Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

36. Vị Thánh Trong Bụng Cá

15/03/201410:38(Xem: 34729)
36. Vị Thánh Trong Bụng Cá
mot_cuoc_doi_bia_3

Vị Thánh

Trong Bụng Cá





Đã lâu lắm rồi, tại Bārāṇasī, thiên hạ xôn xao bàn tán một câu chuyện lạ lùng. Nó như sau:

- Có một gia đình trưởng giả tại Kosambī, sinh hạ được một bé trai. Theo tập quán nhân gian, bà vú nuôi mang hài nhi ra sông Mahāyamunā để tắm. Người ta tin tưởng rằng, chỉ cần nhúng vào nước ba lần là đứa bé sau này sẽ mạnh khỏe, không có bệnh tật, ốm đau do đã trình diện với thần sông rồi!

Khi bà vú vừa đặt trẻ xuống nước thì có một con cá to lượn tới nuốt đứa bé rồi lặn đi mất.

Không kể chuyện khóc than, thương tiếc của gia đình trưởng giả, chỉ nói chuyện về con cá. Chẳng rõ lộ trình xuôi ngược dưới sông của chú cá như thế nào mà sau đó, nó bị dính lưới của một ngư phủ tại phía hạ lưu sông Gaṅgā, tận Bārāṇasī; rồi với bốn người khiêng, họ mang ra chợ bán.

Nhân duyên tiếp theo, tại Bārāṇasi, một gia đình phú hộ kia, do tổ chức một buổi tiệc lớn chừng một trăm người ăn. Thường thì chỉ gia nhân đi chợ; nhưng hôm ấy, bà chủ có cảm giác kỳ lạ xúi giục là chính bà phải đích thân làm việc ấy. Đến chợ, khi thấy con cá, bà nghĩ là phải mua con cá này. Sau đó, cùng với gia nhân, mua sắm thứ này, thứ kia rồi bà thuê người gánh con cá to lớn ấy về nhà.

Khi đám tớ trai mổ bụng cá ra, phát giác trong bụng cá có một hài nhi còn sống, ngạc nhiên, bà tới xem, thấy là con trai, bà nghĩ thầm, mình không có con nối dõi tông đường, bây giờ, từ trong bụng cá, lại hiện ra một chú bé trai như thế này, không là của thần linh trao tặng cho là gì! Mừng quá, bà bồng trẻ đi tắm rửa cho sạch nhớt, sạch máu còn dính đầy nơi thân thể thì thấy hiện ra một chú bé kháu khỉnh, mủm mỉm. Thôi thì bà hít, bà thơm, bà nựng; và chợt nhiên một tình cảm lạ lùng xâm nhập tâm hồn bà: Tình mẫu tử thiêng liêng!

Ông phú hộ cũng sung sướng không thua gì bà, cho làm cuộc tế lễ lớn để cảm tạ thần linh.

Tin đồn lan ra, mọi người trong xóm phường đổ xô tới nơi xem chuyện lạ về đứa trẻ được sinh ra trong bụng cá!

Trở lại chuyện ông bà trưởng giả tại Kosambī mất con. Sau nhiều tháng ngày tiếc thương, sầu não - vì ông bà cũng không có con trai nối dõi - nhưng hôm kia, ông bà có linh tính là nó chưa chết nên thuê người đi dọc triền sông Mahāyamunā, bờ bên này, bờ bên kia để tìm kiếm xem thử có manh mối gì không, nhưng tìm hoài vẫn không thấy tăm hơi gì.

Bỏ sông nhỏ, họ xuống sông Gaṇgā, và suốt mấy năm tìm kiếm ở thượng lưu, cũng không có tin tức gì. Về phía hạ lưu, lần hồi đến Bārāṇasī; và chính tại đây, họ nghe tin tức về đứa bé. Sau nhiều ngày điều tra, theo dõi nữa, biết chính xác là đứa bé trong bụng cá rồi, tại ngôi nhà của ông phú hộ nên họ về báo lại với chủ.

Thế rồi, với nhiều xe lễ vật trọng hậu, hai ông bà trưởng giả ở Kosambī tìm đến gia đình phú hộ ở Bārāṇasī, xin lại đứa con trai, bây giờ đã sáu, bảy tuổi. Chuyện bất thành, vì gia đình phú hộ không đồng thuận.

Ông bà trưởng giả cũng không chịu để mất con trai, đến phủ đường kinh thành cầu cứu, nhờ quan phân xử. Phủ quan bất lực, nội vụ sau đó được mang đến đức vua. Nhìn đứa bé có tướng mạo hình dong dễ thương, nhìn sang cả hai bên gia đình, thấy ai nấy đều không muốn mất con, đức vua phán:

- Một bên là máu huyết, mang nặng đẻ đau; một bên là cứu đứa bé trong bụng cá, lại có công nuôi dưỡng. Đem lên cán cân tình lý thì hai bên cân bằng, không nghiêng lệch bên nào. Vậy trẫm phán xử, đứa bé là con của cả hai gia đình nên trẫm sẽ đặt tên cho nó là Bakkula (trẻ của hai gia đình). Hãy tuân thủ theo quyết định của trẫm. Bakkula lúc ở bên này, lúc ở bên kia, chia phân cho đồng đều; và sau này, cũng được quyền thừa kế cả hai nơi!

Câu chuyện trên sở dĩ được kể lại, là vì sau khi đức Thế Tôn và đại chúng ghé Bārāṇasī, ngụ tại Isipatana, thuyết pháp cho hai hàng cận sự nam nữ thì có một ông già đã tám mươi tuổi đến xin xuất gia. Ông già này nổi tiếng trong vùng vì nằm trong bụng cá, ai cũng biết, có tên là Bakkula.

Đức Phật hỏi:

- Ông đã quá già, có kham nổi đời sống xuất gia không, này Bakkula?

- Con kham nhẫn được, bạch đức Thế Tôn!

Quán nhân duyên quá khứ, đức Phật mỉm cười, biết là ông ta tu được, không những tu được mà còn đắc quả A-la-hán cùng thắng trí, bèn hỏi tiếp:

- Vậy thì ông đã thu xếp xong xuôi chuyện gia đình chưa, này “Người con trong bụng cá”?

- Rất dễ dàng thôi, bạch đức Tôn Sư! Thuở nhỏ, con thừa kế gia sản cả hai gia đình được tám trăm triệu đồng tiền vàng. Cha mẹ sinh và cha mẹ dưỡng đều đã mất. Số tiền ấy, con sẽ dùng một nửa chia cho con và cháu cả hai gia đình. Một phần con sẽ bố thí cơm áo, thuốc men cho những người nghèo đói trong xứ.

Hiện tại, còn phần cuối cùng, sau khi chia cho con cho cháu hết rồi, cho con được tu sửa, chỉnh trang toàn bộ đại lâm viên này và cúng dường tứ sự bảy ngày đến đức Tôn Sư và đại chúng.

Ông già Bakkula đảnh lễ đức Phật rồi đi lo công chuyện, sau đó, được đức Phật cho thọ đại giới với một vài chỉ dạy vắn tắt về định, về tuệ. Lão tân tỳ-khưu này tiếp thu rất nhanh, lại còn nguyện thọ thêm một số pháp đầu-đà như: Chỉ trì bình khất thực và thọ dụng trong bát; không nhận y hoặc vật thực do thí chủ cúng dường; chỉ ngủ ngồi, không dựa lưng dù chỉ một tấm ván, sống hạnh độc cư không giao tiếp với ai...

Đại chúng lại bàn tán sôi nổi, không hiểu tại sao thuở trước ông nằm trong bụng cá mà lại không chết? Tại sao đã tám mươi tuổi rồi, xin xuất gia mà đức Phật vẫn mỉm cười và cho xuất gia? Hẳn là có nhân, có duyên nhiệm mầu nào?

Để phá tan mối nghi ấy, đức Phật giảng:

- Kiếp cuối cùng của một bậc A-la-hán không có một năng lực gì đoạn hoại sự sống của vị ấy được. Như ngọn đèn trong chiếc ghè, nó leo lét cháy nhưng không một ngọn gió nào, một năng lực nào có thể làm tắt được. Cậu bé Bakkula nằm trong trường hợp ấy. Và ông ta còn có nhân duyên đặc biệt hy hữu khác nữa... để kiếp này, suốt đời không nhức đầu, sổ mũi, không ho hen, cảm mạo, không bệnh tật, ốm đau; và có tuổi thọ vượt quá một trăm năm ước định của đời người!

Thấy ai cũng háo hức muốn nghe, đức Phật kể:

- Từ thời đức Phật Anomadassī, là một bà-la-môn có gia sản lớn, rất giỏi về y dược, nhưng ông ta đã xả bỏ tất cả, lên non sống đời xuất gia đạo sĩ.

Nhờ có thiền chứng và thắng trí, biết được đã có một đức Chánh Đẳng Giác ra đời nên đạo sĩ tìm đến nghe pháp, quy y rồi xin được xuất gia. Nhưng đức Thế Tôn bảo:“Xuất gia thì ông chưa đủ duyên nhưng ông lại có việc làm khác mà không ai có thể thay thế ông được! ”

Hôm kia, đức Phật Anomadassī bị bệnh đau bụng, đạo sĩ mang thuốc đến cúng dường. Chỉ một liều thuốc nhỏ, đức Phật khỏi bệnh, ngài mới nói: “Một đức Chánh Đẳng Giác ra đời, thường có một vị đại lương y xuất hiện. Và ông chính là người ấy!” Thế rồi, vị đạo sĩ tận tình chăm sóc sức khỏe cho đức Tôn Sư và đại chúng tỳ-khưu!

Với công đức ấy, đạo sĩ sanh lên phạm thiên giới(1), rồi luân phiên cõi người và cõi trời với phước báu sang cả, thù thắng. 

Đến đời vị Phật tiếp theo, tức là đức Thế Tôn Padumuttara, vị ấy sinh ra trong một gia đình cự phú tại Hamsavatī. Trong một lần nghe pháp, thấy đức Thế Tôn tán thán biểu dương công hạnh của một vị tỳ-khưu, thù thắng hơn tất thảy vị tỳ-khưu khác do nhờ kiếp trước làm thầy thuốc, cúng dường thuốc men đến đức Phật và đại chúng nên kiếp này được trường thọ, vô bệnh. Rất thỏa thích và hoan hỷ, vị cự phú khởi tâm cúng dường tứ sự, nhất là thuốc men đến đức Phật và chư tăngi trong suốt bảy ngày với lời nguyện:

“- Xin cho vào thời Phật vị lai, tôi sẽ được làm một vị Thanh Văn đệ nhất vô bệnh và được trường thọ y như vị tỳ-khưu ấy!”

Đến đời Phật Vipassī, Phật Kassapa, ông vẫn thực hiện những công hạnh cũ, lại còn làm một người cận sự nam nhiệt tình xây dựng các trú xá, hộ độ Tam Bảo suốt cả cuộc đời.

Bây giờ, đến thời của Như Lai, Bakkula sinh ra tại Kosambī... và câu chuyện như thế nào thì mọi người đều đã nghe thấy.

Tuy nhiên, đức Phật chưa tiết lộ, là do nhân duyên đặc biệt như vậy, nên Bakkula, sau khi xuất gia, chỉ sống với phàm phu tánh có bảy ngày, rạng ngày thứ tám, lão tăng đắc quả A-la-hán. Và sau này, ông ta sẽ thọ đến một trăm sáu mươi tuổi!

Quả đúng là một vị tỳ-khưu “vị tằng hữu!”(1)




(1)Có lẽ có tu tập định. 

(1) Nghĩa là “chưa từng có”.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/04/2016(Xem: 35300)
Qua mạng Amazon.com, tôi đặt mua cuốn sách tiếng Anh “In The Buddha’s Words” của Bhikkhu Bodhi ngay sau khi xuất bản năm 2005. Đọc sơ qua phần đầu rồi để đó. Mỗi lần đi đâu, tôi mang theo để đọc từ từ vài trang, trong lúc chờ đợi, trước khi đi ngủ. Cứ thế dần dần qua năm tháng. Rồi cũng không thẩm thấu được bao nhiêu.
04/03/2016(Xem: 16727)
Trong thời gian làm việc tại Thư viện Thành hội Phật giáo đặt tại chùa Vĩnh Nghiêm, quận 3, tôi gặp được cuốn Tôn Giáo Học So Sánh của Pháp sư Thánh Nghiêm biên soạn. Do muốn tìm hiểu về các tôn giáo trên thế giới đã lâu mà vẫn chưa tìm ra tài liệu, nay gặp được cuốn sách này tôi rất toại ý.
04/03/2016(Xem: 13454)
Đọc sách là niềm vui của tôi từ thời còn đi học cho đến nay, chưa bao giờ ngơi nghỉ. Nếu sách hay, tôi chỉ cần đọc trong một hay hai ngày là xong một quyển sách 500 đến 600 trang. Nếu sách khó, cần phải nhiều thời gian hơn thì mỗi lần tôi đọc một ít. Còn thế nào là sách dở? xin trả lời ngắn gọn là: Sách ấy không hợp với năng khiếu của mình. Dĩ nhiên khi một người viết sách, họ phải đem cái hay nhất, cái đặc biệt nhất của mình để giới thiệu đến các độc giả khắp nơi, cho nên không thể nói là dở được. Cuối cùng thì dở hay hay tùy theo đối tượng cho cả người viết lẫn người đọc, là tác giả muốn gì và độc giả muốn học hỏi được gì nơi tác phẩm ấy. Tôi đọc Đại Tạng Kinh có ngày đến 200 trang nhưng vẫn không thấy chán, mặc dầu chỉ có chữ và chữ, chứ không có một hình ảnh nào phụ họa đi kèm theo cả. Nhiều khi nhìn thấy trời tối mà lo cho những trang Kinh còn lỡ dở chưa đọc xong, phải vội gấp Kinh lại, đúng là một điều đáng tiếc. Vì biết đâu ngày mai đọc tiếp sẽ không còn những đoạn văn hay tiếp
21/02/2016(Xem: 6701)
Dưới đây là phần chuyển ngữ bài thuyết trình của bà Gabriela Frey với chủ đề "Phụ nữ và Phật giáo", trước cử tọa của tổ chức Ki-tô giáo FHEDLES (Femmes et Hommes, Égalité, Droits et Libertés, dans les Églises et la Société/Nữ và Nam giới, Công bằng, Luật pháp, Tự do, trong Nhà thờ và ngoài Xã hội). Buổi thuyết trình diễn ra ngày 5 tháng 12 năm 2013, và sau đó đã được ghi chép lại và phổ biến trên nhiều trang mạng, trong số này có trang mạng của Tổ chức FHEDLES trên đây và Hiệp hội Sakyadhita Quốc Tế (Sakyadhita International Association of Buddhist Women/Hiệp hội Phụ nữ Phật giáo trên thế giới).
26/01/2016(Xem: 13835)
Niết Bàn, tiếng Sanscrit là Nirvãna, phiên âm thành Niết-bàn-na. Cũng gọi là Nê-hoàn, Nê-bạn. Đó là cảnh trí của nhà tu hành dứt sạch các phiền não và tự biết rằng mình chẳng còn luyến ái. Niết (Nir): là ra khỏi, thoát ra, giải thoát. Bàn hay Bàn-na (vana): Rừng. Tức là ra khỏi cảnh rừng mê tối, rừng phiền não.
09/12/2015(Xem: 8135)
Theo đa số các nhà nghiên cứu, thực trạng nóng lên toàn cầu (global warming) hoặc biến đổi khí hậu toàn cầu (global climate change) là có thật và ngày càng gia tăng một cách trầm trọng. Nguyên nhân chính là sự gia tăng quá nhanh trong việc thải khí cạc-bon đi-ô-xít (carbon dioxide) trong vòng 30 năm qua do đốt nhiên liệu hóa thạch, fossil fuels (Cox, P. M., et al., 2000), cũng như những hoá chất khác không phải do hoá học hữu cơ (Hansen, J., et al., 2000), và vì nhu cầu sinh hoạt của con người từ sự nhả khói và khí độc của các hãng xưởng công nghệ lớn nhỏ, xe ô-tô cho đến nạn phá rừng, các trại chăn nuôi súc vật đến chất liệu phế thải của các nhà máy thuỷ điện, v.v...
26/09/2015(Xem: 7369)
Cây bạch đàn là cây cao và có cành lá xum xuê nhất khu vực này. Tiếng chim kêu hót vang lừng mỗi sáng là từ trên những cành cao của cây này. Xa hơn, ở đầu đường, có hai cây cau dừa (cây cọ — palm tree), cao hơn cây bạch đàn nhiều, nhưng chim không làm tổ trên ấy (không hiểu vì sao; có lẽ vì cây quá cao, hoặc ở đó có nhiều tranh chấp, hiểm nguy hơn). Nơi cây bạch đàn, có ít nhất vài tổ chim, khác loại. Đúng là “đất lành chim đậu.” Có lần nghe tiếng quạ kêu bất thường, tưởng là quạ đến đuổi phá các loài chim khác, nào ngờ quạ bị chim đuổi. Rõ ràng là hai con chim trắng, thân nhỏ, lại rượt đuổi mấy con quạ đen to gấp ba lần. Không chỉ đuổi khỏi cây bạch đàn, mà đuổi thật xa, tít trên không trung, nhào lộn ngoạn mục, đuổi khỏi khu vực, đuổi khuất tận dãy phố bên kia đường. Thế mới biết, quạ tuy thân to lớn, bộ dạng dữ dằn, tiếng kêu rùng rợn ma quái so với các loài chim hiền lành khác, mà khi lâm trận thì lại không có chút dũng khí hay tinh thần chiến đấu nào. Quạ chỉ giỏi tấn công nhữn
24/06/2015(Xem: 30619)
Lời vàng của Thầy tôi, một Hướng dẫn vào các sự Chuẩn bị cho Tâm-yếu của Phạm Vi Bao La từ Đại Viên Mãn, trình bày các con đường của bốn trường phái chính của Phật Giáo Tây Tạng mà không có bất kỳ mâu thuẫn nào giữa chúng.
18/06/2015(Xem: 15776)
Có khoảng năm trăm triệu Phật tử trên thế giới, đạo Phật được coi là tôn giáo lớn đứng thứ tư của hành tinh. Với hai tông phái chính: Theravada (Phật giáo Nguyên thủy) và Mahayana (Phật giáo Đại thừa) cùng nhiều môn phái khác, đạo Phật có một điểm chung là sự giác ngộ, là tinh thần được tự do. Nhiều nhà nghiên cứu khẳng định đạo Phật là tôn giáo của hòa bình. Con đường của đạo Phật là quá trình nhận biết đau khổ, nguyên nhân khổ đau và kết thúc nó với đích cuối cùng là được giải thoát.
15/06/2015(Xem: 23384)
Yếu chỉ tu tập & hành đạo. Tác giả Thích Thái Hòa
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]