Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

10 phương thức chánh niệm khi tham gia các mạng xã hội

20/02/201206:43(Xem: 7479)
10 phương thức chánh niệm khi tham gia các mạng xã hội
10 phương thức chánh niệm
khi tham gia các mạng xã hội

LORI DESCHENE – MINH NGUYÊN Dịch

Trong những năm gần đây, cùng với sựphát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, sự phổ biến của phương tiệntruyền thông internet, các trang mạng xã hội - nơi giao lưu, chia sẻ của mọingười, nhất là giới trẻ - ngày càng nở rộ. Trong đó, phổ biến và nổi tiếng nhấtlà trang Facebook và trang Twitter, gần đây xuất hiện thêm trang Google Plus(Google +). Đấy là chưa kể đến các diễn đàn, các trang mạng xã hội chỉ đơnthuần chia sẻ về hình ảnh, hoặc video clip, và các trang blog cá nhân...

Nói chung, các trang mạng xã hội đã tạo điều kiện thuận lợi cho mọi ngườichia sẻ những tâm tư, tình cảm, cập nhật những thông tin sinh hoạt của cá nhân,chia sẻ hình ảnh, video, kiến thức, quan điểm… đến với bạn bè, người thân vànhiều người khác thông qua mạng lưới liên kết tuyệt vời do các nhà mạng cungcấp. Nhờ các trang mạng xã hội mà nhiều người tìm được niềm vui trong cuộcsống, tìm được bạn bè, thậm chí tìm được người bạn đời, hoặc người tri âm trikỷ cho mình… Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có không ít người gánh chịu phiền lụykhi tham gia các trang mạng xã hội, hoặc giết hầu hết thời gian trong ngày củacá nhân để rồi bỏ bê công việc, không hoàn thành trách nhiệm, hoặc có ngườibuồn khổ, sầu bi vì những vấn đề “ảo”… Thậm chí có người sử dụng các trang mạngxã hội để phát tán những tài liệu, những thông tin, hình ảnh không lành mạnh.

Có thể nói, các trang mạng xã hội như một con dao hai lưỡi, nếu sử dụngđúng cách thì nó sẽ đem lại lợi ích rất nhiều, nếu không biết sử dụng thì nócũng gây hại không ít. Để nâng cao hiệu quả và phát huy tính tích cực, thế mạnhkhi sử dụng, tham gia các trang mạng xã hội, Lori Deschene - người sáng lậptrang web Tinybuddha.com và cũng là chủ sở hữu của tài khoản @TinyBuddha trên trangTwitter - đã đưa ra mười phương thức để sử dụng các trang mạng xã hội một cáchcó chánh niệm. Sau đây là nội dung của mười phương thức ấy.

1. Tự biết những chủ ý của mình

Có bảy yếu tố tâm lý mà chúng ta cần phải luôn ghi nhớ trong lòng khiđăng nhập vào các trang mạng xã hội, đó là sự hàm ơn, chú ý, tán thành, đánhgiá đúng, ca ngợi, tự tin và quán xét toàn diện. Trước khi chúng ta đăng tảithông tin gì đó lên mạng, chúng ta phải tự hỏi chính mình: Có phải mình đangmuốn được mọi người biết đến, đang muốn mọi người thừa nhận? Có phải là cónhiều thứ hơn nữa mà mình có thể làm để đạt được nhu cầu đó?

2. Hãy thể hiện một cách trung thực về bản thân

Trong thời đại của sự quảng bá thương hiệu cá nhân này, hầu hết chúng tađều có một vị thế mà chúng ta muốn phát triển hoặc duy trì. Những thông tinđăng tải có chịu sự thúc đẩy của tự ngã thường nhắm vào một vấn đề gì đó; tínhtrung thực thì xuất phát từ trái tim. Hãy bàn về những điều thực sự quan trọngvới bạn. Nếu bạn cần lời khuyên hoặc hỗ trợ thì mạnh dạn nêu lên. Chúng ta sẽdễ dàng thể hiện bản thân hơn khi chúng ta trung thực với chính mình.

3. Tự hỏi chính mình trước khi đăng thông tin

Nếu bạn dự định đăng tải gì đó, bạn phải luôn tự hỏi: Nó có đúng không?Nó có cần thiết không? Nó có phù hợp không?

Đôi khi chúng ta đăng tải những tư tưởng mà chúng ta không hề nghĩ đếnvấn đề là liệu những tư tưởng ấy có thể tác động đến toàn bộ khán, thính, độcgiả của mình như thế nào. Chúng ta dễ dàng quên đi số lượng bạn bè đang đọcnhững thông tin đăng tải của mình. Hai trăm người có thể trở thành một đám đôngkhi họ hiện diện bằng xương bằng thịt, nhưng trên mạng internet thì con số ấydường như không đáng kể. Cho nên trước khi bạn chia sẻ, hãy tự hỏi: Thứ mìnhchia sẻ đây có thể gây hại cho ai không?

4. Thỉnh thoảng đăng tải những thông tin về lòng tốt

Tôi thường tự hỏi khi tôi đăng nhập vào mạng Twitter: “Hôm nay tôi có thểlàm gì để giúp đỡ hay hỗ trợ các bạn?”. Sử dụng các trang mạng xã hội là mộtcách đơn giản để ban tặng mà không mong đợi đáp trả lại điều gì cả. Thông quacách tiếp cận để giúp đỡ một người lạ, bạn tạo ra khả năng kết nối mang tính cánhân với những người đang theo dõi mà bạn có, nếu không thì bạn chỉ biết mộtcách sơ sài.

5. Trải nghiệm bây giờ, về sau mới chia sẻ

Có một tình trạng phổ biến là mọi người chụp ảnh với điện thoại cá nhânvà tải nó lên Facebook hoặc gửi email cho một người bạn liền sau đó. Điều nàykhiến cho sự trải nghiệm tại một thời điểm của cá nhân và sự chia sẻ chồng chéolên nhau. Việc làm này còn giảm thiểu sự thân mật, bởi vì toàn bộ những ngườitheo dõi bạn tham gia vào những cuộc hẹn hoặc những cuộc hội ngộ của bạn trongthời gian thực. Như việc chúng ta muốn giảm thiểu các đoạn độc thoại trong tâmđể chúng ta tiếp xúc trọn vẹn với thực tại hiện tiền, chúng ta cũng có thể làmtương tự với sự tường thuật bằng các thiết bị kỹ thuật số của mình.

6. Năng động nhưng không phản ứng lại

Bạn có thể nhận email cập nhật thông tin bất cứ khi nào có hoạt động diễnra trên một trong những tài khoản của bạn ở các trang mạng xã hội, hoặc bạn cóthể thiết lập cho điện thoại di động của bạn cung cấp những lời thông báo. Điềunày buộc bạn phải dành nhiều thời gian để phản hồi trở lại trong suốt cả ngày,dù cho bạn có muốn hay không. Có một cách tiếp cận khác là chúng ta chọn thờiđiểm để tham gia cuộc đàm luận, và sử dụng thời gian lúc mình không đăng nhậpvào các trang mạng xã hội để lựa chọn những giá trị mà ta có thể đem đến chomọi người.

7. Hãy phản hồi với tất cả sự chú tâm

Mọi người thường chia sẻ những đường liên kết mà không thực sự đọc nhữngthông tin đó, hoặc đưa ra những lời bàn về các thông tin đăng tải khi họ chỉnhìn lướt qua chúng. Nếu món quà lớn nhất mà chúng ta có thể trao tặng cho mộtai đó là sự chú ý của mình, thì các trang mạng xã hội cho phép chúng ta trởthành một người vô cùng tốt bụng. Chúng ta có thể không đủ sức để phản hồi lạitất cả mọi người, nhưng hãy phản hồi một cách cẩn trọng để có thể tạo ra sựkhác biệt.

8. Hạn chế sử dụng mạng xã hội thông qua các thiết bị điện tử di động

Trong năm 2009, Trung tâm nghiên cứu Pew phát hiện ra rằng, có 43% ngườidùng điện thoại di động truy cập vào mạng lưới internet trên thiết bị của họnhiều lần trong ngày. Đó là điều mà cựu nhân viên Microsoft, Linda, đã nói đếnnhư là "sự chú tâm khoái chí liên tục" - khi bạn thường xuyên đăngnhập vào các mạng xã hội để chắc chắn rằng bạn không bỏ lỡ bất cứ điều gì. Nếubạn quyết định hạn chế truy cập internet thông qua điện thoại di động, bạn cóthể bỏ lỡ cơ hội trực tuyến (online), nhưng bạn sẽ không bỏ lỡ những thứ phíatrước bạn.

9. Tập bỏ qua

Có thể không tử tế lắm khi không để tâm đến một số thông tin hay sự chiasẻ nào đó, nhưng chúng ta cần thời gian nghỉ ngơi để tử tế với chính mình. Nêntự cho phép mình để cho những gì thuộc về ngày hôm qua thì cho chúng trôi quađi. Theo cách này, bạn sẽ không cần phải "bắt kịp" tất cả những thôngtin cập nhật trên mạng xã hội khi mà chúng đã trôi qua, thay vào đó là sự toàntâm toàn ý vào những cuộc đàm luận hôm nay.

10. Hãy vui thích với các trang mạng xã hội

Đấy chỉ là những gợi ý để cảm nhận sự có mặt trong giây phút hiện tại vàcó chủ tâm khi sử dụng các trang mạng xã hội, nhưng chúng không phải là quy tắccứng nhắc và cố định. Hãy làm theo những bản tính tự nhiên của riêng bạn và vuichơi với mạng xã hội. Nếu bạn sống có chánh niệm khi bạn ngắt kết nối với thếgiới công nghệ, bạn sẽ có tất cả những công cụ bạn cần để có được sự chánh niệmkhi bạn trực tuyến.

(TheoTricycle Magazine, số mùa Đông năm 2011)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31/10/2022(Xem: 15863)
SOTAPATTI, quả vị Dự lưu, là cấp bậc đầu tiên trong bốn cấp bậc giác ngộ được đề cập trong Phật giáo Sơ kỳ. Tên gọi của quả vị nầy là từ ý nghĩa của một hành giả nhập vào dòng chảy không thối chuyển (sotāpanna, thánh Dự lưu) đưa đến giải thoát hoàn toàn. Dòng chảy nầy chính là đường thánh tám chi (Bát chi Thánh đạo, SN 55:5, kinh Sāriputta), là dòng sông hướng đến Niết-bàn cũng giống như sông Hằng chảy ra biển cả (SN 45:91, kinh Phương đông). Thời gian cần thiết để dòng sông nầy tiến đến mục tiêu tối hậu là tối đa bảy kiếp sống, không kiếp nào tái sinh trong cõi giới thấp hơn cõi người (SN 55:8, kinh Giảng đường bằng gạch).
29/10/2022(Xem: 9975)
Nhận tin nhắn trễ trên Viber sau khi đã ra khỏi nhà, và mãi đến trưa con mới trở về nên con chỉ nghe lại bài phỏng vấn này do TT Thích Nguyên Tạng có nhã ý cho chúng đệ tử học hỏi thêm giáo lý Phật Pháp trước khi Ngài trở về trú xứ Hoa Kỳ sau 3 tuần tham dự Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư và Lễ Mừng 32 năm Khai Sơn Tu Viện Quảng Đức, vào trước giờ có pháp thoại của Tổng Vụ Hoằng Pháp và Giáo Dục của Giáo Hội Úc Châu cùng ngày. Tuy nhiên với sự ngưỡng mộ của con đối với bậc cao tăng trí tuệ viên minh, diệu huyền thông đạt như Ngài, mà những lời Ngài trình bày qua những kinh nghiệm tu chứng hành trì, hạnh giải tương ưng thu thập được trong suốt hơn 46 năm qua đã khiến con phấn chấn tu tập hơn, hầu đạt được mục đích tối cao mà Đức Phật đã truyền trao nên con đã nghe lại đôi lần vào hôm nay để có thể uống được cam lồ qua những lời đáp trao đổi Phật Pháp. Thành kính tri ân TT Thích Nguyên Tạng và HT Thích Đồng Trí và kính xin phép cho con chia sẻ lại những gì con đã học được.
13/07/2022(Xem: 11534)
Phải nói là khi nhận được tin TT Giảng Sư Thích Nguyên Tạng sẽ có bài pháp thoại giảng tại Thiền Lâm Pháp Bảo hôm nay (12/7/2022) lại vừa nghe tin tức mưa lớn và lụt tràn về Sydney mấy ngày qua, thế mà khi nhìn vào màn ảnh livestream lại thấy khuôn viên thiền môn trang nghiêm thanh tịnh quá, dường như thời tiết khí hậu chẳng hề lay động đến nơi chốn này, nơi đang tập trung những người con cầu tiến muốn hướng về một mục đích mà Đức Phật hằng mong chúng ta đạt đến : Vô Sanh để thoát khỏi vòng sinh tử .
15/06/2022(Xem: 10328)
Tôi thật chưa tìm ra cuốn nào như cuốn này, tác giả viết từ những năm 50s, hữu duyên được dịch ra tiếng Việt vào những năm 80s… Tìm lại được bản thảo sau khoảng 33 năm (2021). Tốn thêm một năm hiệu đính trên đường ta bà, gọt dũa lại.
01/02/2022(Xem: 6806)
Với sự xuất hiện của virus SARS-CoV2 ở Vũ Hán - Trung quốc cuối năm 2019, và tiếp theo sau là sự lây lan rộng khắp thành một đại dịch toàn cầu, các tổ chức Phật giáo đã ra tay hành động khắp nơi trên thế giới. Đáp ứng của Phật giáo rất đa dạng, phản ảnh sự khác biệt giữa các tông phái và các nền văn hóa, tuy nhiên họ đã hội tụ quanh những chủ đề chung theo những tiền lệ đã được ghi sâu trong lịch sử. Một ví dụ về sáng kiến gần đây là dự án “ Làm Phẳng Đường Cong” do Hội Từ Tế ( Tzu Chi Foundation ) Chi Nhánh Hoa Kỳ công bố - đây là một Tổ chức nhân đạo Phật giáo khổng lồ đặt trụ sở trung ương tại Đài-loan, có trên 10 triệu hội viên và 45 chi nhánh khắp thế giới. Trong một thông cáo báo chí vào đầu tháng 4 , Hội Từ Tế Hoa Kỳ tuyên bố rằng họ sẽ phân phối hằng triệu khẩu trang và dụng cụ y tế cho các nhân viên y tế làm việc ở tuyến đầu, và khởi động một chương trình hỗ trợ cho những người chịu tác động của đại dịch về mặt kinh tế xã hội. Những sáng kiến ấy ở Hoa kỳ bổ sung cho
01/02/2022(Xem: 37066)
48 Đại Nguyện của Đức Phật A Di Đà (loạt bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng trong mùa dịch cúm Covid-19)
01/02/2022(Xem: 18983)
Nằm trong khuôn khổ của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) 2014 tại Davos (Thụy Sĩ) vào tháng 1 vừa qua, chương trình trò chuyện với các nhân vật nổi tiếng không hoạt động trong lĩnh vực tài chính, có quan điểm về một cuộc sống hạnh phúc mà không phụ thuộc quá nhiều vào tiền bạc và quyền lực cũng đã diễn ra.
24/12/2021(Xem: 4717)
Việc thẳng tiến bước trên con đường đạo lý thanh cao hầu đạt đến chân lý hạnh phúc chẳng khác nào bơi ngược dòng đời là một vấn đề xuyên suốt quá trình phát triển của nhân loại. Sự tác động lẫn nhau giữa thiện và ác, chính và tà định hình số phận của các cá nhân và xã hội theo các chu kỳ, có thể biết được và không nhìn thấy. Các vị triết gia và nhà tư tưởng đã cân nhắc không chỉ điều gì tạo nên những chất đạo đức thanh cao mà còn cả những trợ duyên tác động nó. Đạo đức nhân văn là ngành học nghiên cứu các nguyên tắc đạo đức chi phối hành vi hoặc cách cư xử của mỗi cá nhân, và nó cũng là mảng kiến thức liên quan đến các nguyên tắc đạo đức.
05/12/2021(Xem: 6305)
Khi đặt lợi ích của người khác lên hàng đầu, chúng ta thiết lập các kết nối sâu sắc, và giúp những người xung quanh tránh bị kiệt sức.
17/11/2021(Xem: 25751)
Nghiệp, phổ thông được hiểu là quy luật nhân quả. Nhân quả cũng chỉ là mối quan hệ về tồn tại và tác dụng của các hiện tượng tâm và vật trong phạm vi thường nghiệm. Lý tính của tất cả mọi tồn tại được Phật chỉ điểm là lý tính duyên khởi.266F[1] Lý tính duyên khởi được nhận thức trên hai trình độ khác nhau. Trong trình độ thông tục của nhận thức thường nghiệm, quan hệ duyên khởi là quan hệ nhân quả. Chân lý của thực tại trong trình độ này được gọi là tục đế, nó có tính quy ước, lệ thuộc mô hình cấu trúc của các căn hay quan năng nhận thức. Nhận thức về sự vật và môi trường chung quanh chắc chắn loài người không giống loài vật. Trong loài người, bối cảnh thiên nhiên và xã hội tạo thành những truyền thống tư duy khác nhau, rồi những dị biệt này dẫn đến chiến tranh tôn giáo.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]