Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đạo Phật và Tình Dục Đồng Giới

17/02/201204:55(Xem: 3978)
Đạo Phật và Tình Dục Đồng Giới
red_rose_50ĐẠO PHẬT VÀ TÌNH DỤC ĐỒNG GIỚI
Kerry Trembath
Thích Nữ Tịnh Quang dịch

Đạo Phật là gì?

Đây không phải là một câu hỏi dễ trả lời, bởi vì Phật giáo bao gồm nhiều tông phái và sự thực hành, hoặc những gì chúng ta gọi là truyền thống. Những truyền thống này đã phát triển trong những thời điểm khác nhau và các nước khác nhau, và trong vài mức độ cách biệt nhau. Mỗi tông phái đã phát triển tính năng đặc biệt mà một người quan sát bình thường có thể nhận ra được sự khác biệt lớn. Tuy nhiên, những khác biệt này thường xuyên bao phủ văn hóa một cách đơn thuần, và trong các trường hợp khác, chúng nó chỉ khác biệt trong sự chú trọng cách tiếp cận. Trong thực tế, tất cả các truyền thống được củng cố bởi điểm cốt lõi của niềm tin và sự thực hành phổ biến [1]

Phật Pháp

Một trong những sự hiểu biết sâu sắc cơ bản đạt được bởi Đức Phật xuyên qua kinh nghiệm của sự giác ngộ của Ngài, là sự phân tích của ngài về đau khổ hay bất hạnh. Điều này đã được truyền lại cho chúng ta trong các hình thức giảng dạy mà truyền thống được mô tả như Tứ Diệu Đế:

• Chân lý đầu tiên đó là cuộc sống mang bản chất đau khổ. Hầu hết các nỗ lực của con người đều liên quan đến việc cố gắng để tránh khổ đau và đạt được hạnh phúc.

• Chân lý thứ hai, xác định nguyên nhân của đau khổ. Trực tiếp hoặc gián tiếp, tất cả những đau khổ mà chúng ta kinh nghiệm được gây ra bởi tham ái và vô minh. Chúng ta khao khát rất nhiều điều, và sự thiếu hiểu biết (vô minh) của chúng ta bảo chúng ta tin rằng những điều này sẽ làm cho chúng ta hạnh phúc.

• Chân lý thứ ba nói rằng chúng ta có thể vượt qua khổ đau và đạt được sự tự do và an vui của Nirvana (Niết bàn). Đây là trạng thái đạt được của Đức Phật, nơi tất cả các đặc trưng mà chúng ta kết hợp với sự tồn tại này (sinh, tử, di chuyển trong thời gian và không gian, và cảm giác về một bản ngã tách biệt) không còn tác dụng.

• Chân lý thứ tư là con đường dẫn đến chấm dứt đau khổ bằng Bát chánh đạo, và bao gồm đến sự tu tập của lời nói, hành động, sinh kế, tư tưởng, sự hiểu biết, nỗ lực, chánh niệm và tập trung của chúng ta. Điều này có thể được tóm tắt trong ba nhóm: đạo đức, tập trung / thiền định và trí tuệ.

Giới điều của hàng Phật tử

Chúng ta hãy xem xét đạo đức một cách chặt chẽ, cung cấp nền tảng cần thiết về hành vi đối với sự tu dưỡng tinh thần và sự phát triển tâm linh có thể xảy ra. Phật tử bình thường (tức là những người không phải là Tăng Ni) cố gắng sống theo năm giới có tác dụng với những lời nguyện và sự bảo đảm mà chúng ta thực hiện cho chính mình. Người xuất gia thì phát nguyện tuân thủ các giới luật nhiều hơn, bao gồm cả đời sống độc thân. Các bản dịch tiếng Anh thông thường của năm giới là:

Tôi cam kết tuân thủ các giới để tránh:
• Sự giết hại hoặc làm tổn hại đến chúng sinh • Lấy những thứ không thuộc của mình
• Hành vi tình dục sai trái
• Nói lời không thật
• Xử dụng những độc tố tạo nên sự say sưa hoặc mất cảm giác.

Thực hành năm giới giúp nuôi dưỡng những đức tính tích cực của:
• Lòng từ bi
• Sự rộng lượng và không tham lam
• sự hài lòng
• Tính trung thực
• Tinh thần rõ ràng và chánh niệm.

Đây không phải là mệnh lệnh, là những quy giới tu dưỡng mà các Phật tử tự nguyện thực hiện. Chúng nó được thực hiện không phải vì chúng ta sợ bị trừng phạt bởi một vị thần nhưng vì lợi ích riêng của chúng ta và phúc lợi của tất cả chúng sinh khác. Phật tử tin rằng tất cả mọi thứ là tùy thuộc vào nhân quả, và tất cả các hành động tạo tác đều có nghiệp quả. Nếu chúng ta không hành xử theo giới luật, chúng ta sẽ gây ra đau khổ cho người khác và cuối cùng cũng làm cho mình không được an vui.

Tình dục Đồng tính và tình dục ngoài hôn nhân

Giới thứ ba của năm giới đề cập đến hành vi tình dục. Trong truyền thống Phật giáo nguyên thủy của Phật giáo mà tôi quen thuộc nhất, giới thứ ba có lẽ thể hiện một cách chính xác hơn là "tôi thực hiện sự kềm chế đối với giới điều để không đi theo con đường sai cho sự khoái cảm tình dục". Điều gì sẽ tạo nên "đi sai đường" và có bao gồm các hành vi đồng tính luyến ái không? Để xác định điều này, chúng ta cần phải xem xét các tiêu chuẩn mà các Phật tử được khuyên nên xử dụng trong việc đưa ra bản án đạo đức. Từ lời dạy của Đức Phật, điều này có thể phân biệt bằng ba căn bản mà chúng ta có thể kết án về hành vi của chính mình:

• chúng ta nên xem xét các hậu quả hành động của chúng ta, ảnh hưởng của chúng trên chính chúng ta và những người khác

• chúng ta nên xem xét rằng chúng ta sẽ cảm như thế nào nếu những người khác đã làm điều tương tự với chúng ta

• chúng ta nên xem xét liệu hành vi này là công cụ đối với mục tiêu Niết bàn của chúng ta.

Xử dụng các tiêu chuẩn này, các nhà bình luận Phật giáo thường phán xét hành vi sai trái tình dục bao gồm hãm hiếp, quấy rối tình dục, lạm dụng tình dục trẻ em, và không chung thủy với người phối ngẫu của mình. Rõ ràng, những biểu hiện của hành vi sai trái tình dục có thể áp dụng như nhau đối với hành vi đồng tính luyến ái và quan hệ tình dục khác giới. Giới thứ ba không phải là một mệnh lệnh cấm chăn gối, cũng không phải sự mô tả đơn giản đối với hành vi được coi là sai và hành vi khác được coi là đúng.

Thực tế, đạo đức Phật giáo đã được mô tả như vị lợi, trong đó chúng có một ít liên quan với "thiện" và "ác" và nhiều hành động là "khéo léo" hơn, tức là dẫn đến một kết thúc tốt đẹp trong mối quan hệ với các tiêu chuẩn đã đề cập ở trên và thúc đẩy bằng những ý định tốt (dựa trên tình yêu, sự rộng lượng và hiểu biết) [2].

Những câu nói của Đức Phật, như được ghi trong kinh điển Pali, tôi không thấy có bất kỳ tài liệu tham khảo rõ ràng nào về đồng tính luyến ái hoặc hành vi đồng tính luyến ái. Điều này đã có nghĩa rằng Đức Phật đã không cân nhắc về xu hướng giới tính của con người được thể hiện qua thông điệp của Ngài, mà là làm thế nào để thoát khỏi đau khổ và đạt được giác ngộ. Nếu nó không đủ quan trọng để đề cập đến, đồng tính luyến ái không thể được coi là một rào cản đối với sự phát triển đạo đức và tinh thần của con người.

Mặt khác, giáo lý của Đức Phật không có chủ trương thúc đẩy chúng ta thụ hưởng một cuộc sống theo đuổi chủ nghĩa dục lạc, tình dục hoặc các hình thứ khác. Trong khi Đức Phật không phủ nhận sự tồn tại của việc an hưởng trong thế giới này, Ngài chỉ ra rằng tất cả các niềm vui thế gian là ràng buộc với đau khổ, và nô lệ với cảm giác thèm khát của chúng ta sẽ đẩy chúng ta quay trong một cơn lốc của sự thất vọng và thỏa mãn. Mục tiêu của Phật giáo không phải là để loại bỏ sắc dục, nhưng nhận diện chúng qua sự thực hành có hệ thống của chánh niệm

Một trong những tính năng của Phật giáo có thể tạo nên sự quan tâm cho những người đồng tính nam và đồng tính nữ là giáo lý không đặt giá trị đặc biệt đối với sự sinh sản. Hôn nhân và sinh con được xem là tích cực nhưng không có nghĩa là bắt buộc. Ngược lại, đời sống độc thân là trong hầu hết các truyền thống được coi là một sự bắt buộc cho những người Phật tử tìm kiếm trình độ phát triển cao hơn. Tăng và Ni có lời phát nguyện sống độc thân một cách nghiêm ngặt, và thậm chí những người Phật tử thuần túy phát nguyện sống độc thân trong một thời gian nhất định để theo đuổi sự phát triển về tinh thần và tâm linh. Điều này có nghĩa là từ quan điểm tôn giáo không có sự kỳ thị mà là cần thiết đòi hỏi tiêu chuẩn chưa lập gia đình và có con, dĩ nhiên, đây có thể là những áp lực xã hội và văn hóa đè lên điều này.

Sự mô tả của Phật giáo về mối quan hệcùng giới

Kinh điển Phật có nhiều ví dụ về các mối quan hệ tình cảm sâu sắc giữa các thành viên cùng một giới tính. Một trong những kinh văn phổ biến của kinh điển Phật giáo là kinh Bổn Sanh (Jatakas), gồm một bộ sưu tập lớn các câu chuyện về cuộc sống của Đức Phật trước khi Ngài thị hiên cuối cùng trên trái đất này. Trong Bổn Sanh (Jatakas) liên tục ca tụng tình yêu và sự tận tâm giữa những người đàn ông, mặc dù điều này không bao giờ là thuộc về bản chất tình dục thái quá. Trong những câu chuyện kể về Bồ Tát, hay Phật thường được biết như là có một người bạn nam giới đồng hành hoặc người phục vụ. Các kinh văn khác mô tả cuộc đời của Đức Phật lịch sử liên quan đến người đệ tử A Nan-người là vị đệ tử túc trực và là người thị giả riêng của Đức Phật . Một số nhà văn đã nhìn thấy các yếu tố đồng tính trong những văn bản này [3]. Điều này đủ để nói rằng mối quan hệ yêu thương giữa những người đàn ông chưa lập gia đình được hành xử rất tích cực trong kinh điển Phật giáo.

Thật không may, điều này không thể được cho rằng người đồng tính ở các quốc gia nơi Phật tử chiếm đa số là tự do hơn và thoát khỏi thành kiến ​​và phân biệt đối xử về đồng tính hơn so với các nước khác. Sự phân biệt đã bắt rễ ở khắp mọi nơi, Phật giáo đã bị hấp thụ các khía cạnh của nền văn hóa thống trị, và điều này đôi khi gây thiệt hại cho chính nó. Không phải là đúng khi nói rằng những người theo Phật giáo được thoát khỏi từ quan điểm thành kiến ​​hơn so với những thuyết khác. Tuy nhiên, rõ ràng trong giáo lý của Đức Phật thì không có điều nào để kết án người đồng tính luyến ái, hành vi đồng tính luyến ái. Với tôi thì dường như nhiều người đồng tính nam và đồng tính nữ, đặc biệt là ở các nước phương Tây, được thu hút bởi Phật giáo vì sự khoan dung của chính nó, và sự miễn cưỡng của nó cũng chỉ để tự vẽ ra những lề lối đạo đức nghiêm khắc, tất nhiên dù thế nào tôi không có sự bằng chứng cho điều này.

Kết luận

Từ sự tìm hiểu của tôi về các kinh điển Phật giáo, và từ câu trả lời của các tu sĩ Phật giáo mà tôi đã đặt câu hỏi về vấn đề này, tôi kết luận rằng, đối với Phật tử, bất kỳ hành động tình dục nào dưới đây sẽ không phạm vào giới thứ ba

-có sự đồng ý lẫn nhau,
-không có sự thiệt hại cho bất cứ ai -với người đã hoàn toàn ly dị
-và ý định của chúng ta là để bày tỏ tình cảm với sự tôn trọng, và cho nhau niềm vui.

Điều này sẽ áp dụng không phân biệt giới tính hoặc khuynh hướng tình dục của tất cả nhóm. Các nguyên tắc tương tự sẽ được xử dụng để đánh giá tất cả các mối quan hệ và hành vi tình dục, cho dù quan hệ tình dục khác giới hoặc đồng tính.

-----------------------------------------

Trích từ: E Book 3D (dạng sách đọc): Sự Quyến Rũ Của Đạo Phật Trong Thế Giới Mới - Thích nữ Tịnh Quang


1

There are many excellent introductions to Buddhism on the Web. Two good sources which emanate from my own country, Australia, are: The Buddhist Council of New South Wales, an Introduction to Buddhism by Graeme Lyall at http://www.zip.com.au/~lyallg/buddh.htmland BuddhaNet, operated by the Venerable Pannavaro at http://www2.hawkesbury.uws.edu.au/BuddhaNet/

2

A L De Silva, Homosexuality and Theravada Buddhism, not currently in print, but can be found at http://www2.hawkesbury.uws.edu.au/BuddhaNet/

3

Leonard Zwilling, Homosexuality As Seen in Indian Buddhist Texts, in Buddhism, Sexuality and Gender, edited by Jose Ignacio Cabezon, State University of New York Press, New York, 1992.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/09/2010(Xem: 4882)
Chúng tôi vô cùng vui mừng và cảm thấy vinh dự to lớn để hiện diện với quý vị ở đây. Căn bản tin tưởng của tôi là mục tiêu của đời sống của chúng ta là hạnh phúc, và hạnh phúc tùy thuộc trên nền tảng của chính nó. Chúng tôi tin tưởng nền tảng căn bản, hay nguyên nhân của hạnh phúc và mãn nguyện, là sự phát triển vật chất và tâm linh.
04/09/2010(Xem: 4769)
Hội nghị này về sinh thái học thật cực kỳ đáng giá. Chúng tôi nhận thức tính cấp bách trên vấn đề bảo tồn sự cân bằng của môi trường, và tin tưởng rằng nếu chúng ta xao lãng, toàn thể thế giới sẽ khổ đau. Do bởi sự giàu có vật chất và kết quả của những vấn đề môi trường được thấy ở Phương Tây, những ai đấy đã nói rằng chúng ta cần thu xếp lối sống hiện đại lại.
04/09/2010(Xem: 5673)
Tổ Long Thọ nói rằng cho một hệ thống nơi mà tính không là có thể, nó cũng có thể có chức năng, và vì chức năng là có thể, tính không cũng có thể. Vì thế khi chúng ta nói về thiên nhiên, căn bản thiết yếu của thiên nhiên là tính không. Tính không hay shunyata nghĩa là gì? Nó không là tính không của sự tồn tại (không đối với có) nhưng đúng hơn là tính không của chân lý (chân không) hay sự tồn tại độc lập, điều này nghĩa là những sự vật khác tồn tại bởi sự lệ thuộc trên những nhân tố khác.
03/09/2010(Xem: 3760)
Chúng tôi nghĩ là quý vị đến đây với một mong đợi nào đấy, nhưng thật sự chúng tôi chẳng có gì cống hiến đến quý vị. Một cách đơn giản, chúng tôi sẽ cố gắng chia sẻ một vài kinh nghiệm và quan điểm của chúng tôi. Quý vị thấy đấy, chăm sóc hành tinh không có gì đặc biệt, không có gì thiêng liêng, và không có gì thánh thiện. Nó là những gì giống như săn sóc ngôi nhà của chính chúng ta. Chúng ta không có một hành tinh hay một căn nhà nào khác ngoại trừ ngôi nhà này, hay trái đất này.
03/09/2010(Xem: 2898)
Tây Tạng không nên được dùng để sản xuất vũ khí hạt nhân và sự đổ tháo chất thải hạt nhân. Người Tây Tạng có một sự tôn trọng hết sức đến tất cả mọi hình thức của sự sống. Cảm giác cố hữu này đã được để cao bởi niềm tin nơi Phật Giáo của chúng tôi. Trước khi bị xâm lược và chiếm đóng, Tây Tạng là một khu bảo tồn hoang dã tươi mát, xinh đẹp, không ô nhiễm trong một môi trường thiên nhiên đặc biệt.
03/09/2010(Xem: 5341)
Theo giáo nghĩa Đạo Phật, có một sự phụ thuộc lẫn nhau rất gần gũi giữa môi trường thiên nhiên và những chúng sinh sống với nó. Vài người bạn đã từng nói với tôi rằng, căn bản tự nhiên của con người là những gì bạo động, nhưng tôi đã nói với họ rằng tôi không đồng ý. Nếu chúng ta thẩm tra những thú vật khác nhau, thí dụ, những thú vật mà chính sự tồn tại của chúng tùy thuộc vào việc lấy đi mạng sống của những thú vật khác, như những con sư tử, beo, hay cọp, chúng ta học rằng căn bản tự nhiên của chúng cung cấp cho chúng với răng nanh và móng vuốt bén nhọn.
03/09/2010(Xem: 3449)
Nếu có một phạm trù nào mà cả giáo dục và truyền thông cùng có một trách nhiệm đặc biệt, chúng tôi tin tưởng, đấy là môi trường tự nhiên của chúng ta. Trách nhiệm này phải hành động với câu hỏi đúng hay sai ít hơn là với câu hỏi về sinh tồn. Thế giới tự nhiên là ngôi nhà của chúng ta. Nó không cần phải thiêng liêng hay thánh thiện. Nó chỉ đơn giản là nơi chúng ta sinh sống.
03/09/2010(Xem: 4896)
Những tiên đoán khoa học về thay đổi môi trường khó khăn cho những con người bình thường nhận thức thấu đáo một cách trọn vẹn. Chúng ta nghe về nhiệt độ nóng bức và mực nước biển dâng cao, tỉ lệ ung thư nâng cao, sự gia tăng dân số, tài nguyên cạn kiệt, sự tuyệt diệt của những chủng loại. Con người hoạt động khắp mọi nơi đang thúc đẩy nhanh chóng sự hủy diệt những yếu tố chìa khóa chính yếu của môi trường sinh thái tự nhiên mà tất cả các chủng loại phụ thuộc vào.
03/09/2010(Xem: 4737)
Khi thế kỷ hai mươi kéo màn kết thúc, chúng ta thấy rằng thế giới trở nên nhỏ hơn và loài người trên thế giới đã trở thành gần như một cộng đồng. Những liên minh quân sự và chính trị đã được tạo thành những nhóm đa quốc gia rộng lớn, công nghiệp kỷ nghệ và mậu dịch quốc tế đã sản xuất một nền kinh tế toàn cầu, và sự đối thoại toàn thế giới đang xóa đi những hàng rào cũ kỷ của khoảng cách, ngôn ngữ, và chủng tộc.
01/09/2010(Xem: 10044)
Theo dòng diễn tiến của những cuộc du hóa qua những quốc gia trên thế giới, giàu và nghèo, Đông và Tây, chúng tôi đã từng thấy con người say sưa với niềm vuisướng, và những con người khổ đau. Sự phát triển của khoa học kỷ thuật dường như có đạt được thêm một ít đường nét, một số cải tiến; phát triển thườngcó nghĩa thêm ít nhiều những tòa nhà ở thành thị.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567