Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật về nhà.

09/04/201312:52(Xem: 6072)
Phật về nhà.

PHẬT VỀ NHÀ

Hạnh Chiếu

Được tin Đức Phật về thăm nhà, vua Tịnh Phạn mừng biết bao nhiêu. Không chỉ vì nỗi nhớ thương khôn nguôi người con trai yêu quý đã cách xa bao năm nay được gặp lại, mà đức vua còn nôn nóng gặp con vì nghe nói Thái tử đã thành Phật.

Đến khi Thế Tôn xuất hiện cùng Tăng đoàn, tay ôm bát vào thành khất thực, lặng lẽ đến từng nhà đàn việt, cúi đầu nghiêm cẩn, cử chỉ khiêm hạ, nhà vua hết sức ngỡ ngàng. Thành Phật là như vậy sao? Thành Phật rồi đi xin ăn sao? Vua buồn quá đi, giận quá đi. Nhưng mà thôi, không dám làm kinh động đến Thái tử nữa, sợ Ngài lại bỏ đi. Đợi đến khi Đức Phật ngự vào cung đâu đó đàng hoàng, Tịnh Phạn vương đến gần, trực tiếp diện kiến Phật, nhỏ nhẹ trao đổi: - Nhà ta có thiếu cơm cháo chi đâu, con làm chi chuyện khó coi vậy? Đức Phật mỉm cười và sau đó giải thích cho vua cha biết tam giới là nhà của Như Lai. Chư Tăng đi khất thực là gieo duyên với chúng sanh, chuyển tâm vị kỷ nhỏ nhen của họ thành tâm vị tha rộng lớn bao dung. Gieo duyên với chúng sanh không kể thân sơ, để mở tâm Phật của họ ra là hạnh nguyện của mười phương Như Lai.

Tịnh Phạn vương hiểu ra, lập tức ngay hôm sau vua thân thỉnh Như Lai cùng 1.250 vị Tỳ kheo cho vua được cúng dường tứ sự trong suốt thời gian Tăng đoàn lưu trú tại Ca Tỳ La Vệ. Thật hay! Đức Phật đã tạo duyên lành cho vua cha ngay từ buổi đầu tiên, qua đời sống phạm hạnh, bát cơm ngàn nhà, tình yêu thương không biên cương của một Bậc Giác ngộ, trí tuệ và từ bi mãn túc. Nhà vua thật sự biết mở rộng lòng ra, đón nhận và yêu thương tất cả, cung kính và cúng dường tất cả, kể cả người con trai yêu quý nhất đời mình cũng cúng dường chúng sanh nốt. Để rồi sau đó, vương đã nhận được sự đền bù xứng đáng, đó là quả vị A na hàm do Đức Phật khai thị mà nhà vua thân chứng. Không gì trân quý bằng!

Chuyện Phật về nhà còn nhiều điều đáng nói, trong sử có đủ. Ở đây, tôi nghĩ về đời mình mà nhắc chuyện người xưa.

Chúng mình cũng xuất gia đi tu, cũng về thăm nhà mà sao không giống Phật. Dĩ nhiên chúng ta không thể so sánh với Đức Phật rồi, nhưng ít ra ta là đệ tử Phật, cũng nên hao hao với Đấng Cha lành một chút cho đỡ tủi thân. Mình về nhà chẳng ai nể nang, chẳng ai thiết trai cúng dường, chẳng ai chịu hỏi han đạo lý, chẳng ai giác ngộ chút nào. Có bao giờ mình giật mình hỏi lại, tại sao như vậy không? Bây giờ dù có hỏi hay không hỏi, ta cũng phải thú thật một điều, mình về nhà rất khác Phật.

Trong chúng ta, vẫn còn sót lại những bạn đồng tu trẻ cứ hay về nhà, đòi đủ thứ, xin đủ điều, phàn nàn đủ chuyện, không để lại ấn tượng đẹp của đời sống đạo đối với người thân. Chúng ta không giống Thế Tôn thì làm sao ba má, anh chị em mình giống vua Tịnh Phạn và hoàng thân cho được. Ta về một cái là cả nhà phải lo lắng đủ thứ, chạy đôn chạy đáo nào thuốc men, áo quần, tập vở… rồi lại còn phải tháo gỡ phụ những chuyện trần gian không có, Phật pháp cũng chẳng nghe! Thật ra tất cả chúng ta không ai muốn thế. Khi mình phát nguyện đi tu là mình rất thích đời sống giải thoát, an vui của một người thoát tục. Thích mới tu chứ. Tổ Qui Sơn nói: Là kẻ xuất gia, cất bước siêu việt, tâm hình khác tục, nối thịnh dòng Thánh, chấn nhiếp ma quân để đền đáp bốn ân, cứu giúp ba cõi. Thành ra đời sống của một tu sĩ rất cao thượng, rất có ý nghĩa, rất đẹp nhưng đồng thời trách nhiệm cũng rất nặng.

Tâm ban đầu của chúng ta dĩ nhiên là mạnh mẽ, nhưng đường xa kẻ lữ hành mệt mỏi, lắm lúc buông cương là chuyện khó tránh khỏi. Song cương đã buông, chân đã quỵ thì ba đường sáu nẻo mở ra, tránh sao khỏi nỗi thống khổ luân hồi. Cho nên phải tự nhắc mình thật nhiều, tự giữ cương lĩnh thật vững. Tu hành không gặp thiện hữu tri thức, không gặp thiện duyên là một thiệt thòi lớn, rất dễ lạc bước. Nếu lòng không quyết, chí không vững, chúng ta sẽ đánh mất phương hướng, không còn nhớ mình là người tu nữa. Vĩnh du lãng đãng phong trần khách, nhật viễn gia hương vạn lý trình (Lang thang làm khách phong trần, quê nhà ngày một muôn phần cách xa - Trần Thái Tông). Như thế thì buồn lắm. Đáng tiếc lắm!

Chúng ta xuất gia đã là gan rồi, cần phải giữ cái gan ấy từ thủy cho tới chung. Phải lập nguyện hoàn thành sự nghiệp giác ngộ giải thoát là chính. Ngoài ra không có gì quan trọng hơn. Chúng ta không được như Phật, xong việc mới về nhà thì cũng đợi tâm đạo vững vàng, ngôn hạnh thuần hậu, về nhà sẽ tốt hơn. Không độ được người thân, ít nhất cũng đừng làm quyến thuộc mất tín tâm, đau lòng. Sao ta không nghĩ đến chuyện đền đáp bốn ân mà buông xuống hết mọi nỗi niềm, để tâm gần với Phật hơn, gần chúng sanh hơn? Chừng ấy nhất định cả nhà sẽ đón ta như một vị Phật tương lai hoàn cố hương.

Được thế, bạch Thế Tôn! Chúng con xin theo Phật về nhà.

---o0o---

Nguồn: www.chuyenphapluan.com

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/07/2012(Xem: 17104)
Cách đây vài năm, để tìm tài liệu cho cuốn sách của tôi ‘thế giới vắng bóng con người’ (the world without us) tôi có viếng thăm một bộ lạc ở Ecuador, Nam Mỹ. Mảnh đất nhỏ này may mắn còn sót lại của rừng già Amazon nổi tiếng màu mỡ, nhưng cũng bị khai thác đến mức cạn hết nguồn thực phẩm nên người dân bộ lạc bắt buộc phải săn bắn loài khỉ nhện (spider monkey) để ăn thịt. Điều này làm cho họ rất đau lòng bởi vì họ vẫn tin rằng họ là con cháu của loài khỉ nhện này.
05/06/2012(Xem: 35854)
Mới đây theo công trình nghiên cứu của giáo sư Eric Sharp thuộc Đại học Sydney, Australia, trong số những thánh nhân của thế kỷ thứ 20 này, có ba thánh nhân người châu Á. Đó là cố thi hào Ấn Độ Rabindranath Tagore (1861-1941), Thánh Mahatma Gandhi (1869 - 1948) và một vị hiện sống là Tenzin Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 (1935-?). Vâng, Tenzin Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 hiện nay được nhiều nơi trên thế giới công nhận là một hóa thân Quan Âm và một bậc thầy tâm linh vĩ đại của nhân loại
01/06/2012(Xem: 14804)
Chúng ta phải tạo ra cho mình một thứ tình thân ái mới mẻ hơn để giao tiếp với thiên nhiên. Trước đây chúng ta đã không làm tròn được bổn phận đó.
27/05/2012(Xem: 7254)
Vai trò của Phật giáo rất quan trọng trong giáo dục, vì Phật giáo chủ trương hoàn thiện tâm thức, và xã hội. Con người có khả năng nhận thức và lý luận.
26/05/2012(Xem: 6901)
Đã từ lâu, vấn đề vai trò của tôn giáo trong việc kiến tạo và bảo vệ nền hòa bình thế giới đã thu hút sự quan tâm không chỉ của giới chính khách mà hầu như của tất cả những ai đang ưu tư đến sự an ninh của toàn cầu.
18/05/2012(Xem: 8356)
Thưaquý lãnh đạo tâm linh kính mến, quý vị lãnh đạo tổ chức Templeton quý mến và dĩnhiên là những người anh em trên căn bản nhân loại thân mến! Ngôiđền nổi tiếng này, một ngôi đền lịch sử với những khuôn mặt thời đại, với nhữngnụ cười mĩm. Mặc dù tôi không thấy từngkhuôn mặt của mỗi người, nhưng dường như là không có khuôn mặt nào biểu lộ mộtsự sân hận hay không vui nào đấy.
11/05/2012(Xem: 7435)
Không có cuộc viếng thăm Ấn Độ nào hoàn toàn nếu không có việc gặp gở vị hiền nhân trẻ tuổi phi thường này. Hoàng Tử Panu danh dự được có buổi đàm luận với vị Thánh Vương (God King)Tây Tạng. Ông mang tặng phẩm và họ đã trao đổi tấm khăn choàng truyền thống với thái độ tôn kính. Hoàng Tử Panu đã thỉnh cầu Đức Đạt Lai Lạt Ma mở lòng tuyên bố ... với thế giới.
10/05/2012(Xem: 8867)
... Người ta sinh ra đời không khác gì trái cây ở trên cành: có những trái lớn, có những trái nhỏ; có những trái xanh, có những trái già... Những trái cây ấy đã có lúc sinh ra tức có ngày rụng xuống: trái rụng trước, trái rụng sau... nhưng rồi trái nào cũng phải rụng xuống hết. Rụng xuống để biến thành cành hoa thơm hay rụng xuống để biến thànhcây cỏ dại... nhưng rồi trái nào cũng phải rụng xuống hết. Con người đã có sanhđều có chết. Chết để mà sanh theo nghiệp lực thiện ác, khổ vui, xấu tốt.
01/05/2012(Xem: 10710)
Đạo đức kinh tế theo quan điểm của Phật giáo, tác giả: Peter Harvey, Đỗ Kim Thêm dịch
16/04/2012(Xem: 6800)
Lá thư hàng tháng của Viện Đại Học Phật Giáo Âu Châu (tháng 4/2012) có đưa ra trong phần tin tức một bài tổng kết về sự hiện diện của Phật Giáo tại Phi Châu. Từ nhiều thế kỷ nay lục địa mênh mông và p
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]