Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 10: Tại sao Phật Giáo lại trở thành một tôn giáo Á Châu và tại sao ngày nay lại đặt chân vào thế giới Tây Phương?

18/07/201214:11(Xem: 3348)
Chương 10: Tại sao Phật Giáo lại trở thành một tôn giáo Á Châu và tại sao ngày nay lại đặt chân vào thế giới Tây Phương?
PHẬT GIÁO NHẬP MÔN
Fabrice Midal
Hoang Phong chuyển ngữ


Chương 10

Tại sao Phật Giáo lại trở thành một tôn giáo Á Châu
và tại sao ngày nay lại đặt chân vào thế giới Tây Phương?



Tại sao và bằng cách nào Phật Giáo đã pháttriển ra ngoài lãnh thổ Ấn độ

Buddhism-spread-1Phật Giáo được hìnhthành tại Ấn Độ trong khung cảnh của một nền văn hóa Ấn-Âu, nghĩalà có liên hệ ít nhiều đến thế giới Tây Phương. Tóm lại là đã không có một dấuhiệu nào báo trước là Phật Giáo sẽ bành trướng riêng tại Á Châu. Thật thế Á Châulà cả một thế giới hết sức xa lạ đối với Phật Giáo trên rất nhiều khía cạnh. ẤnĐộ và các quốc gia khác ở Á Châu hoàn toàn khác biệt nhau từ ngôn ngữ cho đến cáccơ cấu xã hội cũng như các loại biểu tượng và huyền thoại.

Thật vậy Phật Giáo đã bànhtrướng trước nhất về phương Tây và đã phát triển sâu rộng ở A-phú-hãn và Ba Tư (ngày nay là I-ran)và đã từng đặt chân đến xứ Tadjikistan (trong vùng cận đông, thuộc Liên Bang Xô Viết trước đây).Toàn thể vùng này lúc bấy giờ được đặt dưới sự cai trị của A Lịch Sơn Đại Đế (Alexanderthe Great) và do đó không tránh khỏi ít nhiều đã bị "Hy Lạp hóa". Tuysố tài liệu còn lưu giữ được đến nay khá ít ỏi thế nhưng cũng đủ để cho thấy làPhật Giáo đã từng tiếp xúc với nền văn hóa Hy Lạp. Các pho tượng Phật tìm thấytrong vùng Gandhara (một đế quốc nằm giữa biên giới tây bắc A-phú-hãn và đôngPakistan ngày nay)rất có thể là các pho tượng đầu tiên được tạc đểbiểu trưng cho hình tướng Đức Phật. Các pho tượng này đều mang các đường nét tiêubiểu của vị thần Apollo của Hy Lạp, và đấy là một trong những bằng chứng rõ rệtnhất.

Phật Giáo cũng ảnh hưởngđến cả xứ Ba Tư lúc đó là một xứ đang sùng đạo Mazdeism và sau đó là đạoZoroastrism (trướcCông nguyên xứ Ba Tư theo đạo Mazdeism, một tôn giáo độc thần thờ vị Trời tên làAhura Mazda sáng tạo ra trời và đất. Đến thế kỷ thứ I thì có một nhà tiên tritên là Zorathoustra đã cải tổ đạo này, và cũng kể từ đấy người ta gọi đạo này làđạo Zoroastrism). Phật Giáo cũng đã ảnh hưởng thật sâu đậm đến cả lịchsử của xứ này (cácbảo tàng viện quốc gia của I-ran, I-rắc và A-phú-hãn cũng như của Pakistan vẫncòn lưu giữ được rất nhiều di tích Phật Giáo gồm các tác phẩm điêu khắc vô cùngtinh xảo, thế nhưng rất tiếc là các biến động gần đây đã làm hư hại và mất mátkhá nhiều).

Sự bành trướng của PhậtGiáo vào thế giới Tây Phương đã bị các đạo quân xâm lược Hồi Giáo chận đứng mộtcách đột ngột vào thế kỷ XII. Các đạo quân này đã tàn phá chùa chiền và triệt hạPhật Giáo Ấn Độ trong toàn vùng lãnh thổ này. Các đạo quân Hồi Giáo đã dựng lêncả một bức tường kiên cố chia cắt hai thế giới: Đông Phương và Tây Phương, và dođó cũng đã chận đứng sự phát triển của Phật Giáo về phương Tây kể từ thời bấygiờ (từ thế kỷXII)cho đến thế kỷ XX. Mãi đến thế kỷ này thì Phật Giáo mới thật sựbắt đầu trở lại với thế giới Tây Phương (bằng các con đường khác hơn với thế kỷ XII: trước hết là từphong trào thực dân mà người Tây Phương đã khám phá ra Phật Giáo vào thế kỷ XIX,và gần đây hơn thì nhờ vào các nhà sư Tây Tạng lánh nạn sang Tây Phương sau khixứ sở của họ bị Trung Quốc xâm chiếm vào năm 1950).

(Ở phương đông thì) Phật Giáo lan dầnvào các nước Á Châu. Một nhánh bành trướng lên phía Bắc theo con đường tơ lụa xuyênngang các vùng lãnh thổ thuộc A-phú-hãn và sau cùng đã đến Trung Quốc, và tiếptheo đó thì bành trướng sang Hàn Quốc và Nhật Bản.

Nhiều nhánh khác mượncon đường phía Nam để đến Tích lan vào thứ III trước kỷ nguyên và dần dần bànhtrướng sang các nước xa hơn thuộc bán đảo Đông Dương.

PhậtGiáo đặt chân vào Trung Quốc là một trong những biến cố ngoạn mục hơn cả. Quảthật không có một dấu hiệu nào có thể giúp tiên đoán trước được sự kiện đó. Hầuhết các quan niệm cổ điển của Trung Quốc đều trái ngược hẳn lại với tinh thần giáolý của Phật Giáo.

Chọn cho mình một cuộc sống xa lìathế tục, quyết tâm không sinh con đẻ cái để nối dõi tông đường, cắt đứt mọi sựràng buộc với gia đình và làng mạc, không quan tâm đến xã hội mà chỉ biết chuyêncần tu tập cho bản thân mình và đấy là lý tưởng của một nhà sư Phật Giáo (lý tưởng xuất giacủa Phật Giáo vào thời kỳ nguyên thủy)- thế nhưng đấy lại là tất cảnhững gì thật nghịch lý và không thể hiểu nổi đối với tư tưởng Trung Quốc. Trongkhi đó thì tư tưởng Phật Giáo lại cho thấy rất gần với các cách suy nghĩ trừutượng và phức tạp dựa trên các nguyên lý lôgic tiêu biểu của văn hóa Ấn-Âu - vàđấy thì cũng lại là những gì trái ngược lại với tư tưởng Trung Quốc là chỉ quantâm đến kinh sách (tứ thư ngũ kinh của Nho Giáo) nêu lên các chuẩn mực đạo đứcphải noi theo. Người Trung Quốc sử dụng một loại ngôn ngữ tượng hình (Hán tự)mang tính cách ẩn dụ (métaphorique / metaphorical)và gợi ý (allusif /allusive)để nêu lên chiều sâu và ý nghĩa của các sự vật mà không mấyquan tâm đến cách lý luận dựa vào sự chính xác (tác giả nêu lên một cách thật ngắn gọn nhưngrất chính xác sự tương phản trên phương diện tư tưởng giữa hai nền văn hóa khácnhau tức Ấn-Âu và Trung Quốc).

Trước các khó khăn đó Phật Giáo vẫn thànhcông khi đặt chân vào lãnh thổ Trung Quốc để hòa đồng với Lão Giáo và Khổng Giáo.Phật Giáo vừa thích ứng được với các cơ cấu xã hội sẵn có của Trung Quốc lại cũnglại vừa giúp người Trung Quốc xét lại các nguyên lý tư duy của chính họ (nên hiểu rằng PhậtGiáo đã giải thoát phần nào nền luân lý "gò bó" và "chật hẹp"của Khổng Giáo và đồng thời cũng đã giúp cho Lão Giáo thu nạp thêm một số khíacạnh sâu sắc hơn trên phương diện triết học. Nhờ đó nền văn minh Trung Quốc đãtrở nên vô cùng phong phú. Thật thế đạo đức cứng nhắc của Khổng Giáo và các tưtưởng "vô vi" ("không làm gì cả") của Lão giáo không đủ sứcđể đưa nền văn minh Trung Quốc đến tột đỉnh vào thời nhà Đường cũng như các thờiđại về sau, như người ta thường hiểu sai. Quả thật chủ trương then chốt của LãoTử là "Vi vô vi nhi vô bất vi" - đại khái có nghĩa là "làm [hay]không làm thì [tốt hơn] không [nên] làm" - quả hết sức trái ngược lại với lòngquyết tâm tu tập của Phật giáo. Nền đạo đức của Khổng Tử nhằm tạo ra một trật tựxã hội với hậu ý củng cố vương quyền cũng thật trái ngược với chủ trương từ bivà giải thoát tất cả chúng sinh của Phật Giáo).

Tại sao và bằng cách nào ngày nay Phật Giáo lại đặt chân vào thếgiới Tây Phương?

Quả thật đấy cũng lại là một sự kiệnkhác không kém ngoạn mục so với biến cố trước đây khi Phật Giáo được truyền vàoTrung Quốc - mặc dù tư tưởng Tây Phương đã mang sẵn một vài đường nét khá gần vớivăn hóa Ấn Độ (cáchsuy nghĩ trừu tượng và lôgic)như tôi đã nêu lên trên đây (thật ra thì sự bànhtrướng nhanh chóng và ngoạn mục của Phật Giáo tại Tây Phương còn do một số nguyênnhân thuận lợi khác nữa: trước hết là sự sụp đổ của các truyền thống tín ngưỡnglâu đời của họ và sau đó là sự tàn phá nặng nề của chủ nghĩa tư lợi và tínhtoán của một nền văn minh vật chất).

Tính cách ngoạn mục đó không phải chỉvì Phật Giáo là một tín ngưỡng Đông Phương mà lại có thể thâm nhập được vào thếgiới Tây Phương, mà đúng hơn vì Phật Giáo là một tín ngưỡng nghìn năm đang tạo ramột chỗ đứng trong một thế giới đã tự tàn phá các tín ngưỡng lâu đời của mình đểnêu cao chủ trương "tân tiến hóa". Nhiều nhà quan sát cũng như nhiềunhà bình luận (tứccác triết gia, học giả, sử gia, nhà báo, các nhà xã hội học, v.v...)và cả nhiều người Phật Giáo (Tây Phương)khác nữa cũng chỉ nhìn vào sự gặp gỡđó (giữa PhậtGiáo và thế giới Tây Phương)như là một sự kiện tự nhiên. Thế nhưngthật ra thì đấy là một biến cố thật hết sức bất ngờ và đáng kinh ngạc (con số sách báo vềPhật Giáo xuất bản và phát hành mỗi tháng tại Tây Phương nhiều đến độ một ngườidù có khả năng đọc nhanh cũng khó có thể đọc hết được).

Sự gặp gỡ đó sở dĩ đã xảy ra ấy là nhờvào một sự kiện mà rất ít người chú ý đến: đó là sự thắc mắc mang tính cách thậtcăn bản của nhiều người Tây Phương về chính dòng lịch sử của họ và nhất là về sốphận đang chờ đợi tất cả nhân loại ngày nay (khi nhìn trở lại Á Châu, với dân tộc đông đảo nhất là TrungQuốc và các dân tộc khác nữa, thì thử hỏi chúng ta có nhận thấy được là các dântộc ấy có thắc mắc gì về dòng lịch sử và số phận của dân tộc họ trong tương laihay không?Đấy là chưa nói đến bổn phận và trách nhiệmcủa họ đối với vận mệnh của con người nói chung).Phật Giáo không đến với thế giới Tây Phương như một trào lưu (hời hợt)của các trào lưu tín ngưỡng khác - mà đấy là cả một giải pháp nhằm giải quyết sựkhủng hoảng cho cả thời đại chúng ta.

Sở dĩ Phật Giáo đã bắt rễ được vào mảnhđất Tây Phương là vì Phật Giáo trước hết đã mang đến cho thế giới này một conđường tâm linh có thể hiểu được (tức là hợp lý và thiết thực, có thể chấp nhận được)đúng vào cái thời đại mà "Trời đã chết". Nietzsche (một triết gia ngườiĐức, 1844-1900)đã loan báo cho chúng ta biết về cái chết của Trời, thếnhưng cái tin buồn ấy không chỉ có nghĩa là Trời không còn nữa mà đúng hơn làTrời không còn đủ sức để làm nền móng cho tất cả mọi sự thật. Trước đây Trời đãtừng đứng ra bảo đảm cho bất cứ một sự thực nào. Một cội cây, một định lý (về toán học chẳnghạn), sự hiện hữu của kẻ khác (đương nhiên chính mình thì đã là một tác phẩm của Trời, thếnhưng các người khác dù cho họ có là thế nào đi nữa thì họ cũng vẫn là một sựsáng tạo của Trời)- tất cả đều được bảo đảm bởi sự hiện diện của Trời.Trời cũng là nền móng của mọi trật tự xã hội - làm vua thì lẽ tất nhiên là có sẵncái quyền thiêng liêng đó (do Trời ban)-, và Trời thì cũng là nền móng củaluân lý - vì đấy là cách biểu lộ ý chí của Trời. Ngày nay thế giới Tây Phương xemtầm nhìn ấy chẳng khác gì như là một thứ ảo giác. Chỉ trích chủ thuyết hữu thần(theism)cũng là một khía cạnh chính yếu trong giáo lý Phật Giáo (Phật Giáo được hình thành trong một khung cảnhtín ngưỡng hữu thần của nhiều tôn giáo khác tại Ấn Độ, trong số này và quan trọnghơn hết là đạo Bà-la-môn. Phật Giáo không những bác bỏ khái niệm về một vị Trờisáng tạo mà còn bác bỏ cả các khái niệm triết học cũng như các phép tu tập sẵncó của các trào lưu tín ngưỡng thời bấy giờ và nhất là chống lại cả chủ trươngphân chia giai cấp xã hội của đạo Bà-la-môn). Thật ra thì PhậtGiáo chỉ trích chủ thuyết hữu thầnbằng một cách khác hơn (so với triết gia Nietzsche),Phật Giáo cho rằng ý nghĩ về một vịTrời đứng ra làm cơ sở cho hiện thực là một sự lầm lẫn vì đấy chỉ là một cách vậtthể hóa hiện thực(to reify/ biến một thứ gì đó mang tính cách trừu tượng trở thành một vật thể.Nói cách khác là tìm hiểu hay nắm bắt một khái niệm xuyên qua hình tướng của mộtvật thể: thí dụ biến "sự sáng tạo" trở thành một vị Trời mang hình tướngcụ thể của một con người. "Khái niệm" ấy, hay "hành động" ấy,hay "sự kiện" ấy tự nó đã là một sự sai lầm. Bởi vì Phật Giáo xem cách"cụ thể hóa" hay "vật thể hóa" một khía cạnh nào đó của hiệnthực chỉ là cách tạo ra thêm ảo giác). Tóm lại là hai quan điểm trênđây (Phật Giáovà Nietzsche)mang một vài đường néttương đồng nào đó. Phật Giáo cho thấy cái chết của Trời (theo lời tuyên bố của Nietzsche)là một tin mừng (nên hiểu như là một sự giải thoát cho conngười).

Phật giáo rất chú trọng đến thiền địnhvì phép luyện tập này sẽ có thể giúp chúng ta phát hiện ra một thể dạng của sựthực tâm linh nào đó mà trước đây không hề hiển hiện ra với chúng ta (sự tỉnh thức haygiác ngộ).

Cái thể dạng tâm linh ấy không hẳn làmột sự tin tưởng nơi Thượng Đế, giới hạn trong lãnh vực của một tôn giáo, màđúng hơn chính là sự quan tâm tìm cách vượt thoát khỏi mọi sự lầm lẫn và khổ đau,và để ý thức được rằng mình không còn là trung tâm của tất cả mọi sự thật nữa (tức có nghĩa là loạibỏ được cái ngã của mình), hầu giúp mình hòa nhập với sự nóng bỏng củatình thương yêu.

Dù đấy là những người không hề tinvào bất cứ một thứ tôn giáo nào đi nữa thì họ vẫn có đủ khả năng để khám phá rađược một sự thực nào đó qua tiếng réo gọi thật thiết tha vang vọng từ nơi sâuthẳm trong con tim của họ. Họ đều có thể bước theo tiếng réo gọi đó. Ước vọngmang anh hùng tính nhằm kiến tạo một thế giới công bằng hơn thì nào có phải làmột giấc mơ của trẻ con đâu(trẻ con thường mơ ước mình là một người "anhhùng" thực hiện được những việc phi thường, thế nhưng lòng ước vọng góp phầnkiến tạo một thế giới công bằng và nhân bản hơn không phải là một ước mơ viễnvông của một đứa bé). Tất cả chúng ta đều mang một trọng trách nàođó trên địa cầu này vì thế trong từng khoảnh khắc chúng ta cũng nên cố gắng thựchiện được một cái gì đó, hoặc ít ra thì cũng không nên khóc rống lên để vòivĩnh như một đứa trẻ con, và nhất là cũng đừng tạo ra thêm các niềm oán hận và nhữngnỗi khổ đau cho người khác.

Các vị thiền sư Zen bắt đầu đặt chânđến thế giới Tây Phương từ thập niên 1950, và tiếp theo đó vào thập niên 1960thì đến lượt các vị thầy thuộc Phật Giáo Tây Tạng. Họ tạo ra cả một luồng chấnđộng thật mạnh, đến độ người ta có thể xem việc du nhập của Phật Giáo vào thếgiới Tây Phương ít ra cũng quan trọng tương đương như khi Âu Châu khám phá rathế giới Hy Lạp vào thời Phục Hưng (tức là vào các thế kỷ XV-XVI, thời kỳ mà người Âu Châu bắtđầu biết đóng tàu lớn để khám phá thế giới và cũng là thời kỳ xảy ra nhiều biếncải quan trọng trong các lãnh vực tôn giáo và văn hóa). Đấy cũng làmột cơ hội giúp chúng ta nhìn lại mọi sự vật dưới một khía cạnh mới mẻ hơn (tư tưởng Phật Giáocó thể giúp cho người Tây Phương nhìn vào sự sống và thế giới này cũng như quákhứ của họ qua một tầm nhìn khác hơn).

Theo ý nghĩa đó, tôi tin rằng khi quyếttâm bước theo Phật Giáo thì nhất định đấy không phải là một cách biểu lộ sự hậnthù của mình đối với thế giới Tây Phương - dù rằng tình trạng này cũng rất thườngthấy xảy ra. Và ngược lại thì cũng không nên sáp nhập Phật Giáo vào thế giới PhươngTây một cách đơn giản nhằm để biến nó thành một thứ gia tài riêng của chúng ta.

Phật Giáo giúp chúng ta quay về với cộinguồn của chính mình và giúp chúng ta nhận ra được các mầm móng đưa đến sự diệtvong. Và đấy cũng chính là cách mà Phật Giáo giúp chúng ta trở thành những conngười Tây Phương đích thật.

trungpa1Tại sao Chögyam Trungpa đã giữ một vaitrò thật quan trọng trong việc quảng bá Phật Giáo trong thế giới Tây Phương?

Chögyam Trungpa (1940-1987) là một vịtiên phong thuộc tầm cỡ lớn đã đưa Phật Giáo vào thế giới Tây Phương.

Cuộc đời của ông là cả một pho tiểuthuyết. Ông tu học đúng theo nghi thức cổ truyền trên đất nước Tây Tạng của ông,thế nhưng rồi phải bỏ xứ để trốn sang Ấn Độ khi quê hương của ông bị ngườiTrung Quốc xâm chiến. Ở Ấn Độ ông học tiếng Anh, và vào năm 1963 thì nhờ đạt đượchọc bổng của trường Oxford nên ông đã rời Ấn Độ để sang Anh Quốc. Tại đại họcOxford ông nghiên cứu về tất cả các tôn giáo dựa vào Kinh Thánh, cả triết học vàmỹ thuật, nhất là Nghệ Thuật Hiện Đại (modern Art). Ông là người Tây Tạng đầutiên được hấp thụ cả hai nền văn hóa khác nhau (văn hóa Tây Tạng và Anh Quốc), và ôngcũng đã chấp nhận sự hòa đồng ấy bằng một việc đầy ý nghĩa, ấy là chấp nhận để trởthành một người dân Anh Quốc (nhập quốc tịch Anh). Sau đó thì ông thuyết giảngvà quảng bá Phật Giáo trong nhiều năm liền, thế nhưng ông cũng đã gặp phải quá nhiềukhó khăn.

Người ta chỉ thích được tu học với cácvị thầy đến từ xứ Tây Tạng xa xôi mà thôi (Chögyam Tungpa thì đã trở thành một người Anh như họ),và đôi khi còn xem đấy là một dịp để tôn sùng họ - thế nhưng thật ra thì đấy chỉlà cách để tự tách ra xa người thầy. Chögyam Trungpa cảm thấy mình đã thất bại.Thế nhưng phải làm thế nào đây để vượt qua các khó khăn hầu có thể quảng bá tínngưỡng mà mình đã được thừa hưởng trực tiếp từ quê hương Tây Tạng của mình.

Trong lúc chưa biết phải xử trí nhưthế nào thì Chögyam Trungpa lại gặp tai nạn giao thông và bị thương nặng, cánhtay trái và cả chân trái của ông bị bại liệt. Thế nhưng biến cố đó lại bất ngờchuyển thành một dịp thuận lợi giúp ông tìm thấy cho mình một con đường: ông nhấtquyết sẽ đẩy xa hơn nữa những gì ông đã từng làm trước đó. Ông không tuân thủ cáclời nguyện của một người tỳ kheo nữa mà cởi bỏ manh áo cà-sa của người tu hànhvà khước từ cả cương vị của một nhà sư. Ông cưới một phụ nữ trẻ người Anh, vàsau đó thì cả hai sang định cư ở Mỹ. Ông quyết định chọn một cuộc sống thật bìnhdị như tất cả mọi người khác chung quanh hầu giúp mình có thể hành động một cáchphóng khoáng hơn. Mặc dù ông hoàn toàn ý thức được rằng tín ngưỡng của xứ Tây Tạngthật hết sức tuyệt vời thế nhưng các cách điều hành chính trị và xã hội của xứsở ông (nóichung là các tập quán xã hội) thì không thể nào đem xuất cảng sang TâyPhương được, đấy chỉ là những gì có thể gây thêm chướng ngại cho việc hoằng Phápmà thôi (cónghĩa là Chögyam Trungpa chọn một phương pháp hoằng Pháp khác hơn mọi người).

Ông quay sang sử dụng con tim củamình để hàn huyên với con tim của người khác và đấy cũng là chính phương pháp mớimà ông đã nghĩ ra để quảng bá Phật Giáo. Ông cũng đã sử dụng phương pháp này đểviết và các quyển sách của ông đã trở thành những quyển sách không thể thiếu sótcho những ai muốn tìm hiểu Phật Giáo.

Đồng thời thì ông cũng phát hiện ra mộtthứ nọc độc ngăn chận không cho người tu tập quán thấy được con đường đích thật:ấy là "chủ nghĩa duy vật tâm linh" (hoặc có thể viết là "tâm linh duy vật chủnghĩa"/ spiritual materialism). Sự khám phá này của ông thật vôcùng quan trọng.

Mỗi khi người ta quán nhận được mộtgiá trị tâm linh dưới một khía cạnh nào đó dù theo bất cứ một chiều hướng nào,với mục đích là để mong cầu đạt được một sự hiểu biết sâu rộng hơn (có thể hiểu là sựgiác ngộ)hay một sự thực hiện nào đó(đạt được sự giải thoát hay một thể dạng tâmlinh nào đó chẳng hạn...)thì Chögyam Trungpa đều nhận thấy theo chiềuhướng ấy và dưới khía cạnh ấy luôn tàng ẩn một mối nguy cơ mang lại một sự lừaphỉnh thật nguy hiểm. Nếu chúng ta hướng vào một thứ gì đó mà chúng ta mong cầusẽ đạt được nó - thay vì sẵn sàng để xả bỏ nó - thì đấy sẽ chỉ là một cách khiếnlàm gia tăng thêm sự khốn quẩn cho chúng ta. Thay vì gom góp tiền bạc để tậu mộtchiếc xe thật sang trọng thì tốt hơn nên tìm đến với Phật Giáo (câu này là để giảithích một cách đơn giản và cụ thể phần trình bày khá trừu tượng và bao quáttrong phần trên - đọc đến câu "tóm lược" này chúng ta cảm thấy nhẹnhõm vì các câu trình bày trước đó rất súc tích và khá khó để nắm bắt. Nếuchúng ta hướng vào sự mong cầu đạt được một chủ đích nào đó, dù đấy là cõi cựclạc, thiên đường, một sự hiểu biết siêu nhiên..., thì phía sau những thứ ấy đềutàng ẩn một cách kín đáo một sự phỉnh gạt nào đó- imposture / lừaphỉnh, mạo nhận, dối gạt, giả mạo)và Chögyam Trungpa gọi đấy là mộtthứ "chủ nghĩa duy vật tâm linh". Thế nhưng tiếc thay lúc nào động cơthúc đẩy chúng ta thì cũng chỉ có vậy: tìm sự thoải mái (cõi cực lạc, thiên đường hay chiếc xe hơi thậtsang)và trốn tránh hiện thực (không hội nhập được với sự chuyển động của thực tại tức khôngđến gần được với Phật Giáo). Thật thế chúng ta chưa sẵn sàng để mở rộngcon người của chính mình.

Chögyam Trungpa luôn hăng say thuyếtgiảng và giải thích về chủ thuyết tâm linh duy vật của ông (tức tu tập hướng vào một chủ đích nhằm đạt đượcmột thứ gì đó - duy vật) và các thứ cạm bẫy của nó - đấy cũng là nhữnggì đã giúp cho Chögyam Trungpa trở thành một cây bút thật đáng nể: tương tự nhưông đang cầm trong tay một con dao giải phẫu để cắt sâu vào cái khối ung bướu làmđộc từ sự lầm lẫn của chúng ta (xin lưu ý là Fabrice Midal luôn tránh các thuật ngữ đặc thùđôi khi khó thấu triệt của Phật Giáo: chữ lầm lẫn ở đây có thể hiểu là vô minh,và phần trình bày trên đây cho thấy rõ ràng quan điểm của Chögyam Trungpa: tu tậptheo phương pháp duy vật tâm linh là một sự sai lầm).

Thời đại của chúng ta được đánh dấubởi khuynh hướng xét lại giá trị của những bộ mặt đại diện cho uy quyền, đấy lànhững bộ mặt chỉ biết hướng vào chủ đích bào chữa tối đa cho mọi sự hung bạo độcđoán. Chögyam Trungpa luôn bày tỏ sự tán đồng của mình đối với chủ trương vạchmặt đó. Theo ông thì không có một thứ uy quyền nào, một giới luật đạo đức nào,một học thuyết nào hay một triết lý nào có thể gọi là chánh đáng để có thể tạora một tấm màn ngăn cách giữa chúng ta và thế giới được (tất cả mọi tiêu đề đều là giả tạo và lừa phỉnhvà không thể nào ngăn chận hay giới hạn được sự tự do của con người, và thật rathì con người cũng chỉ có thể tìm thấy được sự tự do tuyệt đối bằng con đườngthiền định để giúp mình hòa nhập với thế giới và thực tại - tóm lại là chỉ cóPhật Giáo mới có thể mang lại cho chúng ta một sự tự do đích thật, một sự tự domang ý nghĩa của sự giải thoát).

Chögyam Trungpa đặt chân lên đất Mỹ vàonăm 1970, và ông đã tìm đủ mọi phương cách ngày càng sáng tạo hơn để thuyết giảngvề Dharma(Đạo Pháp). Qua sự cố gắng đó và tươngtự như là một phép lạ, ông đã khám phá ra được những khó khăn chính yếu trongviệc hoằng Pháp trong thế giới Tây Phương và các khó khăn này thì nhiều người lạikhông để ý đến (ChögymTrungpa rất bén nhạy và sâu sắc và ông đã tìm được một phương pháp mang nhữngngười Tây Phương đến gần hơn với Đạo Pháp qua các ngành nghệ thuật).

Ông tìm mọi cách để kết thân với cácthi sĩ, nghệ sĩ, các nhà tư tưởng thuộc thời đại của ông và ông cũng đã thiết lậpđược một trường dạy kịch nghệ và một Viện Đại Học Phật Giáo đầu tiên cho toànthể thế giới Tây Phương. Trong suốt cuộc đời mình không lúc nào ông lại khôngnghĩ đến việc nêu lên quan điểm của ông là nếu thiết lập được tín ngưỡng PhậtGiáo tại Tây Phương thì đấy chính là cách duy nhất để giữ được sự trung thực đốivới tinh thần giáo lý của Đức Phật (câu viết này của ông Fabrice Midal nêu lên quan điểm củaChögyam Trungpa đáng cho tất cả chúng ta phải suy nghĩ và để nhìn lại chínhchúng ta và thực trạng của Phật Giáo tại một vài nước Á Châu. Theo ChögyamTrungpa thì Phật Giáo chỉ có thể trở thành một tín ngưỡng tinh khiết và trung thựcđược trong thế giới Tây Phương mà thôi. Thật thế ở Á Châu tuy Phật Giáo đã bámrễ từ hàng ngàn năm, thế nhưng đôi khi trong một vài quốc gia Phật Giáo lại chothấy có chiều hướng trở thành một chiêu bài chính trị, một kế hoạch kinh tế haychỉ đơn giản là một phương kế sinh nhai. Chính những thứ này đã khiến cho PhậtGiáo trong các quốc gia đó lắm khi có vẻ như bị sa lầy và chỉ còn giữ được một ítmàu mè giả tạo. Trong khi đó vừa mới đặt chân đến thế giới Tây Phương chưa đầymột thế kỷ mà Phật Giáo đã cho thấy có nhiều dấu hiệu "hồi sinh" vớitất cả sự tinh khiết và trong sáng của nó - ít nhất là theo quan điểm củaChögyam Trungpa).

Tại sao lại phải thiết lập một tín ngưỡngPhật Giáo đặc thù cho Tây Phương?

Nếu không cố gắng tìm hiểu minh bạchmảnh đất quê hương của chính chúng ta thì chúng ta cũng sẽ không thể nào quánthấy được sự tinh khiết nguyên sinh ẩn chứa trong những lời giảng huấn của ĐứcPhật được. Nói một cách khác thì giáo huấn của Đức Phật cũng có thể ví như mộthạt giống cho ra một cội cây và những quả ngọt thật mầu nhiệm có thể giúp chữakhỏi tất cả mọi khổ đau.

Chúng ta phải đem hạt giống ấy đểgieo vào ngôi vườn của mình để giúp nó nẩy mầm và trở thành một gốc cây lớn. Chúngta không nên chỉ biết say mê hạt giống và quên đi mảnh đất của chính mình - nếukhông thì sẽ chẳng có gì nẩy mầm trên mảnh đất đó được (một hình thức Phật Giáo "ngoại lai"và "vay mượn" sẽ tự cô lập và tự tách rời ra khỏi cộng đồng xã hội vàsẽ không thể nào bắt rễ thật sâu vào một nền văn hóa khác được). Chúngta có thể chiêm ngưỡng và ngắm nghía cái hạt giống đó, viết ra vô số những tậpluận giải về cái hạt giống đó: thế nhưng sớm muộn gì thì cái hạt giống ấy cũngsẽ chết khô và chúng ta cũng sẽ chẳng bao giờ tận hưởng được những quả ngọt. Nếuchúng ta không biết quan tâm đến lịch sử của dân tộc chúng ta thì Phật Giáo cũngsẽ trở thành những gì thật xa vời với chúng ta. Thật thế có một số người Tây Phươngđã biến thành người Nhật hay người Tây Tạng và đôi khi còn Tây Tạng hơn cả ngườiTây Tạng nữa (cácngười Tây Phương tu tập theo Thiền Học Zen thì mặc áo cà-sa màu đen hay màu tràmay theo kiểu của các thiền sư Nhật, lễ bái cũng giữ đúng theo các nghi thứctrong các thiền viện ở Nhật; nhang đèn, chuông mõ cũng mua từ bên Nhật. Các ngườitu theo Phật Giáo Tây Tạng thì cũng lập bàn thờ Phật đúng theo các nghi thức TâyTạng, mặc áo cà-sa màu nâu đỏ...). Trong khi đó thì một số đông ngườiTây Tạng (hiện đanglưu vong tại tây Phương)thì lại chỉ muốn được trở thành người TâyPhương và được thụ hưởng sự tiện nghi của thế giới Tây Phương. Thật ra thì phầnđông những người Tây Phương chúng ta (tu tập theo Phật Giáo) thường không hội đủ điềukiện để thực hiện được cách tu tập như thế, chẳng qua vì chúng ta có gia đình,nghề nghiệp, bổn phận..., chúng ta không thể rứt bỏ tất cả được để sống trong mộttu viện như ở Nhật hay trong một ngôi chùa như ở Nepal.

Khi nào vẫn còn là một thứ tín ngưỡngngoại lai thì khi đó Phật Giáo dù có chứng tỏ là sẽ mang lại một sự lợi ích, cũng sẽ chẳngbao giờ thật sự giúp ích chúng ta một cách thiết thực được. Trong trường hợp ấythì tu tập Phật Giáo cũng sẽ chẳng khác gì như học một thứ ngoại ngữ: dù cho cóthể nói được ngoại ngữ ấy đi nữa thế nhưng chẳng bao giờ nó có thể tạo ra được mộtsự xúc động nào trong lòng chúng ta như khi chúng ta sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ củachính mình. Tu tập Phật Giáo dưới một hình thức ngoại lai như thế sẽ là mộtcách ngăn chận không cho Phật Giáo bắt rễ trong lòng chúng ta, và cũng sẽ khônggiúp cho chúng ta biến cải lấy chính mình được. Phật Giáo trong trường hợp ấy cũngsẽ chỉ là một chiếc áo khoác ngoài và cũng chỉ giữ được một lúc nào đó trên ngườimà thôi. Một hình thức Phật Giáo như thế sẽ không thể nào biểu trưng cho nguồnsinh khí của chính sự sống được.

Người đại diện tiêu biểu nhất cho chủtrương ấy là Chögyam Trungpa và tôi cũng đã dựa vào chủ trương này để thành lậphiệp hội Prajna và Phila. Tiếng Phạn Prajnacó nghĩa là sự trong sáng của tríthông minh (tức làTrí Tuệ, một từ gốc Hán-Việt có vẻ quen thuộc hơn với người đọc. Và cũng xin mạnphép nhắc lại là tác giả thường cố tránh không dùng các thuật ngữ Phật Giáoquen thuộc và cũng không đồng ý với cách dịch của một số học giả khác, và do đóông cũng đã tự dịch các các thuật tiếng Phạn, Pali, Tây tạng... khi viết. ChữPrajna thông thường được dịch sang các ngôn ngữ Tây Phương là Sagesse hayWisdom, đấy là một cách dịch hoàn toàn gượng ép và rất sai), là nhãn quancủa Đức Phật, hay còn gọi là quảmang lại từ sự tu tập. Đấy là cáchgiúp chúng ta không bị sa lầy trong cái ngã của mình để có thể quán nhận được mọisự vật đúng với sự hiện hữu của chúng. Philalà một thuật ngữ trong tiếng Hy Lạp, thật vậy ngôn ngữ Hy Lạp đã bắt rễ rất sâuvào mảnh đất quê hương của chúng ta. Philacó nghĩa là tình thân thiện, nếu hiểu theo ý nghĩa rộng hơn thì đấy là lòng nhânái ngập tràn phúc hạnh.

Tuy nhiên và dù sao đi nữa thì cũng khôngđược phép vơ đũa cả nắm, tức không được lầm lẫn giữa những lời giảng huấn của ĐứcPhật với các cách phát biểu của người Hy lạp - đấy cũng chính là sự lầm lẫn củakhông biết bao nhiêu tín ngưỡng khác trong lịch sử (tức là các tín ngưỡng độc thần của TâyPhương). Tóm lại là phải ý thức được cội nguồn đó (tức ngôn ngữ Hy Lạp)hầu có thể giữ được một vị thế độc lập nào đó đối với nó nhằm để giúp chúng tacó thể tìm thấy được những từ riêng biệt trong chính ngôn ngữ của chúng ta, nhữngtừ đó không thuộc vào ngôn ngữ Hy Lạp và cũng không thuộc vào các ngôn ngữ kháccủa Phương Đông. Chúng ta phải sáng chế ra các thuật ngữ sao cho thật thíchnghi ngay trong những bước đầu chập chững này (khi nhìn lại Phật Giáo Việt Nam chúng takhông khỏi nhận thấy đầy rẫy những thuật ngữ ngoại lai gồm các từ Hán Việt củamột thời đại xa xưa, chẳng hạn như các từ vô minh, vô thường, vô ngã, duyên khởi,hỷ xả, diệu đế, bát nhã, chính kiến, tà kiến, vô sắc, chánh đạo, ngũ giới, tamgiới, dục giới, sắc giới v.v. và v.v... Các thế hệ ngày nay không còn hiểu đượcý nghĩa của các từ ấy là gì nữa. Một Phật Giáo tách rời khỏi sự sinh hoạt của mộtxã hội đương thời thì sớm muộn cũng sẽ bị đào thải. Một hình thức Phật Giáo giànua vay mượn với những bước chân khập khễnh sẽ khó lòng tiến xa được. FabriceMidal đã nhìn thấy ngay vấn đề này khi Phật Giáo Tây Phương mới chập chững với nhữngbước đầu tiên, ông cảnh giác các học giả khác không nên sử dụng các ngữ tự mangnguồn gốc Hy Lạp phản ảnh một triết lý thật xa vời với tư tưởng Phật Giáo đểnói lên giáo lý của Đức Phật).

Phụ Lục
Tôi muốnđược tu tập Phật Pháp,
Tôi muốnbước theo con đường của Đức Phật,
Vậy tôi cầnphải làm gì?

Có cần phải dấn thân (xuất gia)hay không?

Ý nghĩ bước theo một con đường tu tậptâm linh (xuấtgia)lắm khi cũng khiến cho chúng ta phải sợ hãi. Chúng ta e ngại làrồi đây sẽ đánh mất sự tự do "của mình" và quyền quyết định cuộc đời "củamình".

Nguyên nhân của sự e ngại ấy chẳngqua một phần cũng là do chúng ta quá mơ tưởng đấy thôi (mơ tưởng rằng mình đang được hưởng sự "tựdo" - ít nhất là đối với người Tây Phương - và chủ động được "vận mạng"của chính mình. Trong câu trên đây tác giả đặt các chữ "của mình"trong hai dấu ngoặc kép, đấy là cách cho biết rằng chẳng có thứ gì là "củamình" cả, từ sự tự do cho đến quyền quyết định cuộc đời "củamình". Mạng lưới kinh tế, quảng cáo và bàn tay của những người làm chính trịđã tạo cho chúng ta cái ảo giác của sự tự do và quyền chủ động cuộc sống"của mình" đấy thôi).Thật ra thì tất cả chúng ta đang bị bủavây trong một mạng lưới chiến lược do các nhóm tài phiệt khổng lồ, các tổ chức quảngcáo cũng như bàn tay của các chính trị gia giăng ra để kiềm tỏa và chi phối chúngta. Trước đây chúng ta có bao giờ nghĩ đến việc tranh đấu để đòi hỏi tự do vớimột mức độ căng thẳng như ngày nay đâu? - thật thế trước đây nào có mấy khi chúngta lại bị đẩy vào một tình trạng đồng nhất hóa thật cực đoan như hiện nay. Từ đầunày đến đầu kia của địa cầu, con người ngày càng có xu hướng tiêu thụ cùng mộtloại thực phẩm, ăn uống trong các đường dây nhà hàng được tổ chức giống nhau, ănmặc cũng giống nhau, nghe cùng một thứ âm nhạc, truyền hình thì trình chiếu cácthứ phim bộ sản xuất hàng loạt bằng phương pháp kỹ nghệ (các xu hướng tiêu thụ và cách sinh hoạt rậpkhuôn ấy là do quảng cáo tạo ra và phía sau lưng của quảng cáo là bàn tay củacác nhóm tài phiệt khổng lồ, và nơi bàn tay của các nhóm tại phiệt ấy thì lạihình như có một sợi dây lòng thòng do một bàn tay khác của những người làmchính trị buộc vào, hay cũng có thể là ngược lại. Sống trong một xã hội thật đơnsơ của hơn hai mươi lăm thế kỷ trước thế mà Đức Phật đã chọn cho mình một sự tựdo nào đó với chiếc bình bát trong hai tay và một manh áo cà-sa trên người. Sựtự do trên thân xác đó là để giúp Ngài tìm thấy một sự tự do cao rộng hơn, tuyệtđối hơn và đích thật hơn trong tâm thức của mình. Bước chân vào một ngôi chùa làđể tìm thấy cho mình một sự tự do nào đó, ngồi vào một chiếc xe sang trọng là cáchđánh mất sự tự do ấy).

Cảm tính về sự tự do không mấy khi còngiữ được đúng với ý nghĩa đích thật của sự tự do nữa.

Đối với Phật Giáo thì sự tự do trướchết phải là sự giải thoát khỏi guồng máy tư duy của chính mình (tác ý chi phối bởinghiệp)và loại bỏ được các thái độ hành xử quen thuộc sẵn có của mình(hành động vàngôn từ điều khiển bởi tác ý). Do đó nếu không bước theo con đường tutập thì không thể nào có thể tự giải thoát cho mình được.

Trên một bình diện nào đó thì việcbước vào con đường không phải là không gặp các khó khăn thật sự. Quyết tâm luyệntập thiền định nào có giống như việc ghi danh theo học một khóa thể dục hay là đinghỉ mát trong một vùng núi vào dịp cuối tuần đâu. Chúng ta đương nhiên cảm thấyviệc quyết định bước vào con đường tu tập sẽ nhất định đòi hỏi chúng ta một sự dấn thânthật sự nào đó. Tôi vẫn còn nhớrõ trường hợp của riêng tôi, thật thế trước khi quyết định tìm đến một ngôi thiềnviện thì chính tôi cũng đã từng do dự rất nhiều, tôi có cảm giác hình như đấy làmột lời mời được dành riêng cho tôi và riêng tôi thì tôi cũng nghĩ rằng rồi đâycái quyết định ấy biết đâu cũng sẽ có thể biến cải được cả sự hiện hữu của chínhtôi sau này.

Phật Giáo là một con đường nhắm vàochủ đích giúp chúng ta khám phá ra sự tỉnh thức trong hiện tại để hội nhập vàotâm điểm của hiện thực. Phật Giáo là cả một sự thử thách thật sâu xa, nào có phảilà một thứ gì đó hời hợt chỉ có tính cách bề ngoài đâu.

Sự dấn thân phải phát xuất từ nơi sâukín của con người chúng ta, từ những ước vọng thâm sâu nhấtcủa chúng ta. Sự dấn thân đó chỉ có thể thực hiện được khi nào chúng ta nhận thấycó một thứ gì đó đang tàn phá sự sống của chính mình và làm mất đi cả sự bao lacủa bầu không gian tràn đầy thi tính và cả những kích thước vô tận của hiện thực,và khiến cho chúng ta cũng không còn giữ được nguyên vẹn con tim của mình nữa (đau buồn).Tất cả những thứ ấy sẽ thúc dục chúng ta nên hướng vào những gì cao rộng hơn củatình thương yêu.

Chỉ khi nào hội đủ can đảm để nhìn nhậnmột cách thành thật là những gì xảy ra trong đời mình không được hoàn hảo cho lắm,và chỉ khi ấy thì sự quyết tâm tu tập mới có thể phát sinh được. Có một cái gìđó trắc trở và chúng ta thì không còn muốn cứ tiếp tục sống như thế nữa, tức làcứ nhởn nhơ làm như chẳng có gì xảy ra. Chỉ khi nào đã ý thức được thực trạngđó thì khi ấy sự dấn thân của mình mới có thể mang đầy đủ ý nghĩa của niềm ước vọngsâu xa nhất của mình, tức là muốn quay về với con người đích thật của chính mình.Thiếu sự quyết tâm ấy thì nhất định chúng ta sẽ chẳng làm được gì cả. Hoặc là chúngta chỉ biết theo dõi các chương trình Phật Giáo trên truyền hình để mà mơ ước,hoặc là ghi danh tham dự hết khóa tu học này đến khóa tu học khác thế thôi, và trênthực tế thì chẳng bước được một bước nào đáng kể cả.

Có cần phải nhờ đến một vị thầy để giúpchúng ta bước theo con đường của Đức Phật hay không?

Sự giúp đỡ của một người thầy thật cầnthiết. Người thầy giúp chúng ta tiếp cận một cách cụ thể, sinh động và thực tếnhất với giáo huấn của Đức Phật. Qua sự tiếp xúc với một người thầy chúng ta sẽkhông còn quán thấy Đức Phật như một huyền thoại nữa mà đấy sẽ là một kinh nghiệmcảm nhận đích thật, và những kinh nghiệm ấy thì tất cả mọi người đều có thể cảmnhận được.

Ngược lại nếu không có một người thầyhướng dẫn thì dù cho có cố gắng tu tập cách mấy đi nữa thì hình như chúng ta vẫncứ cảm thấy còn thiếu một cái gì đó trong các kinh nghiệm cảm nhận của mình, vàcũng sẽ rất khó cho chúng ta hoàn toàn vững tin vào những cảm nhận ấy (người thầy là một"cơ sở cụ thể" để chúng ta nhìn vào và để trông thấy Phật).

Nhờnhững gì mà người thầy chỉ dạy chúng ta chúng ta sẽ nắm bắt được cội nguồn giáolý mênh mông của Phật Giáo. Chúng ta sẽ không còn cảm thấy là mình đang đứngtrước một thư viện khổng lồ nữa mà đã nắm được trong tay chiếc chìa khóa để giúpmình bước vào. Người thầy là hiện thân của một sự hiểu biết mạch lạc về Đạo Phápdo chính vị ấy đã phát huy được qua kinh nghiệm của mình trên đường tu tập.

Hơn nữa người thầy phải luôn tìmcách đối thoại với từng người, và phải giảng giải như thế nào để có thể hồi đápđược sự mong đợi của mỗi người, của chính bạn, của cá nhân bạn - Dharma (Đạo Pháp)qua sự hiện diện mang tính cách cá nhân đó của một người thầy sẽ trở nên cụ thểvà sinh động hơn.

Dù sao thì cũng phải giữ một sự thậntrọng nào đó, phải tránh các thứ ước mơ và ảo tưởng khi nhìn vào người thầy, đấylà những gì dễ khiến cho chúng ta bị lạc hướng. Người thầy không phải là mộtngôi sao màn ảnh mà bạn phải tôn sùng như một thần tượng. Sử dụng sự mê hoặc khôngphải là một cách hành xử đúng đắn, thế nhưng đấy lại là những gì thường thấy xảyra trong chốn chùa chiền. Vị thầy uy nghi trên bục giảng và thật khó để đến gần.Bạn đến chùa là để thán phục vị thầy không phải là để tiếp xúc với vị ấy. Conđường đó không phải là con đường của Dharma(Đạo Pháp) mà chỉ là con đường của chính trị.

Một trong các ảo tưởng thường thấy xảyra trong thế giới Tây Phương là khi đã là thầy thì tất nhiên là đã đạt đượcgiác ngộ. Càng ít dịp để tiếp xúc với người thầy thì bạn lại càng dễ tạo ra chomình nhiều hình ảnh tưởng tượng về vị ấy. Một người thầy càng có vẻ xa lạ, càngtỏ ra cách biệt với bạn thì mọi thứ ảo tưởng của bạn về sự giác ngộ của vị ấy lạicàng dễ để phát sinh ra hơn.

Thật ra thì cũng chẳng có gì là rắcrối lắm. Một người thầy đích thật là một người mà ngôn từ khi thốt ra có thể mangbạn đến gần với giáo huấn của Đức Phật. Nguyên nhân khiến không thể đến gần đượcvới một vị-thầy-siêu-sao chính là vì sự ngưỡng mộ của bạn đối với vị ấy đã đượcthành hình dựa vào sự cách biệt giữa tính cách vĩ đại của vị ấy và sự tầm thườngcủa bạn. Một người thầy đích thật thì lúc nào cũng chỉ nghĩ đến là phải làm cáchnào để có thể giúp bạn tìm thấy được sự vĩ đại của chính bạn. Vị ấy giảng dạy chobạn chính là để giúp bạn nhận thấy được là Dharma(Đạo Pháp)đang hiện hữu trong lòng đôi bàntay của bạn. Đức Phật cũng chẳng ở đâukhác hơn là trong con tim của chính bạn.

Thế nhưng một vị thầy chỉ có thể giúpbạn khi nào bạn biết mở rộng lòng mình để đón nhận vị ấy và thừa nhận vị ấy làmột người thầy.

Nếu bạn nghĩ rằng người giảng dạy chobạn chỉ là một người dốt nát thì bạn cũng sẽ nhận được những lời giáo huấn của mộtngười ngu đần.

Nếu bạn cho rằng vị giảng huấn cho bạnlà một người hiểu xa biết rộng thì bạn cũng sẽ nhận được sự truyền thụ của mộtngười uyên bác.

Nếu bạn nghĩ rằng người thầy chính làngười đã mở ra cho bạn cách cửa của Dharma(Đạo Pháp)thì bạn cũng sẽ đón nhận được giáo huấn của chính Đức Phật. Điều ấy thật hiểnnhiên.

Người thầy trước hết phải là người biếthướng dẫn bạn trong việc tu tập và giúp bạn tìm hiểu kinh sách dựa vào sự hiểubiết cũng như các kinh nghiệm của người ấy. Tóm lại đấy là cách mà người thầy vạchra cho bạn một con đường đúng đắn.

Ở một cấp bậc cao thâm hơn thì ngườithầy sẽ giúp bạn biết mở rộng con tim của mình. Khi nhìn vào thái độ hành xử luôntrung thực của người thầy đối với Dharma(Đạo Pháp)thì bạn cũng sẽ phát lộ được sự trìu mến và tình thương yêu mà trước đây bạn chỉbiết nhốt chặt chúng trong đáy lòng mình. Người thầy luôn khuyến khích bạn phảibạo dạn và tự tin. Lòng trân quý Dharma (Đạo Pháp) của người thầy có khả năng lan tỏasang người khác. Lòng trân quý đó sẽ biến cải được bạn.

Chỉ khi nào xảy ra sự gặp gỡ với tưcách hoàn toàn cá nhân giữa hai con người với nhau (giữa người thầy và người đệ tử với một sựriêng tư và bình đẳng nào đó) thì khi ấy người thầy mới có thể mangđầy đủ ý nghĩa của một người thầy. Đấy là một sự gặp gỡ của tình yêu thương. Mộtcon tim hòa nhập với một con tim.

Nếu muốn biết là mình đã tìm thấy đúngvị thầy của mình hay không thì chỉ cần nêu lên một vài câu hỏi thật đơn giản. Mỗikhi được ở bên cạnh vị ấy thì đấy có phải là thêm một dịp khiến cho bạn cảm thấymình muốn bước theo vết chân của Đức Phật hay không, tức có nghĩa là bạn có cảmthấy mình muốn được trau dồi thêm khả năng chú tâm của mình để quán thấy hiệnthực với một ý nghĩa cao rộng hơn hay không? Những lời giảng dạy của vị ấy cógiúp bạn tìm thấy sự tự tin nơi phẩm giá của chính bạn hay không? Vị ấy có chỉdạy cho bạn con đường thiền định hay không? Vị ấy có hàn huyên với bạn một cáchngay thật và không tìm cách ẩn náu phía sau cái vẻ đạo mạo của mình hay không?Vị ấy có tận tình giúp bạn kết nối với một dòng truyền thụ nào hay không? Vị ấycó đủ sức để trả lời "không" với tất cả sự dịu dàng nhưng đầy quả quyếtnhằm để giúp bạn biết tự vấn lấy mình hay không?

Đấy là các câu hỏi sẽ giúp bạn tìmthấy được một người thầy.

Lắm khi cần phải để ra một thời giandài để tìm được một vị thầy mà mình có thể đặt hết lòng tin. Dù cho mất thì giờthì cũng vẫn hay hơn. Không thể nào hấp tấp được. Thế nhưng một khi sự tin tưởngđã phát động trong lòng mình thì khi đó nhất thiết phải hỏi người thầy cho thậtrõ ràng là có sẵn sàng chấp nhận bạn làm đệ tử của vị ấy hay không? Nếu vị ấychấp nhận thì khi đó sự tương kết mới có thể xảy ra được. Sự tương kết đó tuy đơngiản nhưng mang đầy xúc động.

Nếu thật sự bạn muốn tìm cho mình mộtvị thầy thì phải loại bỏ ngay mọi ý nghĩ là vị ấy phải như thế này hay là như thếkia. Hãy đặt hết lòng tin nơi con tim của bạn và cứ để cho nó hướng dẫn bạn.Khi nào đã gặp được người thầy thì cứ bước theo vị ấy.

Sự tương kết đó phải được xây dựngtrên sự kính trọng và tình thương yêu. Kính trọng người thầy là cách giúp bạn biếtgiữ gìn Dharma(Đạo Pháp)như là tiếng réo gọi mầunhiệm của vô-ngã (biếtkính trọng người thầy là một cách quên đi cái ngã của chính mình để có thể đếngần hơn với Đạo Pháp). Yêu quý người thầy là cách đặt tình yêu thươngvào một vị trí ngày càng cao hơn. Nếu cần thì cứ để cho con tim hướng dẫn bạn.Tình thương yêu và sự kính trọng đó là một nguồn năng lực tuyệt vời giúp bạn cóthể đi thật xa trên con đường.

Nếu bạn được một người nào đó thậtsiêu việt giảng dạy cho bạn thì biết đâu bạn cũng sẽ dễ bị choáng ngợp bởi vị ấy.Và đấy cũng sẽ là những gì có thể khiến cho bạn dễ bị thối chí bởi vì bạn có thểcảm thấy mình không sao theo kịp vị ấy được.

Đối với Dharmathì khác hẳn. Bạn tiếp nhận những lời giáo huấn của một vịthầy thì đấy cũng chỉ là cách mà vị ấy truyền đạt lại những gì mà vị ấy đã tiếpnhận được từ trước. Đấy cũng chính là cách giúp bạn kết nối với một dòng truyềnthụ mà chính Đức Phật là người khởi xướng. Dù cho người thầy có xuất chúng đếnđâu đi nữa thì vị ấy cũng chỉ truyền đạt lại những lời giáo huấn không phải là dochính mình sáng tạo ra. Vị ấy chỉ giúp bạn nối kết với một thứ gì đó vượt caohơn cả vị ấy. Sự kính trọng của bạn đối với vị thầy chẳng những không hề khiếncho bạn bị bóp ngạt (những lời giảng huấn của người thầy không phải là một sự ápđặt của người thầy mà đấy là giáo huấn của Đức Phật vượt lên trên cả người thầy)mà đúng hơn là chỉ nhằm giải thoát cho bạn - và sự kính trọng ấy đôi khi cũngđược gọi là lòng mộ đạo. Cũng giống như trường hợp của bạn, người thầy cũng đượcthúc đẩy bởi sự kính trọng và tình yêu thương đối với Đức Phật. Và Đức Phật thìtrước đây cũng từng là một chúng sinh phục vụ cho chúng sinh.

Phải tu tập ở đâu?
Và phải làm thế nàođể tìm được một tu viện thích hợp với mình?

Các tu viện thì thật đa dạng thếnhưng con người (tứccác nhà sư nơi tu viện)thì cũng chỉ là những con người, có thể đôikhi họ còn tỏ ra vụng về nữa, và biết đâu họ cũng có thể đã đánh mất cả sự nối kếtvới cội nguồn (tứcgiáo lý Phật Giáo). Dù cho các thể chế tôn giáo có đứng ra để chứngnhận tước vị của họ đi nữa thế nhưng không có gì bảo đảm cho sự xứng đáng mà họđang được thừa hưởng.

Ngay cả Phật Giáo Tây Tạng đôi khi cũngquay lưng lại với di sản ngàn năm và cả ngọn đuốc sáng ngời do các vị đại sư tiênphong đã trao lại, chẳng hạn như các vị đại sư Kalou Rinpoché, Dilgo Kyentsé,Lama Guendune, Lama Yéshé, Chögyam Trungpa (một số nhà sư thật lỗi lạc có những tư tưởng thật cấp tiếnthế nhưng vẫn bị một số đệ tử thủ cựu sau này chê trách). Một vài đệtử của các vị ấy đã quên mất đi bài học của những người cha mình để lại (chữ"cha" trong câu trên đây có thể hiểu theo quan niệm của người Á Đông vềngười thầy: thầy ngang hàng với cha, đấy là "đấng từ phụ", gọi tắt là"sư phụ"), đấy là chưa kể đến các trường hợp còn phản bội lạicả thầy mình nữa. Lắm khi trông thấy việc truyền giáo bị bóp méo đã khiến cho tôiphải bật khóc nức nở (một người Tây Phương bật khóc khi nhìn thấy một vài vị thầyTây Tạng thuyết giảng không trung thực. Còn phần chúng ta thì sao? Chúng ta nêncười hay nên khóc khi trông thấy Phật Giáo bị biến thành một công cụ để mưu đồ,một chiêu bài để lợi dụng, một phương kế để sinh nhai?).

Chính Thiền Học Zen cũng đã từng gặpnhững khó khăn thật trầm trọng. Học phái này (tại Tây Phương) đã lầm lẫn giữa thứbậc trong hàng giáo phẩm được quy định ở Nhật với sự quán triệt về giáo huấn củaĐức Phật - mặc dù Taisen Deshimaru tại Pháp và Shunryu Suzuki tại Hoa Kỳ đã từngcảnh giác về sự sai lầm này (đây là hai vị thiền sư người Nhật đã mang thiền học Zen vàoÂu Châu và Hoa Kỳ). Cả hai vị này đã từng giải thích là nếu đượcphong làm thầy - tức là một vị shiho- thì đấy chỉ có nghĩa là một người được cầm trên tay một mảnh bằng do hàng giáophẩm cấp phát chứng nhận là mình có hạnh kiểm tốt thế thôi, cái mảnh bằng ấy khônghề biểu trưng cho một thành quả tu tập nào cả.

Tuy nhiên cũng có rất nhiều trungtâm Phật Giáo giảng dạy về thiền định có thể giúp bạn tu học về giáo huấn của ĐứcPhật trong những điều kiện thật tốt, kể cả có thể giúp cho từng người thực hiệnđược những ước vọng của riêng mình (có nghĩa là xuất gia). Nơi các trung tâm đó nhờcó đông đảo các Phật tử làm công quả, và nhất là nhờ vào sự cố gắng và nhiệt tìnhcủa tăng đoàn cũng như sự tận tụy của các vị thầy, bạn sẽ có dịp thu đạt được nhiềukinh nghiệm học hỏi quý giá, được tra cứu các cách kinh sách thật tuyệt vời, vànhất là được thực hành việc tu tập.

Tôi chỉ có một lời khuyên duy nhất:phải thật cảnh giác, phải xét đoán với tất cả sự thận trọng tu viện mà bạn muốnxin vào để tu học. Bạn đang bước một bước thật tuyệt diệu, và do đó cũng khôngnên bước mà không suy nghĩ, phải xét đoán thật cẩn thận bối cảnh trước mặt vàgia tăng gấp đôi sự cảnh giác. Nhận định thật minh bạch bao giờ cũng tốt hơn.

Đấy chẳng phải là một bài học của chínhĐức Phật để chúng ta nhìn vào hay sao? (Đức Phật đã gặp nhiều vị thầy và đã tu tập khổ hạnh nhiềunăm nhưng không có kết quả).

Không nên để xảy ra như thế.

Đối với riêng tôi thì bước theo conđường Phật Giáo là một dịp may mà tôi cho là đẹp nhất trong cuộc đời tôi. Tronglòng tôi luôn dâng trào niềm biết ơn sâu xa và vô tận đối với các vị thầy của tôi.Ngày còn nhỏ tôi đã phải trải qua nhiều đau thương thật cay nghiệt, và tôi đã từngphải xa lìa tất cả. Lúc ấy nào tôi có ngờ trước là cuộc đời lại có thể tuyệt vờiđến như thế này đâu. Nếu biết nhìn cuộc sống xuyên qua Dharma(Đạo Pháp)thì tất cả mọi sự không những sẽ trở nênhoàn hảo và thấm đượm một màu hồng, và không những mình được sống trong sự thanhthản và phúc hạnh, mà còn hơn thế nữa là bất cứ một cảnh huống nào xảy ra thì cũngđều trở thành những dịp may để giúp mình tự biến cải lấy mình và giúp mình quánnhận được hiện thực ngày càng sâu sắc hơn (đây là một khía cạnh thật đặc thù của Phật Giáo Tan-tra: dùlà nghịch cảnh thì đấy cũng vẫn là một dịp may giúp mình tu tập nhằm biến cảichính mình và giúp cho cuộc sống của chính mình ngày càng trở nên tươi đẹp hơn).Bước theo vết chân của Đức Phật, cuộc sống của mình sẽ biến thành một cuộc phiêulưu tràn đầy một sức sống thật cô đọng và sâu xa không có gì có thể so sánh được.Thật giản dị: vì đấy là cuộc sống của chính bạn (chúng ta sống thế nhưng sự sống ấy thật ra chỉlà sự vận hành của nghiệp lực lôi kéo bởi sự trói buộc của các hiện tượng đangchuyển động chung quanh. Bước theo vếtchân của Đức Phật là cách giúp mình quay về với chính mình để sống thật với chínhmình).

Liênlạc với tác giả: fmidal@club-internet.fr
Trang web của tác giả: www.fabrice-midal.org

MỤC LỤC:


Lời Tựa (của Tác Giả Fabrice Midal)
Vài lời giới thiệu của người dịch
Chương 1 Người Phật tử ngày nay trong thế giới Tây Phương
Chương 2 Thiền định là gì?
Chương 3 Đức Phật và Giới Luật Phật Giáo
Chương 4 Tìm hiểu hình ảnh Đức Phật
Chương 5 Giáo Huấn của Đức Phật
Chương 6 Các học phái Phật Giáo
Chương 7 Các khái Niệm chủ yếu trong Phật Giáo
Chương 8 Ý nghĩa và vai trò của lễ bái
Chương 9 Mười lời khuyên để giúp cho chúng ta biết sống và bước theo vết chân của Đức Phật
Chương 10 Tại sao Phật Giáo lại trở thành một tôn giáo Á Châu và tại sao ngày nay lại đặt chân vào thế giới Tây Phương?


(SÁCH CÙNG TÁC GIẢ / DỊCH GIẢ)

VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ/ DỊCH GIẢ

hoangphongnguyenductienTácgiả/ dịch giả Nguyễn Đức Tiến, bút hiệu: Hoang Phong, Tiến sĩ Khoahọc, sinh năm 1939, là hội viên Hội Thiền Học Quốc tế AZI (Association ZenInternationale), cựu Giảng sư Đại học Khoa Học Saigon, và cựu Địa chất gia vàKỹ sư tầm khỏa công ty dầu khí TOTAL. Ông về hưu năm 1999, và hiện định cư tạiPháp quốc.

Trongnhững năm gần đây, ông đã dành toàn thời gian, công sức nghiên cứu và chuyểnngữ kinh sách Phật giáo của các vị cao tăng Phật giáo Tây Tạng, góp phần hoằngdương Phật pháp, mang lại lợi ích cho chúng sinh.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/11/2021(Xem: 11418)
Kinh Vô Lượng Nghĩa nói “vô lượng pháp từ một pháp mà sinh ra”. Ma Ha Chỉ Quán của Thiên Thai Trí Giả (538-597), quyển 5, nói: “Phật bảo các Tỳ-kheo, một pháp thâu nhiếp tất cả pháp, chính là Tâm”. Phổ môn là vô lượng giáo pháp. Vô lượng giáo pháp này cũng từ một giáo pháp mà sinh ra. Một giáo pháp phổ cập tất cả gọi là phổ môn. Chư Phật thuyết giáo thuận theo Tâm của chúng sinh. Giáo là những ngôn từ được thuyết ra cho những chúng sinh chưa thấu suốt. Pháp là những phương thức với nhiều tướng trạng giống nhau hoặc khác nhau. Tâm ý chúng sinh có bao nhiêu ngõ ngách thì giáo pháp có chừng ấy quanh co. Chư Phật dùng muôn vàn phương tiện khế cơ mang lại lợi ích cho chúng sinh. Ngài Xá Lợi Phất từng nói: “Phật dùng nhiều thứ nhân duyên và thí dụ, phương tiện ngôn thuyết như biển rộng khiến tâm người trong pháp hội được yên ổn, con nghe pháp ấy khiến lưới nghi dứt” là nghĩa trên vậy.
16/09/2021(Xem: 2951)
Sự bùng phát vào cuối tháng 12 năm 2019, bắt nguồn từ Hồ Nam, Vũ Hán, miền Trung Trung Quốc, virus Corona chủng mới (Covid-19) ban đầu được xác nhận là một loại bệnh "viêm phổi lạ" hoặc "viêm phổi không rõ nguyên nhân".
05/09/2021(Xem: 14552)
Bắt đầu gặp nhau trong nhà Đạo, người quy-y và người hướng-dẫn biết hỏi và biết tặng món quà pháp-vị gì cho hợp? Thực vậy, kinh sách man-mác, giáo-lý cao-siêu, danh-từ khúc-mắc, nghi-thức tụng-niệm quá nhiều – nghiêng nặng về cầu-siêu, cầu-an – không biết xem gì, tụng gì và nhất là nhiều người không có hoàn-cảnh, thỉnh đủ. Giải-đáp thực-trạng phân-vân trên, giúp người Phật-tử hiểu qua những điểm chính trong giáo-lý, biết qua sự nghiệp người xưa, công việc hiện nay và biết đặt mình vào sự rèn-luyện thân-tâm trong khuôn-khổ giác-ngộ và xử-thế, tôi biên-soạn cuốn sách nhỏ này. Cuốn sách nhỏ này không có kỳ-vọng cao xa, nó chỉ ứng theo nhu-cầu cần-thiết, mong giúp một số vốn tối-thiểu cho người mới vào Đạo muốn tiến trên đường tu-học thực-sự. Viết tại Sài-thành mùa Đông năm Mậu-tuất (1958) Thích-Tâm-Châu
19/08/2021(Xem: 3532)
Các câu trích dẫn giáo huấn của Đức Đạt-lai Lạt-ma dưới đây được ghi lại từ một tư liệu trên trang mạng tiếng Pháp Evolution-101 https://www.evolution-101.com/citations-du-dalai-Lama/
19/08/2021(Xem: 2884)
Sáng ngày 7 tháng 8 năm 2021, bà Dwi Lestari, một nhà văn và nghệ sĩ người Indonesia, đã cung kính đảnh lễ Đức Thánh Đạt Lai Lạt Ma, cùng đối thoại trực tuyến với hơn một nghìn sinh viên Indonesia. Chủ đề của buổi chia sẻ pháp thoại các Câu chuyện "Jataka" (chuyện tiền thân của Đức Phật), được ghi lại trong Bồ tát Bản sinh Man Luận (Jatakamala), hay " Garland of Birth Stories", và được mô tả qua các bức phù điêu khắc đá được trang trí chung quanh Thánh địa Phật giáo Borobodur, Di sản Thế giới. Sự kiện này nhằm khởi động lại sách "Nusantara Dharma", đang diễn ra với sự cộng tác bởi cộng đồng Kadam Chöling Indonesia.
18/08/2021(Xem: 3249)
Là một doanh nhân hay tinh thần kinh doanh, hoặc một nhóm người sáng tạo, và sản xuất hàng hóa và tạo dịch vụ, bằng cách tận dụng các cơ hội lợi nhuận của doanh nghiệp. Có rất nhiều ví dụ về tinh thần kinh doanh, cụ thể như ẩm thực, cửa hàng, tiệm cắt tóc, mở lớp dạy kèm, và nhiều ví dục khác về tinh thần kinh doanh mà chúng ta có thể làm. Theo quan điểm của Phật giáo, chúng ta không bị cấm kinh doanh miễn là nó không gây tổn hại đến mọi người, mọi loài.
14/08/2021(Xem: 1955)
Sách truyền khẩu cung cấp cho chúng ta, một lượng thông tin dồi dào về các vấn đề quá khứ trong thế giới. Các bạn có thể biết nhiều về cuộc sống cuả tổ tiên huyết thống của các bạn, chỉ đơn giản trong những buổi sum họp gia đình, bằng cách nghe cha mẹ kể về ông bà tổ tiên.
23/07/2021(Xem: 10989)
Giữa tương quan sinh diệt và biển đổi của muôn trùng đối lưu sự sống, những giá trị tinh anh của chân lý bất diệt từ sự tỉnh thức tuyệt đối vẫn cứ thế, trơ gan cùng tuế nguyệt và vững chãi trước bao nổi trôi của thế sự. Bản thể tồn tại của chân lý tuyệt đối vẫn thế, sừng sững bất động dẫu cho người đời có tiếp nhận một cách nồng nhiệt, trung thành hay bị rũ bỏ, vùi dập một cách ngu muội và thô thiển bởi các luận điểm sai lệch chối bỏ sự tồn tại của tâm thức con người. Sự vĩnh cửu ấy phát xuất từ trí tuệ vô lậu và tồn tại chính bởi mục đích tối hậu là mang lại hạnh phúc chân thật cho nhân loại, giúp con người vượt thoát xiềng xích trói buộc của khổ đau. Tuỳ từng giai đoạn của nhân loại, có những giai đoạn, những tinh hoa ấy được tiếp cận một cách mộc mạc, dung dị và thuần khiết nhất; có thời kỳ những nét đẹp ấy được nâng lên ở những khía cạnh khác nhau; nhưng tựu trung cũng chỉ nhằm giải quyết những khó khăn hiện hữu trong đời sống con người và xã hội.
22/07/2021(Xem: 10373)
Phật Giáo Việt Nam tại Tây Đức cho đến năm nay (1988) đã trải qua 10 năm hoạt động trong các lãnh vực Tôn Giáo, Văn Hóa và Xã Hội cho người Việt Nam cũng như người Đức; nên muốn ghi lại những sinh hoạt này và đã sắp xếp thành một quyển sách với nhan đề là "Hình ảnh 10 năm sinh hoạt của Phật Giáo Việt Nam tại Tây Đức".
09/07/2021(Xem: 3439)
Vào ngày Thứ Ba (June 22) vừa qua, được sự cho phép của chính quyền địa phương làng Krisna và Pawanpur Village Bihar India, nhóm Từ thiện Bodhgaya Heart chúng con, chúng tôi đã tiếp tục hành trình cứu trợ thực phẩm cho dân nghèo mùa Dịch covid. Xin mời chư vị xem qua một vài hình ảnh tường trình.. Buổi phát quà cứu trợ cho 354 căn hộ tại 2 ngôi làng cách Bồ đề Đạo Tràng chừng 36 cây số.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567