Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

II. Cá Thể Là Gì? Xã Hội Là Gì? Sự Liên Hệ Giữa Chúng Là Gì?

11/12/201016:55(Xem: 11661)
II. Cá Thể Là Gì? Xã Hội Là Gì? Sự Liên Hệ Giữa Chúng Là Gì?

J. KRISHNAMURTI
CÁ THỂ VÀ XÃ HỘI
INDIVIDUAL & SOCIETY
Lời dịch: ÔNG KHÔNG Tháng 7-2010

II- CÁ THỂ LÀ GÌ? XÃ HỘI LÀ GÌ?

SỰ LIÊN HỆ GIỮA CHÚNG LÀ GÌ?

C

hắc chắn, xã hội tồn tại vì cá thể, và không phải ngược lại. Xã hội tồn tại vì sự nở hoa của con người; nó tồn tại vì mục đích trao tặng sự tự do cho cá thể để cho anh ấy có lẽ có cơ hội thức dậy sự thông minh tột đỉnh.

C

húng tôi đang dạo bộ trên con đường đông đúc. Hai vỉa hè đầy nghẹt người, và mùi khói thải từ những chiếc xe hơi và những chiếc xe buýt lấp kín hai lỗ mũi. Những cửa hàng trưng bày nhiều món hàng tầm thường nhưng đắt tiền. Bầu trời có màu bạc nhạt, và quá dễ chịu trong công viên khi chúng tôi thoát khỏi đường phố lớn ồn ào. Chúng tôi vào sâu hơn trong công viên và ngồi xuống.

Anh ấy đang nói rằng hầu như khắp mọi nơi Chính thể, cùng quân đội và lập pháp của nó, đang cuốn hút cá thể, và hiện nay sự tôn thờ Chính thể đó đang thay thế sự tôn thờ Thượng đế. Trong hầu hết mọi quốc gia, Chính thể đang thâm nhập vào đời sống riêng tư của những con người của nó; họ đang được chỉ bảo phải đọc cái gì và suy nghĩ như thế nào. Chính thể đang bí mật theo dõi những công dân của nó, đang chăm sóc họ một cách thiêng liêng, đang thay thế chức năng của Giáo hội. Nó là tôn giáo mới. Lúc trước con người là một nô lệ cho Giáo hội, nhưng bây giờ con người là một nô lệ cho Chính thể. Trước kia nó là Giáo hội, và hiện nay nó là Chính thể mà kiểm soát sự giáo dục của anh ấy; và cả hai đều không quan tâm đến sự giải thoát của con người.

Sự liên hệ của cá thể với xã hội là gì? Chắc chắn, xã hội tồn tại vì cá thể, không phải ngược lại. Xã hội tồn tại vì sự nở hoa của con người; nó tồn tại vì mục đích trao tặng sự tự do cho cá thể để cho anh ấy có lẽ có cơ hội thức dậy sự thông minh tột đỉnh. Thông minh này không là sự vun đắp thuần túy của một phương pháp kỹ thuật hay của hiểu biết; nó là sự hiệp thông cùng sự thật sáng tạo đó, mà không thuộc về cái trí hời hợt. Thông minh không là một nở hoa do tích lũy, nhưng là tự do khỏi sự thành tựu và sự thành công đang tăng trưởng. Thông minh không bao giờ đứng yên; nó không thể được sao chép hay được tiêu chuẩn hóa, và vì vậy không thể được dạy bảo. Thông minh sẽ được khám phá trong tự do.

Ý muốn tập thể và hành động của nó, mà là xã hội, không trao tặng tự do này cho cá thể; bởi vì xã hội, không là một chất hữu cơ, nó luôn luôn cố định. Xã hội được tạo thành, được sắp xếp vào chung, vì sự thuận tiện của con người; nó không có một hệ thống độc lập của riêng nó. Con người có lẽ chiếm được xã hội, hướng dẫn nó, định hình nó, áp chế nó, phụ thuộc vào những trạng thái tâm lý của họ; nhưng xã hội không là ông chủ của con người. Nó có thể gây ảnh hưởng anh ấy, nhưng con người luôn luôn phá sập nó. Có xung đột giữa con người và xã hội bởi vì con người đang xung đột trong chính anh ấy, và xung đột giữa cái đứng yên và cái đang sống. Xã hội là sự diễn tả phía bên ngoài của con người. Xung đột giữa chính anh ấy và xã hội là xung đột bên trong chính anh ấy. Xung đột này, cả bên trong lẫn bên ngoài, sẽ mãi mãi tồn tại nếu thông minh tột đỉnh không được thức dậy.

Chúng ta là những thực thể xã hội cũng như những cá thể; chúng ta là những công dân cũng như những con người, ‘những con người trở thành tách rời’ trong đau khổ và vui thú. Nếu muốn có hòa bình, chúng ta phải hiểu rõ sự liên hệ đúng đắn giữa con người và công dân. Dĩ nhiên, Chính thể phải mong muốn chúng ta hoàn toàn là những công dân hơn, nhưng đó là sự dốt nát của những chính phủ. Chính chúng ta muốn chuyển giao con người sang công dân; bởi vì là một công dân dễ dàng hơn là một con người. Là một công dân tốt có nghĩa là vận hành một cách hiệu quả bên trong khuôn mẫu của một xã hội được tạo ra sẵn. Sự hiệu quả và sự tuân phục được đòi hỏi đối với người công dân, bởi vì họ tôi luyện anh ấy, biến anh ấy thành tàn nhẫn; và vậy thì anh ấy có thể hy sinh con người để là công dân. Một công dân tốt không nhất thiết là một con người tốt; nhưng chắc chắn một con người tốt là một công dân tốt, không phải của bất kỳ quốc gia hay xã hội đặc biệt nào. Bởi vì tại cơ bản anh ấy là một con người tốt, những hành động của anh ấy sẽ không chống đối xã hội, anh ấy sẽ không chống đối một người khác. Anh ấy sẽ sống trong đồng-hợp tác với những con người tốt khác; anh ấy sẽ không tìm kiếm uy quyền, bởi vì anh ấy sẽ không có uy quyền; anh ấy sẽ có thể có sự hiệu quả mà không kèm theo sự tàn nhẫn của nó. Công dân gắng sức để hy sinh con người, nhưng con người đang tìm kiếm thông minh tột đỉnh tự nhiên sẽ tránh xa những dốt nát của người công dân. Thế là Chính thể sẽ chống đối con người tốt, con người của thông minh, nhưng một con người như thế được tự do khỏi tất cả những quốc gia và những chính phủ.

Con người thông minh sẽ sáng tạo một xã hội tốt, nhưng người công dân tốt sẽ không sản sinh một xã hội mà trong đó con người có thể có được thông minh tột đỉnh. Xung đột giữa người công dân và con người chắc chắn xảy ra nếu người công dân chiếm ưu thế, và bất kỳ xã hội nào cố ý không quan tâm đến con người chắc chắn phải chịu số phận bi thảm. Có sự hòa hợp giữa người công dân và con người chỉ khi nào qui trình thuộc tâm lý của con người được hiểu rõ. Chính thể, xã hội hiện nay, không quan tâm đến con người ‘bên trong’, nhưng chỉ quan tâm đến con người bên ngoài, người công dân. Nó có lẽ phủ nhận con người bên trong, nhưng anh ấy luôn luôn khuất phục phía bên ngoài, đang hủy diệt những kế hoạch ma mãnh được sáng chế cho người công dân. Chính thể hy sinh hiện tại cho tương lai, luôn luôn tự-bảo vệ chính nó cho tương lai; nó suy nghĩ tương lai là quan trọng nhất, và không phải hiện tại. Nhưng, đối với con người thông minh, hiện tại có tầm quan trọng tột đỉnh, ngay lúc này và không phải ngày mai. Cái gì làcó thể được hiểu rõ chỉ cùng với sự biến mất của ngày mai. Hiểu rõ về cái gì là sáng tạo sự thay đổi trong hiện tại tức khắc. Chính sự thay đổi này mới có sự quan trọng tột đỉnh, và không phải làm thế nào để hòa hợp người công dân với con người. Khi sự thay đổi này xảy ra, xung đột giữa con người và người công dân kết thúc.

Bình phẩm về Sống, tập 1

T

ại sao xã hội đang vỡ vụn, đang sụp đổ, như chắc chắn nó đang tồn tại? Một trong những lý do cơ bản là cá thể, bạn, đã không còn sáng tạo.

Tôi nghĩ hầu hết chúng ta nhận ra sự khẩn cấp của một cách mạng bên trong, mà một mình nó, có thể sáng tạo một thay đổi cơ bản của phía bên ngoài, của xã hội. Đây là vấn đề mà tôi và tất cả những con người có ý định thật nghiêm túc phải quan tâm. Làm thế nào để sáng tạo một cách mạng cơ bản, một cách mạng triệt để trong xã hội, là vấn đề của chúng ta; và sự thay đổi của phía bên ngoài này không thể xảy ra nếu không có sự cách mạng phía bên trong. Bởi vì xã hội luôn luôn cố định, bất kỳ hành động, bất kỳ đổi mới được thành tựu mà không có sự cách mạng phía bên trong này cũng đều cố định cả; vì vậy, không có hy vọng nếu không có sự cách mạng liên tục phía bên trong này, bởi vì, nếu không có nó, hành động phía bên ngoài trở thành lặp lại, thói quen. Hành động của sự liên hệ giữa bạn và một người khác, giữa bạn và tôi, là xã hội; và xã hội đó trở nên cố định, nó không có chất lượng của đang cho sự sống, nếu không có sự cách mạng liên tục phía bên trong này, một thay đổi sáng tạo, thuộc tâm lý; và bởi vì không có sự cách mạng liên tục phía bên trong này nên xã hội luôn luôn đang trở thành đứng yên, cố định, và thế là liên tục bị vỡ vụn.

Sự liên hệ giữa chính bạn và đau khổ, hỗn loạn trong và quanh bạn là gì? Chắc chắn, hỗn loạn này, đau khổ này, đã không tự-hiện diện. Bạn và tôi đã tạo ra nó, không phải một xã hội tư bản hay cộng sản hay phát xít, nhưng bạn và tôi đã tạo ra nó trong sự liên hệ lẫn nhau của chúng ta. Điều gì bạn là phía bên trong đã được chiếu rọi ra phía bên ngoài, vào thế giới; điều gì bạn là, điều gì bạn suy nghĩ, và điều gì bạn cảm thấy, điều gì bạn làm trong sự tồn tại hàng ngày của bạn, được chiếu rọi ra phía bên ngoài, và chiếu rọi đó tạo thành thế giới. Nếu bạn bị đau khổ, hoang mang, hỗn loạn phía bên trong, qua sự chiếu rọi điều đó trở thành thế giới, điều đó trở thành xã hội, bởi vì sự liên hệ giữa bạn và tôi, giữa tôi và một người khác xã hội – xã hội là sản phẩm của sự liên hệ của chúng ta – và nếu sự liên hệ của chúng ta bị hỗn loạn, ích kỷ, chật hẹp, giới hạn, quốc gia, bạn chiếu rọi điều đó và mang sự hỗn loạn vào thế giới.

Bạn là gì, thế giới là như thế. Vì vậy, vấn đề của bạn là vấn đề của thế giới. Chắc chắn, đây là một sự kiện cơ bản và đơn giản, đúng chứ? Trong sự liên hệ của chúng ta với một người hay nhiều người, trong chừng mực nào đó dường như chúng ta luôn luôn không chú ý đến mấu chốt này. Chúng ta muốn tạo ra sự thay đổi qua một hệ thống hay qua một cách mạng trong những ý tưởng hay những giá trị được đặt nền tảng trên một hệ thống, quên bẵng rằng chính bạn và tôi mới tạo ra xã hội, mới tạo ra hỗn loạn hay trật tự qua cách chúng ta sống. Vì vậy, chúng ta phải bắt đầu rất gần, đó là, chúng ta phải quan tâm đến sự tồn tại hàng ngày của chúng ta, đến những suy nghĩ và những cảm giác và những hành động hàng ngày của chúng ta, mà được phơi bày trong cách kiếm sống của chúng ta và trong sự liên hệ của chúng ta với những ý tưởng hay những niềm tin. Đây là sự tồn tại hàng ngày của chúng ta, đúng chứ? Chúng ta quan tâm đến kiếm sống, có một việc làm, kiếm tiền; chúng ta quan tâm đến sự liên hệ với gia đình của chúng ta hay với những người hàng xóm của chúng ta, và chúng ta quan tâm đến những ý tưởng và những niềm tin. Bây giờ, nếu bạn tìm hiểu nghề nghiệp của bạn, tại cơ bản nó được đặt nền tảng trên ganh tị, nó không chỉ là một phương tiện kiếm sống. Xã hội bị cấu kết chặt chẽ đến độ nó là một tiến trình của xung đột liên tục, trở thành liên tục; nó được đặt nền tảng trên tham lam, ganh tị, ganh tị những người cấp cao hơn; người thư ký muốn trở thành người giám đốc, mà thể hiện rằng anh ấy không chỉ quan tâm đến kiếm sống, một phương tiện của sự tồn tại khiêm tốn, nhưng quan tâm đến sự thâu lượm địa vị và thanh danh. Tự nhiên, thái độ này tạo ra sự phá hoại trong xã hội, trong liên hệ, nhưng nếu bạn và tôi chỉ quan tâm đến kiếm sống chúng ta phải tìm ra phương tiện đúng đắn để kiếm sống, một phương tiện không được đặt nền tảng trên sự ganh tị. Ganh tị là một trong những nhân tố hủy hoại nhất trong sự liên hệ bởi vì ganh tị thể hiện sự ham muốn quyền hành, vị trí, và cuối cùng việc đó dẫn đến chính trị: cả hai có liên quan gần gũi . . .

Sự liên hệ của chúng ta được đặt nền tảng trên điều gì? Sự liên hệ giữa bạn và tôi, giữa bạn và một người khác – mà là xã hội – nó được đặt nền tảng trên điều gì? Chắc chắn, không phải trên tình yêu, mặc dù chúng ta nói về nó. Nó không được đặt nền tảng trên tình yêu, bởi vì nếu có tình yêu sẽ có trật tự, sẽ có hòa bình, hạnh phúc giữa bạn và tôi. Nhưng trong sự liên hệ giữa bạn và tôi đó, có nhiều ý muốn xấu xa mà khoác vào hình thức của kính trọng. Nếu cả hai chúng ta đều bình đẳng trong suy nghĩ, trong cảm thấy, sẽ không có sự kính trọng, sẽ không có ý muốn xấu xa, bởi vì chúng ta sẽ là hai cá thể đang gặp gỡ, không phải như người học trò và người thầy, không phải như người chồng đang chi phối người vợ, cũng không phải như người vợ đang chi phối người chồng. Khi nào có ham muốn xấu xa có một ham muốn để chi phối mà đánh thức ghen tuông, tức giận, đam mê, tất cả điều đó trong sự liên hệ của chúng ta tạo ra sự xung đột liên tục mà từ đó chúng ta cố gắng tẩu thoát, và điều này tạo ra sự hỗn loạn thêm nữa, sự đau khổ thêm nữa.

Bây giờ, có liên quan đến những ý tưởng mà là thành phần của sự tồn tại của chúng ta; những niềm tin và những quan điểm, liệu chúng không đang gây biến dạng cho những cái trí của chúng ta hay sao? Dốt nát là trao những giá trị sai lầm cho những giá trị mà cái trí tạo tác, hay cho những sự vật mà bàn tay sản sinh. Hầu hết những suy nghĩ của chúng ta đều nảy sinh từ bản năng tự-phòng vệ, đúng chứ? Những ý tưởng của chúng ta, ồ, quá nhiều trong số chúng, liệu chúng không nhận được ý nghĩa sai lầm, ý nghĩa mà chúng không tự có trong chính chúng hay sao? Vì vậy, khi chúng ta tin tưởng bất kỳ hình thức nào – dầu là tôn giáo, kinh tế, hay xã hội – khi chúng ta tin tưởng Thượng đế, những ý tưởng, một hệ thống xã hội gây tách rời con người và con người, chủ nghĩa quốc gia và vân vân, chắc chắn chúng ta đang trao một ý nghĩa sai lầm cho niềm tin, mà thể hiện dốt nát, bởi vì niềm tin gây phân chia con người, không hợp nhất con người. Vì vậy chúng ta thấy rằng qua cách chúng ta sống, chúng ta có thể tạo ra trật tự hay hỗn loạn, hòa bình hay xung đột, hạnh phúc hay đau khổ.

Vì vậy vấn đề của chúng ta, đúng chứ, là liệu có thể có một xã hội cố định, và cùng lúc, một cá thể mà trong đó sự cách mạng liên tục đang xảy ra. Đó là, cách mạng xã hội phải bắt đầu bằng sự thay đổi thuộc tâm lý, phía bên trong của cá thể. Hầu hết chúng ta đều muốn thấy một thay đổi triệt để trong cấu trúc xã hội. Đó là toàn trận chiến đang xảy ra – tạo ra một cách mạng xã hội qua phương tiện cộng sản hay bất kỳ phương tiện nào khác. Bây giờ, nếu có một cách mạng xã hội, đó là một hành động liên quan đến cấu trúc phía bên ngoài của con người. Dầu cách mạng xã hội đó có lẽ triệt để đến chừng nào, chính bản chất của nó là cố định nếu không có cách mạng phía bên trong của cá thể, nếu không có sự thay đổi thuộc tâm lý. Vậy là, để sáng tạo một xã hội không-lặp lại, cũng không-cố định, cũng không-phân rã, một xã hội mà liên tục đang sống; thật cấp bách phải có một cách mạng trong cấu trúc thuộc tâm lý của cá thể, bởi vì nếu không có sự cách mạng thuộc tâm lý, phía bên trong; thuần túy thay đổi phía bên ngoài chẳng có ý nghĩa bao nhiêu. Đó là, xã hội luôn luôn đang trở thành đứng yên, cố định, và vì vậy luôn luôn đang phân rã. Dầu lập pháp có lẽ được truyền bá rộng rãi bao nhiêu và hiệu nghiệm bao nhiêu, xã hội luôn luôn ở trong tiến trình của sự phân rã bởi vì sự cách mạng phải xảy ra phía bên trong, không phải phía bên ngoài.

. . . Chúng ta thấy cấu trúc xã hội hiện nay ở Ấn độ, ở Châu âu, ở Mỹ, ở mọi vùng đất của thế giới, đang phân rã mau lẹ biết chừng nào; và chúng ta biết nó trong những sống riêng của chúng ta. Chúng ta có thể quan sát nó khi chúng ta dạo chơi ngoài đường phố. Chúng ta không cần những người lịch sử vĩ đại chỉ bảo cho chúng ta sự kiện rằng xã hội của chúng ta đang vỡ vụn; và phải có những người kiến trúc mới, những người xây dựng mới, để sáng tạo một xã hội mới mẻ. Cấu trúc phải được xây dựng trên một nền tảng mới mẻ, trên những sự thật và những giá trị được khám phá mới mẻ. Những người kiến trúc như thế vẫn chưa hiện diện. Không có những người xây dựng, không một người nào mà, đang nhìn ngắm, đang trở nên nhận biết được sự kiện rằng cấu trúc đang sụp đổ, đang tự-thay đổi chính họ thành những người kiến trúc. Đó là vấn đề của chúng ta. Chúng ta thấy xã hội đang vỡ vụn, đang phân rã; và chính chúng ta, bạn và tôi, phải là những người kiến trúc. Bạn và tôi phải khám phá lại những giá trị và sáng tạo trên một nền tảng vĩnh cửu, cơ bản; bởi vì, nếu chúng ta nương nhờ những người kiến trúc chuyên nghiệp, những người xây dựng tôn giáo và chính trị, chúng ta sẽ ở chính xác cùng vị trí như trước kia . . .

Tại sao xã hội đang vỡ vụn, đang sụp đổ, như chắc chắn hiện nay nó xảy ra? Một trong những lý do cơ bản là rằng cá thể, bạn, đã không còn sáng tạo. Tôi sẽ giải thích tôi có ý gì. Bạn và tôi đã trở thành người bắt chước, chúng ta đang sao chép, phía bên ngoài và phía bên trong. Phía bên ngoài, khi học một phương pháp kỹ thuật, khi truyền đạt với nhau trên mức độ từ ngữ, tự nhiên phải có sự bắt chước, sự sao chép nào đó. Tôi bắt chước những từ ngữ. Muốn trở thành một kỹ sư, trước hết tôi phải học một phương pháp kỹ thuật, tiếp theo sử dụng phương pháp đó để xây dựng một cây cầu. Phải có một lượng nào đó của bắt chước, sao chép trong phương pháp kỹ thuật phía bên ngoài, nhưng khi có sự bắt chước thuộc tâm lý, phía bên trong, chắc chắn chúng ta không còn sáng tạo. Giáo dục của chúng ta, cấu trúc xã hội của chúng ta, sống tạm gọi là tôn giáo của chúng ta, tất cả đều được đặt nền tảng trên sự bắt chước; đó là, tôi khớp vào một khuôn mẫu tôn giáo hay xã hội đặc biệt, tôi đã không còn là một cá thể thực sự; thuộc tâm lý, tôi đã trở thành một bộ máy hoàn toàn lặp lại cùng những phản ứng bị quy định nào đó, dầu rằng của Ấn giáo, Thiên chúa giáo, Phật giáo, người Đức, hay người Anh. Những phản ứng của chúng ta bị quy định tùy theo khuôn mẫu của xã hội, dù nó ở phương Đông hay phương Tây, tôn giáo hay duy vật. Vì vậy, một trong những nguyên nhân cơ bản của sự phân rã xã hội là sự bắt chước, và một trong những nhân tố gây phân rã là người lãnh đạo, mà chính bản thể của người đó là sự bắt chước.

Với mục đích hiểu rõ bản chất của một xã hội đang phân rã, rất quan trọng phải tìm hiểu liệu bạn và tôi, cá thể, có thể sáng tạo? Chúng ta có thể thấy rằng khi có sự bắt chước phải có sự phân rã; khi có uy quyền phải có sự sao chép. Và, bởi vì toàn cấu trúc giả tạo thuộc tâm lý, thuộc tinh thần của chúng ta đều được đặt nền tảng trên uy quyền, phải có sự tự do khỏi uy quyền để sáng tạo. Bạn không nhận thấy rằng trong những khoảnh khắc của sáng tạo, những khoảnh khắc khá hạnh phúc đó của sự quan tâm tột đỉnh, không có ý thức của lặp lại, hay sao? Những khoảnh khắc đó luôn luôn mới mẻ, trong sáng, sáng tạo, hạnh phúc. Vậy là, chúng ta thấy rằng một trong những nguyên nhân cơ bản của sự phân rã xã hội là sự bắt chước, mà là sự tôn thờ uy quyền.

Tự do Đầu tiên và Cuối cùng

T

rách nhiệm của cá thể là không đối với xã hội, nhưng có đối với anh ấy. Và nếu anh ấy có trách nhiêm đối với anh ấy, anh ấy sẽ hành động vào xã hội.

. . . nếu không có một thay đổi của cá thể, xã hội trở thành một gánh nặng quá sức, một tiếp tục vô-trách nhiệm trong đó cá thể chỉ là một bộ phận nhỏ nhoi.

Có một khuynh hướng rõ rệt khi suy nghĩ rằng cá thể chẳng quan trọng bao nhiêu trong xã hội hiện đại, và mọi thứ phải được thực hiện để kiểm soát cá thể, để đúc khuôn sự suy nghĩ của anh ấy – qua sự tuyên truyền, qua những luật lệ, qua vô số phương tiện của truyền thông đại chúng. Chính cá thể thắc mắc liệu anh ấy có thể làm gì trong một xã hội quá nặng nề, mà đè nặng anh ấy bằng một trọng lượng của một hòn núi, và anh ấy cảm thấy hoàn toàn tuyệt vọng. Bị đối diện bởi khối lượng này của hỗn loạn, thoái hóa, chiến tranh, đói khát, và đau khổ, tự nhiên cá thể phải đặt ra cho anh ấy câu hỏi này, ‘Tôi có thể làm gì?’ Và tôi nghĩ đáp án cho câu hỏi này là anh ấy không thể làm gì cả, mà là một sự thật rõ ràng. Anh ấy không thể ngăn cản một chiến tranh, anh ấy không thể giải quyết sự đói khát, anh ấy không thể giúp đỡ một người cố chấp tôn giáo, hay chặn đứng tiến trình lịch sử của chủ nghĩa quốc gia, cùng tất cả những xung đột của nó.

Vì vậy, tôi nghĩ đưa ra một câu hỏi như thế bị sai lầm từ cơ bản. Trách nhiệm của cá thể không phải đối với xã hội, nhưng đối với chính anh ấy. Và nếu anh ấy chịu trách nhiệm đối với chính anh ấy, anh ấy sẽ hành động vào xã hội – nhưng không phải cách ngược lại. Chắc chắn, cá thể không thể làm bất kỳ điều gì cho sự hỗn loạn của xã hội này, nhưng khi anh ấy bắt đầu khai quang sự hỗn loạn riêng của anh ấy, sự tự-mâu thuẫn của anh ấy, sự bạo lực và những sợ hãi riêng của anh ấy, vậy thì một cá thể như thế có một quan trọng lạ thường trong xã hội. Tôi nghĩ chẳng có bao nhiêu người trong chúng ta nhận ra điều này. Bởi vì thấy rằng chúng ta không thể làm bất kỳ điều gì trên một kích cỡ thế giới, luôn luôn chúng ta không làm gì cả, mà thực sự là một tẩu thoát khỏi hành động phía bên trong chính người ta mà sẽ sáng tạo một thay đổi cơ bản.

Vì vậy, tôi đang nói với bạn như một cá thể với một cá thể khác. Chúng ta không đang truyền đạt với nhau như những người Ấn độ hay những người Mỹ hay những người Nga hay như những người Trung quốc, cũng không phải như những thành viên của bất kỳ nhóm người đặc biệt nào. Chúng ta đang nói về những sự việc như hai con người, không phải như một người không-chuyên môn và một người chuyên môn. Nếu điều đó rõ ràng cho chúng ta, chúng ta có thể tiếp tục.

Chắc chắn, cá thể có sự quan trọng lạ thường trong xã hội bởi vì chính cá thể mới có thể hoạt động sáng tạo, không phải tập thể – và lát nữa tôi sẽ giải thích tôi có ý gì qua từ ngữ sáng tạo.Nếu bạn thấy sự kiện này, vậy thì bạn cũng sẽ nhận ra bạn là gì trong chính bạn có sự quan trọng lạ thường. Khả năng suy nghĩ, vận hành của bạn, cùng tổng thể, cùng một hòa hợp trong đó không có tự-mâu thuẫn – điều này có ý nghĩa lạ thường.

Chúng ta thấy rằng nếu phải có bất kỳ sự thay đổi thực sự nào trong thế giới – và phảicó một thay đổi thực sự – vậy thì bạn và tôi như những cá thể sẽ phải tự-thay đổi chính chúng ta. Nếu không có một thay đổi cơ bản trong mỗi người chúng ta, sống trở thành một sao chép liên tục, cuối cùng dẫn đến sự nhàm chán, sự thất vọng, và tuyệt vọng.

New Delhi, nói chuyện trước công chúng lần thứ tư

Ngày 18 tháng 2 năm 1959

Tuyển tập những Lời giảng



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/12/2017(Xem: 136495)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
08/12/2017(Xem: 18583)
Những pháp thoại trong tác phẩm này là những lời dạy tiêu biểu truyền cảm hứng phi thường mà Lama Yeshe và Lama Zopa Rinpoche đã thuyết giảng tại nhiểu thời điểm. Các pháp thoại này là những gì truyền cảm hứng cho nhiều học trò của họ, như tôi, để buông xả những gì chúng ta đang làm và hiến dâng trọn đời mình đi theo các vị Lama[1]. Khi Rinpoche nói “mỗi người chúng ta cần nghỉ như vậy: tất cả chúng sanh đều vô cùng tử tế với tôi trong quá khứ, họ tử tế với tôi trong hiện tại, và họ sẽ tiếp tục tử tế với tôi trong tương lai. Họ là cánh đồng mà trong đó tôi nhận được tất cả hạnh phúc của mình—quá khứ, hiện tại và tương lai; tất cả các tài đức hoàn hảo của tôi đều xuất phát từ những chúng sanh khác. Do vậy, tôi phải chứng đạt giác ngộ. Chỉ tìm kiếm hạnh phúc miên viễn cho riêng tôi, không mang lại hạnh phúc cho những chúng sanh khác, từ bỏ những chúng sanh khác,không quan tâm đến hạnh phúc của họ, là rất ích kỉ. Do đó, tôi phải chứng đạt giác ngộ, hạnh phúc cao cả nhất, để
09/01/2017(Xem: 10254)
Phật pháp tại thế gian, chẳng thể lìa thế gian mà có. Thế nên biết, người muốn ngộ được lẽ thật của muôn pháp, cũng phải từ muôn pháp mà ngộ, muốn nhận rõ Bản tâm chân thườngcũng phải từ chiếc thân tứ đại vô thường mà nhận.
08/01/2017(Xem: 11509)
Phật pháp tại thế gian, chẳng thể lìa thế gian mà có. Thế nên biết, người muốn ngộ được lẽ thật của muôn pháp, cũng phải từ muôn pháp mà ngộ, muốn nhận rõ Bản tâm chân thường cũng phải từ chiếc thân tứ đại vô thường mà nhận.
07/01/2017(Xem: 12032)
Phật pháp tại thế gian, chẳng thể lìa thế gian mà có. Thế nên biết, người muốn ngộ được lẽ thật của muôn pháp, cũng phải từ muôn pháp mà ngộ, muốn nhận rõ Bản tâm chân thường cũng phải từ chiếc thân tứ đại vô thường mà nhận.
27/12/2016(Xem: 14305)
Lịch sử là bài học kinh nghiệm luôn luôn có giá trị đối với mọi tư duy, nhận thức và hành hoạt trong đời sống của con người. Không có lịch sử con người sẽ không bao giờ lớn khôn, vì sao? Vì không có lịch sử thì không có sự trải nghiệm. Không có sự trải nghiệm thì không có kinh nghiệm để lớn khôn.
25/12/2016(Xem: 6008)
Theo các nhà nghiên cứu Phật học thì Đức Phật Thích ca đã dùng tiếng Magadhi để thuyết Pháp. Tiếng Magadhi là ngôn ngữ thuộc xứ Magadha ở vùng trung lưu sông Ganges (Hằng hà). Rất nhiều sắc lệnh của Đại đế Asoka được khắc trên các tảng đá lớn và các cây cột lớn được tìm thấy có thể cho chúng ta biết một phần nào về ngôn ngữ mà Đức Phật đã nói như thế nào.
22/12/2016(Xem: 28285)
Tất cả chúng ta đều biết rằng lời Phật dạy trong 45 năm, sau khi Ngài đắc đạo dưới cội cây Bồ Đề tại Gaya ở Ấn Độ, đã để lại cho chúng ta một gia tài tâm linh đồ sộ qua khẩu truyền cũng như bằng văn tự. Kể từ đó đến nay, con Người vĩ đại ấy và giáo lý thậm thâm vi diệu của Ngài đã vượt ra khỏi không gian của xứ Ấn và thời gian trải dài suốt 26 thế kỷ từ Á sang Âu, từ Âu sang Mỹ, từ Mỹ sang Úc, Phi Châu v.v… Như vậy đủ để cho chúng ta thấy rằng giáo lý ấy đã khế hợp với căn cơ của mọi người, dầu tu theo truyền thống Nam truyền hay Bắc truyền và ngay cả Kim Cang Thừa đi nữa cũng là những cổ xe đang chuyên chở mọi người đi đến con đường giải thoát của sanh tử luân hồi.
20/12/2016(Xem: 15407)
Đức Phật xuất hiện ở đời vì hạnh phúc chư thiên và loài người. Sau 49 năm thuyết pháp, độ sinh, ngài đã để lại cho chúng ta vô số pháp môn tu tập tùy theo căn cơ của mỗi người nhằm chuyển hóa nỗi khổ và niềm đau, mang lại hạnh phúc an vui, giải thoát, niết bàn. Chỉ xét riêng thánh quả Dự Lưu (Tu Đà Hườn), trong kinh điển Nikaya (Pali) Thế Tôn và ngài Xá Lợi Phất chỉ ra hơn năm cách[i] khác nhau tùy theo hoàn cảnh và sở trường của hành giả xuất gia cũng như tại gia để chứng đắc thánh quả đầu tiên này trong bốn thánh quả. Trong những cách này, cách dễ nhất, căn bản nhất, phổ quát nhất và hợp với đại đa số chúng đệ tử nhất
16/07/2016(Xem: 12768)
Nếu trang phục truyền thống của một dân tộc hay quốc gia biểu đạt bản sắc văn hóa về y phục của dân tộc hay quốc gia đó, thì pháp phục Phật giáo thể hiện bản sắc đặc thù, khác hẳn với và vượt lên trên các quốc phục và thường phục của người đời, dù ở phạm vi dân tộc hay quốc gia. Lễ phục tôn giáo nói chung và pháp phục Phật giáo nói riêng thể hiện tình trạng tôn giáo và xã hội (social and religious status), được sử dụng trong hai hình thức, mặc trong sinh hoạt thường nhật và mặc trong các nghi lễ tôn giáo, nói chung các dịp đặc biệt.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]