Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chữa lành thế giới khổ đau.

09/04/201314:13(Xem: 4638)
Chữa lành thế giới khổ đau.

CHỮA LÀNH THẾ GIỚI KHỔ ĐAU

Đại Sư Chứng Nghiêm

Sáng lập viên Hội Phật Giáo Cứu Tế Tzu-Chi (Từ Tế)

Pháp Hạnh Phạm Quốc Hưng chuyển dịch

---o0o---

Thế giới chúng ta đang sống thật có quá nhiều đau khổ! Mỗi ngày chúng ta lại chứng kiến một tai ương ách nạn xảy ra. Tâm chúng ta nhói đau khi có quá nhiều người đau khổ. Nhưng từ nổi khổ mà chúng ta thấy được tình thương chân thật và khi dối diện khổ đau thì lòng cảm thương được đánh thức. Khổ đau, vì thế, đã khai mở con mắt và trái tim chúng ta vào sự thật.

Ở đời này, ai mà chẳng khổ? Vì lẽ đó, mà đức Phật đã tuyên thuyết Bốn Chân Lý Cao Quý ngay khi vừa thành đạo để giúp chúng ta dập tắt nổi khổ triền miên.

Đức Phật, khi quán chiếu quá trình già, bệnh, chết đã nhận chân rằng khổ đau tiềm ẩn trong cuộc sống của mỗi con người. Sanh, lão, bệnh, tử chỉ là những diễn biến của tự nhiên. Ngoài chúng ra, còn có những khổ đau gây ra do hoàn cảnh thế cuộc như phân chia giai cấp trong xã hội, chênh lệch giữa giàu và nghèo, cùng nhiều tình huống khác. Đức Phật trước những cảnh khổ này đã nổ lực tìm hiểu sự thật về khổ và chiêm nghiệm phương cách con người có thể xoa dịu khổ đau. Sau khi giác ngộ, Ngài đã chỉ bày Bốn Sự Thật Cao Quý đưa ra con đường thoát khổ cho chúng ta.

Vâng, chúng ta đang sống trong thế giới đau khổ. Nhưng lẽ nào chúng ta để cho nhau phải chịu mãi cảnh sống khổ đau? Chẳng lẽ chúng ta không nghĩ ra những phương cách để giúp cho những người đang đau khổ?

Đức Phật nói về bốn thứ tâm lớn không thể đo lường được (Tứ Vô Lượng Tâm). Bốn tâm đó là tâm thương yêu tử tế, tâm thương cảm, tâm vui vẻ, và tâm hiến tặng nhưng không quyến luyến bó buộc. Những tâm này là thuốc trị khổ đau. Nhưng để hiệu nghiệm thì chúng ta phải đem ra sử dụng và thực hành.

Những người đang đau khổ cần tình thương và sự săn sóc. Vậy chúng ta cần có tâm thương yêu tử tế và thương cảm. Thế giới đã quá nhiều đau khổ vậy tại sao chúng ta không thương yêu lẫn nhau? Chẳng phải khi có tình thương thì con người sẽ hết khổ đau sao? Chẳng phải đó là điều tuyệt vời sao? Bởi thế, sứ mạng của tâm thương yêu tử tế là phát triển hoà bình và hoà hợp ở mọi người và để gây cảm hứng cho người ta thương nhau và cống hiến sức mình giúp đỡ tha nhân. Sự cống hiến và giúp đỡ đó đến từ nhận thức rằng khi sống trên hành tinh này, chúng ta đều có sự nối kết với nhau như là những bộ phận của một tổng thể.

Vì thế mà khi thành viên của Từ Tế tiếp ứng thiên tai sóng thần vừa qua bằng cách xuống đường gây quỹ khắp nơi, tôi đã liên tục nhắc nhở họ rằng đây chẳng phải là công việc để tính toán tiền bạc thu vào ít hay nhiều, mà là để gây chú ý và kêu gọi lương tâm của những người đang được an ổn khỏe mạnh và cảm hóa tâm tử tế của họ. Khi tai họa giáng xuống một phần của thế giới, tất cả chúng ta trong ngôi làng địa cầu này cần phải giúp đỡ. Đây là điều không những chúng ta cần nhận thức rõ mà chúng ta phải giúp mọi người nhận thức ra được.

Tâm thương cảm-nhìn những người đang khổ, chúng ta không thể ngồi yên nhìn họ tiếp tục bị khổ sở. Chúng ta cảm thấy nổi đau của họ như chính nổi đau của chúng ta. Vì lý do này, chúng ta nhanh chóng có mặt tại Tích Lan và tỉnh Aceh của Nam Dương để giúp đỡ. Nếu không thì chúng ta đã chẳng làm được như vậy, phải không? Nếu chúng ta nghĩ Tích Lan là xứ sở quá xa Đài Loan, nó chẳng là gì với chúng ta cả hoặc những người dân đó có liên quan gì đến chúng ta? Thật ra, chúng ta không có sự nối kết với họ một cách trực tiếp, chúng ta chỉ cảm thấy không thể chịu đựng được trước nổi đau của họ.

Ngay khi nghe tin thiên tai, nhân viên và thiện nguyện viên của Từ Tế đã ngay lập tức thành lập đoàn cứu trợ. Cảm động hơn là khi tập thể bác sĩ của các bệnh viện Từ Tế tức thời tình nguyện tham gia đi đến các vùng lâm nạn. Ai cũng muốn đi cả. Cuối cùng, một trong những vị phó tổng quản trị, cũng là một bác sĩ về dịch học đã thốt lên, “không có ai thích hợp hơn là tôi.” Vị này nói như vậy vì sau thiên tai, điều người ta sợ hãi nhất là sự bùng phát bệnh truyền nhiễm.

Khi đoàn tiếp cứu của chúng ta đi đến các vùng bị thiên tai tàn phá, họ đi qua những tử thi nằm la liệt khắp nơi. Mùi hôi nồng nặc đến nỗi bao nhiêu lớp khẩu trang cũng không ngăn được. Các vị bác sĩ biết điều này nhưng nó cũng chẳng ngăn họ không tình nguyện đi. Nếu không có tình thương rộng lớn, ai dám đi như vậy? Vì thế, tôi thường nói tình nguyện viên là những vị bồ tát sống. Ai ngoài những vị bồ tát có thể thực hành những hành động này.

Bởi vì sự khổ đau, lòng thương cảm của con người được đánh thức và là nguồn cảm hứng cho họ đích thân đi đến vùng thiên tai để giúp người hoạn nạn. Những ai không đi được thì tận tụy quyên góp cứu trợ. Những thiện nguyện viên trên toàn thế giới đều làm việc này. Có những nơi tuyết rơi lạnh lẽo nhưng họ vẫn đứng bên đường trong cơn lạnh. Họ thật sự muốn giúp đỡ những người đang đau khổ nơi vùng thiên tai. Họ làm với trái tim sốt sắng và thành tâm. Tâm cảm thương của họ làm cho họ có quyết tâm vị tha hi sinh sự êm ái và thư nhàn để giúp đỡ tha nhân. Họ làm như vậy với niềm hoan hỉ. Tuy hai cánh tay tê cứng và đau nhức sau một ngày ôm thùng lạc quyên, tim họ đầy niềm vui.

Ở đây, Phật pháp được hiện bày. Trong hành động cống hiến, họ đã sống theo Bốn Tâm Lớn Không Đo Lường Được của thương yêu tử tế, thương cảm, niềm vui, và sự cho mà không quyến luyến. Hành động của họ được thúc đẩy bởi từ bi. Khi cho, họ cảm nhận niềm vui lớn và sự sẳn lòng cống hiến chính mình nói lên sự không quyến luyến của họ.

Có nhiều mẫu chuyện từ thiên tai sóng thần cho chúng ta thấy tâm thương yêu tử tế, thương cảm, vui vẻ, và cho mà không quyến luyến là như thế nào.

Khi các đoàn thiện nguyện viên cứu tế của Từ Tế đến Tích Lan và tỉnh Aceh của Nam Dương, ngoài việc phát các dụng cụ khẩn cấp, chúng ta còn trị các vết thương và cung cấp chăm sóc y khoa. Thêm vào đó, chúng ta còn cố gắng giúp họ chữa lành tâm hồn mình. Khi cơn thiên tai bất thần lấy đi quá nhiều mạng sống, chia cắt bao gia đình, và lấy đi những người thương yêu nhất trên cõi đời của họ, chúng ta không thể nào tưởng tượng hết chấn động tinh thần và niềm đau mất mát mà những người sống sót phải chịu đựng. Mặc dù họ được tha mạng, nhưng họ cũng thọ khổ nhiều hơn vì được tha mạng. Vì lẽ đó, họ thật sự cần mọi người giang tay ra an ủi, hỗ trợ, và giúp họ vượt qua giai đoạn đau thương này.

Tại các địa điểm khám và cho thuốc miễn phí, các thiện nguyện viên không những chữa trị các tật bệnh về cơ thể mà còn tìm cách chữa lành nổi thống khổ tinh thần qua những cuộc trao đổi với những người sống sót. Lấy trường hợp của bác sĩ trưởng Trung Tâm Y Tế Phật Giáo Từ Tế, Lin Shinn-zong, làm thí dụ. Khi hướng dẫn đoàn y khoa đến phục vụ tại các trạm xá ở tỉnh Hambantota, Tích Lan, ông bắt đầu mỗi buổi khám bằng cách hướng dẫn mọi người hát chung với nhau để làm vơi diệu đi tâm hồn của mọi người. Với bệnh nhân, ông bày tỏ sự quan tâm chăm sóc bằng cách nắm tay họ, ôm họ vào lòng, hoặc vỗ lưng họ khi hỏi han về gia đình của những bệnh nhân này. Chỉ sau khi có được sự kết giao với bệnh nhân, ông mới bắt đầu đề cập đến bệnh tình của họ. Bác sĩ Lin chăm sóc mọi người như thể chăm sóc thành viên của chính gia đình ông. Các nhân viên y khoa khác cũng đối sử như vậy với bệnh nhân của mình.

Qua những giao tiếp với tình thương và sự chăm sóc, nhiều nạn nhân thiên tai vốn thu rút vào thế giới đau khổ của riêng mình, bắt đầu hướng ra thế giới bên ngoài để đối diện với thực tại. Một số còn phục vụ như là thiện nguyện viên, chuyển hóa nổi đau của mình thành sức mạnh để giúp tha nhân.

Một trong những thiện nguyện viên đó là một người đàn ông tên Abdullah. Khi người hàng xóm đưa ông đến trạm xá, ông đã không ăn hay ngủ trong 6 ngày liền và chẳng thốt ra một lời nào. Mỗi khi ông nhắm mắt, ông thấy hình ảnh của vợ và con ông. Ông đã đi tìm xác họ trong suốt ba ngày liền. Xác hai mẹ con được tìm thấy ở tư thế ôm chặt lấy nhau. Các thiện nguyện viên Từ Tế hết sức quan tâm đến sức khỏe của ông và nhanh chóng mời ông ngồi. Một thiện nguyện viên đem cho ông một ly nước ấm và chuẩn bị một tô mì gói cho ông. Nắm lấy tay ông, một thiện nguyện viên ngồi đó với ông an ủi vỗ về bày tỏ cảm thương và khuyến khích. Sau một khoảng khắc dài, Abdullaha cuối cùng đã cất tiếng và bắt đầu kể lại câu chuyện đau thương cho các thiện nguyện viên.

Sau đó, các thiện nguyện viên của Từ Tế tiếp tục thường xuyên thăm viếng Abdullah. Vào một buổi thăm hỏi, vị thiện nguyện viên nói với ông, “tôi có thể hiểu nổi đau sâu thẳm của ông và nổi niềm khi mất mát những người thương yêu. Nhưng khi người thương của chúng ta mất đi và chẳng có gì có thể làm làm được nữa, điều tốt nhất chúng ta có thể làm là chuyển tình thương chúng ta có cho họ đến những người khác. Ông có sẳn lòng dâng hiến tình thương và sự chăm sóc ông đã dành cho người thương của mình đến người khác không, như là sự tưởng nhớ đến người thân của mình?”

Abdullah nghe những lời nói ân cần mà sâu sắc này từ từ mở rộng cõi lòng. Ông bắt đầu mỉm cười trở lại và nói chuyện với mọi người như ông đã từng như vậy, và ngay cả đi làm trở lại với công việc giữ trật tự tại một nhà máy. Giám đốc của ông hết sức ngạc nhiên vì ông này tưởng rằng ông không bao giờ sẽ bình phục và trở lại. Từ đó, Abdullah tình nguyện đến trạm xá để hiến tặng sự chăm sóc cho những người khác.

Thật ra, đây là điều chúng ta hy vọng xảy ra. Ngoài việc giúp đỡ tha nhân với những nhu cầu cấp thiết và làm việc để giúp họ xây dựng nhà ở hầu an cư lập nguyệp tái xây dựng cuộc sống mới, chúng ta cũng hy vọng rằng những nạn nhân sống sót này, vì đã trãi qua những giây phút hãi hùng của thiên tai, có thể chuyển kinh nghiệm đau thương thành động lực cho một viễn cảnh mới. Vì vậy, chúng ta hy vọng rằng qua sự chăm sóc và hỗ trợ của các thiện nguyện viên Từ Tế, họ chẳng những có thể vươn lên trở lại mà còn có thể mở rộng con tim giúp đỡ những người cần giúp. Ngày trước họ chỉ dành hết cho gia đình và người thân của mình nay nhận thức được cuộc sống, họ sẽ mở rộng vòng tay cho những người cùng khổ khác. Theo cách này, nguyện xin thời gian mà họ cống hiến gieo được những hạt giống nghiệp tích cực, và nhân rộng ra từ nhiều hành động tốt của nhiều người, tạo nên cộng nghiệp tích cực dựng xây một thế giới vững mạnh hơn.

Nổ lực cứu tế thiên tai Nam Á này có rất nhiều thử thách. Ví dụ như việc các thiện nguyện viên phải đi vòng xa hơn trong điều kiện đường xá hiểm trở và khó khăn để vận chuyển hàng cứu trợ đến các vùng thiên tai. Để đến được thị trấn Meulaboh của tỉnh Aceh ở Nam Dương để đưa 11 xe hàng với các hàng cứu trợ, các thiện nguyện viên phải lái suốt chặng đường 40 tiếng đồng hồ. Dù vậy, không có lời than thở nào. Thay vào đó, họ còn cảm thấy miễn là mình giúp người vơi đi nổi khổ, tất cả các nổ lực dù khó khăn vất vã bao nhiều đều xứng đáng.

Trong tổ chức Từ Tế, chúng ta có một câu nói đặc biệt khi làm việc kiệt sức, thay vì nói như vậy (tiếng Quan Thoại là "xin ku"), chúng ta nói chúng ta được phước (tiếng Quan Thoại là "xing fu"). Mặc dù các thiện nguyện viên có thể bị ướt sũng mồ hôi, họ vẫn đầy niềm vui vì họ đã dành được cơ hội để đóng góp. Tình cảm này được bày tỏ trong tất cả các nhóm thiện nguyện viên khi trở về từ những vùng thiên tại ở Nam Á.

Các thiện nguyện viên Từ Tế ở Hoa Kỳ cũng như vậy. Họ dũng cảm vượt qua hành trình 53 tiếng đồng hồ bay từ Mỹ tới Tích Lan qua ngã Đức Quốc và Singapore. Ai cũng háo hức với cơ hội được đóng góp. Các thiện nguyện viên tới các vùng thiên tại phải chịu đựng những thời khoá biểu hết sức mệt nhọc và kéo dài, tuy nhiên họ vẫn cống hiến mình một cách vui vẻ mà không đòi hỏi đáp đền gì. Không những thế, họ còn cảm thấy biết ơn. Vì sao? Bởi vì họ nhận thức ra rằng chỉ vì họ được may mắn, khoẻ mạnh, và an lành nên họ mới có cơ hội giúp người. Biết ơn sự may mắn, họ muốn cho lại hay đóng góp một cách tận tụy và sẳn lòng cũng như vui vẻ chấp nhận mọi khó khăn gian khổ.

Đây chỉ là một vài trong vô số những câu chuyện cảm động. Sự khổ đau của người khác đã tạo ra những hành động bắt nguồn từ tình thương yêu chân thật này. Cũng như những hạt giống chúng ta trồng có thể là hạt giống khổ đau, hạt giống của nghiệp tiêu cực, chúng ta cũng có thể trồng các hạt giống của chân lý, của cái tốt, và cái thiện. Trong một thế giới khổ đau như vậy, chúng ta cần những nguời noi gương các vị bồ tát, bậc tiếp nhận tất cả mọi người với tình thương giác ngộ và bền vững – Những người mở rộng lòng thương tới mọi người, những người không chọn an hưởng sự dễ dàng và thoải mái mà đi ra ngoài khỏi tháp ngà để có mặt với những người đang đau khổ.

Với thế giới như hiện tại, với thiên tai và nhân họa xảy ra hằng ngày ở các nước trên khắp quả địa cầu, với những làn sóng ô nhiễm mạnh mẽ như các đợt sóng thần, chúng ta thật sự cần những con người biết phụng sự như những vị bồ tát. Những vị này, bằng tình thương giác ngộ và chân thật, sẽ tiếp cận, gây nguồn cảm hứng và trong sạch hoá trái tim tha nhân. Để chữa lành cho thế giới, chúng ta phải bắt đầu bằng trong sạch hoá con tim của nhân loại. Hãy cùng nhau làm việc thật chăm chỉ cho điều này. Chỉ khi những con tim của nhân loại được tinh khiết, khi đó hòa bình và hoà hợp mới có thể có trong xã hội, và khi đó thế giới mới hết những họa tai.


---o0o---

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/03/2023(Xem: 6443)
Tây phương Kinh tế học có thể bị chỉ trích bởi dựa trên sự hợp lý hóa hành vi cạnh tranh, tối đa hóa lợi nhuận vì lợi ích của một nhóm nhỏ, phụ thuộc vào sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và sự suy thoái môi trường chung của chúng ta. Trong khi đó, Kinh tế học Phật giáo được hình thành dựa trên sự tương tác phụ thuộc lẫn nhau của con người và môi trường, do đó mang lại sự an lạc hạnh phúc dựa trên từ bi tâm đối với tất cả chúng sinh. Mục tiêu của nó là duy sự phát triển bền vững gắn liền bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu hiện nay, đồng thời khẳng định sự thịnh vượng chung và mang đến sự an lạc thịnh đạt cho người lao động, khách hàng, cổ đông và xã hội.
03/02/2023(Xem: 5667)
Đã có rất nhiều tài liệu đề cập về Thiền bao gồm Thiền Định, Thiền Chỉ, Thiền Quán, Thiền Tọa, Thiền Hành, Thiền Phàm Phu, Thiền Ngoại Đạo, Thiền Tiểu Thừa, Thiền Trung Thừa, Thiền Đại Thừa, Thiền Tối Thượng Thừa...Tất cả đều là những sắc thái, tướng trạng, hiện tượng và tác động từ tâm thức chúng ta trong ý hướng tu tập trên đường giải thoát, giác ngộ Phật đạo. Sự giác ngộ giải thoát nơi Phật Đạo, tuy nhiên, lại quá phong phú, đa diện với sắc thái tâm thức rất sâu xa vi tế nên dù Phật tánh
31/01/2023(Xem: 6357)
Kinh Châu Báu, thuộc kinh điển Nam Truyền, Tiểu Bộ Kinh, là một bài kinh Hộ Trì hay Cầu An, do Đức Phật Thích Ca nói ra khi Ngài được thỉnh đến thành Vesali, dân chúng đang chịu ba thứ nạn, nạn dịch bệch, nạn đói và nạn Phi Nhân. Dân chúng ở đây cầu mong nhờ ân đức cao trọng của Đức Phật, nhờ Phật Lực mà các hoạn nạn được tiêu trừ.
07/01/2023(Xem: 5370)
Phương pháp phát triển cá nhân mà nhà sư Sangharakshita nói đến trong bài này là phép thiền định của Phật giáo, một phép luyện tập nhằm biến cải một con người bình dị trở thành một con người đạo đức, sáng suốt và cao quý hơn, và ở một cấp bậc sâu xa hơn nữa còn có thể giúp con người đạo đức, sáng suốt và cao quý ấy thoát ra khỏi thế giới hiện tượng luôn trong tình trạng chuyển động và khổ đau này.
23/12/2022(Xem: 13815)
Các video sau được sưu tập và biên tập sao cho mỗi video đều có mục lục chi tiết (ngoại trừ các bài giảng lẻ), kèm theo thời điểm lúc giảng các mục để người xem có thể dễ dàng theo dõi. Ngoài ra nếu vô tình nghe một đoạn bất kỳ cũng có thể biết được Sư bà đang giảng tới mục nào vì tên mục đó có ghi phía dưới màn hình.
02/11/2022(Xem: 18360)
Đức Phật thuyết giảng giáo nghĩa Đại thừa vì tám lý do, được nêu lên ở trong bài kệ của Đại thừa trang nghiêm kinh luận: "Bất ký diệc đồng hành Bất hành diệc thành tựu Thể, phi thể, năng trị Văn dị bát nhân thành". Bài kệ này nêu lên tám lý do, tám bằng chứng kinh điển Đại thừa là do đức Phật nói chứ không phải là ai khác. Hàng Thanh văn không đủ khả năng để nói đến kinh điển Đại thừa. Hàng Duyên giác không có khả năng để nói đến kinh điển Đại thừa. Bồ tát cũng chưa đủ sự toàn giác để nói kinh điển Đại thừa. Còn đối với ngoại đạo thì đương nhiên không thể nói được một từ nào ở trong kinh điển Đại thừa. Có nhiều vị cố chấp, thiên kiến nói rằng kinh điển Đại thừa do ngoại đạo tuyên thuyết; nói như vậy là hồ đồ, không có luận cứ. Tu tập đến cỡ như hàng Thanh văn, hàng Duyên giác mà còn không nói được kinh điển Đại thừa thì làm gì cái đám ngoại đạo chấp ngã, chấp trước, chấp danh, chấp lợi mà nói được kinh điển Đại thừa. Cho nên nói kinh điển Đại thừa do ngoại đạo nói, đó
02/11/2022(Xem: 13910)
Bấy giờ, tôi khoảng chín tuổi, một hôm đi xem đưa đám tang ông Võ Hờ trong xóm, thấy mọi người đi sau đám tang đều khóc nức nở và tức tối. Thấy họ khóc, tôi cũng khóc, nhưng bấy giờ tôi không biết tại sao tôi lại khóc như vậy.
31/10/2022(Xem: 12297)
SOTAPATTI, quả vị Dự lưu, là cấp bậc đầu tiên trong bốn cấp bậc giác ngộ được đề cập trong Phật giáo Sơ kỳ. Tên gọi của quả vị nầy là từ ý nghĩa của một hành giả nhập vào dòng chảy không thối chuyển (sotāpanna, thánh Dự lưu) đưa đến giải thoát hoàn toàn. Dòng chảy nầy chính là đường thánh tám chi (Bát chi Thánh đạo, SN 55:5, kinh Sāriputta), là dòng sông hướng đến Niết-bàn cũng giống như sông Hằng chảy ra biển cả (SN 45:91, kinh Phương đông). Thời gian cần thiết để dòng sông nầy tiến đến mục tiêu tối hậu là tối đa bảy kiếp sống, không kiếp nào tái sinh trong cõi giới thấp hơn cõi người (SN 55:8, kinh Giảng đường bằng gạch).
29/10/2022(Xem: 6499)
Nhận tin nhắn trễ trên Viber sau khi đã ra khỏi nhà, và mãi đến trưa con mới trở về nên con chỉ nghe lại bài phỏng vấn này do TT Thích Nguyên Tạng có nhã ý cho chúng đệ tử học hỏi thêm giáo lý Phật Pháp trước khi Ngài trở về trú xứ Hoa Kỳ sau 3 tuần tham dự Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư và Lễ Mừng 32 năm Khai Sơn Tu Viện Quảng Đức, vào trước giờ có pháp thoại của Tổng Vụ Hoằng Pháp và Giáo Dục của Giáo Hội Úc Châu cùng ngày. Tuy nhiên với sự ngưỡng mộ của con đối với bậc cao tăng trí tuệ viên minh, diệu huyền thông đạt như Ngài, mà những lời Ngài trình bày qua những kinh nghiệm tu chứng hành trì, hạnh giải tương ưng thu thập được trong suốt hơn 46 năm qua đã khiến con phấn chấn tu tập hơn, hầu đạt được mục đích tối cao mà Đức Phật đã truyền trao nên con đã nghe lại đôi lần vào hôm nay để có thể uống được cam lồ qua những lời đáp trao đổi Phật Pháp. Thành kính tri ân TT Thích Nguyên Tạng và HT Thích Đồng Trí và kính xin phép cho con chia sẻ lại những gì con đã học được.
13/07/2022(Xem: 8680)
Phải nói là khi nhận được tin TT Giảng Sư Thích Nguyên Tạng sẽ có bài pháp thoại giảng tại Thiền Lâm Pháp Bảo hôm nay (12/7/2022) lại vừa nghe tin tức mưa lớn và lụt tràn về Sydney mấy ngày qua, thế mà khi nhìn vào màn ảnh livestream lại thấy khuôn viên thiền môn trang nghiêm thanh tịnh quá, dường như thời tiết khí hậu chẳng hề lay động đến nơi chốn này, nơi đang tập trung những người con cầu tiến muốn hướng về một mục đích mà Đức Phật hằng mong chúng ta đạt đến : Vô Sanh để thoát khỏi vòng sinh tử .
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567