Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bước Sen.

09/04/201314:16(Xem: 6084)
Bước Sen.

67buocsen

BƯỚC SEN

Walking On Lotus Flowers

Buddhist Women: Living, Loving and Meditating

Nữ Tu & Cư Sĩ Phật Giáo:Cuộc Sống,Tình Yêu & Thiền Định

Tác Giả: Martine Batchelor

Biên Tập:Gill Farrer-Halls

Việt Dịch: Diệu Ngộ -Mỹ Thanh, Diệu Liên-Lý Thu Linh

Kính Tặng Mẹ Tôi: LEA FAGES

(Martine Batchelor)

Lời Tri Ân

Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các nữ tu và cư sĩ Phật giáo góp mặt trong quyển sách nầy về sự hỗ trợ, trí tuệ cũng như lòng ưu ái của họ. Tôi mang ơn sâu xa đối với tất cả quý tăng ni và giới cư sĩ đã tử tế giúp đỡ tôi trong các chuyến đi thu thập các tài liệu, thông dịch, và tìm chổ trọ. Đặc biệt tôi muốn nhắc đến gia đình Koo, ông và Bà Dodds, Paul và Suil Jaffe, Chatsumarn Kabilsingh và Sheryl Keller. Xin cảm ơn Suan Blake vì sự nhiệt tình biên tập của bà trong những gia đoạn khởi đầu, cảm ơn cô Gill Farrer-Halls về tài năng của cô, niềm vui đã được cùng cô làm việc, cũng như Liz Puttick ở nhà xuất bản Harper Collins về sự nhiệt tình hỗ trợ của cô. Cuối cùng tôi cũng xin cảm ơn chồng tôi, Stephen, vì đã thương yêu, giúp đỡ, ủng hộ tôi trong suốt quá trình thực hiện quyển sách nầy.

Quyển sách nầy cũng sẽ không được thành hình nếu không có sự tài trợ rộng rãi của Korea Foundation (Quỹ Hỗ Trợ Đại Hàn), Spalding Trust (Quỹ Spalding) và Hội Sinh Thái & Văn Hóa Quốc Tế (International Society for Ecology & Culture).

Lời Giới Thiệu

Làm sao tôi có thể hành thiền khi quá bận rộn với công việc và gia đình? Làm sao tôi có thể phối hợp hoạt động với ngồi yên một chỗ? Có các nữ tu sĩ không? Có thể tìm được các nữ đạo sư trong Phật giáo truyền thống không?

Là người dạy thiền, và cũng từng là nữ tu sĩ, tôi đã thường được nghe những câu hỏi như thế không biết bao nhiêu lần. Vì thế tôi quyết định soạn một quyển sách dựa trên những kinh nghiệm sống của các phụ nữ đương thời, đễ bạn đọc thấy rằng hành thiền có thể ảnh hưởng đến nhiều cách sống, nhiều hoạt động của chúng ta như thế nào. Thật vậy, tôi đã khám phá được nhiều vị ni, nhiều nữ cư sĩ đức độ trong thời hiện đại.

Từ lúc khởi ý đến khi hoàn thành quyển sách là một cuộc hành trình dài dẵng. Tôi phải tự nhủ rằng mình có thể làm được điều đó và có thể tìm được nguồn tài trợ để điều đó có thể thành hiện thực. Tôi đã viết thư đến hai tổ chức tài trợ lớn, nhưng không có kết quả gì, tôi đành bỏ cuộc. Rồi bỗng nhiên, sau một thời gian dài, cả hai tổ chức đều chấp nhận hỗ trợ, cộng thêm sự hỗ trợ của một tổ chức khác nữa. Tôi thật bàng hoàng; vậy là tôi phải thực hiện thôi!

Những chuyến đi từ ngay nơi gần gũi, nơi tôi đã phỏng vấn các phụ nữ Tây phương, cho đến tận những nơi gốc rễ của Phật giáo như ở Đại Hàn, Nhật, Đài Loan và Thái Lan. Tôi vừa ngạc nhiên, vừa phấn chấn với những gì thâu thập được từ bao cảnh đời. Một số phụ nữ tôi đã được biết, và đã liên lạc trước đó, nhưng tôi cũng được gặp thêm rất nhiều người đến nỗi tôi không biết phải chọn lựa ai vào quyển sách nầy. Tôi đã có 40 cuộc phỏng vấn, với tất cả những người phụ nữ thật đặc biệt, nhưng vì giới hạn của quyển sách, tôi chỉ có thể chọn 18 người dựa vào sự quyết định của các cuộc phỏng vấn. Tuy nhiên, ở một mức độ nào đó, họ là tiếng nói chung cho tất cả.

Khi phỏng vấn các vị nầy, tôi giống như một người sơ cơ, hỏi những câu hỏi đơn giản, thực dụng, phổ thông. Có những cuộc phỏng vấn bằng tiếng Anh, dể thực hiện nhất. Nhưng cũng có nhiều cuộc bằng tiếng Hàn Quốc; hy vọng là công tác dịch thuật của tôi có thể phác hoạ được con người sau những lời nói ấy. Những cuộc khác lại được ai đó dịch từ tiếng Nhật, Trung Hoa hay Thái. Mỗi chương là một câu chuyện, với những lời chỉ dẩn về thiền bằng những lời nói riêng và những chứng nghiệm của riêng từng vị.

Gặp gỡ các vị nữ tu và cư sĩ Phật giáo nầy là một quá trình học hỏi mà nó càng phát triển thêm khi tôi thực hiện các cuộc phỏng vấn, rồi dịch thuật, ghi chú, đánh máy, và biên tập. Tôi chưa hề cảm thấy mệt mỏi, chán nản vì các câu chuyện tràn đầy sức sống và trí tuệ; thật là những câu chuyện tuyệt vời. Tôi vẫn tự nghĩ không biết mình có được sự can đảm và tín tâm của Sư cô Ani Tenzin Palmo khi phải đối mặt với các cơn bão ở Hy Mã Lập Sơn, hay có được sự bình tâm chấp nhận của Ni Sư Ayya Khema khi đối đầu với căn bịnh ung thư.

Tôi vẫn luôn thán phục Haeju Sunim, người đã nói rằng tất cả chúng ta là Phật, nên cách sống duy nhất là phải thể hiện lòng từ bi và trí tuệ của một vị Phật; không cần phải đợi đến lúc khác, ở một khoá chuyên tu khác hay một kiếp sống khác. Tôi vẫn còn tán dương Sư Bà I Tsao Fashih, người đã cố gắng thuyết phục tôi cầu nguyện được tái sinh vào cõi Tịnh độ. Bà đã nhận thấy tôi không sốt sắng, nhưng vẫn vui vẻ, bao dung, ý nhị đến nỗi khi chia tay bà, tôi có cảm tưởng như chính mình cũng có thể bước trên những cánh hoa sen, và cuộc đời như thế sẽ tuyệt vời làm sao!

Tôi vẫn còn thấy buồn cười vì sự bình tâm của Maechee Pathomwan đối với con rắn trên đùi, so sánh với sự sợ ma của bà. Tôi kinh ngạc về sự tưởng tượng siêu thực của Yahne Le Toumelin. Tôi cảm động với sự giản đơn của họa sĩ thiền Okbong Sunim, và lòng từ bi của Jonmok Sunim, một nữ tu làm DJ và cũng là một cán bộ xã hội.

Một số họ có những kinh nghiệm giống tôi. Giống như Sư Chân Không, tôi cũng được bảo hãy cầu nguyện để được tái sinh làm người nam; giống như Sư, tôi coi đó là lời khuyên vô nghĩa, dầu người khuyên có vì lòng từ hay người đó có là bậc thánh hay bậc chứng đắc. Nhưng chúng ta đừng quên rằng Đức Phật thật là cấp tiến khi Ngài bảo rằng mọi người đều bình đẳng trong giác ngộ. Quyển sách nầy càng chứng minh thêm quan điểm của Đức Phật khi nó giới thiệu những người phụ nữ đã làm chủ được con đường tâm linh của mình và khi trình bày ở đây một cách tổng quát về các chứng quả trong thiền định.

Khá nhiều sách đã được viết về phụ nữ và Phật giáo từ cái nhìn của nữ giới, của tâm lý xã hội, tôn giáo, văn hoá hay lịch sữ. Tôi muốn trình bày vấn đề nầy dưới một khía cạnh khác, dưới cái nhìn của các chứng quả trong thiền định, trong cuộc sống hằng ngày. Một vài phụ nữ trong quyển sách nầy đã đi tiên phong trên các diễn dàn ở Tây phương, như là Ni Sư Ayya Khema và bà Christina Feldman. Nhưng tôi muốn hiểu rõ về cách sống thực sự của họ hơn là những ý tưởng của họ; là những người con Phật, họ đã sống mỗi ngày như thế nào? Đạt được một tầng chứng nghiệm nào đó, điều đó có nghĩa gì đối với họ, là những phụ nữ tu theo Phật giáo?

Ở phương Đông, khi tôi nói về đề tài phụ nữ và Phật giáo hay tăng và ni, các ni cho rằng họ cảm thấy bình đẳng. Myongson Sunim, thí dụ, nói rằng tăng và ni là hai cánh của một con chim –chim cần cả hai cánh mới có thể bay được. Thực vậy, nhìn về các chứng quả của họ, họ đã bình đẳng, đạt được những gì mà người nam hay các tăng đạt trong cùng một hoàn cảnh hay một phương pháp tu. Ngay cả trong các điều kiện có vẻ khắc nghiệt đối với họ, như ở Thái Lan, điều đó cũng không cản trở được Maechee Pathomwang trở thành một nữ tu sĩ, rồi tu tập thực hành để trở thành một vị thầy khả kính.

Tôi cần nói đôi điều về vai trò của ni giới trong Phật giáo. Điều đó thay đổi tuỳ theo điều kiện xã hội, lịch sữ ở mỗi nước, và khó thể nói hết ở đây. Tôi xin tóm tắt vài điểm: Ni giới ở Hàn quốc bình đẳng khoảng 90% với tăng, ở Nhật 60 phần trăm, Đài Loan 85 phần trăm, Thái 15 phần trăm, Tây Tạng 45 phần trăm. Thí dụ, ni giới ở Hàn quốc thọ đại giới với 338 giới luật, trong khi ở Thái, các ni hầu như không thọ đại giới, với chỉ tám hay mười giới cấm.

Không ngạc nhiên gì khi ni giới ở Hàn quốc được ủng hộ hơn, có nhiều cơ hội được học hành, huấn luyện. Nhưng điều gây ấn tượng và tạo lòng tin trong tôi, là dầu các điều kiện có khó khăn, tệ hại đến thế nào, các vị nữ tu và cư sĩ Phật giáo mà tôi đã gặp đều có thể chuyển hoá hoàn cảnh, sống một cuộc đời tràn đầy ý nghĩa, trở thành các vị thầy bằng chính sức lực của mình, như Maechee Pathomwan ở Thái Lan hay Pang Kwihi, một tiểu thuyết gia bị bại liệt ở Hàn quốc.

Tôi đã cố gắng thu thập nhiều truyền thống Phật giáo để giới thiệu khá nhiều phương pháp thiền, và tôi đã tìm được khá nhiều phương pháp và tiềm năng. Con đường Phật giáo nhiều ngã; ai cũng có thể tìm được điều gì đó cho mình trong Phật giáo. Tuy nhiên, có một mẫu số chung xuyên suốt quyển sách đó là chánh niệm, là một sự tỉnh thức đầy sáng tạo, mà nếu biết áp dụng, biết vun trồng sẽ giúp ta nhìn sự việc rõ ràng hơn, chuyển đổi được con người ta, cách ta sống.

Cuộc đời của những người phụ nữ nầy gửi đến chúng ta một thông điệp rằng hãy tin ở chính mình, tin ở khả năng của mình, dầu ta là nam hay nữ, vị trí xã hội cao hay thấp, mạnh khoẻ hay khuyết tật. Thông điệp đó là chúng ta không thể làm gì hơn là hãy cố hết sức mình. Những phụ nữ nầy đã làm tôi cười, tôi khóc và nghĩ ngợi; họ khiến tôi hiểu hơn, rộng vòng tay hơn với những khả năng bất tận mà cuộc đời có thể mang đến trên con đường tâm linh. Tôi mong rằng họ cũng mang đến cuộc đời của bạn những điều tương tự.

Lời Người Dịch

Theo lời giới thiệu của tác giả, bà Martine Batchelor, quyển Bước Sen (Walking On Lotus), là những câu chuyện về các nữ tu và cư sĩ Phật giáo. Quyển sách có 18 chương là 18 câu chuyện của nhiều số phận khác nhau, nhưng có cùng một mẫu số chung là tất cả đã tìm được hướng đi trong cuộc đời mình, đó là Phật đạo, là con đường đưa đến giải thoát, giác ngộ. Mặc dầu chúng ta có thể không tu theo phương pháp của các nữ tu sĩ nầy, hoặc giả chúng ta có thể không đồng quan niệm với họ về giới luật hay gì đi nữa, chúng ta cũng sẽ tìm thấy ở đây những tấm gương tu học sáng ngời, đáng để người đọc noi theo. Trong bản Việt dịch, chúng tôi quyết định không dịch chương thứ 17, vì đề tài có thể chưa thích hợp với đọc giả Việt Nam, mong bạn đọc thông cảm.

Đây là quyển sách dịch chung sức đầu tiên của tôi và người cháu, Diệu Ngộ-Mỹ Thanh. Diệu Ngộ-Mỹ Thanh và tôi cũng có những duyên nghiệp đặc biệt. Lúc 6, 7 tuổi, cháu đã theo tôi xuống Saigon trọ học. Tôi như người mẹ trẻ của cháu. Rồi cô cháu xa nhau. Đến khi hội ngộ ở xứ người, thì cháu đã không nhận ra cô. Không biết bằng cách nào, cháu và cô đều tìm được con đường đến với Phật pháp, mỗi người theo cách riêng của mình. Chỉ biết là gần đây lên các website hay đọc các tạp chí Phật giáo, tôi đã ngạc nhiên thấy tên cháu ở cuối một số bài dịch. Ngạc nhiên vì cứ ngỡ là vốn tiếng Việt của cháu rất hạn chế, nói chi đến danh từ Phật học. Thật là duyên lành. Quyển sách dịch nầy thành tựu là kết quả của duyên lành đó. Mong rằng nó sẽ là hạt giống giúp chúng tôi dù sinh ra ở đâu, cũng luôn được biết đến Phật pháp. Mong là nó góp được chút sức vào công việc giới thiệu với bạn đọc, các đạo hữu, những tấm gương tu học sáng ngời.

Dĩ nhiên, với sự hiểu biết hạn chế về Phật pháp, cũng như một số đề tài chuyên môn mà một số tác giả đã viết – như chương 11, về hội họa- chúng tôi không tránh khỏi nhiều sơ sót. Mong nhận được sự chỉ giáo, hướng dẫn của các bậc tôn sư, thiện hữu tri thức.

Quyển sách nầy được ấn tống với sự hùn phước của nhiều đạo hữu, bạn bè, thân quyến. Chúng con kính cẩn kê đầu đảnh lễ tạ ơn chư Phật đã tạo điều kiện, phước duyên để Phật sự nầy được viên thành.

Diệu Liên-Lý Thu Linh

4/2005

---o0o---


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/04/2016(Xem: 35646)
Qua mạng Amazon.com, tôi đặt mua cuốn sách tiếng Anh “In The Buddha’s Words” của Bhikkhu Bodhi ngay sau khi xuất bản năm 2005. Đọc sơ qua phần đầu rồi để đó. Mỗi lần đi đâu, tôi mang theo để đọc từ từ vài trang, trong lúc chờ đợi, trước khi đi ngủ. Cứ thế dần dần qua năm tháng. Rồi cũng không thẩm thấu được bao nhiêu.
04/03/2016(Xem: 16882)
Trong thời gian làm việc tại Thư viện Thành hội Phật giáo đặt tại chùa Vĩnh Nghiêm, quận 3, tôi gặp được cuốn Tôn Giáo Học So Sánh của Pháp sư Thánh Nghiêm biên soạn. Do muốn tìm hiểu về các tôn giáo trên thế giới đã lâu mà vẫn chưa tìm ra tài liệu, nay gặp được cuốn sách này tôi rất toại ý.
04/03/2016(Xem: 13683)
Đọc sách là niềm vui của tôi từ thời còn đi học cho đến nay, chưa bao giờ ngơi nghỉ. Nếu sách hay, tôi chỉ cần đọc trong một hay hai ngày là xong một quyển sách 500 đến 600 trang. Nếu sách khó, cần phải nhiều thời gian hơn thì mỗi lần tôi đọc một ít. Còn thế nào là sách dở? xin trả lời ngắn gọn là: Sách ấy không hợp với năng khiếu của mình. Dĩ nhiên khi một người viết sách, họ phải đem cái hay nhất, cái đặc biệt nhất của mình để giới thiệu đến các độc giả khắp nơi, cho nên không thể nói là dở được. Cuối cùng thì dở hay hay tùy theo đối tượng cho cả người viết lẫn người đọc, là tác giả muốn gì và độc giả muốn học hỏi được gì nơi tác phẩm ấy. Tôi đọc Đại Tạng Kinh có ngày đến 200 trang nhưng vẫn không thấy chán, mặc dầu chỉ có chữ và chữ, chứ không có một hình ảnh nào phụ họa đi kèm theo cả. Nhiều khi nhìn thấy trời tối mà lo cho những trang Kinh còn lỡ dở chưa đọc xong, phải vội gấp Kinh lại, đúng là một điều đáng tiếc. Vì biết đâu ngày mai đọc tiếp sẽ không còn những đoạn văn hay tiếp
21/02/2016(Xem: 6746)
Dưới đây là phần chuyển ngữ bài thuyết trình của bà Gabriela Frey với chủ đề "Phụ nữ và Phật giáo", trước cử tọa của tổ chức Ki-tô giáo FHEDLES (Femmes et Hommes, Égalité, Droits et Libertés, dans les Églises et la Société/Nữ và Nam giới, Công bằng, Luật pháp, Tự do, trong Nhà thờ và ngoài Xã hội). Buổi thuyết trình diễn ra ngày 5 tháng 12 năm 2013, và sau đó đã được ghi chép lại và phổ biến trên nhiều trang mạng, trong số này có trang mạng của Tổ chức FHEDLES trên đây và Hiệp hội Sakyadhita Quốc Tế (Sakyadhita International Association of Buddhist Women/Hiệp hội Phụ nữ Phật giáo trên thế giới).
26/01/2016(Xem: 13950)
Niết Bàn, tiếng Sanscrit là Nirvãna, phiên âm thành Niết-bàn-na. Cũng gọi là Nê-hoàn, Nê-bạn. Đó là cảnh trí của nhà tu hành dứt sạch các phiền não và tự biết rằng mình chẳng còn luyến ái. Niết (Nir): là ra khỏi, thoát ra, giải thoát. Bàn hay Bàn-na (vana): Rừng. Tức là ra khỏi cảnh rừng mê tối, rừng phiền não.
09/12/2015(Xem: 8275)
Theo đa số các nhà nghiên cứu, thực trạng nóng lên toàn cầu (global warming) hoặc biến đổi khí hậu toàn cầu (global climate change) là có thật và ngày càng gia tăng một cách trầm trọng. Nguyên nhân chính là sự gia tăng quá nhanh trong việc thải khí cạc-bon đi-ô-xít (carbon dioxide) trong vòng 30 năm qua do đốt nhiên liệu hóa thạch, fossil fuels (Cox, P. M., et al., 2000), cũng như những hoá chất khác không phải do hoá học hữu cơ (Hansen, J., et al., 2000), và vì nhu cầu sinh hoạt của con người từ sự nhả khói và khí độc của các hãng xưởng công nghệ lớn nhỏ, xe ô-tô cho đến nạn phá rừng, các trại chăn nuôi súc vật đến chất liệu phế thải của các nhà máy thuỷ điện, v.v...
26/09/2015(Xem: 7442)
Cây bạch đàn là cây cao và có cành lá xum xuê nhất khu vực này. Tiếng chim kêu hót vang lừng mỗi sáng là từ trên những cành cao của cây này. Xa hơn, ở đầu đường, có hai cây cau dừa (cây cọ — palm tree), cao hơn cây bạch đàn nhiều, nhưng chim không làm tổ trên ấy (không hiểu vì sao; có lẽ vì cây quá cao, hoặc ở đó có nhiều tranh chấp, hiểm nguy hơn). Nơi cây bạch đàn, có ít nhất vài tổ chim, khác loại. Đúng là “đất lành chim đậu.” Có lần nghe tiếng quạ kêu bất thường, tưởng là quạ đến đuổi phá các loài chim khác, nào ngờ quạ bị chim đuổi. Rõ ràng là hai con chim trắng, thân nhỏ, lại rượt đuổi mấy con quạ đen to gấp ba lần. Không chỉ đuổi khỏi cây bạch đàn, mà đuổi thật xa, tít trên không trung, nhào lộn ngoạn mục, đuổi khỏi khu vực, đuổi khuất tận dãy phố bên kia đường. Thế mới biết, quạ tuy thân to lớn, bộ dạng dữ dằn, tiếng kêu rùng rợn ma quái so với các loài chim hiền lành khác, mà khi lâm trận thì lại không có chút dũng khí hay tinh thần chiến đấu nào. Quạ chỉ giỏi tấn công nhữn
24/06/2015(Xem: 31325)
Lời vàng của Thầy tôi, một Hướng dẫn vào các sự Chuẩn bị cho Tâm-yếu của Phạm Vi Bao La từ Đại Viên Mãn, trình bày các con đường của bốn trường phái chính của Phật Giáo Tây Tạng mà không có bất kỳ mâu thuẫn nào giữa chúng.
18/06/2015(Xem: 16018)
Có khoảng năm trăm triệu Phật tử trên thế giới, đạo Phật được coi là tôn giáo lớn đứng thứ tư của hành tinh. Với hai tông phái chính: Theravada (Phật giáo Nguyên thủy) và Mahayana (Phật giáo Đại thừa) cùng nhiều môn phái khác, đạo Phật có một điểm chung là sự giác ngộ, là tinh thần được tự do. Nhiều nhà nghiên cứu khẳng định đạo Phật là tôn giáo của hòa bình. Con đường của đạo Phật là quá trình nhận biết đau khổ, nguyên nhân khổ đau và kết thúc nó với đích cuối cùng là được giải thoát.
15/06/2015(Xem: 23798)
Yếu chỉ tu tập & hành đạo. Tác giả Thích Thái Hòa
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]