Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Những giá trị sống trong một viễn cảnh Phật giáo

21/09/201006:27(Xem: 4699)
Những giá trị sống trong một viễn cảnh Phật giáo
Xã hội hôm nay đã được cải thiện rất nhiều về phương diện vật chất, nhưng những giá trị hạnh phúc của con người thì không theo đó mà thăng tiến. Đời sống xã hội hiện tại đang phải đối mặt với nhiều vấn nạn về đạo đức, môi trường sinh thái… và đang rất cần một giải pháp.

Trong truyền thống dân tộc, với lịch sử gắn bó lâu đời, đạo Phật sẽ giới thiệu hướng đi nào trong việc thiết định các giá trị sống phù hợp với hôm nay?

Một xã hội quan niệm giá trị sống như thế nào sẽ được định hình và tiến bộ theo những giá trị đó. Chúng ta thấy rằng nhiều xã hội trong thế kỷ XX quan niệm giá trị sống là sự thành công về mặt vật chất, hưởng thụđược nhiều về mặt vật chất, và do đó định hình thành cái mà chúng ta đãtừng gọi là xã hội tiêu thụ với sự nảy sinh của các cuộc khủng hoảng đạo đức, môi sinh, xã hội…

Trong khi đó, khoa học tự nhiên lại không liên hệ gì đến vấn đề này. Ýkiến của nhà khoa học và cũng là nhà sư Phật giáo Matthieu Ricard trong cuộc đối thoại với GS. Trịnh Xuân Thuận: “Thế nhưng các ngành khoa học tự nhiên lại tỏ ra bất lực không giải đáp được những cơ bản củanhân sinh. Sự bất lực cũng không có gì đáng trách, bởi lẽ những ngành khoa học đó không bao giờ đề ra mục đích giúp chúng ta tìm kiếm hạnh phúc hay tạo ra hòa bình xung quanh chúng ta. Các ngành khoa học cơ bản của khoa học tự nhiên chỉ có mục đích mô tả và tìm hiểu tự nhiên.

Tuy ý định đó là đáng khen, thế nhưng ngiên cứu hóa học các vì sao hay phân loại côn trùng không thể có ý nghĩa quan trọng bằng những vấn đề cơ bản nhất của nhân sinh. Nếu chúng ta xét những giây phút có ý nghĩa nhất của đời mình, thì chúng ta phải nói tới tình yêu, tình bạn, tình thương, niềm vui của sự sống, vẻ đẹp của thiên nhiên, niềm vui nội tâm, tình thương đồng loại…Nói chung khoa học không có tiếng nói trong những vấn đề như vậy”. (NSGN số 72)

Chúng ta cũng biết Đức Phật, một con người đã trở thành hoàn hảo, toàn thiện và toàn diện, một con người trọn vẹn Bi Trí Dũng. Như thế Ngài đã thành tựu những giá trị sống là hạnh phúc, bình an, trí tuệ, từ bi, trong sạch, vĩnh viễn hết khổ, không sợ hãi, sống vì hạnh phúc cho mọi người… mà trong kinh điển nói là muôn hạnh muôn đức.

Chỉ lấy một đoạn trong phẩm Bồ Tát hạnhcủa kinh Duy Ma Cật, nói về ‘Bồ tát (người hướng đến sự toàn thiện và toàn diện củachính mình và những người khác) chẳng hết hữu vi’.

Đoạn kinh ấy nêu ra những phẩm tính, hay những đức hạnh, hay những giá trị sống của một con người tiến bộ đến chỗ hoàn hảo: “Không rời đại từ, không bỏ đại bi, phát khởi tâm sâu xa không hề xao lãng, trí tuệrốt ráo, giáo hóa không bao giờ biết mỏi mệt, thường nhớ và làm theo bốthí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự, không tiếc tánh mạng mà giữ gìn chánh pháp, tâm trí an trụ thường hướng về người khác, không biếng nhác, khôngkeo kiệt, nỗ lực phụng sự, không sợ hãi, với vinh nhục không mừng lo, không khinh người, kính trọng nguời, cứu vớt bảo bọc những người yếu đuối, thực hành những điều lành không có giới hạn, lấy những sự trang nghiêm của cõi Tịnh độ mà xây dựng cho cõi nước mình; bố thí vô hạn; trừbỏ mọi cái xấu và làm sạch thân khẩu ý; sanh tử vô số kiếp mà ý chí dũng liệt; gánh vác chúng sinh làm cho vĩnh viễn giải thoát; đại tinh tấn; ít ham muốn biết vừa đủ mà chẳng bỏ việc đời; dẫn dắt người khác; từ bi hỷ xả…”

Chúng ta có thể nói rằng ở đời này, có bao nhiêu lý tưởng sống, bao nhiêu gia trị sống, bao nhiêu đức tính cho một con người hoàn hảo thì chúng ta đều được tìm thấy trong những giáo lý mà Đức Phật đã dạy. Và những giá trị sống ấy đã trải qua và tồn tại trong làn sóng văn minh nông nghiệp thứ nhất thời Đức Phật, đến làn sóng văn minh công nghiệp thứ hai, và bây giờ là làn sóng văn minh hậu công nghiệp thứ ba, với sự kiện là hiện giờ người dân Âu – Mỹ càng ngày càng tìm đến Phật giáo như một giải pháp cho cuộc đời hiện đại của họ.

Nhưng những giá trị sống, hay những đức tính của một con người đang tiến bộ đến chỗ tự hoàn thiện, đặt căn bản trên quy luật khách quan nào không và đem lại những kết quả ra sao ?

Thứ nhất, theo đạo Phật, những giá trị sống ấy đặt căn bản trên định luật nhân quả, nghĩa là nếu chúng ta sống theo những giá trị sống ấy thìchúng không mất đi, không vô cớ biến thành ra một cái khác vô bổ và chúng có kết quả trên toàn bộ con người của chúng ta (cả hai mặt thân vàtâm). Chẳng hạn chúng ta gieo trồng một lý tưởng sống là bố thí, hiến tặng, chia sẻ thì nó không thể có kết quả ngược lại về mặt thân là chúngta sẽ chịu kết quả nghèo túng và về mặt tâm là chúng ta càng trở nên keo kiệt.

Hoặc chúng ta thực hành để loại trừ tính khí nóng giận của mình mà nólại ra kết quả ngược lại là càng ngày càng nóng giận hơn, chỉ trừ thực hành sai! Nếu chúng ta sống theo không sát hại, bất bạo động thì theo định luật nhân quả, về thân chúng ta có thêm thọ mạng, về tâm chúng ta có thêm từ bi, và không thể ngược lại. Như vậy, chính định luật nhân quảlàm cho một giá trị sống thành ra giá trị, vì nó không thể đưa đến cái khác được, không thể thành ra cái không giá trị.

Thứ hai, do định luật nhân quả mà những giá trị sống phải đưa đến kếtquả là hạnh phúc của cả thân và tâm, phải đưa người ta tiến lên cao mà không phải đưa người ta xuống thấp, như xuống mức sống thú vật chẳng hạn. Làm một hành động như bố thí, về thân chúng ta sẽ được hạnh phúc làkhông thiếu thốn, về tâm là lòng chúng ta có niềm vui, bao la, rộng mở.

Đứng về mặt tâm mà nói, ngay khi chúng ta cho cái gì, chúng ta thọ hưởng ngay niềm vui, hạnh phúc. Khi chúng ta cho đi một tấm lòng tốt, thì lòng tốt thêm tràn đầy nơi ta, như khi cầm một cái gì thơm hương choai, trước khi người đó nhận được, chúng ta có mùi hương ấy ở tay và tâmhồn chúng ta.

Như thế, những giá trị sống theo đạo Phật đương nhiên phải dựa trên định luật khách quan là nhân quả, và kết quả của nó là hạnh phúc, đưa con người ta tiến hóa hướng lên, hoàn thiện tự thân con người ấy.

Chính hai yếu tố này làm cho một cách sống nào đó trở thành giá trị, và đó là cái chúng ta gọi là giá trị sống. Và ngược lại, những cái gì đem lại khổ đau, không đem lại hạnh phúc, đem lại sự xuống cấp không đemlại sự nâng cấp, cả cho mình và cho người, những cái đó không thể gọi là giá trị sống được.

Như trên đã nói, chúng ta không thể kể hết những giá trị sống, những đức tính cần có để con người có thể trở nên hoàn thiện, trở nên hanh phúc – vì hạnh phúc phải là một phẩm tính không thể không có trong sự hoàn thiện. Ở đây chúng ta chỉ khảo sát những giá trị sống tập trung vàoba điểm: giá trị sống của một người trong tương quan với chính cá nhân mình, trong tương quan với những người khác và tương quan với thiên nhiên.

1. Giá trị sống trong tương quan với chính cá nhân mình: Ít phiền não, nhiều an vui, ít đau khổ, nhiều hạnh phúc.

Thôngthường chúng ta ai cũng ngán ngại những người có lòng tham bất kể lươngtri, pháp luật, có sự nóng giận thường trực, có sự si mê ngoan cố, có sự kiêu mạn điên rồ, có sự nghi ngờ điều động tất cả thái độ sống… Nhữngcái đó đạo Phật gọi là phiền não.

Ai cũng biết rằng nếu chúng ta càng ít những phiền não ấy, chúng ta càng an vui: và càng có nhiều phiền não ấy, chúng ta càng mất an vui. Phiền não là cái phá hoại tệ hại nhất, kẻ thù nguy hiểm nhất ở trong ta,phá hoại đời sống an vui của chúng ta.

Phiền não khiến chúng ta không thể làm việc có năng suất, không thể tập trung để đọc sách, để nghe âm nhạc, không thể thưởng thức sự êm ả của một buổi chiều, một cội cây, một gia đình, vui đùa cùng em bé, phiềnnão khiến cho một tiếng chim kêu cũng bực mình, phiền não làm cho nhữngmối tương quan thân quen thành ra bị nhiễm độc, phiền não che ám những mối tương quan với toàn thể đời sống.

Không bị phiền não sai sử là một giá trị của con người nói chung. Nhưng với đạo Phật, vấn nạn này được đào sâu đến tận gốc rễ và giải quyết dứt điểm. Những phiền não ấy tuy chỉ là những cái không có bản chất, tạm thời, “ký sinh” – như những đám mây tạm thời che mặt trời – nhưng ở mức độ tâm thức của người bình thường, chúng che ám hoàn toàn nguồn tâm đầy ánh sáng của trí tuệ, nước mát của từ bi và cội nguồn an lạc.

Trong quan điểm đạo Phật, một con người càng nhiều phiền não thì đượcđánh giá thấp, càng ít phiền não được đánh giá cao, bất kể người đó có hoàn cảnh ra sao, bởi vì càng nhiều phiền não người đó càng điên đảo, càng tự làm hại mình, và phiền não sẽ tác động bên ngoài làm khổ những người xung quanh.

Phiền não và an vui tỷ lệ nghịch với nhau. Càng ít phiền não thì càngan vui, càng không hao tán năng lực cho nên càng lành mạnh sống động, càng quan tâm và sẵn sàng làm việc vì lợi ích cho những người khác.

Cho nên một trong những giá trị và tiêu chuẩn để đo giá trị con ngườitiến bộ bao nhiêu là sự nhiều hay it phiền não và cái đối nghịch của nólà ít hay nhiều an vui. Tột đỉnh của điều này là không có phiền não, tức là hoàn toàn an vui, đó là mục đích của đời người mà đạo Phật gọi làgiải thoát.

Tiêu chuẩn trên có thể diễn tả thành ít khổ đau và nhiều hạnh phúc. Khi nói đến phiền não và an vui, chúng ta chú trọng đến mặt tâm hơn, và khi nói đến khổ đau và hạnh phúc chúng ta nói đến cả mặt tâm lẫn thân, nghĩa là toàn bộ cuộc sống vật chất và lẫn tinh thần của con người.

Để có ít khổ đau và nhiều hạnh phúc, chúng ta không làm những hành động xấu về thân và tâm để bị đưa đến những khổ đau về thân và tâm. Thayvào đó, chúng ta làm những hành động tốt về thân và tâm để đưa đến những hạnh phúc về thân và tâm.

Tất cả đêu dựa vào nhân quả, tóm gọn thành: không có điều gì xấu sẽ xảy ra với chúng ta nếu nơi chúng ta không có nhân của cái đó, và điều gì tốt sẽ xảy ra nếu nơi chúng ta có nhân của cái đó. Đây là nền tảng đểcó một cuộc sống hạnh phúc, không lo sợ, ngược lại tràn đầy niềm tin sống.

Khá nhiều người nghĩ rằng đạo Phật cho “đời là bể khổ”, đạo Phật có vẻ bi quan. Nhưng thật ra, khổ đau chỉ là một nhận xét của đạo Phật về cuộc sống bình thường của chúng ta. Ý nghĩa thực sự và sống còn của đạo Phật là sự tận diệt khổ đau. Khổ đau với đạo Phật là cái xấu cần phải trừ bỏ. Bởi thế giá trị sống của đạo Phật là hãy sống sao cho, bây giờ và mai sau, ít khổ đau và nhiều hạnh phúc.

Chúng ta thấy Đức Phật được xưng là Lưỡng Túc Tôn, đầy đủ hai sự tíchtập: phước đức và trí tuệ. Cuộc đời đầy thuận lợi của Đức Phật từ gia đình cho đến đệ tử nói lên sự tích tập phước đức của Ngài. Và sự giải thoát vĩnh viễn khỏi khổ đau nói lên sự tích tập trí tuệ của Ngài.

Cho nên khổ đau và hạnh phúc, cả vật chất lẫn tinh thần, là một tiêu chuẩn để đánh giá một con người. Ít khổ đau và nhiều hạnh phúc là một giá trị sống căn bản cho mỗi cá nhân, không kể người ấy có biết đạo Phậthay không.

Nhưng nếu một người nào cho đó là một giá trị thật sự cho cuộc sống của mình, người đó sẽ thấy rằng đạo Phật bao gồm đầy đủ những phương tiện để mỗi cá nhân có thể thực hiện được tiêu chuẩn đó, và nhờ thế mà thấu hiểu được ý nghĩa của việc có mặt của mình ở trên cuộc đời này.

2. Giá trị sống trong tương quan với người khác: Đem lại nhiều hạnh phúc và ít khổ đau cho những người khác

Thôngthường chúng ta vẫn xem người nào sống mà đem lại hạnh phúc cho nhiều người, sống có ích cho nhiều người, là vĩ nhân, là thánh nhân; còn ngườinào sống mà đem lại khổ đau cho nhiều người, sống mà làm hại nhiều người, là những “tội phạm của nhân loại”.

Ở mức độ nhỏ hẹp của một cuộc sống bình thường, một người sống có tình có lý, có một ít lòng tốt, tình thương, nhẫn nại, khoan dung, khiêmhòa với những người chung quanh, thì khi người đó chết đi, cái nổi bật trong trí nhớ những người thân quen là những giá trị sống, những phẩm tính, tấm lòng của người kia.

Cho nên cuộc sống nào càng đem lại sự tốt đẹp, hạnh phúc cho nhiều người thì cuộc sống đó càng có giá trị, và cuộc sống nào đem lại sự xấu kém, khổ đau cho người khác thì cuộc sống đó càng kém giá trị.

Ở đây chúng ta chú ý đến mối liên hệ biện chứng, hữu cơ giữa việc làmlợi cho người khác, làm cho người khác hạnh phúc và sự hoàn thiện của riêng của cá nhân, hay là mối liên hệ giữa lợi mình và lợi người, nói theo ngôn ngữ Phật giáo.

Thứ nhất, nếu người ta càng ít phiền não bao nhiêu, người ta càng có ích, càng đem lại hạnh phúc cho người khác chừng đó. Nếu một công việc làm vì hạnh phúc của người khác bắt nguồn từ một động cơ được xem là không phiền não, tiến hành trong một trạng thái được xem là không phiền não thì kết quả phụng sự cho người khác là rất to lớn từ mặt vật chất đến bề sâu tâm thức.

Thiền sư Vạn Hạnh ngày xưa và Mahatma Gandhi là một thí dụ.

Thứ hai, khi làm cho một người hay một số người hạnh phúc, chúng ta liền hạnh phúc, và ngược lại. Khi làm cho người khác tiến bộ, nâng cấp cho người khác, giúp đỡ cho người khác thì tự chúng ta lại càng tiến bộ thêm; được nâng cấp và giúp đỡ thêm. Cho nên một ý của đạo Phật là ngườiđi trên con đường tự hoàn thiện cần cảm ơn, biết ơn người khác. Nếu không có họ, lấy ai để hành bố thí, nhẫn nhục, lấy ai để tích tập công đức, để trau giồi những giá trị sống hay là những phẩm tính cao cả của bản thân mình?

Giúp đỡ người khác chính là giúp đỡ cho mình, phụng sự người khác là phụng sự cho mình, đem lại niềm vui cho người khác là khai mở niềm vui nơi chính mình. Như thế, lợi mình lợi người là hai cái không thể tách rời nhau trong một tâm thức tiến bộ, nghĩa là bao la và sâu thẳm, mà đạoPhật gọi là Bồ đề tâm. Bởi thế lợi mình và lợi người là không hai, và là ý nghĩa, hạnh phúc của con người trên mặt đất này.

3. Giá trị sống trong tương quan với thế giới tự nhiên: ít phá hoại, nhiều nuôi dưỡng

Chúng ta thấy trong giới luậtđạo Phật, sự không xài phí quá mức tài nguyên thiên nhiên thể hiện rất rõ: giặt y áo không được dùng quá nhiều nước, không làm ô nhiễm nguồn nước (nhổ nước bọt, đổ chất thải…) không chặt cây khi không nhận thấy làrất cần thiết, không đốt lửa thiếu cẩn trọng… Tất cả nói lên sự ít xâm phạm thiên nhiên và để dành cho người khác. Nói đến nước, chúng ta đều biết là một vấn nạn của thế kỷ XXI là loài người bị thiếu nước. Như thế,chúng ta thấy cái nhìn của đạo Phật về thiên nhiên thật sâu xa.

Đạo Phật không chủ trương không can thiệp đến thiên nhiên để thiên nhiên vẫn là hoang sơ, nguyên phác. Nhưng đạo Phật quan niệm thiên nhiêncần được cải tạo, sửa sang để thiên nhiên là một thiên nhiên được nâng cấp, được nhân tính hóa chứ không phải là một thiên nhiên bị hủy hoại vìnhững phiền não của con người mà trong đó tham lam là chủ yếu.

Trong một ý nghĩa, chủ trương “ít muốn, biết đủ” (thiểu dục tri túc) của đạo Phật là sự tôn trọng thế giới tự nhiên, bao gồm thực vật, sinh vật và cả loài vô cơ, vô tình, đất, nước, lửa, gió, không khí. Tôn trọngthiên nhiên là một phần của sự tôn trọng toàn bộ thế giới, trong đó baogồm ta, người, và toàn bộ thiên nhiên.

Cho nên ít phá hoại, nhiều nuôi dưỡng, ít đem lại “khổ đau” cho thiênnhiên, đem lại nhiều “hạnh phúc” cho thiên nhiên là giá trị sống của bất kỳ con người nào, vì ai cũng biết thiên nhiên là một phần của thân tâm con người.

Để kết luận, chúng ta thấy những giá trị sống, những đức tính lý tưởng của cuộc đời đều có trong đạo Phật. Nhưng đạo Phật không chỉ nêu lên những giá trị sống, những đức tính lý tưởng để rồi chỉ mơ tưởng và rồi trở thành một lý thuyết không tưởng, một đạo đức học hay nhân sinh quan không tưởng. Với đạo Phật không chỉ có tiêu chuẩn lý tưởng (cảnh) mà còn có phương pháp thực hành (hạnh) để cuối cùng đạt đến kết quả hiệnthực (quả). Chính sự thực hành cụ thể làm cho những lý tưởng đó trở thành hiện thực trong đời sống.

Như vậy, những giá trị sống của đạo Phật vẫn là những giá trị sống của cuộc đời bình thường, có điều đạo Phật giúp chúng ta phân biệt rõ ràng đâu là một giá trị sống có “giá trị” hơn, nghĩa là mức độ ảnh hưởngcủa nó rộng lớn, lâu dài và đem lại những kết quả tốt hơn cho mình và cho người.

Hơn nữa, đạo Phật còn cho chúng ta cách sống những giá trị ấy, nhữngthực hành để làm cho những giá trị sống ấy hiện thực thành chính đời sống của mỗi con người. Đạo Phật vừa giới thiệu, định giá những giá trị,những tiêu chuẩn sống, đồng thời giúp hiện thực hóa những giá trị tiêu chuẩn ấy, như thế, đạo Phật trở thành con đường bao trùm toàn bộ bước đầu cho đến bước cuối của những giá trị sống, cho nên có thể nói rằng đạo Phật là giá trị sống sâu rộng mà cao tột bao trùm toàn bộ đời sống.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/09/2010(Xem: 4604)
Hội nghị này về sinh thái học thật cực kỳ đáng giá. Chúng tôi nhận thức tính cấp bách trên vấn đề bảo tồn sự cân bằng của môi trường, và tin tưởng rằng nếu chúng ta xao lãng, toàn thể thế giới sẽ khổ đau. Do bởi sự giàu có vật chất và kết quả của những vấn đề môi trường được thấy ở Phương Tây, những ai đấy đã nói rằng chúng ta cần thu xếp lối sống hiện đại lại.
04/09/2010(Xem: 5550)
Tổ Long Thọ nói rằng cho một hệ thống nơi mà tính không là có thể, nó cũng có thể có chức năng, và vì chức năng là có thể, tính không cũng có thể. Vì thế khi chúng ta nói về thiên nhiên, căn bản thiết yếu của thiên nhiên là tính không. Tính không hay shunyata nghĩa là gì? Nó không là tính không của sự tồn tại (không đối với có) nhưng đúng hơn là tính không của chân lý (chân không) hay sự tồn tại độc lập, điều này nghĩa là những sự vật khác tồn tại bởi sự lệ thuộc trên những nhân tố khác.
03/09/2010(Xem: 3641)
Chúng tôi nghĩ là quý vị đến đây với một mong đợi nào đấy, nhưng thật sự chúng tôi chẳng có gì cống hiến đến quý vị. Một cách đơn giản, chúng tôi sẽ cố gắng chia sẻ một vài kinh nghiệm và quan điểm của chúng tôi. Quý vị thấy đấy, chăm sóc hành tinh không có gì đặc biệt, không có gì thiêng liêng, và không có gì thánh thiện. Nó là những gì giống như săn sóc ngôi nhà của chính chúng ta. Chúng ta không có một hành tinh hay một căn nhà nào khác ngoại trừ ngôi nhà này, hay trái đất này.
03/09/2010(Xem: 2804)
Tây Tạng không nên được dùng để sản xuất vũ khí hạt nhân và sự đổ tháo chất thải hạt nhân. Người Tây Tạng có một sự tôn trọng hết sức đến tất cả mọi hình thức của sự sống. Cảm giác cố hữu này đã được để cao bởi niềm tin nơi Phật Giáo của chúng tôi. Trước khi bị xâm lược và chiếm đóng, Tây Tạng là một khu bảo tồn hoang dã tươi mát, xinh đẹp, không ô nhiễm trong một môi trường thiên nhiên đặc biệt.
03/09/2010(Xem: 5192)
Theo giáo nghĩa Đạo Phật, có một sự phụ thuộc lẫn nhau rất gần gũi giữa môi trường thiên nhiên và những chúng sinh sống với nó. Vài người bạn đã từng nói với tôi rằng, căn bản tự nhiên của con người là những gì bạo động, nhưng tôi đã nói với họ rằng tôi không đồng ý. Nếu chúng ta thẩm tra những thú vật khác nhau, thí dụ, những thú vật mà chính sự tồn tại của chúng tùy thuộc vào việc lấy đi mạng sống của những thú vật khác, như những con sư tử, beo, hay cọp, chúng ta học rằng căn bản tự nhiên của chúng cung cấp cho chúng với răng nanh và móng vuốt bén nhọn.
03/09/2010(Xem: 3348)
Nếu có một phạm trù nào mà cả giáo dục và truyền thông cùng có một trách nhiệm đặc biệt, chúng tôi tin tưởng, đấy là môi trường tự nhiên của chúng ta. Trách nhiệm này phải hành động với câu hỏi đúng hay sai ít hơn là với câu hỏi về sinh tồn. Thế giới tự nhiên là ngôi nhà của chúng ta. Nó không cần phải thiêng liêng hay thánh thiện. Nó chỉ đơn giản là nơi chúng ta sinh sống.
03/09/2010(Xem: 4709)
Những tiên đoán khoa học về thay đổi môi trường khó khăn cho những con người bình thường nhận thức thấu đáo một cách trọn vẹn. Chúng ta nghe về nhiệt độ nóng bức và mực nước biển dâng cao, tỉ lệ ung thư nâng cao, sự gia tăng dân số, tài nguyên cạn kiệt, sự tuyệt diệt của những chủng loại. Con người hoạt động khắp mọi nơi đang thúc đẩy nhanh chóng sự hủy diệt những yếu tố chìa khóa chính yếu của môi trường sinh thái tự nhiên mà tất cả các chủng loại phụ thuộc vào.
03/09/2010(Xem: 4619)
Khi thế kỷ hai mươi kéo màn kết thúc, chúng ta thấy rằng thế giới trở nên nhỏ hơn và loài người trên thế giới đã trở thành gần như một cộng đồng. Những liên minh quân sự và chính trị đã được tạo thành những nhóm đa quốc gia rộng lớn, công nghiệp kỷ nghệ và mậu dịch quốc tế đã sản xuất một nền kinh tế toàn cầu, và sự đối thoại toàn thế giới đang xóa đi những hàng rào cũ kỷ của khoảng cách, ngôn ngữ, và chủng tộc.
01/09/2010(Xem: 9665)
Theo dòng diễn tiến của những cuộc du hóa qua những quốc gia trên thế giới, giàu và nghèo, Đông và Tây, chúng tôi đã từng thấy con người say sưa với niềm vuisướng, và những con người khổ đau. Sự phát triển của khoa học kỷ thuật dường như có đạt được thêm một ít đường nét, một số cải tiến; phát triển thườngcó nghĩa thêm ít nhiều những tòa nhà ở thành thị.
01/09/2010(Xem: 3898)
Chúng ta cần một loại tỉnh thức tập thể. Có những người đàn bà và đàn ông trong chúng ta đã tỉnh thức, nhưng chưa đủ; hầu hết mọi người vẫn đang ngủ…Nếu chúng ta tỉnh thức về tình trạng thật sự của chúng ta, sẽ có một sự thay đổi trong ý thức tập thể của chúng ta. Chúng ta phải làm điều gì đấy để thức tỉnh con người. Chúng ta phải hổ trợ Đức Phật để đánh thức những người đang sống trong mộng.” Thiền Sư Nhất Hạnh, trong Sự Đáp Ứng của Phật Giáo đến Tình Trạng Khẩn Cấp của Khí Hậu.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567