hỏi đúng hay sai ít hơn là với câu hỏi về sinh tồn. Thế giới tự nhiên là ngôi nhà của chúng ta. Nó không cần phải thiêng liêng hay thánh thiện. Nó chỉ đơn giản là nơi chúng ta sinh sống.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]