Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 3

11/08/201100:15(Xem: 3834)
Chương 3

J. KRISHNAMURTI
NHỮNG KHỞI ĐẦU CỦA HỌC HÀNH
BEGINNINGS of LEARNING
Lời dịch: Ông Không
– Tháng 8-2011 –

PHẦN II

NÓI CHUYỆN CÙNG PHỤ HUYNH VÀ GIÁO VIÊN

Chương 3

Vào sáng sớm trước khi mặt trời mọc có một làn sương mù trên bờ sông. Bạn có thể thấy mờ mờ bờ bên kia. Vẫn còn khá tối và những cái cây là những cái bóng đen tương phản bầu trời. Những con thuyền đánh cá vẫn còn ở đó; chúng đã ở đó suốt đêm với chiếc đèn lồng nhỏ. Đen kịt và hầu như bất động, chúng đã đánh cá suốt đêm và không một âm thanh từ chúng. Thỉnh thoảng vào một chiều tối bạn có thể nghe người dân chài ca hát nhưng vào lúc này trong bình minh họ hoàn toàn yên lặng, mệt nhoài và buồn ngủ. Dòng sông đang nhẹ nhàng chuyên chở họ và chẳng mấy chốc họ sẽ đem tất cả cá đánh bắt được đến ngôi làng nhỏ của họ bên bờ này ở đằng kia. Khi bạn nhìn ngắm, mặt trời mọc sẽ sáng lên một vài đám mây trong bầu trời. Chúng có màu vàng và đầy vẻ đẹp lạ thường của một buổi sáng. Ánh sáng đang lan ra, khiến mọi thứ có thể nhìn thấy được; sau đó mặt trời đang lên cao khỏi những ngọn cây để chụp bắt vài con vẹt đang tạo ra những âm thanh chói tai khi bay vùn vụt hướng về những cánh đồng xa xa bên bờ kia. Chúng bay thật ồn ào, mau lẹ – cái mỏ màu xanh và đỏ – và chúng sẽ quay lại trong một tiếng đồng hồ hay hơn nữa vào những cái lỗ nhỏ của chúng trong cây me bên kia ngôi vườn. Khi bạn nhìn ngắm, chúng trộn lẫn vào những chiếc lá xanh đến độ hầu như bạn không thể thấy chúng ngoại trừ những cái mỏ đỏ sáng rực của chúng.

Mặt trời đang tạo ra một con đường bằng vàng trên dòng nước và một chiếc xe lửa xình xịch đi ngang qua cây cầu bằng một ồn ào khủng khiếp; nhưng chính là dòng nước mà gìn giữ vẻ đẹp của buổi sáng. Có một lan rộng giữa bờ bên này và bờ bên lia, có thể trên một dặm. Bờ bên kia đã được cày cấy cho vụ lúa mì mùa đông và lúc này nó tươi trẻ và xanh rì và sáng lung linh trong cơn gió nhẹ của buổi sáng. Khi bạn nhìn ngắm con đường bằng vàng đã trở thành màu bạc, sáng rực và rõ ràng, và bạn có thể nhìn ngắm rất lâu ánh sáng này trên con sông. Chính ánh sáng này mà xuyên thấu cây cối, những cánh đồng và vào quả tim của bất kỳ người nào nhìn ngắm nó.

Lúc này, ngày đã bắt đầu cùng tất cả những ồn ào quen thuộc của nó nhưng con sông đó vẫn còn rực rỡ, no đủ, lan tràn khắp nơi. Nó là con sông thiêng liêng nhất trong thế giới, thiêng liêng suốt nhiều ngàn năm. Người ta đến đó từ mọi vùng đất của quốc gia để tắm rửa trong nó, để tẩy sạch tội lỗi, để thiền định ven hai bờ của nó trong những bộ quần áo vẫn còn ướt của họ, hai mắt nhắm lại và bất động. Lúc này đang mùa đông con sông đã cạn bớt, nhưng vẫn còn rất sâu giữa dòng nơi nước chảy khá mạnh. Khi gió mùa và những trận mưa đến, nó sẽ dâng cao, ba mươi, bốn mươi, sáu mươi feet, quét đi mọi thứ trước mặt nó, rửa sạch những bẩn thỉu của con người, mang theo nó những thú vật chết và những cành cây khô cho đến khi nó sẽ trong sạch lại, dễ thương và rộng rãi.

Buổi sáng đó, có việc gì lạ thường và mới mẻ về nó, và khi bạn đang ngồi nhìn ngắm nó, sự mới mẻ không hiện diện trong cây cối hay trong cánh đồng hay trong những dòng nước lặng lờ. Nó ở nơi nào khác. Bạn nhìn ngắm nó bằng một cái trí mới mẻ, bằng một quả tim mới mẻ, bằng đôi mắt không có ký ức của ngày hôm qua và sự cực nhọc của những hoạt động của con người. Nó là một buổi sáng huy hoàng, mát mẻ, trong lành và có một bài ca trong không khí. Có những người ăn xin đang đi ngang qua và những người phụ nữ trong bộ quần áo rách rưới, bẩn thỉu của họ, đang mang nhiên liệu đến thị trấn cách đó một hay hai dặm. Có sự nghèo khó khắp mọi nơi và sự dửng dưng hoàn toàn. Nhưng những cậu trai đang đạp xe, đang mang sữa, đang ca hát, và những ông già lặng lẽ bước đi dọc theo con sông, chịu đựng, vỡ vụn, gầy còm, và thân thể khô cứng. Nhưng tuy nhiên nó vẫn là một buổi sáng đẹp đẽ, rõ ràng và sự rõ ràng đó không bị quấy rầy bởi chiếc xe lửa đang gầm thét trên cây cầu, tiếng kêu lanh lảnh của những con quạ hay tiếng gọi của người đàn ông trên bờ bên kia.

Căn phòng có hàng hiên nhìn ra con sông nằm thấp phía dưới khoảng ba mươi feet hay nhiều hơn. Có một nhóm phụ huynh đang ngồi tại một tấm thảm khá sạch sẽ trên nền nhà. Tất cả họ đều ăn uống đầy đủ, da sẫm, sạch sẽ và họ có một thái độ của sự kính trọng thiển cận và tự mãn. Họ đã đến với tư cách như những phụ huynh để nói chuyện về sự liên hệ của họ với con cái của họ và sự giáo dục của con cái họ. Trong vùng đất đó của thế giới, truyền thống vẫn còn mạnh mẽ lắm. Có vẻ tất cả họ đều được giáo dục đàng hoàng, hoặc đúng hơn họ đã có những mảnh bằng nào đó trong những trường đại học và họ đã nhận được, theo những quan điểm của họ, những việc làm khá tốt. Sự kính trọng hằn sâu trong họ, không chỉ cho những người cao cấp hơn họ trong nghề nghiệp, nhưng còn cả cho những người tôn giáo. Đó là bộ phận của sự kính trọng ghê tởm này. Kính trọng luôn luôn thể hiện không kính trọng, hoàn toàn không quan tâm đến những người thấp kém hơn họ.

Một người trong số họ nói: ‘Như một phụ huynh tôi muốn nói về con cái, sự giáo dục của chúng và chúng sẽ làm gì? Tôi cảm thấy có trách nhiệm cho con cái của tôi. Cùng người vợ của tôi tôi đã nuôi nấng chúng cẩn thận, cẩn thận hết sức như chúng tôi có thể, dạy bảo chúng phải làm gì và không được làm gì, hướng dẫn chúng, định hình chúng, giúp đỡ chúng. Tôi đã đưa chúng đến đây tại ngôi trường này và tôi quan tâm điều gì sẽ xảy ra cho chúng. Tôi có hai người con gái và hai người con trai. Như những phụ huynh, người vợ của tôi và tôi đã cố gắng hết sức nhưng những nỗ lực đó có lẽ cũng không đầy đủ được. Ông biết không, thưa ông, có một bùng nổ dân số, tìm kiếm việc làm đang trở nên khó khăn hơn, tiêu chuẩn giáo dục thấp hơn và những sinh viên trong trường đại học đều đang đình công bởi vì chúng không muốn những tiêu chuẩn cao hơn của những kỳ thi. Chúng muốn những điểm dễ dàng; thật ra chúng không muốn học hành hay làm việc. Vì vậy tôi bực bội và thắc mắc làm thế nào tôi, hay ngôi trường hay trường đại học, có thể chuẩn bị con cái của tôi cho tương lai.’

Một người khác thêm vào, ‘Chính xác đó cũng là vấn đề của tôi. Tôi có ba người con; hai cậu trai đang ở đây trong ngôi trường này. Chẳng nghi ngờ gì cả, chúng sẽ vượt qua một loại kỳ thi nào đó, vào trường đại học, và những mảnh bằng chúng sẽ nhận được không thể nào tiếp cận được những tiêu chuẩn của Châu âu hay nước Mỹ. Nhưng chúng là những đứa trẻ sáng láng và tôi nghĩ rằng sự giáo dục đó mà chúng sắp sửa nhận được, không phải trong ngôi trường này nhưng sau đó, sẽ hủy hoại đôi mắt trong sáng của chúng và sự nhạy cảm của quả tim. Tuy nhiên chúng phải có một mảnh bằng để tìm được một loại kiếm sống nào đó. Tôi lo sợ ghê lắm, nhìn ngắm những điều kiện trong quốc gia này, dư thừa dân số, sự nghèo đói đang hạ nhục con người, sự hoàn toàn không khả năng của những người chính trị và trọng lượng của truyền thống. Tôi sẽ gả chồng người con gái của tôi; nó sẽ hoàn toàn rời khỏi tay tôi, làm thế nào cháu biết được sẽ kết hôn với ai? Tôi phải chọn lựa một người chồng thích hợp mà, cám ơn Thựong đế, sẽ có một mảnh bằng và tìm được một việc làm an toàn nơi nào đó. Thật không dễ dàng gì cả và tôi vô cùng lo âu.’

Ba phụ huynh khác đều đồng ý; họ gật đầu rất nghiêm túc. Bụng của họ phình ra; họ là những người Ấn giáo tại ngay tận gốc, lún sâu vào những truyền thống nhỏ nhen của họ và hời hợt lo âu cho con cái của họ.

Bạn đã cẩn thận quy định con cái của bạn, mặc dù có lẽ không hiểu rõ vấn đề quy định này nhiều lắm. Không chỉ bạn nhưng còn cả xã hội, môi trường sống, văn hóa mà trong đó chúng đã được nuôi dưỡng, cả thuộc kinh tế lẫn xã hội, đã nuôi nấng chúng, định hình chúng vào một khuôn mẫu đặc biệt. Chúng sẽ trải qua cái nhà máy được tạm gọi là sự giáo dục. Nếu chúng may mắn chúng sẽ có được một việc làm qua những nỗ lực của bạn và ổn định trong ngôi nhà nhỏ bé của chúng với những người vợ và những người chồng bị quy định như nhau, dẫn đến một sống nhàm chán, đơn điệu. Nhưng rốt cuộc, đó là điều gì bạn muốn – một vị trí an toàn, kết hôn để cho chúng sẽ không lăng nhăng, kèm theo tôn giáo như một vật trang trí. Hầu hết các bậc cha mẹ đều muốn điều này, đúng chứ? – một chỗ an toàn trong xã hội, một xã hội mà trong quả tim của họ họ biết là thoái hóa. Đây là điều gì bạn muốn và bạn đã tạo ra những trường học và những trường đại học để sản sinh điều này. Cho chúng một hiểu biết thuộc công nghệ nào đó mà sẽ bảo đảm việc kiếm sống của chúng và hy vọng cho điều tốt lành nhất, quên đi hay cố ý nhắm hai mắt của bạn đối với những vấn đề khác của con người. Bạn quan tâm đến một mảnh và không lưu tâm đến những mảnh khác của sự tồn tại con người. Bạn thực sự không muốn quan tâm, đúng chứ?

‘Chúng tôi không có khả năng về việc đó. Chúng tôi không là những người triết lý, chúng tôi không là những người tâm lý học, chúng tôi không là những chuyên gia để tìm hiểu những phức tạp của sống. Chúng tôi được đào tạo để là những kỹ sư, những bác sĩ, những người chuyên nghiệp và việc đó nuốt trọn tất cả thời gian và năng lượng của chúng tôi để cập nhật những kiến thức hiện đại bởi vì có quá nhiều việc mới mẻ đang được khám phá. Từ điều gì ông nói, ông muốn chúng tôi phải hiệu quả trong việc học hành về chính chúng tôi. Chúng tôi không có thời gian, khuynh hướng hay ham muốn. Tôi dành hầu hết thời gian của tôi, như tất cả chúng tôi đều làm ở đây, trong một văn phòng, xây dựng một cây cầu hay chăm sóc những bệnh nhân. Chúng tôi chỉ có thể chuyên về một lãnh vực và nhắm kín hai mắt của chúng tôi với những lãnh vực còn lại. Thậm chí chúng tôi còn chẳng có thời gian để đi đến đền chùa: chúng tôi để điều đó lại cho giới phụ nữ của chúng tôi. Ông muốn tạo ra một cách mạng không chỉ trong tôn giáo nhưng còn trong giáo dục. Chúng tôi không thể tham gia cùng ông trong điều này. Tôi có lẽ ưa thích nhưng tôi không có thời gian.’

Người ta tự hỏi liệu bạn thực sự không có thời gian. Bạn đã phân chia sống thành những mảnh đặc biệt. Bạn đã phân chia chính trị khỏi tôn giáo, tôn giáo khỏi kinh doanh, người kinh doanh khỏi người nghệ sĩ, người chuyên nghiệp khỏi người dân thường và vân vân. Do bởi sự phân chia này mới đang tạo ra thảm họa, không chỉ trong tôn giáo mà còn cả trong giáo dục. Quan tâm duy nhất của bạn là thấy rằng con cái của bạn có một mảnh bằng. Sự ganh đua đang phát triển khắc nghiệt; trong quốc gia này những tiêu chuẩn của giáo dục đang bị hạ thấp và tuy nhiên bạn cứ quả quyết rằng bạn không có thời gian để suy nghĩ về tổng thể của sự tồn tại của con người. Đó là điều gì hầu hết mọi người đều nói trong những từ ngữ khác nhau. Và vì vậy, bạn duy trì một văn hóa mà trong đó sự ganh đua đang gia tăng, sự khác biệt lớn lao giữa những người chuyên môn và nhiều thêm nữa những con người xung đột và đau khổ. Chính là sự đau khổ của bạn, không phải sự đau khổ của ai khác. Tuy nhiên bạn bào chữa rằng bạn không có thời gian và con cái của bạn sẽ lặp lại cùng sự việc. Ở phương Tây có sự phản kháng trong những em học sinh và những người trẻ; phản kháng luôn luôn chống lại điều gì đó, nhưng những người phản kháng cũng là những người tuân phục giống hệt như những người mà họ phản kháng. Bạn muốn con cái của bạn phải tuân phục: toàn cấu trúc tôn giáo và kinh tế đều được đặt nền tảng vào sự tuân phục này. Giáo dục của bạn lập kế hoạch để cho chúng tuân phục. Bạn hy vọng qua sự tuân phục sẽ không có những vấn đề bởi vì bạn nghĩ rằng những vấn đề phát sinh chỉ khi nào có sự xáo trộn, thay đổi. Bạn không hiểu rằng chính sự không thay đổi mới sinh ra những vấn đề ngoại trừ tuân phục nó. Bạn sợ hãi rằng bất kỳ thay đổi nào trong khuôn mẫu đó sẽ tạo ra sự hỗn loạn, hoang mang, và vì vậy bạn quy định con cái của bạn phải chấp nhận những thái độ thuộc truyền thống; bạn quy định chúng phải tuân phục. Những vấn đề sinh ra từ sự tuân phục này là vô số. Mọi cách mạng vật chất bắt đầu bằng cách phá vỡ khuôn mẫu vật chất của sự tuân phục, nhưng chẳng mấy chốc lại thiết lập khuôn mẫu riêng của sự tuân phục của nó, như ở Nga và Trung quốc. Mỗi người đều suy nghĩ rằng qua sự tuân phục của anh ấy sẽ có an toàn. Cùng chuyển động của tuân phục này có uy quyền. Giáo dục như nó là hiện nay, dạy dỗ những người trẻ vâng lời, chấp nhận và tuân theo, và những người phản kháng chống lại điều này có khuôn mẫu riêng của vâng lời, chấp nhận và tuân theo của họ. Cùng sự gia tăng dân số và sự tăng trưởng mau lẹ của công nghệ, các bạn, những bậc cha mẹ, bị trói buộc trong một cái bẫy của những vấn đề chồng chất và không khả năng để giải quyết chúng. Toàn qui trình này bạn gọi là giáo dục.

‘Điều gì ông nói hoàn toàn đúng. Ông đang phát biểu một sự kiện, nhưng chúng tôi phải làm gì đây? Hãy đặt chính ông trong vị trí của chúng tôi. Chúng tôi thương yêu con cái, những ham muốn của chúng tôi rất mạnh mẽ. Những cái trí của chúng tôi đã bị quy định bởi văn hóa mà trong đó chúng tôi đã được nuôi nấng, như một người Ấn giáo, hay người Hồi giáo, và đối diện với vấn đề to tát của sống này – và nó to tát lắm – như ông gợi ý, khó khăn lắm để sống như những con người trọn vẹn, tổng thể. Chúng tôi cam kết, chúng tôi phải kiếm sống, chúng tôi có những trách nhiệm. Chúng tôi không thể quay lại và bắt đầu lại. Ở đây chúng tôi bị trói buộc trong một cái bẫy, như ông nói.’ Nhưng bạn có thể lo liệu để cho con cái của bạn không bị trói buộc trong một cái bẫy. Đó là trách nhiệm của bạn: không phải thúc đẩy chúng vượt qua những kỳ thi xuẩn ngốc nào đó, nhưng như những bậc cha mẹ phải thấy rằng trong bất kỳ cách nào từ niên thiếu chúng không bị trói buộc trong cái bẫy mà bạn và những thế hệ quá khứ đã giăng ra. Hãy trao thời gian của bạn để thấy rằng bạn thay đổi môi trường sống, văn hóa; thấy rằng có những loại trường và những trường đại học đúng đắn. Đừng nhường nó cho Chính phủ. Chính phủ cũng không chín chắn như bạn, cũng dửng dưng, cũng vô cảm. Thay vì tiếp tục khuôn mẫu của cái bẫy, lúc này trách nhiệm của bạn là phải lo liệu để cho không có cái bẫy. Tất cả việc này có nghĩa rằng bạn phải thức dậy, không chỉ trong nghề nghiệp hay chuyên môn đặc biệt của bạn nhưng còn cả thức dậy về sự nguy hiểm vô cùng của tiếp tục cái bẫy. ‘Chúng tôi thấy sự nguy hiểm của cái bẫy nhưng dường như chúng tôi không thể hành động ngay cả khi chúng tôi thấy nó.’

Bạn thấy sự nguy hiểm bằng từ ngữ và bằng trí năng, và thấy đó bạn gọi là nguy hiểm, mà thật ra nó không nguy hiểm. Khi bạn thực sự thấy sự nguy hiểm bạn hành động, bạn không lý thuyết về nó. Bạn không phản kháng bằng lý luận một quan điểm này với một quan điểm khác: bạn thực sự thấy sự thật của sự nguy hiểm giống như bạn thấy sự nguy hiểm của một con rắn hổ mang và bạn hành động. Nhưng bạn chối từ thấy sự nguy hiểm này bởi vì nó sẽ có nghĩa rằng bạn phải thức dậy. Có những xáo trộn và bạn sợ hãi về chúng. Đây là điều gì thúc đẩy bạn để nói rằng bạn không có thời gian, mà chắc chắn không phải vậy.

Vì vậy như những bậc cha mẹ có quan tâm, bạn phải cam kết hoàn toàn và trọn vẹn để thấy rằng con cái của bạn không bị trói buộc trong cái bẫy: vì vậy cùng nhau các bạn sẽ tạo ra những ngôi trường khác hẳn, những trường đại học khác hẳn, chính trị khác hẳn, những cách sống khác hẳn, mà có nghĩa rằng bạn phải chăm sóc con cái của bạn. Chăm sóc con cái có nghĩa loại thức ăn đúng đắn, loại quần áo đúng đắn, những quyển sách đúng đắn, loại vui chơi đúng đắn, loại giáo dục đúng đắn; và vì vậy bạn quan tâm đến loại người giáo dục đúng đắn. Đối với bạn những người giáo dục là những người ít được quan tâm nhất. Sự kính trọng của bạn được dành cho những người có nhiều tiền bạc, vị trí và thanh danh, và bạn hoàn toàn không thèm quan tâm đến những người giáo dục mà có trách nhiệm cho thế hệ sắp tới. Người giáo dục cần giáo dục như bạn, những bậc cha mẹ, cần sự giáo dục.

Lúc này, mặt trời đang bắt đầu nóng lên, có những cái bóng sâu sẫm và buổi sáng gần như đã mệt nhoài. Bầu trời ít xanh hơn và trẻ em đang chơi đùa trong cánh đồng, được giải thoát khỏi những lớp học của chúng, khỏi những bài học lặp lại và công việc vất vả bởi những quyển sách.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/04/2016(Xem: 35301)
Qua mạng Amazon.com, tôi đặt mua cuốn sách tiếng Anh “In The Buddha’s Words” của Bhikkhu Bodhi ngay sau khi xuất bản năm 2005. Đọc sơ qua phần đầu rồi để đó. Mỗi lần đi đâu, tôi mang theo để đọc từ từ vài trang, trong lúc chờ đợi, trước khi đi ngủ. Cứ thế dần dần qua năm tháng. Rồi cũng không thẩm thấu được bao nhiêu.
04/03/2016(Xem: 16732)
Trong thời gian làm việc tại Thư viện Thành hội Phật giáo đặt tại chùa Vĩnh Nghiêm, quận 3, tôi gặp được cuốn Tôn Giáo Học So Sánh của Pháp sư Thánh Nghiêm biên soạn. Do muốn tìm hiểu về các tôn giáo trên thế giới đã lâu mà vẫn chưa tìm ra tài liệu, nay gặp được cuốn sách này tôi rất toại ý.
04/03/2016(Xem: 13467)
Đọc sách là niềm vui của tôi từ thời còn đi học cho đến nay, chưa bao giờ ngơi nghỉ. Nếu sách hay, tôi chỉ cần đọc trong một hay hai ngày là xong một quyển sách 500 đến 600 trang. Nếu sách khó, cần phải nhiều thời gian hơn thì mỗi lần tôi đọc một ít. Còn thế nào là sách dở? xin trả lời ngắn gọn là: Sách ấy không hợp với năng khiếu của mình. Dĩ nhiên khi một người viết sách, họ phải đem cái hay nhất, cái đặc biệt nhất của mình để giới thiệu đến các độc giả khắp nơi, cho nên không thể nói là dở được. Cuối cùng thì dở hay hay tùy theo đối tượng cho cả người viết lẫn người đọc, là tác giả muốn gì và độc giả muốn học hỏi được gì nơi tác phẩm ấy. Tôi đọc Đại Tạng Kinh có ngày đến 200 trang nhưng vẫn không thấy chán, mặc dầu chỉ có chữ và chữ, chứ không có một hình ảnh nào phụ họa đi kèm theo cả. Nhiều khi nhìn thấy trời tối mà lo cho những trang Kinh còn lỡ dở chưa đọc xong, phải vội gấp Kinh lại, đúng là một điều đáng tiếc. Vì biết đâu ngày mai đọc tiếp sẽ không còn những đoạn văn hay tiếp
21/02/2016(Xem: 6701)
Dưới đây là phần chuyển ngữ bài thuyết trình của bà Gabriela Frey với chủ đề "Phụ nữ và Phật giáo", trước cử tọa của tổ chức Ki-tô giáo FHEDLES (Femmes et Hommes, Égalité, Droits et Libertés, dans les Églises et la Société/Nữ và Nam giới, Công bằng, Luật pháp, Tự do, trong Nhà thờ và ngoài Xã hội). Buổi thuyết trình diễn ra ngày 5 tháng 12 năm 2013, và sau đó đã được ghi chép lại và phổ biến trên nhiều trang mạng, trong số này có trang mạng của Tổ chức FHEDLES trên đây và Hiệp hội Sakyadhita Quốc Tế (Sakyadhita International Association of Buddhist Women/Hiệp hội Phụ nữ Phật giáo trên thế giới).
26/01/2016(Xem: 13836)
Niết Bàn, tiếng Sanscrit là Nirvãna, phiên âm thành Niết-bàn-na. Cũng gọi là Nê-hoàn, Nê-bạn. Đó là cảnh trí của nhà tu hành dứt sạch các phiền não và tự biết rằng mình chẳng còn luyến ái. Niết (Nir): là ra khỏi, thoát ra, giải thoát. Bàn hay Bàn-na (vana): Rừng. Tức là ra khỏi cảnh rừng mê tối, rừng phiền não.
09/12/2015(Xem: 8137)
Theo đa số các nhà nghiên cứu, thực trạng nóng lên toàn cầu (global warming) hoặc biến đổi khí hậu toàn cầu (global climate change) là có thật và ngày càng gia tăng một cách trầm trọng. Nguyên nhân chính là sự gia tăng quá nhanh trong việc thải khí cạc-bon đi-ô-xít (carbon dioxide) trong vòng 30 năm qua do đốt nhiên liệu hóa thạch, fossil fuels (Cox, P. M., et al., 2000), cũng như những hoá chất khác không phải do hoá học hữu cơ (Hansen, J., et al., 2000), và vì nhu cầu sinh hoạt của con người từ sự nhả khói và khí độc của các hãng xưởng công nghệ lớn nhỏ, xe ô-tô cho đến nạn phá rừng, các trại chăn nuôi súc vật đến chất liệu phế thải của các nhà máy thuỷ điện, v.v...
26/09/2015(Xem: 7369)
Cây bạch đàn là cây cao và có cành lá xum xuê nhất khu vực này. Tiếng chim kêu hót vang lừng mỗi sáng là từ trên những cành cao của cây này. Xa hơn, ở đầu đường, có hai cây cau dừa (cây cọ — palm tree), cao hơn cây bạch đàn nhiều, nhưng chim không làm tổ trên ấy (không hiểu vì sao; có lẽ vì cây quá cao, hoặc ở đó có nhiều tranh chấp, hiểm nguy hơn). Nơi cây bạch đàn, có ít nhất vài tổ chim, khác loại. Đúng là “đất lành chim đậu.” Có lần nghe tiếng quạ kêu bất thường, tưởng là quạ đến đuổi phá các loài chim khác, nào ngờ quạ bị chim đuổi. Rõ ràng là hai con chim trắng, thân nhỏ, lại rượt đuổi mấy con quạ đen to gấp ba lần. Không chỉ đuổi khỏi cây bạch đàn, mà đuổi thật xa, tít trên không trung, nhào lộn ngoạn mục, đuổi khỏi khu vực, đuổi khuất tận dãy phố bên kia đường. Thế mới biết, quạ tuy thân to lớn, bộ dạng dữ dằn, tiếng kêu rùng rợn ma quái so với các loài chim hiền lành khác, mà khi lâm trận thì lại không có chút dũng khí hay tinh thần chiến đấu nào. Quạ chỉ giỏi tấn công nhữn
24/06/2015(Xem: 30638)
Lời vàng của Thầy tôi, một Hướng dẫn vào các sự Chuẩn bị cho Tâm-yếu của Phạm Vi Bao La từ Đại Viên Mãn, trình bày các con đường của bốn trường phái chính của Phật Giáo Tây Tạng mà không có bất kỳ mâu thuẫn nào giữa chúng.
18/06/2015(Xem: 15781)
Có khoảng năm trăm triệu Phật tử trên thế giới, đạo Phật được coi là tôn giáo lớn đứng thứ tư của hành tinh. Với hai tông phái chính: Theravada (Phật giáo Nguyên thủy) và Mahayana (Phật giáo Đại thừa) cùng nhiều môn phái khác, đạo Phật có một điểm chung là sự giác ngộ, là tinh thần được tự do. Nhiều nhà nghiên cứu khẳng định đạo Phật là tôn giáo của hòa bình. Con đường của đạo Phật là quá trình nhận biết đau khổ, nguyên nhân khổ đau và kết thúc nó với đích cuối cùng là được giải thoát.
15/06/2015(Xem: 23388)
Yếu chỉ tu tập & hành đạo. Tác giả Thích Thái Hòa
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]