Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 9: Mười lời khuyên để giúp cho chúng ta biết sống và bước theo vết chân của Đức Phật

18/07/201214:11(Xem: 3187)
Chương 9: Mười lời khuyên để giúp cho chúng ta biết sống và bước theo vết chân của Đức Phật

PHẬT GIÁO NHẬP MÔN

Fabrice Midal
Hoang Phong chuyển ngữ


Chương 9
MƯỜI LỜI KHUYÊNĐỂ GIÚP CHÚNG TA BIẾT SỐNG
VÀ BƯỚC THEO VẾT CHÂN CỦA PHẬT

1- Tất cả đều có thể biến cải được

Niềm tin sâu xa nhất trong giáo lýnhà Phật là tất cả mọi người đều có thể tự cải biến mình trong từng giây phútmột. Chẳng có gì gọi là định mệnh cả. Thế nhưng đấy không phải là một điều dễđể cho mọi người có thể thực hiện được. Phầnđông chúng ta chỉ biết sống với những gì xảy đến với mình. Khi mọi sự khôngđược suôn sẻ thì lại nhất định không tự vấn để tìm hiểu nguyên nhân do đâu màra để cải thiện lấy mình, mà lại cứ khăng khăng tìm cách thay đổi cả thế giớinày và buộc người khác phải chấp nhận quan điểm của mình.

Chúng ta đều có khuynh hướng khư khưtin rằng các khó khăn của mình đều do người khác gây ra hoặc là do hoàn cảnh mangđến cho mình. Nếu ta nổi giận thì ấy là vì người khác chọc cho ta bực tức – màkhông hề nghĩ rằng chính cái tâm thức của mình nổi giận và hành hạ mình và khônghề nhận ra là mình có thể ứng xử khác hơn thay vì chỉ biết nổi giận.

Tươngtự như thế, nếu có ai xúc phạm đến mình thì ta cứ cho là vì người ấy không biếtkính nể mình; nếu mình có tính hay nhút nhát thì cứ đổ lỗi cho người khácthiếu dịu dàng và hành xử thô bạo khiến cho mình khiếp sợ; nếu mình cảmthấy cô đơn thì ấy lại là vì trong cái thế giới này chẳng còn ai biết cố gắng đốixử ngay thật và sâu xa với mình.

Bước theo con đường của Đức Phật cónghĩa là ý thức được rằng sự hiện hữu của mình nhất thiết không chỉ lệ thuộc vàocác cảnh huống xảy ra để từ đó chúng ta sẽ không quy hết tất cả lỗi lầm chochúng.

Thật vậy giáo dục, bối cảnh xã hội vàsự tàn phá môi sinh khiến cho chúng ta khó mà tìm được một cuộc sống đúng nghĩa của nó – thế nhưng dù sao đi nữa thì chúngta cũng vẫn có thể cải thiện được chính mình (bối cảnh bên ngoài tuy không hoàn toàn thếnhưng ta có thể biến cải nội tâm của chính mình để mang lại cho ta một cuộc sốngnhiều ý nghĩa hơn). Hạnh phúc không nhất thiết chỉ lệ thuộc vào cáccảnh huống bên ngoài. Chẳng phải là chúng ta vẫn thường nghe nói là có nhiều ngườiphải chịu đựng mọi thứ khó khăn cay nghiệt, sống trong cảnh cơ hàn hoặc bị tậtnguyền trầm trọng, thế nhưng họ vẫn tìm thấy được niềm hân hoan và một sự an bìnhsâu xa.

Chúng ta thường hay tìm cách đổ thừacho những gì không được hoàn hảo trong thế gian này nhằm lẩn tránh không muốn đốimặt với các khó khăn và âu lo của mình trong cuộc sống. Thật thế, phê phán sựtàn phá của tư bản chủ nghĩa, chỉ trích những kẻ gây ra các thảm họa môi sinh đềulà những gì hết sức chánh đáng hầu mang lại một thế giới công bằng hơn. Thế nhưngkhông có một lý do nào khiến ta có thể vin vào đấy để không tự biến cải lấy mình,để tránh không làm ô nhiễm cái thế giới này và gây thêm khổ đau cho người khác.Nếu muốn hành động một cách đúng đắn, để có thể giúp đỡ những người chung quanhvà rộng hơn nữa là cả toàn thể nhân loại một cách hữu hiệu hơn, thì ít nhất chúngta cũng phải tập cải thiện lấy mình và mang lại một sự an lạc cho chính mình trướcđã.

Thiền định là một phương pháp tuyệtvời nhất có thể giúp chúng ta thực hiện được việc ấy. Nó giúp chúng ta nhận ra đượccác cơ cấu vận hành đang kềm kẹp chúng ta để mà tháo gỡ chúng. Việc ấy quả thậthết sức gay go, tế nhị và vì thế cũng sẽ khó cho chúng ta có thể tránh hết đượcmọi khó khăn. Thế nhưng đấy lại là cách hữu hiệu nhất giúp chúng ta biết xem trọngcuộc sống của chính mình.

Nhìn vấn đề từ góc cạnh đó thì quả khôngsai lạc khi nhận thức được rằng những lời giáo huấn của Đức Phật đã dạy cho chúngta biết là có một con đường giúp chúng ta tự cải thiện lấy mình và vượt lêntrên các khó khăn từ lâu đã ngăn chận không cho mình tìm thấy những gì cao quý hơntrong cuộc sống.

2- Tìm hiểu nội tâm của chính mình

Phép thiền định giúp chúng ta khámphá ra những gì mà chúng ta có thể cảm nhận được trong từng giây phút một và giúpchúng ta tiếp cận được với những thể dạng xúc cảm cũng như những kinh nghiệm cảmnhận mà trước đây hoàn toàn xa lạ với mình. Theo cách nhìn đó thì bước theo conđường của Đức Phật trước hết có nghĩa là dấn thân vào một cuộc phiêu lưu. Thếnhưng thật hết sức lạ lùng bởi vì trong cuộc phiêu lưu đó chúng ta sẽ khám phára những cảnh vật hình như rất quen thuộc và gần gũi với mình. Ấy chẳng qua làvì trước đây chúng ta vẫn thường sống quá xa với chính mình, chẳng khác mộtngười dưng không hề quen biết với mình.

Thật thế, nội tâm của chúng ta hoàntoàn khác hẳn với những gì mà chúng ta thường tưởng tượng. Cái nội tâm đó khônghề tự khép mình phía sau những quan điểm quá hời hợt đối với mọi sự vật – chẳnghạn như «tôi chỉ thích màu đỏ và không thích màu xanh», hoặc là«trưa nay tôi muốn được ăn một cốc kem dâu tây» (chúng ta thường cónhững khuynh hướng suy nghĩ và hành động thật hời hợt mà chúng ta không hề ýthức được). Cái nội tâm ấy đúng hơn là nên biết lắng nghe những âmhưởng sinh động vọng lại từ thế giới này. Nếu nhìn trên bình diện đó thì nộitâm nhất thiết phải là một sự mở rộng và không hề là một cái hang sâu thật bí hiểmđể tự giam mình vào đấy.

Đinghe một buổi hòa tấu là một dịp để hé mở lòng mình hầu tạo ra một khoảng khônggian giúp cho tiếng nhạc có thể vang lên và làm hiển lộ được toàn bộ ý nghĩa củanó trong tâm hồn mình..

Giáo huấn của Đức Phật luôn khuyênchúng ta phải chận đứng mọi sự mê hoặc của các hiện tượng bên ngoài. Chúng takhông nên chỉ biết phóng nhìn vào mọi sự vật và xem đấy như những thứ chết khô,mà thật ra thì chúng luôn hiển hiện ra để đối đầu với chính chúng ta, do đó chúngta cần phải nhận biết được chúng đúng với cung cách mà chúng đang tác động vớichính mình. Chúng ta nhìn thẳng vào các vật thể ấy qua sự cảm nhận của chính mìnhtrong từng giây phút một (những gì trình bày trên đây thật sâu sắc: mọi sự vậtkhông phải là những đối tượng vật chất vô tri, vô giác và bất động mà chúnghiện ra như những ảo giác luôn biến động trước mặt chúng ta và tác động trực tiếpvào sự cảm nhận của chúng ta trong từng khoảnh khắc một. Có thể xem đây là mộtcách ứng dụng của Duy Thức Học, thế nhưng có lẽ tác giả không muốn đề cập đếnlý thuyết và những khái niệm trừu tượng mà chỉ khuyên chúng ta hãy nhìn vào tácđộng của các đối tượng qua sự cảm nhận của chính mình để quán thấy sự tương tácgiữa chúng ta và mọi sự vật chung quanh).

Thế rồi chúng ta sẽ khám phá ra rằngkhông có một bức tường nào ngăn cách các vật thể bên ngoài với chúng ta. Khi nàomà bạn đã hoàn toàn toàn hội nhập được với các cảm nhận nội tâm của mình thì khiđó bạn cũng sẽ mở rộng được lòng mình với ngoại cảnh – và đấy cũng là cách giúpmình có thể hiện hữu một cách thật sự (mở rộng lòng mình để hòa nhập với thế giới và để cho thếgiới tràn ngập tâm hồn mình). Thật ra thì sự phân biệt giữa bêntrong và bên ngoài như trên đây cũng chỉ là một phương tiện khéo léo giúp chúngta tiếp cận hài hòa với thực tại mà thôi (trên thực tế thì thực tại bên ngoài và chính chúng ta cũngchỉ là một).

Chính sự cố gắng hội nhập với nhữnggì mà chúng ta cảm nhận được sẽ giúp chúng ta vuợt lên trên ảnh hưởng tác độngbởi thực trạng khái niệm hóa luôn chi phối chúng ta và tách rời chúng ta ra khỏithế giới (cónghĩa là khi nào đã hội nhập được với thực tại thì khi đó chúng ta cũng sẽ vượtthoát khỏi mọi ngõ ngách của tư duy luôn bị chi phối bởi các khái niệm mangtính cách quy ước và công thức). Nếu bảo rằng: «đây là gốccây», «đây là cái ghế», «đây là con người» – thì đấylà những cách phát biểu trong số muôn ngàn cách phát biểu khác, không hề nhắm vàoviệc nói lên sự thật về gốc cây, cái ghế hay con người(vì đấy chỉ là các danh xưng mang tính cách quyước do con người sáng chế ra để «trao đổi» và «hiểungầm» với nhau). Do đó chúng ta phải tập khám phá ra những thứấy dưới những thể dạng hoàn toàn mới mẻ (gạt bỏ những quy ước sẵn có). Giác Ngộ chính lànhư thế mà chẳng phải là thứ gì khác hơn. Đấy là cách cứ để cho mọi sự vật, mọibối cảnh hiển hiện ra đúng như thế (không gán thêm cho chúng một sự diễn đạt nào cả).

Nghệ thuật cũng có thể là một phươngtiện hữu hiệu giúp chúng ta nhận biết được thể dạng tâm thần ấy. Người nghệ sĩngoài việc phải trau dồi các khía cạnh thật chuyên biệt và vô cùng nghiệt ngã ấytrong con người mình thì còn phải nghĩ đến là phải làm thế nào để tạo ra được sựxúc động tương ứng cho người khác. Thế nhưng thói thường thì chúng ta lại cứ tinlà phải làm ngược lại thì mới đúng, tức tự nghĩ rằng nếu muốn cho người khác hiểuđược mình thì nhất thiết mình phải từ bỏ những gì cá biệt nhất của mình. Chúngta chấp nhận một ngôn ngữ chung (quy ước)mà mọi người đều chấp nhận, và oái oăm thaychính cái ngôn ngữ ấy thì lại tẻ nhạt và hời hợt biết bao (sống với những gì quy ước chúng ta sẽ quênkhuấy đi cái bản chất đích thật của chính mình).

Tất cả sự sống của con người chẳngqua đều bị bủa vây bởi cái áp lực nặng nề đó : «thế thì tôi có đủcan đảm trở thành như thế đó hay không, bằng cách sẵn sàng chấp nhận là điều ấycó thể sẽ bị các người khác không chấp nhận, hay tốt hơn thì tôi chỉ nên rậpkhuôn theo các quy ước thường tình?». Con đường của Đức Phật cho biếtlà càng quay về với chính mình thì mình lại càng hiểu được rằng cái tôi không hềlà một trò thao túng của cái ngã mà đúng hơn là một thể dạng rạng ngời của sựgiác ngộ (tácgiả muốn ám chỉ bản thể đích thật hay Phật Tính nơi mỗi con người). Đấychính là thực thể của nội tâm, nơi trú ngụ của sự tự do đích thật luôn che chởcho mình tránh khỏi mọi thứ đầu độc của các tín điều tôn giáo và mọi sự tin tưởngvào các thể chế xã hội.

3- Tự vấn lấy mình

Bước theo bước chân của Đức Phật cónghĩa là không được phép sống một cuộc sống buông thả mà phải cáng đáng trọngtrách đối với sự hiện hữu của chính mình. Thật hết sức quan trọng phải biết tự quánxét lấy mình, theo dõi các dấu vết do sự vận hành của tâm thức lưu lại (tức là nghiệp),có nghĩa là phải thận trọng đối với từng hành động của mình. Phải quán xét xemchúng có được đúng đắn hay không? Khi nói đến hành động thì trên con đườngbao giờ lại chẳng có ít nhiều điều đáng tiếc xảy ra. Có phải là ta thường bịbắt quả tang đang che dấu những chuyện mà mình cố tình lèo lái khác đi hay chăng,hoặc đôi khi có phải là ta cũng nhận thấy được cái bản chất hung bạo, hay sựhèn nhát của chính mình, hoặc có thể là ta cũng từng làm bộ như là một người thậtkhả ái, và đấy thì cũng chỉ là cách đeo vào cho mình một chiếc mặt nạ nhằm chedấu các dụng ý của mình. Đối với những người Phật Giáo nếu phải đối đầu với nhữngđiều đáng tiếc ấy thì cũng chẳng có một lý do gì để phải lo sợ hay nao núng, bởivì họ luôn biết tự cải thiện lấy mình và xem sự lương thiện là chất men quý giánhất cho sự sống.

Đấy cũng chính là lý do tại sao phảiluyện tập thiền định. Thiền định giúp mang lại một thể dạng thông minh thật chínhxác (prajna –bát nhã hay trí tuệ) giúp chúng ta quánnhận được sự trung thực khi nhìn vào những gì giả mạo luôn tìm cách lấn át vàche khuất cái trí thông minh ấy. Khi nào biết giữ không để cho sự lệch lạc và cáchành động sai lầm làm nhơ bẩn bản chất của mình thì khi đó chúng ta cũng sẽkhông còn lo ngại bị bắt quả tang nữa (trước sự giả dối và lèo lái thiếu lương thiện của mình).Thật ra thì đấy cũng chỉ là những thứ sai trái và bất-định-hướng mà mình có thểbiến cải được dễ dàng.

Khi nào bạn đủ sức để tự nhận biết mìnhlà một người ganh ghét thật cay độc khiến mình luôn rơi vào một tình trạng căngthẳng thật nghiệt ngã và thường xuyên hơn là mình tưởng, hoặc khi nào bạn nhận thấymình thường hay nổi giận hơn là mình tưởng, thì đấy sẽ là một điều đáng mừng. Khôngcòn gì có thể khiến cho bạn phải lo lắng nữa, bởi vì vào đúng lúc mà bạn ý thứcđược thực trạng ấy thì đấy cũng chính là lúc mà bạn thoát ra khỏi sự mù quáng,và cũng có nghĩa là bạn đã thoát ra khỏi ngục tù (nhìn thấy được sự khiếm khuyết của mình cũng đãlà «một» sự giác ngộ, quán nhận được bản chất đích thật của mình vàcủa mọi hiện tượng sẽ là «một» cấp bậc giác ngộ khác cao hơn,chỉ còn cần bước thêm một bước nữa để đạt được sự Giác Ngộ toàn thiện).Đấy là cách mà bạn ý thức được trách nhiệm đối với cuộc sống của chính mình. Vàđấy cũng chính là cách giúp cho bạn trở về với chính bạn.

Cứ từ tốn quán xét xem chúng ta phảihành động như thế nào và tại sao mình lại xem đấy là cách có thể giúp cho mình tránhđược mọi hiểm nguy. Khi nào tìm thấy được giải đáp (ý thức được trách nhiệm của mình đối vớichính mình) thì khi ấy tất nhiên là chúng ta cũng sẽ trút bỏ được cảcái gánh nặng trên vai, và nhất là ý thức được cái gánh nặng ấy từ lâu nay vẫnthường xuyên đè bẹp mình mà mình không hề hay biết. Khi phải đối đấu với sự sợhãi và yếu hèn của mình – thì mình cũng sẽ hiểu rằng cần phải xăn tay áo lên màhành động (phảitrông cậy vào sự cố gắng của chính mình).

4- Buông xả

Con Đường không phải là một phươngtiện giúp gom góp một mớ hiểu biết, mà đúng hơn là một cách hành xử thật triệtđể nhằm giúp chúng ta biết mở rộng lòng mình để mà buông xả.

Mỗi khi gặp phải một chuyện bực dọc thìtức thời ta cố tìm cách gỡ rối. Theo Phật Giáo thì phải loại bỏ ngay cách phản ứngnhư thế và không bao giờ nên mong muốn mọi sự sẽ xảy ra đúng như sở nguyện củamình.

Đấy chính là điều tuyệt vời nhấttrong giáo huấn của Đức Phật về sự buông xả.

Bạn không thể nào tự mình quyết địnhbuông xả được mà phải có một sự vận hành nào đó giúp cho bạn buông xả. Con đườngmà Đức Phật mở ra chính là cách giúp cho sự vận hành đó tác động đến bạn. Thếrồi chúng ta sẽ khám phá ra rằng mở rộng lòng mình thì nào có mất mát hay thiệtthòi gì cho mình đâu (và biết đâu trái lại còn tốt hơn cho mình là đằng khác).

5- Phải nhận biết đượcđấy là gì để mà buông xả

Mỗi khi gặp phải một cảnh huống khókhăn, hoặc phải đối đầu với những điều thất vọng hay bất hạnh, thì giáo huấnnhà Phật luôn khuyên chúng ta hãy buông xả ngay-tức-khắc những oán hận tronglòng mình. Tuy nhiên phải cẩn thận, không được mượn những lời giáo huấn ấy đểbiến chúng trở thành một thứ sách lược hầu giúp mình lẫn tránh mọi sự bất an.

Nếu muốn phát động được sự buông xảthì trước hết chính mình phải nhận biết được các kinh nghiệm cảm nhận của chínhmình. Cái bẫy giăng ra là thái độ dựa vào các lời giáo huấn như một phương tiệntránh né các khó khăn có thể xảy ra cho mình. Chúng ta cảm thấy bực dọc thếnhưng nếu biết nghĩ đến là mình đang bước theo con đường của Đức Phật thì phảiloại bỏ ngay các sự bực dọc ấy ra khỏi lòng mình. Nếu cho rằng phải vô cảm với tấtcả mọi thứ thì đấy quả không phải là con đường của sự buông xả.

Trái lại, con đường đó đòi hỏi chúngta phải thật trầm tĩnh để cảm nhận được sự bực dọc đang bóp ngạt mình, và khôngnên ghép thêm cho nó bất cứ một sự phán đoán nào, không nuôi dưỡng nó, cũngkhông thừa nhận nó.

Nếu muốn thực hiện được điều đó thìlời khuyên sau đây sẽ là một trong những lời khuyên hữu hiệu nhất :« phải nắm được nó để mà buông bỏ nó ra » (ý thức được sự bực dọc, cơn giận dữ hay sự lobuồn của mình, nhìn thấy được chúng một cách trầm tĩnh để nắm cổ chúng mà vứtbỏ ra khỏi lòng mình).

Hãynhẹ nhàng đối mặt với các thử thách mà mình cảm nhận được trong cuộc sống đúngthật như thế, để rồi buông bỏ chúng ra. Một hành động vừa giản dị lại vừa sâuxa. Thật vậy, hãy buông xả và chỉ biết có thế thôi.

Nếu chúng ta gặp phải những cảnh huốngkhó khăn thì cứ mời sự đau buồn và lo lắng ngồi xuống với mình để cùng nhau uốngmột tách trà, đấy chẳng qua là vì chúng đang ở trước mặt mình thế thôi. Hãy kínhtrọng chúng (nhưnhững người khách), quan sát xem chúng tác động đến mình như thế nào,nhưng tuyệt nhiên không phải vì thế mà để cho chúng tiếp tục dung túng trong ngôinhà của mình. Đến một lúc nào đó thì cũng nên chào tạm biệt chúng. Đấy mớichính thật là ý nghĩa của sự buông xả. Đau buồn và lo lắng đang sờ sờ ra đấy, vàchúng ta chấp nhận sự hiện diện của chúng để rồi buông bỏ chúng.

Mỗi khi bị tràn ngập bởi những thứsuy nghĩ nặng nề hay bị các thứ xúc cảm bấn loạn xâm chiếm lấy mình trong cuộcsống thường nhật, thì ta hãy ngồi lên chiếc tọa cụ thiền định để mà buông xả chúng.

6- Không nên lẩntránh khổ đau

Không nên tìm cách lẫn tránh khổ đaumà phải chú tâm tìm hiểu chính mình là gì và mình đang sống như thế nào. Khổ đauquả là một khối chì, thế nhưng cái khối chì ấy lại có thể biến thành vàng ròngcủa tình nhân ái.

Cái bẫy giăng ra bởi bất cứ một conđường nào hay bất cứ một tín ngưỡng nào là một mực chỉ biết nói đến vàng ròng,nêu lên toàn là vàng ròng để mê hoặc chúng ta khiến chúng ta chỉ mơ uớc đạt đượcnó, thế nhưng các con đường ấy hay các tín ngưỡng ấy lại không hề dạy cho chúngta biết phải làm thế nào để biến đổi cái khối chì đang đè bẹp chúng ta trongnhững giây phút hiện tại này (để biến nó trở thành vàng ròng).

Cách duy nhất có thể giúp chúng tabước vào con đường là phải chấp nhận mọi sự lầm lẫn và lo âu của mình một cách thựclòng. Đấy chính là mảnh đất bằng phẳng cho mình đặt chân.

Có hai con đường hay nói đúng hơn làhai cái bẫy mà chúng ta phải tránh. Đấy là thái độ nhất mực cho rằng tất cả sẽphải xảy ra tốt đẹp và đồng thời không chấp nhận là mình đang khổ đau.

Hoặc ngược lại thì chỉ biết liên tụcta thán, và sống như một nạn nhân thật khổ sở luôn phải gánh chịu đủ mọi thứ hysinh – chẳng hạn như lúc nào cũng có cảm giác là phải đưa lưng để gánh chịu mọisự nhịn nhục.

Con đường trung đạo có nghĩa làkhông than vãn mà phải xét thật kỹ xem những gì không được suôn sẻ đang xảy ravới mình để chấp nhận nó một cách thành thực hầu tự giải thoát mình ra khỏi nó.

7- Sự từ bỏ

Từ bỏ» – renoncement /renunciation – là một thuật ngữ thông dụng và rất thường thấy nêu lên trong vôsố các bài kinh Nguyên Thủy, và mang ý nghĩa là «từ bỏ thế tục và rời xa tổ ấm để bước theo bước chân của ĐứcPhật». Tuy nhiên theo những gì mà tác giả trình bày dưới đây thì trong xãhội ngày nay "từ bỏ" không còn nhất thiết có nghĩa là từ bỏ tất cảđể chọn cho mình «một kiếp sống vô gia cư và để ôm bình bát đi hếtnhà này sang nhà khác» mà từ bỏ phải là trọng tâm của từng hành động, cửchỉ và ngôn từ của mình. Thật vậy, «xuất gia» biết đâu cũng có thểngự trị trong nơi sâu kín của lòng mình, tàng ẩn bên trong từng hành động và cửchỉ nhỏ bé của mình – ghi chú thêm củangười dịch).

Rất nhiều người cứ ước muốn được bướctheo con đường của Đức Phật nhằm giúp cho mình biết chú tâm hơn và để chia sẻ vớingười khác một quan điểm nào đó về thế giới này mà mình hằng tâm nguyện, hoặc đểmang lại cho mình một thể dạng thanh thản nào đó, thế nhưng họ lại không muốn mởrộng lòng mình và quên mình một cách thật sự. Thật thế từ bỏ là hành động trướctiên giúp mở ra con đường của Đức Phật. Bước theo con đường đó tức có nghĩa là từbỏ cái ý nghĩ tự cho mình là trung tâm. Đấy là cái bài ca mà chúng ta thườngxuyên đem ra mà hát đi hát lại, thật thế vào một lúc nào đó thì cái bài ca ấy cũngsẽ phải trở nên chán ngấy (thế những vẫn có nhiều người chỉ biết sống với những gì hờihợt, vô nghĩa mà không biết «chán ngấy», sống như thế cũng chẳngkhác gì những người mê mãi hát ka-ra-o-kê mà thôi).

Thế nhưng từ bỏ cũng không có nghĩalà phải loại bỏ những gì mà mình yêu quý – chẳng hạn như của cải, những điều tựnguyện và bạn hữu của mình – mà đúng hơn là loại bỏ ý niệm cho rằng mọi sự nhấtthiết phải lệ thuộc vào mình. Bạn có thể tự nguyện chọn một cuộc sống thanh bầnthật khắt khe thế nhưng không phải vì thế mà nhất thiết phải từ bỏ bất cứ gì cả,ngược lại là đằng khác, bởi vì khi đã chọn cho mình quyết tâm ấy thì chính đấy đãlà cách xác định cái tham vọng thật lớn lao được trở thành một con người toànthiện.

Sự từ bỏ phải thể hiện bằng một sựrút lui, tức là ẩn náu thật kín đáo trong từng hành động của chính mình, và khôngnên khoe khoang để cho mọi người kính phục mình. Một người mẹ trong gia đình nấunướng cho con cái thì nào có bao giờ nghĩ đến là cần phải nói lên với chúng rằng«này các con hãy nhìn xem mẹ có tuyệt vời lắm không». Người mẹ chỉbiết là phải làm những gì mình cần phải làm, và chỉ có thế thôi. Và như thếchẳng phải là đã tuyệt vời hay sao (người tu hành phục vụ chúng sinh giản dị như người mẹ làmcơm trong bếp). Theo một cách hiểu nào đó thì trước hết sự từ bỏ chỉđơn giản có nghĩa là sẵn sàng chấp nhận tất cả mọi khó khăn.

Sự từ bỏ không phải là một quyết tâmchưa hề có ai nói đến mà đúng hơn đấy là một tấm gương mà nhiều người đã từngtrông vào, đấy là tấm gương mà Đức Phật đã nêu lên cho chúng ta noi theo nhằm giúpchúng ta biết cương quyết hơn trong từng cảnh huống của đời mình.

«Biếttuân thủ» cũng có thể là một cách khác để nói lên sự từ bỏ. Chúng ta tựnguyện hy sinh cho kẻ khác và cứ để cho bổn phận hướng dẫn con tim mình. Theo tôithì câu phát biểu sau đây của nữ thi hào người Nga là Zvétaïeva có thể nói lên đượccái đẹp của ý nghĩ trên đây: «Tôi tuân thủ một thứ gì đó tuy rằng khôngđược đều đặn cho lắm, bởi vì lúc thì nó điều khiển tôi, lúc thì lại ra lệnh chotôi, tuy thế sự liên tục đó không hề bị gián đoạn. Khi nào mà nó điều khiển tôi– thì tôi đối thoại với nó, thế nhưng khi mà nó ra lệnh cho tôi – thì tôi lạinghe lời nó» (khi lòng từ bi hướng dẫn mình thì mình bàn thảo với nó, thếnhưng nếu mà nó đã ra lệnh cho mình rồi thì mình chỉ biết mở rộng lòng mình màthôi).

Đấy là một thứ kỷ cương đúng đắn vàcũng là cội nguồn mang lại một niềm hân hoan sâu xa. Có lẽ chúng ta cũng đều biếtrằng kinh sách mô tả những người xuất gia từ bỏ tất cả là những con người«sung sướng và hạnh phúc, hân hoan một cách chân thật, vô cùng khả ái, tâmhồn trong sáng, trầm tĩnh, thanh thản, sinh sống bằng vật hiến dâng, tâm thứcthì chẳng khác gì như con hươu (giữa cánh đồng cỏ mênh mông)». Thế thì chúngta cũng nên tự hỏi tại sao họ lại sung sướng đến thế?

Chẳng qua là vì họ quyết tâm bất tuânlệnh cái cảm tính tự xem mình là trung tâm của tất cả và khi đã ý thức được điềuđó thì chúng ta cũng sẽ biết mở rộng lòng mình và hy sinh cho cái bầu khônggian tinh khiết đó. Tất cả chúng ta đều có đủ sức để làm được như họ.

8- Phải bảo vệ môitrường mà chúng ta đang sống

Kinh sách thường nhắc nhở là nếu mìnhcó nhiều bạn hữu cao quý chăm lo cho mình thì nhất định đấy sẽ là một điều đángquý. Sự nhắn nhủ này không phải là những lời khuyên hời hợt không đáng để quantâm.

Đức Phật có kể một câu chuyện nhưsau:

«Thuởxưa có một chú voi thật hiền hòa. Thế nhưng sự thể lại xoay chiều thật bất ngờ,chẳng qua vì có một bọn trộm cắp đêm đêm cứ kéo nhau đến tụ tập nơi gần chuồngvoi để bàn thảo các kế hoạch bất chính, chúng khuyên nhau chớ nên khiếp sợ khiphải giết người hay phải sử dụng các phương tiện hung bạo. Chú voi cảm nhậnđược sự hung bạo ấy và nghĩ rằng cần phải hành động và vì thế đã trở nên hunghăng một cách lạ thường. Nhà vua chủ con voi bèn sai một vị quan của triều đình– tiền thân của Đức Phật – đến tận nơi xem thực hư như thế nào. Vị quan rìnhnghe được các lời nói hung dữ của bọn trộm cắp và đồng thời cũng nhận thấy cáclời hung dữ ấy đã tác động đến con voi. Vị quan bèn ra lệnh di chuyển con voi đinơi khác để sống gần các vị hiền nhân. Thế là chịu ảnh hưởng bởi những người tốtlành, chú voi lại trở lại hiền hòa và ngoan ngoãn như xưa».

Đượcbạn bè nâng đỡ thì chúng ta sẽ phát lộ được những gì cao quý nơi con người mình,đấy quả thật là một sự hỗ trợ hữu hiệu. Nếu những người chung quanh không ngóngàng gì đến mình hoặc còn ngầm ám hại mình, thì tất sẽ khiến cho cuộc sống củamình trở nên khó khăn hơn gấp bội. Thật vậy, chẳng có gì giản dị hơn lời khuyêntrên đây thế nhưng các lời khuyên ấy lại hết sức cần thiết để nhắc nhở chúng taphải biết quan tâm đến những người đang sống cạnh ta và luôn cả môi trường chungquanh chúng ta nữa.

Tấtnhiên là nếu đã bước theo con đường của Đức Phật thì chúng ta đều có khảnăng hành động thật thích nghi với mọi cảnh huống. Thậtthế quả khó cho tất cả chúng ta có thể hội đủ mọi điều kiện để được sốngtrongnhững ngôi nhà lý tưởng và có được thật nhiều bạn hiền, thế nhưng cũng phải hiểurằng có những thứ khác quan trọng hơn thế nhiều, đấy là khả năng quán nhận đượclà cái thế giới bao quanh chúng ta đang tác động và ảnh hưởng mạnh mẽ đến thể dạngtâm thức của chính mình như thế nào. Tôi luôn nhấn mạnh đến điều này, bởi vì cómột xu hướng vô cùng đáng tiếc là mình cứ ngỡ rằng khi đã bước vào con đường tâmlinh thì môi trường bao quanh chúng ta tất sẽ không còn gì là quan trọngnữa vàchỉ có thể dạng tâm thức của mình mới là điều đáng quan tâm. Quả thật không cógì sai lầm hơn thế.

9- Biết hân hoanđón nhận cái đẹp

Bước đi trên con đường của Đức Phật đòihỏi chúng ta phải biết đón nhận cái đẹp hiển hiện ra ở bất cứ nơi nào, biết khơiđộng một tâm hồn tươi trẻ để thán phục tất cả những gì tuyệt vời. Thế nhưng nếumuốn thực hiện đuợc điều đó thì không nên ra sức tìm hiểu đủ mọi thứ mà cứ đểcho lòng mình kinh ngạc trước mọi sự tuyệt vời (không cần tìm cách giải thích gì cả mà chỉnên để cho con tim tràn ngập bởi những gì tuyệt đẹp hiển hiện ra với mình).

Một hôm người đệ tử thân cận của ĐứcPhật là A-nan-đà có hỏi Ngài rằng : «Thưa Đấng Thế Tôn, có phải là nênđể nửa đời người để kết thân với cái đẹp, để buộc mình vào cái đẹp và để hội nhậpvới cái đẹp hay chăng?». Đức Phật trả lời như sau: «Khôngphải là chỉ dành ra nửa kiếp người mà phải dồn tất cả cuộc đời thánh thiện củamình vào việc ấy».

Muốn đón nhận được cái đẹp thì phải biếtchú tâm vào mọi thứ. Chính đấy cũng là cách làm cho sự xao lãng biến mất nhằmgiúp cho một sự tương quan thiêng liêng có thể phát hiện để nối kết mình với thếgiới sinh động này.

10- Chỉ cần cảmnhận được là như thế

Chúng ta đều có thể ước nguyện mongsao cho mình trở nên một con người ích lợi, tốt lành, hoặc biết đâu cũng lại cóthể là một con người đáng kính. Chúng ta mong muốn phát huy được các phẩm tính ấy.Thực ra thì cũng có rất nhiều con đường giúp mình thực hiện được điều ấy. Cáccon đường ấy đôi khi cũng tỏ ra vô cùng hữu ích, thế nhưng lắm khi cũng có thểlà những con đường lừa đảo lợi dụng sự ngây thơ của kẻ khác (bằng sự hứa hẹnchẳng hạn).

Con đường của Đức Phật thì lại hướngvào một chiều khác hơn. Đấy là những gì thật đơn giản. Không có gì cần phảithay đổi. Không có gì cần phải đạt được. Chỉ là như thế. Cái thể dạng hiện hữumà chúng ta đang có, đúng vào cái giây phút thực tại này, thì nó chỉ là như thế.Đấy chính là cái thể dạng thanh thản đích thực: chẳng còn có gì để làmcho thăng tiến thêm, cũng chẳng có gì khác tốt hơn để mà đạt được. Con đường khôngđưa ra bất cứ một thứ gì khác hơn là những thứ đang hiển hiện ra như thế và conđường cũng khuyên chúng ta cứ nên hãnh diện được là như thế.

Đấy là cách mà bạn cảm thấy mình đượcyêu thương vô điều kiện. Sự yêu thương ấy chẳng phải là do một con người nào cả,mà chỉ đơn giản biết rằng mình đang được yêu thương thế thôi. Nhất thiết được yêuthương một cách tuyệt đối. Không một khiếm khuyết nào. Đấy là một sự tự tin vô điềukiện đang bùng dậy trong ta (tác giả mô tả sự giác ngộ thật khéo).

Bures-Sur-Yvette,23.03.12
Hoang Phongchuyển ngữ
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/11/2021(Xem: 11429)
Kinh Vô Lượng Nghĩa nói “vô lượng pháp từ một pháp mà sinh ra”. Ma Ha Chỉ Quán của Thiên Thai Trí Giả (538-597), quyển 5, nói: “Phật bảo các Tỳ-kheo, một pháp thâu nhiếp tất cả pháp, chính là Tâm”. Phổ môn là vô lượng giáo pháp. Vô lượng giáo pháp này cũng từ một giáo pháp mà sinh ra. Một giáo pháp phổ cập tất cả gọi là phổ môn. Chư Phật thuyết giáo thuận theo Tâm của chúng sinh. Giáo là những ngôn từ được thuyết ra cho những chúng sinh chưa thấu suốt. Pháp là những phương thức với nhiều tướng trạng giống nhau hoặc khác nhau. Tâm ý chúng sinh có bao nhiêu ngõ ngách thì giáo pháp có chừng ấy quanh co. Chư Phật dùng muôn vàn phương tiện khế cơ mang lại lợi ích cho chúng sinh. Ngài Xá Lợi Phất từng nói: “Phật dùng nhiều thứ nhân duyên và thí dụ, phương tiện ngôn thuyết như biển rộng khiến tâm người trong pháp hội được yên ổn, con nghe pháp ấy khiến lưới nghi dứt” là nghĩa trên vậy.
16/09/2021(Xem: 2952)
Sự bùng phát vào cuối tháng 12 năm 2019, bắt nguồn từ Hồ Nam, Vũ Hán, miền Trung Trung Quốc, virus Corona chủng mới (Covid-19) ban đầu được xác nhận là một loại bệnh "viêm phổi lạ" hoặc "viêm phổi không rõ nguyên nhân".
05/09/2021(Xem: 14555)
Bắt đầu gặp nhau trong nhà Đạo, người quy-y và người hướng-dẫn biết hỏi và biết tặng món quà pháp-vị gì cho hợp? Thực vậy, kinh sách man-mác, giáo-lý cao-siêu, danh-từ khúc-mắc, nghi-thức tụng-niệm quá nhiều – nghiêng nặng về cầu-siêu, cầu-an – không biết xem gì, tụng gì và nhất là nhiều người không có hoàn-cảnh, thỉnh đủ. Giải-đáp thực-trạng phân-vân trên, giúp người Phật-tử hiểu qua những điểm chính trong giáo-lý, biết qua sự nghiệp người xưa, công việc hiện nay và biết đặt mình vào sự rèn-luyện thân-tâm trong khuôn-khổ giác-ngộ và xử-thế, tôi biên-soạn cuốn sách nhỏ này. Cuốn sách nhỏ này không có kỳ-vọng cao xa, nó chỉ ứng theo nhu-cầu cần-thiết, mong giúp một số vốn tối-thiểu cho người mới vào Đạo muốn tiến trên đường tu-học thực-sự. Viết tại Sài-thành mùa Đông năm Mậu-tuất (1958) Thích-Tâm-Châu
19/08/2021(Xem: 3532)
Các câu trích dẫn giáo huấn của Đức Đạt-lai Lạt-ma dưới đây được ghi lại từ một tư liệu trên trang mạng tiếng Pháp Evolution-101 https://www.evolution-101.com/citations-du-dalai-Lama/
19/08/2021(Xem: 2884)
Sáng ngày 7 tháng 8 năm 2021, bà Dwi Lestari, một nhà văn và nghệ sĩ người Indonesia, đã cung kính đảnh lễ Đức Thánh Đạt Lai Lạt Ma, cùng đối thoại trực tuyến với hơn một nghìn sinh viên Indonesia. Chủ đề của buổi chia sẻ pháp thoại các Câu chuyện "Jataka" (chuyện tiền thân của Đức Phật), được ghi lại trong Bồ tát Bản sinh Man Luận (Jatakamala), hay " Garland of Birth Stories", và được mô tả qua các bức phù điêu khắc đá được trang trí chung quanh Thánh địa Phật giáo Borobodur, Di sản Thế giới. Sự kiện này nhằm khởi động lại sách "Nusantara Dharma", đang diễn ra với sự cộng tác bởi cộng đồng Kadam Chöling Indonesia.
18/08/2021(Xem: 3252)
Là một doanh nhân hay tinh thần kinh doanh, hoặc một nhóm người sáng tạo, và sản xuất hàng hóa và tạo dịch vụ, bằng cách tận dụng các cơ hội lợi nhuận của doanh nghiệp. Có rất nhiều ví dụ về tinh thần kinh doanh, cụ thể như ẩm thực, cửa hàng, tiệm cắt tóc, mở lớp dạy kèm, và nhiều ví dục khác về tinh thần kinh doanh mà chúng ta có thể làm. Theo quan điểm của Phật giáo, chúng ta không bị cấm kinh doanh miễn là nó không gây tổn hại đến mọi người, mọi loài.
14/08/2021(Xem: 1955)
Sách truyền khẩu cung cấp cho chúng ta, một lượng thông tin dồi dào về các vấn đề quá khứ trong thế giới. Các bạn có thể biết nhiều về cuộc sống cuả tổ tiên huyết thống của các bạn, chỉ đơn giản trong những buổi sum họp gia đình, bằng cách nghe cha mẹ kể về ông bà tổ tiên.
23/07/2021(Xem: 10994)
Giữa tương quan sinh diệt và biển đổi của muôn trùng đối lưu sự sống, những giá trị tinh anh của chân lý bất diệt từ sự tỉnh thức tuyệt đối vẫn cứ thế, trơ gan cùng tuế nguyệt và vững chãi trước bao nổi trôi của thế sự. Bản thể tồn tại của chân lý tuyệt đối vẫn thế, sừng sững bất động dẫu cho người đời có tiếp nhận một cách nồng nhiệt, trung thành hay bị rũ bỏ, vùi dập một cách ngu muội và thô thiển bởi các luận điểm sai lệch chối bỏ sự tồn tại của tâm thức con người. Sự vĩnh cửu ấy phát xuất từ trí tuệ vô lậu và tồn tại chính bởi mục đích tối hậu là mang lại hạnh phúc chân thật cho nhân loại, giúp con người vượt thoát xiềng xích trói buộc của khổ đau. Tuỳ từng giai đoạn của nhân loại, có những giai đoạn, những tinh hoa ấy được tiếp cận một cách mộc mạc, dung dị và thuần khiết nhất; có thời kỳ những nét đẹp ấy được nâng lên ở những khía cạnh khác nhau; nhưng tựu trung cũng chỉ nhằm giải quyết những khó khăn hiện hữu trong đời sống con người và xã hội.
22/07/2021(Xem: 10374)
Phật Giáo Việt Nam tại Tây Đức cho đến năm nay (1988) đã trải qua 10 năm hoạt động trong các lãnh vực Tôn Giáo, Văn Hóa và Xã Hội cho người Việt Nam cũng như người Đức; nên muốn ghi lại những sinh hoạt này và đã sắp xếp thành một quyển sách với nhan đề là "Hình ảnh 10 năm sinh hoạt của Phật Giáo Việt Nam tại Tây Đức".
09/07/2021(Xem: 3443)
Vào ngày Thứ Ba (June 22) vừa qua, được sự cho phép của chính quyền địa phương làng Krisna và Pawanpur Village Bihar India, nhóm Từ thiện Bodhgaya Heart chúng con, chúng tôi đã tiếp tục hành trình cứu trợ thực phẩm cho dân nghèo mùa Dịch covid. Xin mời chư vị xem qua một vài hình ảnh tường trình.. Buổi phát quà cứu trợ cho 354 căn hộ tại 2 ngôi làng cách Bồ đề Đạo Tràng chừng 36 cây số.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567