Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 2: Thiền định là gì?

26/02/201217:33(Xem: 3921)
Chương 2: Thiền định là gì?
PHẬT GIÁO NHẬP MÔN
Fabrice Midal
Hoang Phong chuyển ngữ
Nhà Xuất Bản Phương Đông 2012


Chương 2
THIỀN ĐỊNH LÀ GÌ?


Hỡi những ai mong muốn bảo vệ tâm thức mình!
Với đôi bàn tay chắp lại,
tôi xin được khuyên họ một lời này:
Hãy cố gắng,
giữ cho sự chú tâm và cảnh giác luôn thật mạnh,
bằng tất cả nghị lực của chính mình.
TịchThiên (Shantideva)

thiendinhlagi-hoangphong

Đức Phật
Campuchea (AngkorThom, cuối thế kỷ XII
Sa thạch, bảo tàngviện Guimet, Paris

Luyện tập thiềnđịnh là gì?

Lợi ích mang lại từ sự chú tâm là mộttrong những khám phá kỳ diệu nhất của Đức Phật. Sự chú tâm là một phương thuốc nhằmđiều trị mọi thứ bệnh tật của chúng ta. Đấy là chiếc chìa khóa mở ra cánh cửa củaGiác Ngộ.

Thiền trong Phật Giáo không có nghĩalà suy tư về một thứ gì hay mổ xẻ một chủ đề nào cả, mà đúng hơn là cách giúp chúngta quán thấy ý nghĩa của thực tại trong sự toàn vẹn của nó. Lời khuyên sau đâythật hết sức giản dị: "Hãy sử dụng tâm thức mình để quan sát tâmthức của chính mình". Đấy cũng chính là sức mạnh mầu nhiệm nhất củasự chú tâm. Nếu giữ được sự cảnh giác trước các biến cố xảy ra thì chúng ta cũngsẽ vượt thoát khỏi sự chi phối của chúng dễ dàng hơn. Mỗi khi cảm thấy bực dọc thìkhông nên tìm cách để lẩn tránh nó, cũng không nuôi dưỡng nó hay ra sức để mà tìmhiểu nó. Tốt hơn là chỉ nên chú tâm theo dõi xem nó xuất hiện, tồn tại và biếnmất như thế nào. Đấy là cách giúp chúng ta thâm nhập vào bản chất sâu kín nhất củanó để biến cải nó.

Quả thật không mấy khi khái niệm vềsự chú tâm được nêu lên trong thế giới Tây Phương, ngoại trừ bởi vài học giả thậthiếm hoi chẳng hạn như nữ triết gia Simone Weil. Theo bà thì chúng ta không hề nhìnthấy vai trò đích thật của ý chí trong sự hiện hữu của chính mình, mà chỉ xem đấynhư là một thứ nỗ lực, một sự cố gắng gần như là máy móc để chủ động hiện thực:"Nếu chỉ biết gồng mình, cắn răng lại cho thật chặt để thực thi đạo đức, đểlàm thơ hay là để tìm kiếm một giải pháp nhằm gỡ rối cho một vấn đề nào đó, thìquả thật chẳng có gì lại có thể ngu ngốc hơn thế được? Sự chú tâm nào có dính dánggì đến các thứ ấy".

Tại nơi thâm sâu nhất của sự chú tâmđã có tiềm ẩn sẵn một sự chấp nhận nào đó mang tính cách mặc nhiên giúp chúngta tiếp cận trực tiếp với những gì hiển hiện ra và không thắc mắc gì cả (sự chú tâm giúpchúng ta chấp nhận hiện thực hiển hiện ra như thế một cách thật "tự nhiên"và "hợp lý").

Tìm cách để hiểu biết thì cũng chẳngkhác gì là một sự tránh né (tìm hiểu tức có nghĩa là phân tích một thứ gì thuộc bên ngoàichúng ta và khác với chúng ta). Một hình thức tự tránh ra xa. Con đườngthì trái lại là một phương tiện giúp chúng ta đạt được một sự tiếp cận nào đó. Trởthành người Phật Giáo là một chuyện thật hết sức đơn giản: chỉ cần biết tiếp cậnvới những gì hiển hiện ra như thế, không tìm cách loại bỏ chúng và cũng không cốgắng nắm bắt lấy chúng (trở về với chính mình và hòa nhập với hiện thực là cáchgiúp mình trở thành một người Phật Giáo).

Tại sao lại luyệntập thiền định, nó mang lại cho ta những lợi ích gì?

Thiền định mang lại sự an lạc, chữa lành cácbệnh tật của tâm thức và điều dưỡng cho thân xác.

Thiền định đưa chúng ta trở về vớithực tại, giúp chúng ta hòa nhập trong từng giây phút một với các kinh nghiệm cảmnhận của chính mình trong cuộc sống. Đấy cũng là cách giúp chúng ta thoát ra khỏisự kiềm tỏa của các phản ứng tự động và máy móc của tư duy, luôn liên kết vớinhau để trói buộc chúng ta. Sự sống của chúng ta thật ra chỉ là một sự sinh tồnmáy móc, điều khiển bởi các phản ứng tự động (sự sống ấy thật ra chỉ là một chuỗi dài cácphản ứng tự động, chi phối bởi bản năng và các xu hướng sẵn có - tức là nghiệp- khiến cho chúng ta không còn kịp suynghĩ hay xét đoán gì nữa cả mà chỉ biết giao phó cho các phản ứng quy ước và hờihợt của tư duy điều khiển mình một cách máy móc); thiền định trái lạitập cho chúng ta biết trở về với thực tại và những gì mà chúng ta cảm nhận được.Sự trở về với chính mình sẽ mang lại cho ta một niềm an lạc vô biên. Chúng ta sẽkhám phá ra được một thể dạng thật đơn sơ, một thể dạng tự nhiên là như thế, nókhông cần phải dựa vào bất cứ gì để mà hình thành (nào có gì lại có thể hiển hiện ra một cách giảndị và đơn sơ hơn hiện thực được: nó chỉ là như thế!).

Rất nhiều y sĩ và khoa học gia đã chứngminh cho thấy là thiền định có khả năng làm nhẹ bớt đi các chứng căng thẳng thầnkinh và lo âu quá đáng và chữa lành được nhiều thứ bệnh phát sinh từ tình trạngtrầm cảm.

Thiền định giúp mình tự biến cải một cáchtích cực, nhìn thấy được nỗi khổ đau riêng tư và vượt lên trên những nhầm lẫn củachính mình.

Thiền định là cách giúp chúng ta trựctiếp quan sát các kinh nghiệm cảm nhận của chính mình. Nhờ đó chúng ta sẽ khámphá ra là các kinh nghiệm cảm nhận ấy luôn biến động, khi thì rất mù mờ, thếnhưng cũng có lúc thì khá minh bạch. Thật thế, khi thì chúng ta nổi nóng, khi lạiganh tị, lại cũng có lúc chúng ta tập trung được sự chú tâm. Tuy nhiên thông thườngthì chúng ta nào có để ý làm gì đến các thứ mà chúng ta đang cảm nhận được hay đangsuy nghĩ đâu. Tư duy và các kinh nghiệm cảm nhận cứ thế mà sinh ra, tồn tạiđược một lúc rồi biến mất.

Theo quan điểm của Phật giáo thì tưduy được hình thành một cách rất công thức dựa vào các ngôn từ hiển hiện ratrong đầu mình, để mà buộc chặt mình với chúng (tư duy được công thức hóa xuyên qua các ngôntừ quy ước, chúng điều khiển các hành động của chúng ta một cách máy móc);chúng liên tục hiển hiện và che khuất tâm thức của chúng ta khiến chúng ta khôngcòn nhìn thấy thế giới một cách minh bạch được nữa (nhìn thế giới xuyên qua các tư duy đã đượccông thức hóa). Đấy chỉ là các thứ tư duy không được đúng thật bởi vìtư duy đúng thật luôn mang tính cách trực tiếp và tự phát (có nghĩa là không bị, hoặc trước khi bị côngthức hóa), biểu lộ qua một cử chỉ, một ngôn từ nào đó. Nói cách khácthì Phật Giáo xem tư duy đúng thật chính là thực tại, tư duy ấy khác hẳn với cáctư duy khác (luônbị chi phối bởi quy ước và điều khiển bởi bản năng)chỉ nhằm tách rờichúng ta ra khỏi hiện thực.

Đôi khi chúng ta cũng mang trong trí nhữngthứ tư duy thật dai dẳng tương tự như một sự ám ảnh, thí dụ: "Chẳng ai hiểutôi cả"; "Tất cả mọi sự cứ theo nhau mà xảy đến với tôi thật tệ hại";"Tôi chỉ là một tên vô dụng"; "Tôi chán ghét tôi vô cùng";"Tôi chỉ là một đứa vô tích sự"; "Hắn là một tên quá hung ác vàtôi thì chỉ muốn tìm cách làm thế nào để trả thù"... Thiền định chính là cáchtập cho chúng ta biết quay trở về với thể dạng tâm thức không tự nhận diện mìnhqua các thứ tư duy đại loại như trên đây. Chẳng hạn như thay vì cho là mình đangbị sự giận dữ đày đọa khiến cho mình trở nên hung dữ thì chỉ nên đơn giản (đứng ra xa để mà) quansát nó thế thôi (tứctheo dõi và quan sát sự giận dữ và không hề xem sự giận dữ là của mình hay làchính mình).

Thiền định giúp chúng ta mở rộng lòng mình đểđón nhận một thể dạng tâm linh đích thật và để tận hưởng các kinh nghiệm cảmnhận về thực tại cũng như một tình thương yêu vô điều kiện.

Thiền định cũng là một con đường tutập tâm linh. Mục đích của nó là giúp chúng ta buông bỏ tham vọng muốn chủ độngđược mọi thứ, hầu giúp chúng ta biết mở rộng lòng mình để đón nhận một thực tạito rộng hơn so với cái tôi nhỏ bé và đầy lo âu của chính mình. Đấy cũng chính làcách giúp chúng ta buông bỏ quyết tâm chỉ biết nghiền ngẫm về các tham vọng riêngtư của mình, hầu giúp mình có thể tìm thấy được sự thanh thản trong một khônggian rộng mở đầy sinh khí và nhiệt tình.

Tất cả các vị thánh nhân và các nhânvật thần bí dù thuộc vào bất cứ một dân tộc nào, nếu muốn nâng cao giá trị củamình lên thì cũng đều phải dựa vào một sự hậu thuẫn liên quan đến thiền định. Sựhậu thuẫn ấy không nhất thiết chỉ thuộc vào bối cảnh cá biệt của Phật Giáo. Nó cũngđã được học phái Sufi (soufisme / sufism hay Ahl al-soufa)của Hồi Giáovà một số học phái Ki-tô Giáo cũng như một số bộ tộc thổ dân của lục địa Mỹ Châuthực hành. Căn bản thiền định ấy chỉ đơn giản là như thế. Thế nhưng thật ra đấylại là một cách khám phá ra không gian rộng mở của tình thương yêu, giúp chúngta vượt lên trên mọi sự trói buộc.

Nếu nhìn từ khía cạnh đó và một khi thiềnđịnh được giảng dạy thật đầy đủ và đúng đắn thì đấy sẽ là một phương tiện giúp trựctiếp mang lại cho chúng ta một cuộc sống tâm linh đúng nghĩa của nó. Con đường ấyđòi hỏi chúng ta phải có một sự quyết tâm nào đó nhằm tháo gỡ cái mặt nạ của chínhmình và loại bỏ mọi thứ ảo giác, hầu giúp chúng ta đối đầu với mọi chướng ngại cóthể cản trở sự mở rộng của tâm hồn mình.

Vậy sự chú tâm làgì?

Sự chú tâm là một luồng ánh sáng soirõ những gì mà nó rọi vào. Khi chúng ta chú tâm vào hơi thở thì tình trạng xaolãng thường chi phối chúng ta cũng sẽ tan biến hết, hơi thở theo đó cũng trởnên êm dịu khiến chúng ta cảm thấy thanh thản hơn.

Mục đích của thiền định là nhằm pháthuy sự chú tâm và giữ cho sự chú tâm đó không rời khỏi đối tượng được quan sát.Thí dụ tôi không nhìn vào hơi thở của tôi mà tôi trở thành hơi thở của chínhtôi.

Thiền định không phải là một sứcmạnh cá biệt của tâm thức mà đúng hơn là bản chất của chính tâm thức. Tâm thứclà một khả năng giúp chúng ta hợp nhất với những gì mà chúng ta quán xét. Tôi cắnmột miếng táo. Sự chú tâm của tôi hòa nhập tôi với hương vị của miếng táo.

Tính cách nhị nguyên mà chúng ta thườngtạo dựng ra như là một thứ ranh giới nhằm phân cách người quan sát và vật thểđược quan sát - tức giữa chủ thể và đối tượng, hay là giữa ta và người khác -sẽ biến mất khi chúng ta phát động được sự chú tâm.

Muốn thiền địnhthì phải làm thế nào?

Thiền định là cách giữ thân xác, hơithở và tâm thức của mình luôn an trú trong hiện tại.

Nói một cách tổng quát thì chúng ta cóthể tự xem mình là nơi hội ngộ giữa thân xác và tâm thức của chính mình. Tuynhiên cũng nên lưu ý là hình ảnh tạm mượn trên đây không phải là một khái niệm củaPhật Giáo (vì Phậtgiáo không xem tâm thức là một thực thể khác với thân xác), do đó mộtngười Phật Giáo không được xem thân xác độc lập với tâm thức mà chỉ nên xem hơithở đảm nhiệm một vai trò trọng yếu hơn trong việc chuyển tải sự sống và giúp chochúng ta trở nên sinh động.

Phải chọn một tư thế ngồi thật đúng

Ngồi không phải chỉ có nghĩa là mộtđộng tác riêng rẻ của thân xác mà liên quan đến toàn diện con người của mình.

Trước hết bạn hãy ngồi xuống. Sau đóthì hình dung ra hình ảnh của chính mình đang ngồi thật vững vàng trên mặt đấtcủa địa cầu này.

Thân xác bạn biểu trưng cho một sự kếthợp giữa địa cầu và bầu trời cao, và con tim của bạn là chiếc vương miện của mộtvị đế vương. Hãy đặt chiếc vương miện của con tim bạn trở về đúng chỗ của nó (trên đầu mình).Sau đó thì hãy hình dung chiếc vương miện nằm uy nghi tại vị trí thật hoàn hảo ấyvà đón chào nó. Đấy là cách tự đặt mình vào một tư thế sẵn sàng để đón nhận bầukhông gian của thực tại. Hãy cố gắng hòa nhập vào cái thể dạng hiện hữu đang phátđộng một cách tự nhiên ấy (không cần kêu gọi đến một sức mạnh thiêng liêng nào cả).Nhìn theo khía cạnh đó thì chỉ riêng tư thế ngồi cũng đủ để biểu trưng trọn vẹncho toàn thể giáo huấn (tư thế ngồi không những chỉ liên hệ với thân xác mà còn phảnảnh thể dạng tâm thần của mình nữa, sự liên kết đó giữa thân xác và tâm thứcqua thế ngồi sẽ giúp buộc chặt sự hiện hữu của mình vào thực tại - tức đangngồi thật vững chắc trên mặt đất này - và đấy cũng chính là nền móng căn bảnnhất của giáo huấn nhà Phật).

Tùy theo học phái mà các lời hướng dẫnvề phương pháp thiền định cũng có đôi chút khác biệt, tuy nhiên tất cả đều xem trọngviệc chuẩn bị cách ngồi như thế nào để có thể giúp người hành thiền hòa nhập vàothân xác của mình và giữ cho thân xác đó luôn thẳng đứng và trang nghiêm (tư thế ngồi rấtquan trọng vì nó sẽ phản ảnh thể dạng tâm thức của người hành thiền. Khi nhìnvào một người lão luyện đang ngồi hành thiền thì cũng có thể hình dung ra thểdạng tâm thần hay mức độ "nhập định" của người ấy. Tư thế ngồi của họvững vàng như một trái núi, toàn thân tỏa ra một sự thanh thản, tĩnh lặng vàtrang nghiêm có thể khiến cho chúng ta phải bàng hoàng và kính phục).

Nếu bạn muốn ngồi đúng theo tư thếtrên đây thì phải giữ lưng cho thật thẳng đồng thời vẫn giữ được sự thoải mái. Cáchngồi đó sẽ giúp bạn cảm thấy được sự "vững chắc" và "thẳng đứng"của lưng liên hệ mật thiết với sự "mềm mại" và "mở rộng"của lồng ngực - đấy là một cách biểu trưng cho sự kết hợp giữa nghị lực giúpmình nhìn thẳng vào những gì là như thế và sự mong manh (của nhịp thở nơi lồng ngực)giúpmình trở nên mềm mại hơn.

Điều quan trọng là bạn phải giữ chothân xác luôn thư giãn. Tùy theo học phái, hai chân có thể tréo vào nhau theotư thế hoa sen hay bán già, hoặc chỉ cần ngồi với hai chân gập lại cũng đủ. Tuynhiên cũng có thể ngồi trên ghế - cách ngồi này cũng tốt thế nhưng phải giữlưng thật thẳng và không được tựa vào lưng ghế (muốn cho thế ngồi được thoải mái và vững chắcthì cần phải có một "tọa cụ", tức là một cái gối hình tròn, vuông haybán nguyệt, nhồi bông, bề dầy có thể gia giảm tùy theo từng người, đôi khi phảimất rất nhiều thời gian để điều chỉnh bề dầy của tọa cụ sao cho thật thích hợpvới mình. Cũng xin mạn phép nêu lên một chi tiết nhỏ khác là các người hànhthiền trong các học phái Zen đều có những chiếc tọa cụ may đúng theo quy tắc,vải bằng chỉ sợi thiên nhiên, nhuộm bằng màu lấy từ vỏ cây, tọa cụ độn bằng cácvật liệu thiên nhiên như bông gòn, rơm, hoặc các loại hạt phơi khô... Tuy nhiênngười mới tập có thể dùng bất cứ gì để ngồi, chẳng hạn như gối nằm hay một vậtgì khác, mục đích là mông và hai đầu gối tạo ra ba điểm tựa giữ cho thế ngồiđược vững chắc).

Dù sao thì bạn cũng không nên quá quantâm hay lo lắng. Tư thế ngồi chưa phải là toàn bộ kỹ thuật tập luyện, đấy chỉ làmột cách "loan báo" trước thế thôi. Ngồi thật đúng cách cũng là để biểulộ quyết tâm của mình nhằm giữ cho thân người luôn được thẳng, linh hoạt vàkhông ngủ gục. Chọn cho mình cách ngồi như thế cũng có nghĩa là bắt chước theohình ảnh nhập định của Đức Phật. Một cách để trở thành Phật. Dù sao thì đấy cũngkhông phải là một phương tiện nhằm mong cầu đạt được một thứ gì cả. Tư thế ngồithiền tự nó chỉ có nghĩa là sự tu tập. Có thể ví tư thế ngồi là một quả núi mà ngườihành thiền có thể tìm thấy nơi đó một chỗ ẩn cư thuận lợi, dù là họ đang phải sốngtrong bất cứ một bối cảnh nào.

Saukhi ngồi xong thì tập thở!

Sau khi chuẩn bị xong cho tư thế ngồithì bạn hãy bắt đầu chú tâm vào hơi thở và sự chú tâm phải thật vững vàng, dùsao thì đấy cũng không có nghĩa là phải gồng mình lên mới theo dõi được hơi thở.Có thể ví sự chú tâm như một chiếc neo giúp cho mình khỏi bị trôi dạt đi nơikhác. Cứ để cho không khí thâm nhập vào cơ thể mình, khiến cho bụng căng phồngvà làm nở rộng lồng ngực, và sau đó thì cứ để cho không khí tự nhiên trở ra và tanbiến vào không gian. Không khí thâm nhập vào bạn và buộc chặt bạn vào mặt đấtnày, nó lưu chuyển xuyên qua thân xác bạn và sau đó thì ra đi. Bạn không nêntìm cách giữ lại một thứ gì cả. Không đặt ra thêm một thứ gì cả. Chỉ cần xem đấylà như thế.

Sau hết thì phải giải quyết thế nào với cácý nghĩ của mình?

Tất nhiên là không thể nào tránhkhỏi các thứ ý nghĩ và xúc cảm đến viếng thăm bạn, kể cả trường hợp chúng cóthể tràn ngập tâm thức bạn. Thế nhưng chủ đích của phép thiền định là không nhằmvào việc xô đuổi chúng mà đúng hơn là chỉ tìm cách để quan sát quá trình xuất hiệnvà biến mất của chúng. Thật hết sức quan trọng phải ghi nhớ điều này.

Không có gì sai lầm hơn khi cho rằngluyện tập thiền định là cách giúp tạo ra cho mình một thể dạng không còn ý nghĩgì trong tâm trí mình nữa. Thật thế, thiền định không phải là một phương tiệngiúp mình đạt được một thành tích nào cả!

Tất nhiên là đôi khi chúng ta cũngcó thể cảm thấy không được vừa ý lắm với các kết quả mang lại hoặc cũng có thểlà hoàn toàn thất vọng sau khi nhận ra trong suốt buổi hành thiền mình chỉ thấyhiện ra toàn là những thứ chuyện tào lao vô tích sự, chúng liên tiếp thay nhau diễnra trong tâm thức mình. Chủ đích của việc luyện tập là giúp thiết lập một mối tươngquan đúng thật giữa chính mình và thực tại, thế nhưng trên thực tế thì mình lạivướng vào một cuộc phiêu lưu bất tận! Tuy nhiên cũng nên hiểu rằng luyện tậpthiền định chính là cách giúp mình tiếp cận với thực trạng trên đây mà không bìnhluận gì cả (theodõi sự vận hành của tư duy nhưng "dửng dưng" không diễn đạthay phát lộ mộtxúc cảm nào dù đấy là vui hay buồn, chỉ quan sát các tư duy hiện ra và biến mấtđi, chúng không phải là mình, cũng không phải là của mình).

Phép luyện tập ấy thật đơn giản vàdễ thực hiện. Ngoài sự chú tâm ra thì không có một mục đích nào khác hơn cầnphải đạt được. Nhất thiết chỉ cần mở rộng lòng mình để tiếp đón bầu không gianbiểu trưng cho sự hiện diện của mình và của thế giới mỗi khi chúng hiện ra thếthôi.

Thế nhưng tại sao phépluyện tập ấy lại khó thực hiện đến thế?

Nguyên tắc luyện tập thiền định tuy cóvẻ đơn giản thế nhưng cũng khá khó. Thật thế, thiền định không giống như tậpthể dục mà thật ra là một phương pháp toàn vẹn giúp cải biến tất cả những gì cóthể làm phương hại đến bầu không gian sâu rộng của sự sống.

Đôi khi chúng ta cũng muốn đem ra thựchành những gì đã học được trong sách vở, thế nhưng khi bắt tay vào thì lại dễthối chí.

Chúng ta chỉ muốn có kết quả ngay tứckhắc. Sự kiện này cũng dễ hiểu thôi, bởi vì chúng ta đều là nạn nhân của cuộcchạy đua nhắm vào hiệu quả và xu hướng hưởng thụ tối đa, cũng như của tình trạngthiếu kiên nhẫn đang lan tràn khắp nơi ngày nay. Thiền định trước hết là mộtnghệ thuật sống, thế nhưng ngày nay thì cái nghệ thuật ấy đã biến mất trong thếgiới Tây Phương (thậtra thì nó cũng đã biến mất trong thế giới Đông Phương khi cái thế giới này chỉbiết nhìn vào lý tưởng và các giá trị vật chất của các xã hội Tây Phương).Thiền định luôn đòi hỏi phải kiên nhẫn và quyết tâm.

Thiền định cắt đứt cội rễ của lòngtham chỉ mong sao cho mọi sự xảy ra thật dễ dàng, thí dụ như khi bật đèn thì ánhsáng phải tỏa ra ngay tức khắc. Nếu chỉ biết nhìn mọi sự theo cách đó thì bạn sẽchẳng bao giờ có thể trở thành một người hành thiền thành thạo được và cũng sẽchẳng chủ động được một thứ gì cả. Có phải mỗi ngày khi dọn cơm thì chúng ta lạiphải bày biện bát đĩa hay không? Có phải mỗi ngày chúng ta lại phải đối đầu vớiđủ mọi thứ xao lãng và các lầm lỗi của mình hay chăng? Chúng ta chỉ có thể thăngtiến trên con đường thiền định khi nào đủ sức tự biến cải mình nhanh hơn ảnh hưởngchi phối bởi mọi thứ hoang mang. Thật hết sức quan trọng không được xem các thứhoang mang ấy như là các trở ngại cần phải loại bỏ mà nên xem chúng là những cơhội nhằm giúp mình gia tăng gấp đôi sức mạnh của sự chú tâm trong cuộc sống.

Thật lạ là giai đoạn đầu bao giờ cũngdễ. Khi mới khởi sự luyện tập thì tình trạng tâm thần của mình thường chưa đủ sángsuốt, và cũng chính vì thế nên chúng ta nhận thấy dễ dàng hơn các hiệu quả manglại, kể cả một sự tỉnh táo nào đó. Thế nhưng càng luyện tập thì chúng ta lại càngthấy hiện ra các khó khăn tinh tế hơn, do đó chúng ta cũng sẽ phải khéo léo hơnđể có thể loại bỏ được chúng. Nhờ thế chúng ta cũng sẽ biết sử dụng việc luyệntập thành thạo hơn để bảo vệ mình trước những thứ gai góc của thực tại. Nếu nhìntheo góc cạnh đó thì chúng ta cũng sẽ hiểu được dễ dàng tại sao thiền học Zen lạikhuyên người hành thiền phải luôn giữ "tinh thần của một người mới tu tập".

Riêng tôi thì tôi rất thích câu chuyệnsau đây của thiền sư Shunryu Suzuki, một trong số các vị thầy lớn nhất của thếkỷ XX (xin chú ýShunryu Suzuki, 1904-1971, không phải là Daisetz Teitaro Suzuki, 1870-1966, thế nhưng người ta lại thường hay nhầmlẫn giữa hai vị này, khiến đôi khi Shunryu Suzuki phải thốt lên: "Tôi nàocó phải là vị Suzuki vĩ đại đâu, tôi chỉ là một tên bé tí").Câuchuyện như sau, có bốn con ngựa khác nhau, một con thật xuất sắc, một con khá tốt,một con trung bình và một con thật tệ. Con ngựa giỏi nhất thì phóng nước đại mộtcách dễ dàng. Nó đoán trước được ý nghĩ của người kỵ mã trước khi nhìn thấy bóngcủa chiếc roi ngựa đưa lên. Con thứ hai thì cũng phóng nhanh như con trước vàphản ứng trước khi chiếc roi chạm vào người nó. Con thứ ba thì chỉ phóng khi nàongọn roi quất vào da thịt nó và làm cho nó đau điếng. Con thứ tư thì chỉ phóngkhi nào sự đau đớn bắt đầu ăn sâu vào xương tủy của nó.

Khi nghe câu chuyện trên đây thì cólẽ tất cả chúng ta đều mong được như con ngựa thứ nhất, hay ít ra thì cũng phảiđược như con thứ hai. Thế nhưng nếu mong muốn được như thế trong khi luyện tậpthì quả chúng ta không phải là người khôn ngoan.

Đối với việc luyện tập thì con ngựatệ nhất lại là con ngựa xuất sắc nhất. Chính sự khiếm khuyết của bạn mới đúng lànhững gì sẽ giúp bạn bước vào con đường một cách vững chắc nhất. Thói thườngnhững người gặp nhiều khó khăn khi luyện tập lại chính là những người sẽ tìmthấy ý nghĩa sâu xa nhất trong việc tu tập của mình (tác giả muốn trấn an và khuyến khích chúng tađấy).

Dù có gặp khó khăn khi luyện tập haytrong những lúc tìm cách để quay về với thực tại, thì cũng không nên xem đấy làcác dấu hiệu bất lợi. Quyết tâm đơn giản được ngồi xuống mặt đất này và giữ lưngcho thật thẳng để hòa nhập với thực tại đang hiển hiện ra mới là điều quantrọng hơn cả.

Có phải mục đích luyệntập thiền định là làm cho chúng ta lắng dịu xuống hay không?

Tại Tây Phương thiền định thườngđược xem là một phép luyện tập giúp mang lại sự thư giãn, hơn nữa nhiều ngườicòn xem đấy là một phương pháp trị liệu nữa. Thật thế, thiền định hàm chứanhiều phẩm tính trị liệu thật đáng kể. Thế nhưng không phải vì thế mà có thể bảorằng sự thoải mái là mục đích của thiền định, mặc dù trên thực tế thì các hiệuquả lợi ích ấy cũng có thể xảy ra. Chủ đích của thiền định thật ra khác hơn thếrất nhiều.

Mục đích của thiền định là nhằm biếncải toàn bộ mối tương giao giữa chúng ta và tất cả những gì mà chúng ta nhận biếtđược, cảm nhận được hay suy nghĩ được (tức là cách giúp chúng ta nắm bắt và cảm nhận được hiệnthực đúng như thế, không để cho các xung năng và tác ý trong tâm thức làm chonó bị méo mó và biến nó thành ảo giác).

Hành thiền không phải là cách tìmkiếm một thể dạng cá biệt nào cả vì như thế chỉ là cách nhằm thu hẹp tác độngcủa nó mà thôi. Đấy là một cách tạo thêm các điều kiện để trói buộc nó, và đấy cũnglà một trong những trở ngại hàng đầu trong việc luyện tập.

Thiền định không phải là một phương tiệngiúp mình tìm thấy sự bình lặng, cũng không phải là một bát thuốc sắc để mà uốngkhi gặp phải khó khăn. Mục đích của thiền định là giúp chúng ta phát huy sự chútâm hướng vào tất cả những gì hiển hiện ra hầu giúp chúng ta thoát khỏi mốiràng buộc giữa chúng ta và các thứ ấy.

Việc luyện tập thiền định không nhằmvào chủ đích làm cho tâm thức lắng xuống hoặc trở nên vô cảm trước những trắctrở trong cuộc sống. Dù sao đi nữa thì thiền định cũng không hề là một phương cáchnhằm cắt rời chúng ta với thực tại.

Vị tổ thứ sáu của Phật Giáo Trung Quốc(ngài Huệ Năng)sau khi nghe một vị thiền sư giảng cho đám đệ tử của mình như sau: "Phảigiữ tâm thức tĩnh lặng hầu giúp mình suy tư về sự Tịch Tĩnh và Vắng Lặng, và nhấtthiết phải luôn luôn giữ tư thế ngồi và không được ngưng nghỉ", thì ông đãphản ứng lại như sau: "giữ tâm thức tĩnh lặng" là một hình thức bệnh hoạnvà nhất định đấy không phải là con đường của Đức Phật.

Sau đó thì ông đã trước tác một bàithơ như sau:

"Trong khi sống, nếu chỉ biếtngồi không ngưng nghỉ,
Thì đến khi chết người ta sẽ đượcnghỉ, thế nhưng lại không được ngồi.
Trong cả hai trường hợp thì đấy cũngchỉ là một đống xương hôi thối!
Nào có liên quan gì đến bài học thậtthiết yếu về sự hiện hữu này đâu".

Bài thơ trên đây chẳng phải là tuyệtvời hay sao! Cốt tủy của Đạo Pháp chính là đấy. Thiền định giúp chúng ta pháthuy sự hiểu biết sâu kín nhất về bản chất của hiện thực và của chính mình. ĐứcPhật tự đặt mình vào tâm điểm của thực tại hầu quán thấy thế giới một cách minhbạch hơn.

Mặc dù thiền định là một sự dừng lạinhằm giúp mình nhận thấy minh bạch hơn những gì là như thế, tuy nhiên các kinhnghiệm ấy tự nó không hề là một chủ đích.

Sự đình chỉ giúp mang lại một thể dạngthư giãn. Dừng lại đấy. Một sự yên lặng tỏa rộng. Đấy là một quá trình thật cầnthiết giúp cho sự chú tâm trở nên sắc bén hơn. Thế nhưng nếu dừng lại đấy thìquả thật đấy không phải là con đường.

Điều quan trọng hơn cả chính là sự cảnhgiác.

Chú tâm và sự cảnhgiác sâu xa

Kiến thức Phật Giáo (trí tuệ)không dựa vào các giáo điều bất di dịch như các tôn giáo khác, cũng không phảilà kết quả do sự phân tích khoa học mang lại như thường thấy trong thế giớingày nay. Nó cũng chẳng phải là kết quả mang lại bằng cách tổng kết các quanđiểm khác nhau. Kiến thức Phật Giáo được hình thành nhờ vào kinh nghiệm cảmnhận của chính chúng ta bằng cách dựa vào sự chú tâm và cảnh giác sâu xa (tác giả không dùngchữ "trí tuệ" thế nhưng đã nêu lên ý nghĩa của thuật ngữ này thậtkhéo léo và đồng thời cũng không sử dụng chữ "giác ngộ" thế nhưngcũng gián tiếp giải thích được sự giác ngộ là gì bằng cách chỉ nêu lên thậtngắn gọn là "kiến thức Phật Giáo" được hình thành từ kinh nghiệm cảmnhận của chính chúng ta dựa vào sự chú tâm và cảnh giác - tức có nghĩa là nhờvào thiền định).

Sự chú tâm là một cách hiển lộ tự nhiênlà như thế khi nó tiếp cận với một vật thể nào đó và không hề phát lộ một sựbám víu nào. Thí dụ như tôi chú tâm vào làn gió đang luồn vào tóc tôi và trongtrí thì không nghĩ đến bất cứ thứ gì cả (tác giả là một nhà sư đầu nhẵn thín, thí dụ này được đưa racó lẽ là để dành riêng cho chúng ta đấy! Nếu đầu ta nhẵn thín thế nhưng trong tâmtrí thì ta lại cứ cảm thấy gió đang luồn vào mái tóc bồng bềnh của mình thì đấychứng tỏ là mình đã rơi ra ngoài sự chú tâm và đang phiêu lưu ở một nơi nào khácbên ngoài hiện thực và bên ngoài chính mình). Tôi đặt tâm thức tôitrong một thể dạng tiếp nhận thế thôi. Cái tâm thức ấy đang tập trung và hòa nhậpvào một thể dạng thật thăng bằng của sự thanh thản. Nó không còn bị trói buộctrong các điều kiện chi phối nó nữa. Cái tâm thức ấy của tôi không hề tìm cách nóilên là nó thích cái này hay không thích cái kia.

Cảnh giác sâu xa là một sự hiểu biếttrực tiếp, nó không cần đến bất cứ một hình thức trung gian mang tính cách kháiniệm hay ngôn từ nào cả (khái niệm hay ngôn từ đều mang tính cách quy ước, cảnh giácsâu xa là một sự hiểu biết trực giác vượt lên trên mọi hình thức lý luận dựavào khái niệm và quy ước). Nó giải thoát cho sự quán thấy nằm bêntrong thị giác, nó giải thoát cho âm thanh nằm bên trong thính giác, nó giảithoát cho sự cảm nhận va chạm nằm bên trong xúc giác, nó giải thoát cho sự hiểubiết nằm bên trong tri thức. Đấy cũng là cách mà cây cổ thụ biểu trưng cho sự lầmlẫn bị đào lên tận gốc rễ (nhìn thấy nhưng không diễn đạt, nghe thấy nhưng không diễnđạt, va chạm vào da thịt nhưng không diễn đạt, hiểu biết nhưng không diễn đạt:đấy là cách nhổ bỏ tận gốc rễ mọi ảo giác của hiện thực).

Theo như các bài kinh nguyên thủy cũngnhư những trước tác của các vị đại sư thì trước hết ta phải phát động sự chú tâmvà từ sự chú tâm ấy sẽ phát sinh ra sự quán thấy sâu xa mang tính cách cởi mở vàsâu rộng hơn, giúp người hành thiền quán thấy một cách thật sắc bén các kinhnghiệm cảm nhận của mình về hiện thực, và từ đó sẽ dần dần hiểu được cái cấu trúctrọn vẹn của các kinh nghiệm ấy mà trước đây thì thông thường người ấy không hềnhận thức được. Chú tâm giúp mang lại sự an bình, bởi vì nó giải thoát cho tâmthức khỏi mọi thứ dao động thường tình khiến cho nó luôn bị rơi vào tình trạng bấtđịnh hướng.

Sự cảnh giác sâu xa phát hiện dưới hìnhthức của trí thông minh và của khả năng trực giác (prajna hay bát nhã) - đấy là một hìnhthức hiểu biết không phát sinh bằng cách kiến tạo mà thoát ra từ một bầu khônggian mở rộng và quen thuộc (sự cảnh giác sâu xa không hình thành nhờ vào lý luận màphát sinh từ sự cảm nhận của trực giác khi tiếp xúc với bầu không gian quenthuộc của thực tại, tức có nghĩa là nhìn vào thực tại và quán nhận được thực tạilà như thế, cái thực tại ấy thật hết sức quen thuộc với mình và không cho thấy mộtmảy may nào xa lạ).

Tuy nhiên tôi lại thường nhận thấy đốivới nhiều người sự diễn tiến trên đây không xảy ra đúng theo thứ tự. Sự cảnh giácsâu xa và sự chú tâm có thể cùng xảy đến một lúc, hoặc đôi khi cũng xảy ra trườnghợp một trong hai thể dạng giữ một vị thế lấn át hơn.

Thiền định có phảilà cách tạo ra một thể dạng trống không hay chăng?

Nhờ vào sự tập luyện thì nhất định cũngcó có thể tạo ra một thể dạng trống không trong tâm thức được. Thế nhưng đạtđược như thế để mà làm gì?

Đức Phật không khám phá ra sự trốngkhông, mà thật ra là cả một trí thông minh trực giác (trí tuệ)giúp mở ra cho chúng tamột bầu không gian rộng lớn của hiện thực. Thiền định là cách tập cho chúng takhám phá ra thật minh bạch cái trò vận hành của sự lầm lẫn, hầu giúp chúng ta nhậnthấy là chúng ta đang tự trói buộc mình (vào ảo giác)như thế nào và cái không gian củasự giải thoát thì lại rạng rỡ biết bao.

Luyện tập thiền định không phải làcách trút bỏ tất cả những gì trong đầu mình mà đúng hơn là để giúp mình đối đầuvới thực trạng của mình trong hiện tại (tức là tình trạng nô lệ bởi ảo giác). Thóithường chúng ta chỉ là những người dưng hoàn toàn xa lạ đối với chính mình. Chẳngnhững các cảm tính và phản ứng của chúng ta đôi khi có thể khiến cho chính chúngta phải ngạc nhiên (không ngờ mình lại có thể suy nghĩ hay hành động như thế được)mà còn có thể làm cho chúng ta phải khiếp sợ nữa. Ta sống thế nhưng hình như làsự sống ấy đang được điều khiển bởi một con quái vật ẩn náu bên trong chúng ta.

Đối với Phật Giáo thì thật ra chẳngcó con quái vật nào cả. Nói một cách chính xác hơn thì đấy cũng chẳng khác gì nhưmột đứa bé khiếp sợ một con ngáo ộp thế thôi. Cứ bật đèn lên thì sẽ thấy ngay làchẳng có con thú hay người nào ẩn nấp dưới gầm giường cả. Sự chú tâm chính là cáiánh sáng giúp cho chúng ta hết sợ.

Nơi trọng tâm của con người luôn cómột cái gì đó thật tốt (Phật tính). Chúng ta chỉ cần đón tiếp nó. Sự khámphá ấy thật kỳ thú. Nếu con người hòa nhập được với nó thì cả đám ma quỷ cũng sẽmất hết khả năng gây ra những điều tệ hại. Thật ra thì cái đám ma quỷ ấy cũng chẳngphải là gì khác hơn là các thứ tư duy trong đầu của chính mình. Thật thế chúng nàocó khác gì những bọt bong bóng đang lơ lửng, rồi đây chúng cũng sẽ phải vỡ tanđể hóa thành một bầu không gian mở rộng. Sự giải thoát cũng chỉ là như thế.

Ngoài thiền địnhra thì còn có phương cách nào khác giúp phát huy được sự chú tâm hay không?

Thiền định là con đường hoàng đạo.Chẳng những đấy là một phép tu tập vượt xa hơn các phép tu tập khác, mà còn lànơi hội tụ của mọi hình thức sinh hoạt. Nếu không thiền định thì chúng ta cũng sẽchẳng bao giờ có dịp để mà tận hưởng được hương vị của sự chú tâm và của thực tại.

Nếu khám phá ra được nó thì trong từngkhoảnh khắc một chúng ta cũng sẽ khám phá thấy là mình có thể duy trì thật vữngchắc được sự chú tâm đó và nó sẽ giúp cho mình biết sống một cách sâu xa hơn.

Đối với một số học phái, thì nếu muốnthực hiện được điều ấy thì chỉ cần theo dõi trong đầu mình từng động tác thật nhỏ trên thânxác, chẳng hạn như duỗi hay co tay, cầm một cây bút chì, khép hay mở một cánh cửa,nâng một ly nước lên hay là đặt nó xuống. Tuy nhiên cũng còn có nhiều phương phápvà các phép luyện tập khác có thể giúp chúng ta quay về với thực tại.

Nếu nhất quyết bướcvào con đường thiền định thì cần phải tránh các thứ trở ngại nào có thể xảy ra?

Không nên tìm cách chủ động thân xác mà chỉcần hòa nhập với nó

Điều căn bản nhất trong phép thiền địnhlà phải dựa vào thân xác như một cơ sở hầu giúp mình phát động sự luyện tập. Gồngmình thật cứng để cố bắt chước theo tư thế của một người hành thiền lão luyện thìthật là vô tích sự! Hãy chú tâm vào những gì mà bạn đang có - đấy chính là điểmtựa duy nhất của bạn.

Không nên cố gắng phát động sự chú tâm mà đơngiản là chỉ cần chú tâm thế thôi

Khôngphải là cứ gồng người lên là giải quyết được mọi thứ khó khăn. Chỉ cần hòa nhậpvào chính sự chú tâm. Không nên ước mong thực hiện một thứ gì cả mà chỉ cầntiếp cận thật gần với những gì đang hiển hiện ra với mình.

Không nên sử dụng thiền định để biến sự cảmnhận của mình trở thành trống không mà chỉ nên dựa vào thiền định để ý thức đượcsự cảm nhận của chính mình

Nhiều người sử dụng thiền định để tìmcách tạo ra một thể dạng vắng lặng hầu giúp mình tự bảo vệ trước những gì thậtnghiệt ngã phát sinh từ sự cảm nhận của chính mình. Đấy chẳng khác gì là cáchbiến việc luyện tập trở thành một công cụ giúp mình trốn chạy, nhằm thoát ra khỏithế giới và để loại bỏ các thứ xúc cảm cũng như mọi khó khăn. Thật ra thì đấy chỉlà một thứ ngục tù kiên cố hay một hình thức tự trấn an nào đó mà thôi và tuyệtnhiên không phải là một bầu không gian rộng mở giúp mình tự biến cải trước nhữnggì đang hiện hữu. Quả đúng là việc luyện tập có thể mang lại một sự vững tin nàođó thế nhưng nếu dựa vào đấy để mà tìm cách biến nó thành một thứ công cụ để tựphòng vệ trước mọi sự tấn công trong cuộc sống thì quả không đúng với ý nghĩa củathiền định.

Không nên đặt ra một mục đích để tìm cáchđạt được nó cho bằng được, hoặc là mong cầu một thứ gì đó, đấy chỉ là những thứchướng ngại ngăn chận mọi sự tiếp xúc với thực tại

Nếu bạn cố tìm cách đạt được bất cứmột thứ gì thì tức khắc việc luyện tập của bạn sẽ bị lệch lạc ngay, bởi vì bạn đãbắt đầu rơi ra bên ngoài cái sự thật trần trụi của những gì là như thế. Chính vìlý do đó mà con đường thiền định không hề có mục đích gì cả. Khi nào còn hướngvào một điểm đến và mong đợi sẽ đạt được điểm ấy thì khi đó chúng ta cũng sẽ quênmất con đường mà mình đang phải đi. Nếu giác ngộ là thực thể của thực tại thìviệc mong cầu thực hiện được sự giác ngộ sẽ là một sự lạc hướng - bởi vì trongkhi tìm kiếm sự giác ngộ thì ta sẽ không còn nghĩ đến những gì đang sẵn có ngaybên cạnh mình (ngườita thường bảo rằng con đường thiền định thật ngắn, bởi vì chính nó đã là điểmđến, nếu hành thiền mà lại hướng vào một thứ gì khác bên ngoài cái thể dạngtrần trụi của chính mình và của hiện thực chung quanh mình thì nhất định đấy sẽlà một sự lạc hướng hay là một cách đánh mất con đường).

Không nên bám víu vào sự thoải mái do việc luyệntập mang lại

Thay vì phải nhìn vào các biến động trongtâm thức đúng với cung cách hiển hiện của chúng thì chúng ta lại cứ nhắm vào nhữnggì sẽ mang lại sự thoải mái cho mình. Nên hiểu rằng chủ đích cao quý nhất củathiền định là giúp chúng ta loại bỏ được thái độ chỉ biết tìm kiếm lạc thú vàxa lánh khổ đau. Thiền định chính là cách giúp chúng ta khám phá ra cái thực tạiđích thật vượt lên trên mọi sự diễn đạt (dù đấy là thích thú hay đớn đau).

Việc luyện tậpthiền định có mang lại nguy cơ khiến chúng ta tự giam mình vào với chúng ta haykhông?

Thực thi thiền định lắm khi cũng giốngnhư là một cách tự khép mình và tự tách rời mình với thế giới và mọi ngườichung quanh mình. Vậy có phải đấy là cách chỉ biết "nhìn vào cái rốn của mình"và không cần đếm xỉa gì đến muôn ngàn chuyện khác đang xảy ra trong thế gian nàyhay không?

Sự thắc mắc đó cho thấy một sự mù tịtvề ý nghĩa của con đường thiền quán. Sở dĩ sự thắc mắc ấy xảy ra là vì nền triếthọc Tây Phương chủ trương một sự đối nghịch giữa hai thể dạng năng động và bất động- sự năng động luôn được xem trọng và ngược lại thì sự bất động lại bị khinhthường.

Sự nhận định sai lầm đó sở dĩ xảy ralà vì cách phân biệt giữa năng động và bất động không được dựa vào các kinhnghiệm cảm nhận của từng cá thể trong cuộc sống (chỉ tìm cách phân biệt hai thể dạng năng độngvà bất động trên mặt lý thuyết và không nghĩ đến là sự "bất động"cũng biểu trưng cho một nghị lực thật lớn, thí dụ như thái độ "bất bạođộng" đòi hỏi phải có một sức mạnh nội tâm thật lớn vượt lên trên sự thúcđẩy của các phản ứng "bạo động"). Giữ sự yên lặng thườngcần đến rất nhiều nghị lực, nhiều hơn là cách nói ra bằng lời. Buông thả theo sựchi phối của các thứ xung năng luôn dễ dàng hơn là phải đương đầu với chúng (nên ghi nhớ là thiềnđịnh không mang tính cách thụ động mà đỏi hỏi một nghị lực rất lớn).

Thiền định giúp chúng ta phát huy thểdạng sẵn sàng để tiếp nhận. Người hành thiền nào có phải là một nhà tu khổ hạnhchỉ biết tìm cách rút lui khỏi sự sống. Thiền định mang lại cho chúng ta một sựcởi mở, và hơn thế nữa còn giúp chúng ta ứng xử một cách thích đáng nhất trước mọicảnh huống xảy ra.

Vậy chúng ta có thểtự luyện tập thiền định một mình bằng cách học hỏi từ sách vở hay không?

Chúng ta có thể bắt đầu tập luyện ngaybằng cách dựa vào các lời chỉ dẫn trong một quyển sách đúng đắn, thế nhưng sau mộtthời gian thì cũng phải tìm một người khác giúp đỡ thêm cho mình (xin hiểu là tácgiả tu tập theo Phật Giáo Tây Tạng). Sự truyền giới là những gì thậthết sức đơn giản, cách xa hàng nghìn dặm với những thứ ảo tưởng mang tính cáchthần bí. Thế nhưng nếu không có sự truyền giới thì sẽ khó lòng có thể đáp ứng ướcvọng chân thật của người xin thụ giới.(nhân câu phát biểu này của tác giả cũng xin mạn phép nêu lênmột gợi ý nhỏ là chữ "Mật Tông" - tiếng Hán là "Mi Zong" -là một "sáng chế" sai lầm trong ngôn ngữ Trung Quốc nhằm chỉ định mộthọc phái Phật Giáo là Tan-tra Thừa hay Kim Cương Thừa. Học phái này được hình thànhvào khoảng thế kỷ thứ V tại Ấn độ và sau đó thì bành trướng sang hầu hết các quốcgia khác tại Á Châu, do đó học phái này không nhất thiết chỉ phát triển ở Tây Tạngđể có thể đồng hóa với "Phật Giáo Tây Tạng" hay là để gọi học phái ấylà "Mật Tông Tây Tạng". Truyền giới là một nghi thức tu tập khá đặcthù của toàn thể học phái này và không có gì là "bí mật" cả, đấy chỉlà một cách giúp tăng cường sức mạnh và quyết tâm trong lòng người tu tập. Tómlại thiết nghĩ nên gọi học phái trên đây phát sinh từ Ấn Độ là "Tan-tra Thừa"hay "Kim Cương Thừa" thì có lẽ đúng hơn ).

Tiếc thay thời đại của chúng ta lạicó khuynh hướng khinh thường phần nào tầm quan trọng và các nét tuyệt đẹp củanghi thức truyền giới, thế nhưng vào một lúc nào đó thì chúng ta cũng sẽ phảicần đến sự tương kết giữa hai con người (giữa thầy và đệ tử), đấy là cả một nhu cầu (nhằm mang lại tínhcách thiêng liêng trong việc tu tập).

Sự truyền giới đó không phải là một sựtrói buộc nhằm giam mình trong một mối tương giao hạn hẹp với một người khác, màđúng hơn là để kết nối giữa người tu tập với một dòng truyền thụ tâm linh.Những gì được truyền thụ không thuộc của ai cả, cũng không phải là một sự sángtạo của một người nào cả (thụ giới không có nghĩa là nô lệ cho một dòng truyền thừa,một nghi thức hay một con người nào cả).

Nhiều người đã sáng chế ra nhiều thứkỹ thuật tập luyện thật hiệu quả giúp vào việc cải biến mang tính cách cá nhân.Thế nhưng phải hiểu rằng thiền định không mang một mục đích như thế. Thiền địnhlà cách giúp chúng ta đến gần với Đức Phật, với cội nguồn giáo lý của Ngài.

Hơn nữa và cũng là một điều thật hệtrọng là dù cho sự luyện tập có vô cùng đơn giản đi nữa thì cũng thật hết sứccần thiết phải bàn luận với một người đã đạt được nhiều kinh nghiệm đích thật. Chúngta cần phải được hướng dẫn trên con đường nhằm giúp mình có thể khám phá ra tấtcả sự phong phú của nó (tức là thừa hưởng được kinh nghiệm của một người lão luyện,tiếc thay tìm được một vị thầy chân chính và đầy đủ khả năng để huớng dẫn mìnhthì quả thật là khó trong hoàn cảnh hiện nay. Do đó nếu không tìm được một vịthầy như mong muốn thì tốt hơn tự mình phải cố gắng thật nhiều, và thật nhiềutrước đã).

Tại sao thiền địnhlại cần thiết cho sự sống đến thế?

Thật sự ra trên một khía cạnh nào đóthì chẳng có gì có thể gọi là tuyệt đối cần thiết cả và mỗi người đều có thể chọncho mình một cuộc sống riêng tư. Thế nhưng cũng có nhiều người, trong số này cóthể kể ra trường hợp của nhà điêu khắc Brancusi (một điêu khắc gia người Pháp gốc Ru-ma-ni, 1876-1957,là một trong những nhà điêu khắc lừng danh nhất trong thế kỷ XX), cácngười này nhất quyết xem Phật Giáo là lẽ sống của đời họ, dù rằng họ không hềtự nhận mình là một Phật Tử trung kiên.

Dù sao thì đối với phần đông chúngta (tức là nhữngngười Phật Giáo)nếu những ai không hề biết đến việc luyện tập thiềnđịnh là gì thì quả thật hết sức khó cho họ để có thể tìm thấy được hương vịtrong những lời giáo huấn của Đức Phật (dù có hiểu được bằng lý thuyết thật đúng đắn giáo lý PhậtGiáo đi nữa thì cũng ví như chỉ nhìn thấy một đĩa thức ăn "thơm ngon"bằng tranh vẽ hay bằng hình chụp thế thôi. Chỉ khi nào biết tréo chân ngồixuống để mở rộng sự cảm nhận của mình hầu giúp mình hòa nhập với hiện thực thì khiđó cái hương vị ngọt ngào và các ý nghĩa sâu sắc thoát ra từ những lời chỉ dạycủa Đức Phật mới có thể tỏa rộng trong tâm hồn mình được). Thật thế,mỗi người trong chúng ta đều có những lúc có thể phát lộ được một sự chú tâmcao độ giúp mình chợt thấy một vài kinh nghiệm cảm nhận nào đó. Các kinh nghiệmấy hiển hiện ra với mình và mang lại cho mình một chút thư giãn. Thí dụ như khita tắm với một vòi nước hoa sen chẳng hạn, ta chú tâm vào các tia nước đổ xuốngvà chảy dài trên thân thể mình. Thay vì nghĩ đến những gì sẽ phải làm trong ngàyhôm ấy thì ta cứ để cho các tia nước mang lại sự thoải mái cho mình. Phép luyệntập thiền định thật ra thì cũng chỉ là một phương tiện giúp chúng ta làm hiểnhiện ra cái thể dạng là như thế, một thể dạng giúp chúng ta hoàn toàn hòa nhập vàonhững gì mà chúng ta đang làm với một tâm thức thanh thản và một con tim mở rộng.Sự luyện tập ấy chẳng mang tặng cho chúng ta một thứ gì đặc biệt cả. Nó cũng chẳnggợi lên cho chúng ta một thể dạng kỳ thú nào cả.

Thế nhưng nếu không có nó thì quả làhết sức khó cho chúng ta bước đi một cách vững chắc trên con đường hướng về giácngộ. Chúng ta sẽ cứ mãi bị chi phối bởi các cảnh huống đang xảy ra. Thiền định giúpchúng ta tiếp nhận trực tiếp được tất cả sự trong sáng hiển hiện ra một cách độtkhởi từ sự chú tâm, nhằm giúp chúng ta biết tự trau dồi lấy mình và biến cải thểdạng mà chúng ta đang hiện có, cũng như giúp chúng ta đối đầu với bất cứ một cảnhhuống nào có thể xảy ra với mình.

Đấy là các lý do giải thích tại saothiền định lại cần thiết đến thế. Nó giúp chúng ta hiểu được con đường của sựchú tâm là gì và cách biến sự chú tâm ấy thành một con đường.

Nên luyện tậpthiền định một mình hay chung với một nhóm đông?

Việc luyện tập thiền định liên quanđến các cảm nhận mang tính cách cá nhân. Trên một khía cạnh nào đó thì đấy lànhững gì thật hết sức đơn giản, cũng chẳng khác gì tắm rửa vào buổi sáng khi thứcdậy.

Đấy chẳng qua cũng tương tự như cấtlời chào nhau vào buổi sáng và sẵn sàng đón chào sự sống trước mặt. Sự hòa nhậpấy thật đơn giản. Sau khi tắm mát xong thì cứ tréo chân lại và ngồi lên tọa cụ (cách luyện tập mộtmình). Cứ để cho sự tinh khiết chuyển động một cách tự nhiên chungquanh ta.

Dù sao thì cách luyện tập chung với mộtnhóm nhiều người vẫn có thể giúp mình đi xa hơn (nhờ vào sự trợ lực). Luyện tậpchung thường giúp mình thiền định được lâu hơn so với những lúc luyện tập một mình.Thí dụ như trong trường hợp đang luyện tập chung với nhiều người khác và mình cảmthấy không thể tiếp tục lâu hơn được nữa và cứ muốn đứng lên, thế nhưng nếu trôngthấy các người khác vẫn còn ngồi im thì mình cũng sẽ phải cố gắng ngồi lại. Đấycũng là một cách nỗ lực tập thể nhằm giúp tất cả mọi người vượt xa hơn các giớihạn đã được định trước, tức có nghĩa là mọi người đều có thể ngồi được lâu hơn thờigian quy định mà mình không hề hay biết.

Thật thế luyện tập thiền định không phảilà chỉ luyện tập cho riêng mình và vì mình. Chúng ta hiến dâng sự luyện tập củamình cho người khác và đấy cũng là cách biến nó trở thành một viên bảo châu (không nên giữnhững gì mà mình thực hiện được mà nên hồi hướng cho người khác).

Nên kéo dài mộtbuổi luyện tập trong bao lâu?

Còntùy vào hoàn cảnh của từng người - rảnh rỗi nhiều hay ít hoặc có những lúc quábận rộn vì nhiều việc xảy đến. Có lúc tôi luyện tập thật chuyên cần và đều đặn mỗingày, thế nhưng cũng có khi thì kém hơn.

Nếu thực lòng muốn luyện tập thì cũngnên thiền định ít nhất là hai mươi phút mỗi ngày. Tôi vẫn thường khuyên cácngười tu học với tôi nên luyện tập độ bốn mươi lăm phút mỗi lần. Giữ được nhưthế sẽ giúp cho thân xác, hơi thở và tâm thức của mình có đủ thời giờ để trởnên vững vàng hơn. Trong ngày hôm đó mọi sự xảy đến với mình sẽ diễn tiến kháchẳn đi (ta sẽ cónhiều khả năng hơn để chủ động các biến cố xảy ra và biến cải chúng trở thànhtốt đẹp hơn, hay ít ra cũng không để cho chúng chỉ huy mình qua các phản ứng tựđộng và máy móc của mình). Nếu chúng ta luyện tập sự chú tâm thậtđều đặn thì sự chú tâm cũng sẽ trung thành với mình và thường xuyên nhắc nhở mình.

Trước khi khởi sự một buổi ngồi thiềnthì cũng nên định trước là mình sẽ ngồi trong bao lâu. Sau đó thì phải cố gắnggiữ đúng như thế, điều này thật quan trọng.

Tốt nhất là nên ngồi thiền vào buổisáng khi vừa thức dậy, tức là trước khi bắt tay vào công việc thường nhật, đấylà lúc thuận lợi nhất. Nên tìm một chỗ yên tịnh không bị ai quấy rầy.

Tuy nhiên nếu muốn tiến bộ nhanh hơnthì ngoài những buổi ngồi thiền hằng ngày ra thỉnh thoảng cũng nên tham dự cácdịp ẩn cư kéo dài nhiều ngày và đặc biệt chỉ dành riêng cho việc tập luyện thiềnđịnh. Trong các dịp như thế chúng ta sẽ có cơ hội tìm trở lại dễ dàng hơn tâmtrạng của một người hành thiền khi mới tập tành, tương tự như được uống một ngụmnước tuôn ra từ cội nguồn của một con suối mát.

Sau khi hành thiềnxong thì phải hành xử như thế nào trong cuộc sống hằng ngày?

Hành thiền trong tư thế ngồi yên chỉcó thể hàm chứa một ý nghĩa đích thật khi nào nó có thể mang lại cho chúng tamột sự cảnh giác cao độ giúp chúng ta biến cải được những gì xảy ra trong cuộcsống hằng ngày. Nói cách khác, thiền định bằng cách ngồi yên phải đi đôi vớithiền định bằng hành động. Đấy chính là cách làm phát sinh ra "đạo đức"Phật Giáo (chuyểncác kết quả thiền định mà mình gặt hái được thành những hành động mang lại sựthân thiện, lợi ích và an vui cho những người chung quanh).

Hành thiền bằng cách ngồi yên sẽgiúp cho sự chú tâm trở nên linh hoạt hơn và vững vàng hơn. Nhờ đó chúng ta sẽý thức được một cách minh bạch hơn từng hành động của chính mình.

Chúng ta cũng sẽ khám phá ra phẩm tínhcao độ của sự yên lặng giúp chúng ta tìm thấy sự hăng say và mối tương giao thậtsinh động giữa chúng ta và bầu không gian mở rộng. Triết gia Soren Kierkegaard (1813-1855, là nhàthần học và triết gia người Đan Mạch, chủ trương thuyết hiện sinh -existentialism)cho rằng: "Sự sống và cả thế giới theo cách nhìncủa chúng ta đều lâm vào một cơn bệnh thật ngặt nghèo. Nếu như tôi là một vị bácsĩ và nếu có ai hỏi tôi nghĩ gì về con người thì tôi sẽ bảo với người ấy rằng:"Hãy câm ngay đi! Để tôi kê cho một toa thuốc về sự yên lặng".

Thiền định là một ngành y học thần kỳ.Nó mang lại cho chúng ta sự yên lặng ấy, một sự yên lặng thật cần thiết cho mỗicon người trong chúng ta.

Nhiều vị thầy khuyên chúng ta cứ mỗigiờ thì nên dành ra một phút yên lặng. Cứ đúng mỗi giờ thì ta dừng lại và giữ nguyêntư thế của mình vào lúc ấy, dù là đang ngồi, đang đứng hay đang nằm. Ta cứ thảnnhiên làm những gì mà mình cần phải làm trong suốt năm mươi chín phút trước đó,thế nhưng đến cái phút sau cùng của mỗi giờ thì nên dừng lại để thiền định. Chúngta có thể vặn chiếc đồng đồ để báo cho chúng ta cái phút ấy.

Khi nghe tiếng reo của chiếc đồng hồthì hãy nên hướng tâm thức vào hơi thở của mình. Chú tâm theo dõi hơi thở vào vàhơi thở ra.

Nào có nghĩa lý gì một phút trôiqua, thế nhưng cũng chỉ cần một phút thôi cũng đủ để giúp chúng ta tận hưởng nhữnggì mang lại từ tâm thức và con tim của mình khi chúng kết hợp với nhau để cùng hướngvào không gian đang mở rộng. (Trong trường hợp không thể thiền định đều đặn một phúttrong mỗi giờ thì cũng nên tự nhắc nhở mình cái phút yên lặng thật cần thiết ấykhi nào cảm thấy tâm thức mình bị dao động, bồn chồn, lo âu, tức giận, sợ hãi,hay chợt nhận thấy là mình đang cười nói huyên thiên mà không chủ động được.Những lúc ấy hãy nên cố gắng quay nhìn vào hơi thở của mình, theo dõi từng hơithở vào và từng hơi thở ra..., sau một phút thì tự nhiên các xúc cảm bấn loạntrên đây cũng sẽ lắng bớt xuống ngay. Dù đấy không phải là một hình thức thiền địnhđúng nghĩa của nó, thế nhưng cũng là một liều thuốc chữa chạy tạm thời giúp cho"cơn đau" đang hành hạ mình nhẹ bớt đi).

Bures-Sur-Yvette, 16.04.12
Hoang Phongchuyển ngữ
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/09/2010(Xem: 3843)
Trong cuộc tấn công khủng khiếp, hồi 9 giờ sáng thứ ba 11 tháng 9 năm 2001 một nhóm không tặc gần như cùng một lúc cướp bốn máy bay hành khách hiệu Boing đang trên đường bay hướng về thành phố New York và thủ đô Washington. Nhóm không tặc lái hai phi cơ lao thẳng vào Trung Tâm Thương mại Thế giới ở New York – mỗi chiếc đâm vào một trong hai tòa tháp cao nhất, cách nhau khoảng 18 phút.
10/09/2010(Xem: 58438)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (quyển 3) Vào thời không có đức Phật Chánh Đẳng Giác ra đời, tại vùng Allakappa bị dịch bệnh hoành hành, lây lan từ người này sang người khác, nhà này sang nhà khác làm cho rất nhiều người chết, đói kém xảy ra khắp nơi. Những người còn mạnh khỏe, chưa bị lây nhiễm
04/09/2010(Xem: 5057)
Chúng tôi rất vui mường cảm thấy đặc biệt vinh dự được nói chuyện với một nhóm những người thật sự cống hiến cho những vấn đề môi trường nói chung và đặc biệt cho những vấn đề môi trường của Tây Tạng nói riêng. Chúng tôi xin bày tỏ lòng cảm kích sâu xa đến Nghị sĩ Bob Brown.
04/09/2010(Xem: 5438)
Chúng tôi vô cùng vui mừng và cảm thấy vinh dự to lớn để hiện diện với quý vị ở đây. Căn bản tin tưởng của tôi là mục tiêu của đời sống của chúng ta là hạnh phúc, và hạnh phúc tùy thuộc trên nền tảng của chính nó. Chúng tôi tin tưởng nền tảng căn bản, hay nguyên nhân của hạnh phúc và mãn nguyện, là sự phát triển vật chất và tâm linh.
04/09/2010(Xem: 5279)
Hội nghị này về sinh thái học thật cực kỳ đáng giá. Chúng tôi nhận thức tính cấp bách trên vấn đề bảo tồn sự cân bằng của môi trường, và tin tưởng rằng nếu chúng ta xao lãng, toàn thể thế giới sẽ khổ đau. Do bởi sự giàu có vật chất và kết quả của những vấn đề môi trường được thấy ở Phương Tây, những ai đấy đã nói rằng chúng ta cần thu xếp lối sống hiện đại lại.
04/09/2010(Xem: 6388)
Tổ Long Thọ nói rằng cho một hệ thống nơi mà tính không là có thể, nó cũng có thể có chức năng, và vì chức năng là có thể, tính không cũng có thể. Vì thế khi chúng ta nói về thiên nhiên, căn bản thiết yếu của thiên nhiên là tính không. Tính không hay shunyata nghĩa là gì? Nó không là tính không của sự tồn tại (không đối với có) nhưng đúng hơn là tính không của chân lý (chân không) hay sự tồn tại độc lập, điều này nghĩa là những sự vật khác tồn tại bởi sự lệ thuộc trên những nhân tố khác.
03/09/2010(Xem: 4278)
Chúng tôi nghĩ là quý vị đến đây với một mong đợi nào đấy, nhưng thật sự chúng tôi chẳng có gì cống hiến đến quý vị. Một cách đơn giản, chúng tôi sẽ cố gắng chia sẻ một vài kinh nghiệm và quan điểm của chúng tôi. Quý vị thấy đấy, chăm sóc hành tinh không có gì đặc biệt, không có gì thiêng liêng, và không có gì thánh thiện. Nó là những gì giống như săn sóc ngôi nhà của chính chúng ta. Chúng ta không có một hành tinh hay một căn nhà nào khác ngoại trừ ngôi nhà này, hay trái đất này.
03/09/2010(Xem: 3287)
Tây Tạng không nên được dùng để sản xuất vũ khí hạt nhân và sự đổ tháo chất thải hạt nhân. Người Tây Tạng có một sự tôn trọng hết sức đến tất cả mọi hình thức của sự sống. Cảm giác cố hữu này đã được để cao bởi niềm tin nơi Phật Giáo của chúng tôi. Trước khi bị xâm lược và chiếm đóng, Tây Tạng là một khu bảo tồn hoang dã tươi mát, xinh đẹp, không ô nhiễm trong một môi trường thiên nhiên đặc biệt.
03/09/2010(Xem: 5939)
Theo giáo nghĩa Đạo Phật, có một sự phụ thuộc lẫn nhau rất gần gũi giữa môi trường thiên nhiên và những chúng sinh sống với nó. Vài người bạn đã từng nói với tôi rằng, căn bản tự nhiên của con người là những gì bạo động, nhưng tôi đã nói với họ rằng tôi không đồng ý. Nếu chúng ta thẩm tra những thú vật khác nhau, thí dụ, những thú vật mà chính sự tồn tại của chúng tùy thuộc vào việc lấy đi mạng sống của những thú vật khác, như những con sư tử, beo, hay cọp, chúng ta học rằng căn bản tự nhiên của chúng cung cấp cho chúng với răng nanh và móng vuốt bén nhọn.
03/09/2010(Xem: 3870)
Nếu có một phạm trù nào mà cả giáo dục và truyền thông cùng có một trách nhiệm đặc biệt, chúng tôi tin tưởng, đấy là môi trường tự nhiên của chúng ta. Trách nhiệm này phải hành động với câu hỏi đúng hay sai ít hơn là với câu hỏi về sinh tồn. Thế giới tự nhiên là ngôi nhà của chúng ta. Nó không cần phải thiêng liêng hay thánh thiện. Nó chỉ đơn giản là nơi chúng ta sinh sống.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]